Bạn đang xem bài viết Y Học Cổ Truyền Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương Khớp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Không chỉ xuất hiện ở các đối tượng bệnh nhân cao tuổi, bệnh lý về cơ xương khớp đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuy ít dẫn đến tử vong và biểu hiện không nguy cấp như các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư… nhưng bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và các sinh hoạt thường ngày.
Những nguyên nhân khiến cho bệnh cơ xương khớp có chiều hướng ngày càng gia tăng có thể kể đến như: lối sống thiếu vận động, tình trạng thừa cân, béo phì và cả thói quen sinh hoạt, làm việc sai tư thế… cũng khiến hệ cơ xương bị ảnh hưởng.
Bên cạnh việc điều trị bệnh lý cơ xương khớp theo ý học hiện đại, các phương pháp điều trị y học cổ truyền cũng mang lại hiệu quả cao. Các phương pháp điều trị thường dùng là châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, yoga, dưỡng sinh…
Điều trị các bệnh lý cơ xương khớp – cột sống bằng phương pháp vật lý trị liệu hiện đại kết hợp với những ưu điểm của Y học cổ truyền trong khám chẩn đoán điều trị bệnh lý cơ xương khớp cột sống cũng giúp giải quyết những khó khăn trong điều trị và phòng chống các di chứng của bệnh lý thường gặp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền đối với các bệnh về cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đã xây dựng gói dịch vụ Điều trị vật lý trị liệu khoa học, đảm bảo mang lại hiệu quả cao cho người bênh:
TÊN GÓI
SỐ LƯỢNG
HẠN SỬ DỤNG
DỊCH VỤ BAO GỒM
GIÁ LẺ
TỔNG TIỀN
GIÁ GÓI TIẾT KIỆM
ƯU ĐÃI THÊM
Gói cơ bản Chăm sóc giảm đau, thư giãn và phục hồi chức năng
10 buổi
6 tháng
Khám YHCT với tiến sĩ cao cấp
200,000
4,200,000
2,700,000
Sử dụng dịch vụ YHCT khác được giảm 5%
Xoa bóp bấm huyệt 1 vùng
120,000
Điều trị bằng tia hồng ngoại
100,000
Gói trị liệu cột sống, cơ xương khớp
10 buổi
6 tháng
Khám YHCT với tiến sĩ cao cấp
200,000
6,200,000
4,200,000
Sử dụng dịch vụ YHCT khác được giảm 10%
Xóa bóp trị liệu 1 vùng
120,000
Điều trị bằng tia hồng ngoại
100,000
Điều trị bằng các dòng điện xung
100,000
Điều trị bằng siêu âm
100,000
Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ/ cột sống thắt lưng
10 buổi
6 tháng
Khám YHCT với tiến sĩ cao cấp
200,000
6,000,000
4,000,000
Sử dụng dịch vụ YHCT khác được giảm 10%
Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống
100,000
Điều trị bằng tia hồng ngoại
100,000
Điều trị bằng các dòng điện xung
100,000
Điều trị bằng siêu âm
100,000
Quý khách hàng vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 59 98 58 và Hotline 091 585 0770 để đặt hẹn và để được tư vấn chuẩn bị tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian và không cần chờ đợi.
Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương Khớp Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền
– Bệnh lý cơ xương khớp là bệnh lý của hệ thống vận động: xương, cơ , khớp, dây chằng. Là bệnh mạn tính rất phổ biến hiện nay, bao gồm hơn 100 bệnh lý cơ xương khớp khác nhau xuất hiện ở hầu hết các lứa tuổi. Tần xuất mắc bệnh xương khớp ở nước ta chiếm 47,6% số người trên 60 tuổi. Các bệnh lý cơ xương khớp trước đây thường gặp nhất: Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh hệ thống. Ngày nay, loãng xương sau mãng kinh, loãng xương tuổi già, thoái hóa khớp, các bệnh khớp do chuyển hóa (gout…), ung thư di căn xương đang trở thành vấn đề thời sự trong những năm gần đây. – Bệnh danh Y học cổ truyền các bệnh lý cơ xương khớp theo y học hiện đại với tên gọi là ” Chứng tý”, chỉ khí huyết bị bệnh tà nghẽn lấp. Vì cơ biểu, kinh lạc của con người sau khi cảm nhiễm các tà khí Phong, hàn, thấp, nhiệt, khiến sự vận hành khí huyết không thông lợi, dẫn đến chứng gân xương, cơ bắp, các khớp đau mỏi, tê dại, nặng nề co duỗi khó khăn và sưng nóng, đỏ….
