Xu Hướng 12/2023 # Ung Thư Vòm Họng: Dấu Hiệu Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Điều Trị Tai Mũi Họng # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ung Thư Vòm Họng: Dấu Hiệu Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Điều Trị Tai Mũi Họng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh ung thư vòm họng (NPC – Nasopharyngeal Carcinoma) ở nước ta có tỷ lệ cao, đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Nhưng các triệu chứng lại không điển hình hầu hết là các triệu chứng “mượn” của các cơ quan lân cận như: tai, mũi, thần kinh, hạch…do đó việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời để cứu sống bệnh nhân.

Giải phẫu vòm họng

Cấu tạo giải phẫu: vòm họng còn gọi là họng mũi, thuộc lá thai trong có cấu trúc là một hình hộp có sáu mặt.

Mặt trước là cửa mũi sau.

Hai bên là loa vòi nhĩ cách đuôi cuốn mũi dưới khoảng 1 cm, xung quanh loa vòi có tổ chức bạch huyết gọi là amiđan Gerlach. Phía trên gờ vòi nhĩ hai bên có hố Rosenmuler.

Mặt trên là bờ dưới của thân xương bướm và mảnh nền của xương chẩm. Ở mặt này tổ chức bạch huyết tập trung thành đám gọi là amiđan Luschka. Khi tổ chức này quá phát được gọi là viêm V.A.

Mặt dưới thông với họng miệng.

Mạch máu nuôi dưỡng: là động mạch bướm khẩu cái, xuất phát từ động mạch hàm trong (là 1 trong 2 ngành cùng của động mạch cảnh ngoài).

Tổ chức học: phần trên được cấu tạo bởi biểu mô trụ đơn có lông chuyển thuộc niêm mạc đường hô hấp. Phía dưới là lớp biểu mô lát tầng thuộc niêm mạc đường tiêu hoá.

Lịch sử nghiên cứu về ung thư vòm họng

Trong nghiên cứu các xác ướp ở Ai Cập, Elliot Smith đã phát hiện được hai sọ người có tổn thương ở nền sọ như thương tổn của bệnh ung thư vòm họng.

Theo Fardel năm 1837 ở châu Âu đã có những bệnh án đầu tiên của bệnh nhân có bệnh cảnh giống ung thư vòm họng.

Tại Việt Nam cố giáo sư Trần Hữu Tước đã nghiên cứu trên 612 bệnh nhân ung thư vòm họng tại Bệnh viện Bạch Mai (1955 – 1964).

Dịch tễ học

Thế giới: ung thư vòm mũi họng xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Châu Phi và một số nước Đông nam Á, rất hiếm gặp ở Châu Âu, Châu Mỹ. Đặc biệt là vùng Quảng Đông (Trung Quốc) gặp nhiều với tỷ lệ: 30-45 bệnh nhân/100.000 dân/năm. Người ta còn gọi ung thư vòm họng là “U Quảng Đông”.

Việt Nam: vẫn chưa có một thống kê đầy đủ, chính xác. Nhưng theo thống kê của Bệnh viện K-Hà Nội (1998) thì ung thư vòm họng đứng hàng thứ 4, 5 sau ung thư phổi, tử cung buồng trứng, vú, ung thư gan và là bệnh đứng đầu trong các ung thư vùng đầu, cổ với tỷ lệ: 9-11 bệnh nhân/100.000 dân/năm.

Giới tính hay gặp ở nam giới, tỷ lệ nam/nữ: 2-3/1.

Tuổi: bệnh thường xuất hiện từ 20 tới 65 tuổi, sau 65 tuổi tỷ lệ bệnh giảm dần.

Yếu tố môi trường: bao gồm điều kiện vi khí hậu, bụi khói, tình trạng ô nhiễm và tập quán ăn uống (ăn cá muối, tương, cà và những chất mốc… do những thứ này chứa Nitrosamine chất gây ung thư).

Yếu tố gen di truyền: gần đây có một số tác giả cho rằng những người cùng huyết thống có khả năng cùng mắc bệnh ung thư vòm họng. Ngành di truyền học đã tìm thấy khoảng 30 gen ung thư nội sinh. Những gen này bình thường ở trạng thái tự động đóng lại và nằm im nhưng nếu có một cơ chế cảm ứng nào đó, gen ung thư sẽ thức dậy và gây nên hiện tượng phát triển vô tổ chức tạo ra ung thư.

Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng căn nguyên của ung thư vòm họng không phải là đơn độc mà do nhiều yếu tố cùng tác động gây nên. Vì vậy công tác phòng chống ung thư vòm họng phải làm ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực khác nhau mới mang lại kết quả.

Mô bệnh học

Theo phân loại của (WHO – 1978):

Hay gặp nhất là ung thư biểu mô không biệt hoá (UCNT-Undifferenciated carcinoma nasopharynngeal type) chiếm 75% – 85%.

