Bạn đang xem bài viết Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo – Phó trưởng Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:
– Sốt cao 39 – 410C, sốt đột ngột và liên tục từ 2 – 7 ngày.
– Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm.
– Đau bụng (do gan bị sưng to ra).
– Trụy mạch (sốc): Ngày thứ 3 – 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
– Chú ý: Trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh.
Thời điểm nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, do đó bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.
Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?
Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.
Chi phí xét nghiệm sốt xuất huyết?
Các chi phí về xét nghiệm chuẩn đoán sốt xuất huyết không quá đắt tiền, đối với các xét nghiệm chuẩn đoán về virus kháng nguyên, kháng thể hết khoảng 500 nghìn, các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu hàng ngày của bệnh nhân hết khoảng từ 100 – 200 nghìn.
Khi nào người bị sốt xuất huyết cần nhập viện?
Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi có các triệu chứng: vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn ói hoặc khi có các triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc…
Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm nếu tiểu cầu thấp dưới 30 g/L.
Tại sao sốt xuất huyết lại dẫn tới giảm tiểu cầu?
Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu vì trong quá trình nhiễm virus, cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại virus, vô tình các kháng thể đó phá hủy tiểu cầu qua cơ chế miễn dịch. Thứ hai, virus nhiễm có thể gây ức chế tủy gây giảm tiểu cầu tạm thời.
Khi tiểu cầu giảm sẽ dẫn tới xuất huyết như: Xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, răng miệng, vị trí nơi tiêm truyền…). Nghiêm trọng hơn là chảy máu trong: đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh…
Người bệnh có nguy cơ xuất huyết cần nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại, hạn chế can thiệp các thủ thuật (tránh can thiệp vào các tĩnh mạch lớn, khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, bẹn, dưới đòn).
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế năm 2019, người bệnh sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 g/L và có các triệu chứng xuất huyết. Người bệnh không có triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng, tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần truyền tiểu cầu.
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?
Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue:
– Tăng quá trình dị hoá, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng.
– Chán ăn, tiêu hoá chậm (xuất huyết tiêu hoá), không ăn bằng miệng được (biến chứng não).
– Cách ăn tuỳ thuộc diễn biến của bệnh.
Chế độ ăn:
– Protein: thường nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.
– Lipid và cacbohydrat: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật.
– Đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong.
– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày)
– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.
Người bệnh sốt xuất huyết không biến chứng nên:
– Hạn chế ăn kiêng, nên ăn thức ăn lỏng hoặc mềm.
– Chế độ ăn chủ yếu là sữa, nước đường, nước trái cây. Tăng dần năng lượng bằng cháo thịt, súp, sữa chua, phở, cơm mềm có canh tuỳ theo nhu cầu ăn uống của người.
– Tăng đường đơn giản: fructose, sarcarose như mật ong, trái cây, mía, nếu không có bệnh tiểu đường kèm theo.
– Khuyến khích trẻ ăn nhiều bằng những món ăn hấp dẫn hơn là ép ăn những gì trẻ không thích.
Sốt xuất huyết Dengue có sốc: Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá: Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.
Giai đoạn hồi phục: Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ (chè, cháo, sữa chua, trái cây). Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.
ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM SỐT XUẤT HUYẾT
1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội):
Thời gian:
Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo Bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu)
Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu)
2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện:
Thời gian: Từ thứ 2 – thứ 7: 8h00 – 17h00.
Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Lưu ý: Thời gian nghỉ trưa từ 12h00 – 13h30.
Trương Hằng (tổng hợp)
Bệnh Sốt Xuất Huyết Lây Truyền Qua Đường Nào
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể xảy đến với cả người lớn và trẻ nhỏ và thường bùng nổ dịch vào mùa mưa. Dù biết là bệnh truyền nhiễm nhưng liệu bạn có biết sốt xuất huyết lây truyền như thế nào và qua đường nào?
Trả lời: Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào?