– Ngoại cảm: Phát sinh Tý chứng do tấu lý thưa hở, doanh vệ không bền, tà khí phong hàn thấp nhân chổ hư yếu xâm nhập mà gây nên bệnh. Các chứng tý do doanh vệ hư trước, tấu lý không kín đáo, phong hàn, thấp nhân chổ hư xâm nhập, chính khí bị tà khí ngăn trở không lưu thông, do đó khí huyết bị ngưng trệ lâu ngày thành Tý. – Chấn thương: có tiến sử chấn thương, hoặc lao thương kéo dài, khí huyết vận hành không tốt, khí trệ, huyết ứ, mạch lạc không thông cúng phát sinh chứng Tý. – Nội thương: vốn thể trạng mệt nhọc, tuổi cao thể lực suy yếu, mắc bệnh lâu ngày sức khỏe kém đến nổi Can-Thận tinh suy yếu không nuôi dưỡng được kinh mạch, cơ nhục, gân cốt. – Thể chất con người không giống nhau, tà khí phong hàn thấp cũng có chổ thiên thắng. Sau khi tà khí phong hàn thấp xâm nhập, nặng về Phong thắng là Hành Tý; nặng về Hàn thắng là Thống tý; nặng về Thấp thắng là Trước Tý; nặng về Nhiệt là Nhiệt Tý; Chứng Tý lâu ngày không khởi, bệnh tà từ nông vào sâu, từ kinh lạc tiến vào tạng phủ gây nên chứng hậu Can Thận bất túc, bệnh tình càng khó chữa.
Do các bệnh cơ xương khớp rất thường gặp và phong phú nên các biện pháp điều trị cũng rất đa dạng, tùy theo đặc điểm từng bệnh, nguyên nhân và giai đoạn tiến triển của bệnh mà sử dụng phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu là điều trị nguyên nhân, điều trị theo cơ chế bệnh sinh và điều trị triệu chứng. Nếu điều trị được nguyên nhân gây bệnh thì bệnh sẽ khỏi, không có khả năng tái phát được nữa. Tuy nhiên nhiều bệnh khớp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể, do vậy điều trị chỉ hướng tới thanh toán các yếu tố nguy cơ gây bệnh như các yếu tố di truyền, yếu tố phát triển của cá thể và yếu tố môi trường. Điều trị bao gồm sự kết hợp hài hòa của các phương pháp nội khoa, ngoại khoa, chỉnh hình, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Thông thường ở những giai đoạn ban đầu của bệnh thì chỉ cần dùng thuốc, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là có thể chữa khỏi bệnh, tái lập lại chức năng vận động của khớp. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng, có nhiều biến chứng, gây cứng và dính khớp thì điều trị lại phải chỉ định bổ sung các biện pháp điều trị ngoại khoa, hay phẫu thuật thay khớp giả. Nhìn chung, các biện pháp điều trị nội khoa đóng vai trò trung tâm, cần thiết ngay cả sau khi bệnh nhân đã được phẫu thuật. Ngay cả khi các biện pháp điều trị là thỏa đáng thì theo dõi và giáo dục bệnh nhân, tăng cường sự hợp tác của người bệnh là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị.