Loại ung thư biểu mô biệt hoá (CS-Carcinoma spinocellulaire) chiếm 10% – 15%.

Ung thư liên kết (Sarcoma) hiếm gặp khoảng: 5%.

Hạch cổ khi sinh thiết làm giải phẫu bệnh lý: đồng nhất với kết quả giải phẫu bệnh lý của vòm họng (nguyên phát).

Giai đoạn đầu

Các triệu chứng âm thầm nên rất khó phát hiện. Đau đầu là triệu chứng sớm, thường đau nửa đầu, từng cơn hoặc âm ỉ. Dùng các thuốc giảm đau ít có tác dụng.

Giai đoạn khu trú

Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng thần kinh: hay gặp nhất là đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương và xuất hiện tổn thương các dây thần kinh sọ não trong trường hợp bệnh nhân đến muộn như: có cảm giác tê bì ở miệng và vùng mặt cùng với bên đau đầu do dây thần kinh tam thoa bị chèn ép.

Triệu chứng mũi xoang: ngạt mũi một bên, cùng với bên đau đầu, lúc đầu ngạt không thường xuyên sau ngạt liên tục. Hay gặp nhất là chảy mũi nhầy, có thể chảy mũi mủ do viêm xoang phối hợp, thỉnh thoảng có xì ra nhầy lẫn máu.

Triệu chứng tai (khối u xuất phát từ thành bên họng mũi, loa vòi): có cảm giác tức như bị nút ráy tai cùng bên với đau đầu. Ù tai, nghe kém thể dẫn truyền đơn thuần (do bị tắc vòi Eustachi). Có thể gặp viêm tai giữa cùng bên do bội nhiễm.

Triệu chứng hạch cổ và hạch dưới hàm: phần lớn bệnh nhân đến khám vì xuất hiện hạch cổ, thường hạch cổ cùng bên với khối u. Dễ chẩn đoán nhầm là ung thư hạch tiên phát. Hạch điển hình hay nhìn thấy ở sau góc hàm, dãy hạch cảnh trên, hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, hạch cứng, ấn không đau, không có viêm quanh hạch, di động hạn chế dần. Sau cố định dính vào cơ, da.

Triệu chứng thực thể

Soi mũi trước không có gì đặc biệt.

Soi mũi sau có thể thấy khối u sùi hoặc thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm, ở gờ loa vòi Eustachi.

Sờ vòm bằng tay hay thăm bằng que bông có rớm máu.

Giai đoạn lan tràn

Triệu chứng toàn thân: thể trạng đã suy giảm, kém ăn, mất ngủ, gầy sút, thiếu máu, da màu rơm, hay bị sốt do bội nhiễm.

Triệu chứng cơ năng và thực thể: tùy theo hướng lan của khối u sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau.

Lan ra phía trước

Thường gặp khối u ở nóc vòm, cửa mũi sau.

U lan vào hốc mũi gây nên ngạt tắc mũi. Lúc đầu ngạt một bên về sau khối u phát triển lấp kín cửa mũi sau gây ngạt tắc hai bên mũi, nói giọng mũi. Chảy mũi mủ có mùi hôi rõ, thường lẫn tia máu, có khi chảy máu cam.

Khám mũi: thấy khối u sùi, ở sâu sát cửa mũi sau, thường có loét hoại tử, dễ chảy máu.

Lan ra hai bên: khối u ở loa vòi, lan theo vòi Eustachi ra tai giữa.

Ù tai, nghe kém một bên rõ rệt.

Đau trong tai lan ra vùng xương chũm.

Chảy mủ tai lẫn máu, có mùi thối, có khi lẫn mảnh tổ chức hoại tử.

Soi tai: màng nhĩ thủng, có u sùi, hoại tử, dễ chảy máu, u có thể qua hòm nhĩ và lan ra ống tai ngoài.

Lan xuống dưới

U lan xuống dưới đẩy phồng màn hầu là ảnh hưởng đến giọng nói (giọng mũi hở), nuốt hay bị sặc.

U có thể tới miệng, thường ở sau trụ sau của amiđan.

Có thể gặp hội chứng Trotter: điếc, khít hàm, liệt màn hầu.

Lan lên trên

Ung thư lan lên nền sọ gây các hội chứng nội sọ như: tăng áp lực nội sọ và các hội chứng thần kinh khu trú:

Hội chứng khe bướm: liệt các dây thần kinh III, VI và nhánh mắt của dây V gây liệt các cơ vận nhãn, đau nhức vùng trán và ổ mắt.

Hội chứng mỏm đá: liệt các dây thần kinh V, VI gây lác trong, khít hàm, tê bì nửa mặt.

Hội chứng đá-bướm hay hội chứng Zacod: liệt các dây thần kinh II, III, IV,V, VI gây mù mắt, liệt toàn bộ nhãn cầu, liệt cơ nhai, gây tê bì nửa mặt.