Có một số giả thiết về con đường lây bệnh sốt xuất huyết như qua đường tình dục, qua đường máu, qua đường hô hấp, qua đường dịch tiết.. nhưng thực chất sốt xuất huyết chỉ lây qua một con đường duy nhất là do muỗi vằn đốt.
Cơ chế của sự lây bệnh là muỗi vằn đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người khỏe mạnh qua vết đốt. Muỗi có thể di chuyển từ nước này sang nước khác, khu vực này sang khu vực khác bằng máy bay, mang theo mầm bệnh phát tán khắp nơi. Một con muỗi khi đã nhiễm virus thì có thể truyền bệnh cho người đến hết cuộc đời nó. Có 2 loại muỗi vằn là Aedes albopitus và Aedes aegypty nhưng người bệnh sẽ thường mắc bệnh do muỗi Aedes aegypty.
Con đường lây lan của bệnh sốt xuất huyết
Thông thường, muỗi vằn đốt con người vào ban ngày (ít đốt vào ban đêm), trong đó thời kì cao điểm là sáng sớm và trước lúc hoàng hôn. Vào 2 thời điểm này là khi bạn cần cẩn thận nhất nếu ngủ hay đang ở ngoài trời, những nơi có nhiều muỗi trú ngụ (ruộng, vườn, trên núi, trong rừng..)
Một số biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
Sốt: Sốt cao 39 – 40 độ, đột ngột, liên tục trong 3 – 4 ngày liền. Cơ thể mệt mỏi, mất nước, buồn nôn, li bì, tiểu ít, đau bụng..
Xuất huyết: Xuất hiện sau 3 – 4 ngày sốt nặng đầu tiên, thường biểu hiện bằng những nốt bầm nổi trên da. Nặng hơn có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, phụ nữ bị rong kinh, đi cầu ra máu, ói ra máu..
Sốc: Xuất hiện 5 – 6 ngày sau khi người bệnh đang hạ cơn sốt. Sốc khiến cơ thể vật vã, chân tay lạnh, không thể vực dậy, nếu nguy hiểm cần phải đi cấp cứu gấp.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Cho đến nay, vẫn chưa có một loại vắc-xin hay thuốc nào có thể chữa được tận gốc triệt để căn bệnh sốt xuất huyết.
Để phòng bệnh, bạn và gia đình nên áp dụng những biện pháp sau đây giúp diệt và đuổi muỗi – là trung gian truyền bệnh:
Phun thuốc muỗi trong và quanh nhà khi có dịch hoặc theo thời gian chỉ định của Bộ Y tế.
Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, dọn các đống rác, vũng nước, ao tù.. trong và quanh nhà, dẹp hết mọi nơi muỗi có thể ẩn náu.
Thay nước, rửa chum, vại, thùng, lu.. hàng tuần để tránh muỗi sinh sôi.
Mắc màn và sử dụng thuốc bôi hay xịt chống muỗi khi đi ngủ, kể cả ban ngày và ban đêm.
Đốt tinh dầu trong phòng để đuổi muỗi.
Có thể trồng thêm vài khóm sả trong bếp, trong nhà, quanh nhà cũng giúp đuổi muỗi hiệu quả.
Ăn uống và tập thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng chống trọi với bệnh.
Muỗi là đường lây truyền sốt xuất huyết chính và duy nhất. Đó là lý do để ngăn dịch sốt xuất huyết thì diệt muỗi là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Trong đời mỗi người sẽ có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần và thường mỗi lần sẽ là 1 tiups virus khác nặng hơn so với lần trước đó. Nếu người bệnh mắc sốt xuất huyết lần 2 thì khả năng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nhiều và cần được điều trị sớm nhất có thể để tránh các biến chứng nguy hiểm.
DS: Ngần / chúng tôi
Xét Nghiệm Nhóm Máu Được Thực Hiện Như Thế Nào?