Có nhiều thuốc có hiệu quả để điều trị các bệnh khớp. Các thuốc điều trị nội khoa có 3 nhóm chính là thuốc chống viêm (thuốc chống viêm không steroid và thuốc corticoid chứa steroid), thuốc giảm đau và các thuốc điều trị cơ bản (điều trị theo cơ chế sinh bệnh). Các thuốc chống viêm không steroid như voltaren, celebrex có các tác dụng chính là chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Các thuốc corticoid như prednisonlon, methylprednisolon có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên các thuốc chống viêm không steroid và corticoid đều ít nhiều có tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, gan, thận, tim mạch… nên bệnh nhân luôn cần phải khám bác sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp và được theo dõi, xử trí kịp thời các tác dụng phụ của thuốc. Các thuốc giảm đau cũng chỉ cần dùng khi đau, chứ không cần lạm dụng trong tất cả các trường hợp. Hiện nay có tình trạng lạm dụng thuốc chống viêm rất phổ biến, cũng như tình trạng tiêm khớp bừa bãi, để lại rất nhiều di chứng như viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thậm chí dẫn đến tử vong. Một số thuốc điều trị cơ bản bệnh như chloroquin, methotrexate được dùng với liều thấp trong thời gian dài có tác dụng ổn định bệnh, tránh được bệnh tái phát. Chỉ trong một số rất ít các trường hợp nặng hay những thể bệnh kháng với các thuốc khác thì phải dùng thêm các thuốc độc tế bào như cyclophosphamide, azathioprine. Gần đây các thuốc điều trị sinh học (ức chế tổng hợp TNF alpha, thuốc kháng IL-1) tỏ ra có nhiều hứa hẹn. Nhìn chung các thuốc Tây y có tác dụng nhanh, mạnh, chính xác, phù hợp với các kỹ thuật chẩn đoán bệnh hiện đại.
Một đặc điểm của điều trị nội khoa bệnh lý xương khớp ở Việt Nam là sự kết hợp Đông Tây y. Các biện pháp điều trị Đông y cũng rất phong phú, đa dạng như thuốc dùng, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, điều trị kéo giãn cột sống bằng máy, laser điều trị, xông hơi thuốc, ngâm thuốc y học cổ truyền, điều trị bằng tia hồng ngoại, thủy châm…Tùy theo tình trạng bệnh lý của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhằm tăng kết quả điều trị, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cuả bệnh nhân.
VI. Các phương pháp điều trị tạo khoa y học cổ truyền Bệnh viện tỉnh 1. Phương pháp châm cứu: Châm cứu là dùng kim châm vào huyệt đạo trên cơ thể, dùng để giảm đau và chữa bệnh. Châm cứu về bản chất là hiện tượng giải phóng các nguồn năng lượng của cơ thể bằng cách kích thích vào các huyệt đạo trên 14 đường kinh mạch. Châm cứu giải phóng hoocmôn endophin, một loại hoocmôn được xem như thuốc giảm đau tự nhiên, làm tăng lưu lượng máu, làm giãn cơ, mền khớp…
2. Phương pháp Xoa bóp – bấm huyệt: Xoa bóp, bấm huyệt là một kích thích cơ học, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết, qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Đây là hai phương pháp thường được Đông y dùng phối hợp nhuần nhuyễn trong phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
Hội chứng đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng thường gặp trên lâm sàng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh đau cột sống cổ và thắt lưng chủ yếu được điều trị theo phương pháp nội khoa (90%), chỉ 10% có chỉ định phẫu thuật. Thủy châm (hay tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh kết hợp Đông – Tây y, phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc của YHCT với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm. Có những loại thuốc tiêm có tác dụng toàn thân, có những loại thuốc chỉ có tác dụng tăng cường và duy trì kích thích của châm kim vào huyệt để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. – Ngâm thuốc và xông hơi là hai phương pháp nằm trong phép chữa ngoài của đông y, thường dùng các thuốc có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc…tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như da, niêm mạc, gân cơ để chữa bệnh. Hồng ngoại nguồn nhân tạo do (các loại đèn hồng ngoại phát ra có công suất khác nhau. Tác dụng chủ yếu là nhiệt nóng. Thường được chỉ định để: Giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, ngoại vi; Chống viêm: mạn tính; Sưởi ấm. Là một phương pháp châm cứu đặc biệt, sự kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại. Việc sử dụng ánh sáng đơn sắc phát ra từ một thiết bị laser công suất thấp (<=250 milliwatt) chiếu vào các huyệt trên hệ thống kinh lạc giúp cơ thể lập lại thăng bằng âm – dương nhằm mục đích điều trị và phòng bệnh. Đặt biệt là không gây đau, không có nguy cơ nhiểm khuẩn. Là một phương pháp được kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại. Đặt một đoạn chỉ catgut vào huyệt vị thích ứng với bệnh tật, gây kích thích liên tục ở kinh huyệt để chữa bệnh. – Ngâm thuốc và xông hơi có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hoá, chống viêm, chống stress và điều hoà cơ thể. Đặc biệt ngâm thuốc giải phóng cho cơ thể khỏi những cơn đau do co gân cơ, cứng khớp. Phương pháp kéo giãn điều trị hội chứng đau cột sống cổ bằng máy kéo giãn có lập trình vi tính đã chứng minh được hiệu quả điều trị trong thực tế.
Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Nghệ An Triển Khai Kỹ Thuật Mới Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương Khớp
Thực hiện đề án 1816 của Bộ Y tế, Bệnh viện E đã trực tiếp đào tạo, hướng dẫn dưới hình thức “cầm tay chỉ việc” cho 8 cán bộ của Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An trong thời gian 3 tháng. Việc chuyển giao kỹ thuật đào tạo giữa 2 bệnh viện đánh dấu sự kết hợp chặt chẽ và bền vững, cùng hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó nâng cao chất lượng trong công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ảnh: Ngọc Anh
Bệnh khớp là tình trạng khớp xương bị viêm nhiễm xảy ra tình trạng đau nhức, sưng tấy kéo dài. Bệnh khớp xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu tập trung ở người lớn tuổi vì cấu tạo của khớp có nhiều thay đổi, các tế bào của khớp thoái hóa nên kém linh động…
Các y, bác sĩ của bệnh viện được chúng tôi BS Cao cấp Đặng Hồng Hoa – chuyên gia đầu ngành Cơ xương khớp và ThS, BS Nguyễn Trần Trung – Phó trưởng Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện E hướng dẫn nguyên tắc chẩn đoán và phương pháp điều trị với từng trường hợp bệnh khi cùng trực tiếp thăm khám cho các người bệnh tại các buồng bệnh. Ảnh: Ngọc Anh
Trung bình mỗi ngày, hơn 60% lượt người đến thăm khám, điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An mắc các bệnh lý cơ xương khớp.
Trường hợp bà Lê Thị Đào (62 tuổi, ở thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ) nhập viện trong tình trạng đầu gối đau nhức, thường xuyên tê buốt lan từ đầu gối đến bàn chân, cảm giác bước đi rất nặng và khó khăn.
Sau khi được các chuyên gia Bệnh viện E và Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An thăm khám, bà được chẩn đoán mắc bệnh thoái hoá khớp gối hai chân được chỉ định thực hiện kỹ thuật hút dịch và tiêm khớp kết hợp điều trị bằng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi thuốc Bắc từng vùng của y học cổ truyền. Sau điều trị, cảm giác đau giảm rõ rệt, bà Đào phấn khởi chia sẻ: ” Tôi thấy rất thích, đêm về chân nhẹ hẳn, dễ ngủ, đỡ tức bàn chân… ; rất vui vì Bệnh viện có thêm phương pháp điều trị mới để điều trị cho những người bệnh như chúng tôi sớm khỏi bệnh”.
Các chuyên gia đầu ngành kiến tập kỹ thuật tiêm khớp và chọc hút dịch ổ khớp cho đội ngũ cán bộ y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An. Ảnh: Ngọc Anh
Bệnh nhân Nguyễn Trọng Sỹ (53 tuổi, ở xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ) được chẩn đoán mắc thoái hóa khớp vai trong tình trạng tay phải không đưa lên được, sưng đỏ đau nhức đến vã mồ hôi. Anh Sỹ chia sẻ, từ hơn 1 tháng nay anh bị đau vai liên tục, đến mấy hôm nay thì không đưa tay lên cao được, khó vận động gây ảnh hưởng chất lượng sống. Đối với trường hợp anh Sỹ, bác sĩ chỉ định trước tiên tiêm khớp giảm đau, giảm viêm, sau đó kết hợp điều trị các phương pháp y học cổ truyền.
Theo các chuyên gia, can thiệp vào ổ khớp sẽ giúp giảm viêm, giảm đau, bổ sung chất nhầy, tăng sinh màng hoạt dịch; tiếp tục kết hợp phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi thuốc Bắc từng vùng, uống thuốc Đông y sẽ kích thích tuần hoàn máu, tăng cường lưu thông máu, tăng chuyển hóa, chống viêm, giãn cơ. Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An sẽ phát huy tính ưu việt của hai phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền để điều trị bệnh lý cơ xương khớp, nhờ vậy, không chỉ điều trị triệt để căn nguyên của bệnh mà còn mang lại hiệu quả cao và nhanh hơn, tỷ lệ biến chứng thấp.