Huyết tương (plasma), phần chất lỏng của máu, chiếm khoảng 60% khối lượng của máu. Huyết tương chủ yếu được làm từ nước nhưng chứa nhiều protein khác nhau và các hóa chất khác như nội tiết tố, kháng thể, enzyme, đường, chất béo, muối, vv…
Các tế bào máu (blood cells), có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi, chiếm khoảng 40% khối lượng của máu. Các tế bào máu được sản xuất trong tủy xương từ các tế bào ‘gốc’ tạo máu. Các tế bào máu được chia thành ba loại chính:
Các tế bào hồng cầu (Red cells / erythrocytes). Những tế bào này làm cho máu có màu đỏ. Một giọt máu chứa khoảng năm triệu hồng cầu. Cần một số lượng hồng cầu liên tục được tạo mới để thay thế các tế bào cũ bị phá vỡ. Và hàng triệu hồng cầu được phóng thích từ tủy xương vào máu mỗi ngày. Các hồng cầu chứa một chất hóa học gọi là huyết sắc tố (hemoglobin). Huyết sắc tố thu hút và kết hợp với oxy. Điều này cho phép hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các phần của cơ thể.
Các tế bào bạch cầu (White cells / leukocytes). Có nhiều loại khác nhau như bạch cầu trung tính (đa nhân), các tế bào lympho, bạch cầu ái toan (eosinophils), bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái kiềm (basophils). Chúng là một phần của hệ thống miễn dịch và tham gia chủ yếu chống lại nhiễm trùng.
Tiểu cầu (Platelets). Tiểu cầu rất nhỏ và giúp máu tạo thành cục máu đông nếu chúng ta có vết thương.
Để liên tục sản xuất các tế bào máu, hemoglobin và các thành phần của huyết tương, bạn cần có tủy xương khỏe mạnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm bao gồm sắt và một số vitamin.
Khi có chảy máu từ cơ thể của bạn (hoặc một mẫu máu được đưa vào một ống thủy tinh) các tế bào và các protein huyết tương kết lại với nhau để tạo thành một cục máu đông. Dịch trong suốt còn lại được gọi là huyết thanh (serum).
Nhóm máu là gì?
Phân loại theo hệ thống ABO ( ABO types)
Đây là các loại nhóm máu đầu tiên được phát hiện.
Nếu bạn có các kháng nguyên loại A (type A antigens) trên bề mặt của tế bào hồng cầu, bạn cũng có các kháng thể kháng B (anti-B antibodies) trong huyết tương.
Nếu bạn có các kháng nguyên loại B (type B antigens) trên bề mặt của tế bào hồng cầu, bạn cũng có các kháng thể kháng A (anti-A antibodies) trong huyết tương.
Nếu bạn có hai kháng nguyên loại A và B trên bề mặt của tế bào hồng cầu, bạn không có kháng thể kháng A hoặc kháng thể kháng B trong huyết tương.
Nếu bạn không có kháng nguyên loại A hoặc kháng nguyên loại B trên bề mặt của tế bào hồng cầu, bạn có kháng thể kháng A và kháng thể kháng B trong huyết tương.
Phân loại theo hệ thống Rhesus (Rhesus types)
Hầu hết mọi người có Rhesus dương (Rhesus positive), có nghĩa là có kháng nguyên Rhesus (còn gọi là yếu tố Rhesus) trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Nhưng có khoảng 3 trong 20 người không có kháng thể Rhesus và được gọi là Rhesus âm (Rhesus negative).
Nhóm máu của bạn phụ thuộc vào kháng nguyên trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Kháng nguyên này được quy định bởi gen di truyền (gene) mà bạn nhận được từ cha và mẹ của bạn. Vì điều này, xét nghiệm nhóm máu đôi khi được sử dụng để giúp giải quyết tranh cãi về ai là cha của một đứa trẻ. Tên các nhóm máu được nói đến là:
A + nếu bạn có kháng nguyên A và kháng nguyên Rhesus.