Đặc biệt, kỹ thuật “Tiêm khớp và chọc hút dịch ổ khớp ngoại vi” áp dụng điều trị có kết quả tốt đối với các mặt bệnh như: thoái hóa khớp gối; thoái hóa đốt sống cổ, thắt lưng; bệnh gút; viêm quanh khớp vai; thoát vị đĩa đệm; loãng xương; viêm khớp dạng thấp; viêm cột sống dính khớp; viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay; viêm khớp nhiễm khuẩn.
Tiêm khớp và chọc hút dịch ổ khớp ngoại vi là kỹ thuật đưa thuốc vào trực tiếp bên trong tế bào khớp; kỹ thuật này tuyệt đối phải vô khuẩn và tiến hành ở phòng tiêm có điều kiện vô trùng. Ảnh: Ngọc Anh
Nhiều người vẫn đang lầm tưởng tiêm khớp cũng giống như tiêm bắp tay, tiêm tĩnh mạch… và bất kỳ bác sĩ nào cũng có thể thực hiện được kỹ thuật này. Các chuyên gia nhận định rằng, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh lý cơ xương khớp ngày càng tăng, không phân biệt giới tính và độ tuổi nên nhu cầu điều trị bệnh lý này rất cao, tuy nhiên, do điều trị ở các cơ sở y tế không có chuyên môn đã dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng khớp, cứng khớp, nhiễm trùng huyết dẫn đến thay ổ khớp…
Chính vì vậy, để giảm thiểu các rủi ro, biến chứng cho người bệnh, các chuyên gia mong muốn sẽ trang bị kiến thức đầy đủ, chuyên sâu để cung cấp các dịch vụ điều trị cơ xương khớp tốt nhất tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An.
Trong 3 ngày chuyển giao kỹ thuật, bệnh viện đã khám và điều trị cho hơn 300 người bệnh. Ảnh: Ngọc Anh
Cũng trong dịp này, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An được PGS. TS Bác sĩ cao cấp Đặng Hồng Hoa tập huấn, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị thành công những ca bệnh khó… nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ y tế Bệnh viện.
Thời gian tới, thực hiện Quyết định 1983/QĐ-TTg 2023 ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền và y học hiện đại đến năm 2030, Bệnh viện sẽ tiếp tục phát huy các giá trị y học cổ truyền với các kỹ thuật tiên tiến của y học hiện đại xây dựng bệnh viện đa khoa y dược học cổ truyền đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ, mang đến các dịch vụ tốt và ưu việt, đảm bảo công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình mới.
Phòng Khám Cơ Xương Khớp Đông Y Gia Truyền
Bệnh xương khớp thường gặp
Các bệnh về xương khớp thường tự phát khi có sự thoái hóa của các khớp xương , hệ cơ xương điều này dễ gặp ở người già , cao tuổi , trung niên . Chấn thương , tai nạn cũng dẫn đến các triệu chứng về xương khớp sau đây là những căn bệnh thường gặp:
– Thoái hóa khớp: Mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương ở rìa khớp và hốc xương dưới sụn.
– Loãng xương: người già, các nội tiết tố cũng giảm, s ự hấp thu tiền vitamin D qua da cũng giảm,..Dẫn đến sự phá hủy về xương cốt , xương không còn được chắc khỏe .
– Chấn thương xương khớp: các chấn thương thường gặp như gãy xương, trật khớp, chấn thương dây chằng, đứt gân…
Bệnh lí xương khớp để lại hậu quảĐau nhức xương khớp là triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi...nguyên nhân chính do sự lão hóa , do ngồi làm việc sai tư thế , nguy hiểm hơn nếu phát hiện trễ các căn bệnh về xương khớp khiến cho bệnh nhân bị tàn phế về sau.
* Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm : đau vùng vai gáy, đau vùng gót chân, đau ở các khớp đau ở thắt lưng…
+ Các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi sẽ gây ra rất nhiều khó khăn với người bệnh.
+ Không thể hoạt động như bình thường, luôn ở trong tư thế nghiêng người do không thể đứng thẳng được hay vận động bình thường.
+ Lâu dần những thói quen bị tác động bởi căn bệnh sẽ dẫn đến chứng gù lưng, biến dạng xương sống
+ Thị lực cũng sẽ bị giảm, mắt bệnh nhân bị sưng đỏ, đau đớn không thể tiếp xúc với ánh sáng, hay chảy nước mắt. Đồng tử bị co giãn không cố định và đồng đều ngoài ra những trường hợp nặng hơn sẽ bị thu nhỏ tầm nhìn và nặng hơn là bị mù
Bệnh lý về xương khớp ở những người trẻ tuổi ngày càng tăng cao
– Nguyên nhân của điều này là thường xuyên ngồi sai tư thế, lười vận động, ngồi nhiều…
Ăn quá nhiều những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, tăng cân
Lựa chọn điều trị Đông y đem lại an toàn cao
Điều hòa cơ thể:Theo Đông y thì cơ thể người là một khối thống nhất. Vì vậy các bài thuốc đông y luôn hướng tới một cơ thể khỏe mạnh từ
Nguyên liệu làm nên bài thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên như rễ, thân, cành, lá của các loại thảo mộc, hái về rồi sơ chế bằng cách xắt nhỏ, phơi khô sau đó đem đi sử dụng. Đông y rất lành nên sử dụng được ở mọi lứa tuổi mà không sợ tác dụng phụ
Cách làm ra thuốc đông y hoàn toàn theo phương pháp thủ công, nên không sợ khi sử dụng sẽ bị tác dụng phụ.
Hiệu quả đem lại không thua kém gì các phương pháp hiện đạiMặc dù thuôc Tây y rất phát triển nhưng nhiều người vẫn thích sử dụng thuốc Đông y vì nó đem lại hiệu quả cao, có loại thuốc còn chữa được các bệnh nan y. Những bài thuốc Đông y đều được các Y sĩ lương Y, Y học Cổ truyền,, được ghi chép đầy đủ và sử dụng trong đời sống thực tiễn rất nhiều.
Nhờ một số loại thảo mộc như cam thảo, hoa cúc, các vị thuốc vị bạch, Đông y còn được biết đến với công dụng làm đẹp thần kỳ giúp làm trắng, lưu thông mạch máu giúp da trở nên hồng hào hơn.
Có khả năng tái phát lại rất thấp so với những phương pháp khác . Mặc dù thời gian chữa khỏi bệnh khi sử dụng thuốc Đông y tuy có phần chậm hơn
Thuốc đông y chữa bệnh tận gốc không gây tái phát cho người sử dụng
Khi sử dụng các bài thuốc từ cây cỏ hoa lá tự nhiên ngoài tác dụng chữa bệnh ra thì sẽ ít gặp các tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
Những người sử dụng thuốc Đông Y thường xuyên, khi về già sẽ ít mắc các bệnh về gan, thận hơn so với những người sử dụng thuốc Tây Y
Phù hợp để chữa trị các bệnh mãn tính:
Các loại thảo dược có xu hướng phù hợp với bệnh mạn tính. Các loại thảo mộc và các biện pháp thay thế được sử dụng để điều trị viêm khớp.
Một phương pháp điều trị thay thế cho viêm khớp, mặt khác, lại có ít tác dụng phụ đó là phương pháp điều trị bao gồm thay đổi chế độ ăn uống như thêm các loại thảo mộc đơn giản vào bữa ăn hằng ngày, loại bỏ các loại rau thuộc họ cây bạch và giảm tiêu thụ đường trắng .
Phòng khám cơ xương khớp tại Thanh HóaĐiều trị bằng đông y ngày nay là phương pháp được quan tâm rộng rãi . Tuy nhiên vẫn có nhiều người không tin vào công dụng của các phương thuốc Đông y này .
https://dieutrixuongkhop.com sẽ cho bạn thấy được sự hữu ích từ các sản phẩm thiên nhiên .
Học Y Học Cổ Truyền
Ngành Y tế Việt Nam hiện nay vẫn đang tồn tại song song 2 phương pháp khám chữa bệnh theo Y học hiện đại gọi là Tây Y hoặc theo phương pháp Y học cổ truyền hay còn gọi là Đông Y khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn học Tây Y hay Đông Y để ra trường có cơ hội việc làm tốt hơn. Đây là băn khoăn của nhiều người học ngành Y rất sợ khi ra trường không có mối quan hệ trong ngành Y khó xin được việc làm tại các cơ sở Y tế sau khi tốt nghiệp.