A- nếu bạn có kháng nguyên A nhưng không có kháng nguyên Rhesus.
B + nếu bạn có kháng nguyên B và kháng nguyên Rhesus.
B- nếu bạn có kháng nguyên B nhưng không có kháng nguyên Rhesus.
AB + nếu bạn có kháng nguyên A, B và kháng nguyên Rhesus.
AB- nếu bạn có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng nguyên Rhesus.
O + nếu bạn không có kháng nguyên A hoặc B nhưng bạn có kháng nguyên Rhesus.
O- nếu bạn không có kháng nguyên A, B hoặc kháng nguyên Rhesus.
Có rất nhiều các loại kháng nguyên trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, hầu như chúng được phân loại nhỏ và không quan trọng như phân loại theo hệ thống ABO và Rhesus.
Xét nghiệm nhóm máu được thực hiện như thế nào?
Về cơ bản, mẫu máu của bạn sẽ được trộn chung với nhiều mẫu huyết thanh đã được biết trước là có nhiều kháng thể khác nhau. Ví dụ, nếu huyết thanh có chứa kháng thể kháng A làm các tế bào hồng cầu trong máu của bạn ngưng kết lại với nhau, điều này có nghĩa là bạn có kháng nguyên A trên bề mặt các hồng cầu, tức là bạn có nhóm máu A. Hoặc, nếu kháng thể kháng Rhesus trong huyết tương làm cho các tế bào hồng cầu của bạn ngưng kết lại với nhau, thì trên bề mặt các tế bào hồng cầu của bạn có kháng nguyên Rhesus. Bằng cách làm một loạt các xét nghiệm, kỹ thuật viên có thể xác định các kháng nguyên trên bề mặt các tế bào hồng cầu, nghĩa là có thể xác định nhóm máu của bạn.
Xét nghiệm nhóm máu thường quy nhằm xác định nhóm máu của bạn theo hệ thống ABO và Rhesus. Xét nghiệm kháng nguyên khác trên bề mặt hồng cầu được thực hiện trong một số tình huống khác.
Truyền máu và phản ứng chéo (Blood transfusions and cross-matching)
Vì vậy, trước khi thực hiện truyền máu, túi máu được chọn phải trùng với nhóm máu ABO và Rhesus của bạn. Sau đó, để chắc chắn không có ngưng kết. Một mẫu máu nhỏ của bạn được trộn với một mẫu nhỏ của người cho máu. Sau một thời gian ngắn, nhìn dưới kính hiển vi để xem máu được trộn có vón cục hay không. Nếu không có vón cục, túi máu là an toàn để truyền máu cho bạn.
Nhóm máu và thai kỳ
Phongkhammedic.com, chúng tôi xetnghiemdanang.com
Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào?
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau và đang dần trẻ hóa. Tìm hiểu về xét nghiệm ung thư cổ tử cung để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
1. Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?
Thống kê về số ca mắc bệnh ung thư cho thấy, tỷ lệ ca được chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở nữ giới Việt Nam vẫn không ngừng tăng. Năm 2000, cả nước chỉ có khoảng 5 nghìn ca mắc bệnh thì số ca mắc năm 2010 đã tăng lên 10 nghìn ca. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 17 nghìn nữ giới bị chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư này.
Ung thư cổ tử cung là bệnh gì? Ung thư cổ tử cung bắt đầu từ sự phát triển bất thường ở cổ tử cung, phần dưới của tử cung, lộ vào trong âm đạo. Đây là một trong những bệnh ung thư ảnh hưởng lớn nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ giới.
Ung thư cổ tử cung có 5 giai đoạn phát triển, phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư càng cao. Ở giai đoạn sớm nhất, khi khối u có kích thước rất nhỏ và giới hạn trong cổ tử cung, cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư có thể lên tới trên 90%.
HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.