Theo chúng tôi Đại tá Phan Anh Tuấn nguyên Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo – Viện YHCT Quân đội, nay là Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội cho biết, Y học cổ truyền là ngành học hiện nay mà người học dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc có khả năng tự tạo việc làm cao nhất sau khi tốt nghiệp có bằng cấp chuyên môn Y học cổ truyền, có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền được các Sở Y tế cấp phép.
Y học cổ truyền ngày nay càng chứng tỏ được vị thế khi được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, thậm chí là lĩnh vực làm đẹp cũng ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để bào chế Dược mỹ phẩm. Những bài thuốc từ Đông Y kết hợp với các phương pháp điều trị không dùng thuốc như: Xoa bóp – bấm huyệt, Châm cứu – cấy chỉ, Tác động cột sống…sẽ giúp người bệnh bồi bổ tạng can thận, giảm đau, phục hồi tổn thương, tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng đẩy lùi các yếu tố gây bệnh hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh tật, chúng tôi Phan Anh Tuấn chia sẻ. Cơ hội việc làm nghề Y học cổ truyền sau khi ra trường?
Hiện nay, đào tạo Y học cổ truyền chỉ có hai hệ học là hệ Trung cấp Y học cổ truyền tương đương trình độ Y sĩ Y học cổ truyền và hệ Đại học tương đương trình độ Bác sĩ Y học cổ truyền
. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên
có đủ trình độ chuyên môn để làm việc tại các Bệnh viện Y học cổ truyền, khoa Y học cổ truyền của các Bệnh viện đa khoa, các phòng khám Y học cổ truyền… Tuy nhiên,
Nghề Y học cổ truyền phù hợp với người thích hành nghề tự do vì đây là ngành học có khả năng tự tạo việc làm lớn sau khi tốt nghiệp,
rất nhiều sinh viên tốt nghiệp tự tạo việc làm từ chính đôi tay cho mình cách khởi nghiệp mở Phòng chẩn trị Y học cổ truyền, các Trung tâm chăm sóc sức khoẻ Spa Y học cổ truyền…sau khi đầy đủ các thủ tục pháp lý Nhà nước quy định.
Là trường tư thục đầu tiên đào tạo chính thống những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Y học cổ truyền trong gần 30 năm cho các thế hệ sinh viên, thầy thuốc, chúng tôi Hiệu trưởng Phan Anh Tuấn khẳng định, với mục tiêu
“Không chỉ dạy sinh viên biết kiến thức, mà phải dạy sinh viên ra trường biết làm việc”
, Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội luôn hướng tới đào tạo sinh viên có kiến thức và kỹ năng để trở thành người cán bộ y tế chuyên ngành Y học cổ truyền; khám, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại.
Sinh viên học Y học cổ truyền tại Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tốt nghiệp được cấp bằng Y sĩ Y học cổ truyền, sẽ có kiến thức chuyên sâu về Y dược học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại, đủ trình độ chuyên môn để có thể khám chữa bệnh bằng YHCT, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, xứng đáng với là Lương y chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Mọi thông tin liên hệ:
Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội. – Địa chỉ: sổ 06, ngõ 767, Nguyễn Khoái, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội Hotline: 0989 504 475 (cô Nhàn) – Văn phòng tuyển sinh 104A: số 09, Bùi Ngọc Dương, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hotline: 096.183.1975- 096.9798.775(Cô Mây)
Điều Trị Táo Bón Bằng Y Học Cổ Truyền
Táo bón là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Có chứng táo bón nhất thời do một số bệnh cấp tính (như bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm) do thay đổi sinh hoạt, do ăn uống (thiếu rau gây ra). Bài viết này đề cập đến nguyên nhân táo bón là do cơ địa, trương lực cơ giảm…
Nguyên nhân gây chứng táo bón kéo dài thường do địa tạng (bẩm tố) âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra, hoặc do người già phụ nữ sau đẻ nhiều lần cơ nhục bị yếu gây khí trệ hoặc do người dương hư hoặc do kiết lỵ mạn tính làm tỳ vị kém vận hóa gây táo bón.
Điều trị theo y học cổ truyền:
Táo bón do địa tạng âm hư huyết nhiệt hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính gây tân dịch giảm.
Triệu chứng chung: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô hay lở loét, lưỡi đỏ ít rêu, người héo, khát nước hay cáu gắt, mạch tế.