Nhiều nữ giới băn khoăn không biết ung thư cổ tử cung là bệnh gì do chưa biết được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ác tính này.
HPV có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin HPV. Vắc xin HPV được khuyến khích tiêm cho nữ giới 9 – 26 tuổi.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
Sinh nhiều con, sinh con ở độ tuổi còn quá trẻ.
Lạm dụng thuốc tránh thai.
Quan hệ tình dục không an toàn.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư cổ tử cung…
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu ít có biểu hiện, dễ bị bỏ qua. Một số triệu chứng có thể gặp ở giai đoạn ung thư tiến triển là:
Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những biểu hiện thường gặp ở người bệnh.
Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu giữa các kì kinh, sau mãn kinh.
Đau khi quan hệ.
Đau vùng xương chậu.
Xuất hiện dịch âm đạo bất thường, dịch có màu lạ, mùi hôi rất khó chịu.
Ở giai đoạn ung thư tiến triển và di căn đến các bộ phận ở xa, bệnh nhân còn có nhiều biểu hiện phức tạp hơn như đau xương, đau tức ngực, khó thở, chướng bụng, sưng bụng…
2. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư dễ dàng phòng ngừa và phát hiện sớm nhờ vào việc sàng lọc ung thư định kỳ. Tuy nhiên, các chuyên gia quy định độ tuổi bắt đầu sàng lọc, cũng như mỗi độ tuổi thì nên làm các xét nghiệm khác nhau. Vì sao độ tuổi đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung?
Xét nghiệm Pap nhằm kiểm tra các tế bào lấy từ cổ tử cung.
Xét nghiệm HPV tìm kiếm sự hiện diện của virus HPV – đây là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và giúp xác định chủng HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.
Mặc dù việc thực hiện 2 xét nghiệm này khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí nhưng rất nhiều phụ nữ đã bỏ qua (có thể chủ quan hoặc có thể chưa có kiến thức về phòng bệnh), khiến ung thư cổ tử cung vẫn là mối đe dọa đối với phụ nữ.
Đối với mọi phụ nữ bình thường, các chuyên gia khuyến cáo nên sàng lọc ung thư cổ tử cung với xét nghiệm Pap bắt đầu từ khi 29 tuổi. Ung thư cổ tử cung có quá trình hình khá dài và chậm, vì vậy nếu như theo dõi xét nghiệm Pap thường xuyên có thể phát hiện ra vấn đề bất thường sớm và điều trị kịp thời.
Đối với phụ nữ trên 30 có gì khác? Bạn càng lớn tuổi thì nguy cơ nhiễm HPV càng lớn. Để phát hiện sớm tình trạng này, phụ nữ trên 30 cần kết hợp giữa xét nghiệm Pap và HPV. Nếu như kết quả của cả 2 xét nghiệm đều bình thường, chị em có thể thực hiện lại sau 1 vài năm. Ngược lại, nếu kết quả có bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác, hoặc theo dõi, sàng lọc thường xuyên hơn.
Phụ nữ dưới 21 tuổi không được khuyến cáo sàng lọc, hoặc những người đã cắt bỏ tử cung.
Ngoài ra, phụ nữ sau 65 tuổi nếu như những năm trước đó kết quả xét nghiệm sàng lọc đều bình thường thì có thể không cần tiếp tục sàng lọc nữa.
Tiêm phòng HPV chỉ giúp ngừa 4 loại HPV (bao gồm 2 loại nguy cơ cao là 16, 18 và 2 loại gây mụn cóc sinh dục là 6 và 11), do vậy bạn vẫn cần thực hiện sàng lọc theo hướng dẫn cho từng độ tuổi.
Chi phí để thực hiện xét nghiệm Pap và HPV không quá tốn kém, chỉ vào khoảng trên dưới 1 triệu đồng (tùy loại xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap).
kiến thức đó để có cách kiểm soát bệnh một cách hợp lý.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!