Phương pháp chữa: lương huyết nhuận táo, dưỡng âm nhuận táo (thường dùng các thuốc thanh nhiệt, lương huyết, bổ âm có tác dụng dưỡng âm sinh tân phối hợp với thuốc nhuận hạ)
Bài thuốc:
Bài 1:
Lá dâu:
100 g
Mạch môn:
100 g
Vừng đen:
100 g
Mật ong:
Vừa đủ dùng
Sa sâm:
200 g
Tán bọt làm hoàn ngày uống 10 đến 20g.
Bài 2:
Sinh địa
16 g
Vừng đen
20 g
Huyền sâm
16 g
Mật ong
Vừa đủ
Mạch môn
16 g
Sa sâm
16 g
Thạch hộc
12 g
Làm thành viên ngày uống 10 đến 20g, có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.
Bài 3: Ngũ hoàn nhân:
Đào nhân
100 g
Hạnh nhân
100 g
Tùng tử nhân
100 g
Bá tử nhân
100 g
Úc lý nhân
100 g
Tán bột làm viên, ngày uống 10g.
Táo bón do thiếu máu, phụ nữ sau sinh mất máu: Thường gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh.
Triệu chứng: gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu đã trình bày ở chương III kèm theo chứng táo bón kéo dài.
Phương pháp chữa: bổ huyết nhuận táo.
Bài thuốc:
Bài 1:
Hà thủ ô
100 g
Kỳ tử
100 g
Long nhãn
100 g
Tang thầm
100 g
Ma tử nhân
100 g
Vừng đen
200 g
Mật ong
Vừa đủ
Tán bột làm viên ngày uống 10 đến 20g có thể dùng thuốc liều dùng thích hợp.
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm
Thục địa
12 g
Xuyên khung
8 g
Đương quy
8 g
Bạch thược
12 g
Bá tử nhân
8 g
Vừng đen
8 g
Đại táo
8 g
Sắc uống ngày 1 thang.
Táo bón do khí hư: Gặp ở người già, phụ nữ sau khi đẻ nhiều làm trương lực cơ giảm.
Triệu chứng: cơ nhão, táo bón hay đầy bụng, chậm tiêu ăn kém, ợ hơi.
Phương pháp chữa: ích khí nhuận tràng
Bài thuốc:
Bài 1:
Bạch truật
12 g
Sài hồ
12 g
Đẳng sâm
16 g
Kỷ tử
12 g
Hoài sơn
12 g
Vừng đen
12 g
Bài 2:
Hoàng kỳ
12 g
Thăng ma
12 g
Bạch truật
12 g
Nhục thung dung
8 g
Đẳng sâm
12 g
Bá tử nhân
8 g
Đương quy
8 g
Vừng đen
8 g
Trần bì
6 g
Cam thảo
12 g
Sài hồ
12 g
Người già dương khí kém, có các triệu chứng táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối mỏi đau, mạch trầm tế thì dùng phương pháp ôn thông nhuận tràng:
Bố chính sâm
10 g
Ý dĩ
12 g
Hoài sơn
10 g
Chút chít
12 g
Kỳ tử
10 g
Hoàng tinh
10 g
Nhục quế
2 g
Ngoài ra còn có thể dùng bài Nhục thung hoàn
Nhục thung dung
16 g
Trầm hương
6 g
Ma nhân
16 g
Làm hoàn với mật ong ngày uống 10g đến 20g.
Táo bón do bệnh nghề nghiệp khí trệ do ngồi lâu không thay đổi tư thế hoặc viêm đại tràng mạn tính gây ra.
Phương pháp chữa: kiện tỳ, hành khí, nhuận tràng (nhuận khí, hành trệ)
Bài thuốc: hay dùng các thuốc kiện tỳ (đẳng sâm, bạch truật, ý dĩ), hành khí (chỉ xác, chỉ thực, hậu phác) phối hợp với các thuốc, nhuận hạ (vừng đen, chút chít, lá muồng trâu).
Châm cứu: châm bổ các huyệt Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Đại trường du, Túc tam lý, Chi câu.
Nếu dương khí kém thì cứu các huyệt trên, thêm huyệt Quan nguyên, Quy lai.
Nếu âm hư huyết nhiệt thêm huyệt Tam âm giao, thái khê, nếu thiếu máu thêm Cách di, Cao hoang…
Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Y Học Cổ Truyền Điều Trị Bệnh Lý Cơ Xương Khớp trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!