Hội chứng lỗ rách sau hay hội chứng Vernet: liệt các dây thần kinh IX, X, XI gây liệt họng, liệt màn hầu, có dấu hiệu vén màn hầu, giọng nói đôi, liệt cơ ức đòn chũm, cơ thang.

Hội chứng lồi cầu-lỗ rách sau hay hội chứng Collet-Sicard: liệt các dây thần kinh IX, X, XI, XII và liệt lưỡi.

Hội chứng Garcin: toàn bộ 12 đôi dây thần kinh sọ não một bên bị liệt.

Chẩn đoán

Trước một bệnh nhân có những triệu chứng trên, phải nghi ngờ và được khám tỉ mỉ vòm họng đó là: soi vòm gián tiếp qua gương hoặc soi vòm bằng ống soi (cứng, mềm). Qua soi vòm có thể thấy một tổ chức sùi mủn nát, loét hoặc thâm nhiễm dễ chảy máu.

Sinh thiết khối u

Chẩn đoán giải phẫu bệnh lý, là yếu tố chẩn đoán xác định.

Chẩn đoán tế bào học

Có ý nghĩa định hướng (tế bào tại vòm họng hoặc tại hạch cổ).

Chẩn đoán huyết thanh

Chẩn đoán X- quang

Tư thế Hirtz.

C.T.Scan vùng vòm họng, nền sọ: đánh giá sự lan tràn và phá hủy của khối u lên nền sọ.

Chẩn đoán phóng xạ

Có thể chẩn đoán sớm được kích thước khối u, chẩn đoán được tình trạng di căn xa của bệnh.

Chẩn đoán giai đoạn

Tổ chức chống ung thư quốc tế (UICC – Union internationale contre le cancer) – 1987 xếp loại giai đoạn UTVH.

Phân loại T.N.M. T (Tumor): khối u nguyên phát:

Tx: không rõ khối u.

Tis: (insitu) khối u nhỏ khu trú dưới niêm mạc.

To: không có u (soi vòm chưa thấy khối u).

T1: khối u khu trú ở 1 vị trí giải phẫu.

T2: khối u đã lan ra 2 vị trí khác.

T3: khối u lan vào hốc mũi, xuống dưới màn hầu.

T4: khối u đã phá huỷ xương nền sọ hoặc gây tổn tương các dây thần kinh sọ não.

No: không sờ thấy hạch cổ.

N1: một hạch cổ, cùng bên, di động, KT< 3 cm.

N2: hạch cổ phân làm 3 mức.

N2a: một hạch cổ, cùng bên, di động, KT: 3 – 6 cm.

N2b: nhiều hạch cổ, cùng bên, di động, KT< 6 cm.

N2c: hạch cổ 2 bên hoặc đối bên, di động, KT< 6 cm.

Mo: chưa xuất hiện di căn xa.

M1: đã xuất hiện di căn xa (căn cứ vào X-quang và siêu âm để chẩn đoán).

Phân loại giai đoạn lâm sàng

Giai đoạn I: T1NoMo.

Giai đoạn II: T2NoMo.

Giai đoạn III: T3NoMo, T1-3N1Mo.

Giai đoạn IV: T4No-1Mo, N2-3Mo và các T.

M1 (các T và các N).

Chẩn đoán phân biệt

U xơ vòm mũi họng.

Polyp mũi sau.

Tồn dư tổ chức V.A.

Diễn biến và tiên lượng

Giai đoạn đầu

Khu trú, tiến triển chậm, ít ảnh hưởng tới toàn thân, thường kéo dài 1- 2 năm nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đúng phác đồ có thể khỏi bệnh.

Giai đoạn lan tràn

Ảnh hưởng tới toàn thân rõ, tiến triển nhanh thường tử vong do khối u lan lên nền sọ, do di căn tới các phủ tạng như phổi, gan, xương.

Do khối u nằm trong hốc sâu, gần nền sọ, nên điều trị khó khăn, kết quả bị hạn chế, tiên lượng xấu.

Co60 là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu bệnh nhân đến sớm, nhất là đối với thể ung thư biểu mô không biệt hoá.

U nguyên phát được tia vào vùng cổ bên, với liều 65-70Gy trong vòng từ 6 đến 7 tuần.

Các hạch cổ hoặc dưới hàm được tia với liều 50Gy trong thời gian 6 đến 7 tuần.

Cắm kim vào u và hạch trong trường hợp xạ ngoài đã đủ liều nhưng khối u chưa hết.

Phẫu thuật

Phẫu thuật nạo vét hạch cổ trước hoặc sau xạ trị.

Hoá trị liệu

Chỉ áp dụng với thể ung thư biểu mô không biệt hoá hoặc hạch cổ đã lan rộng và có di căn xa.

Miễn dịch trị liệu

Tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ trong xạ trị.

Phòng bệnh ung thư vòm mũi họng

Hiện nay người ta cho rằng: 70 % nguyên nhân ung thư do yếu tố ngoại lai, còn 30% do yếu tố nội tại và do yếu tố di truyền cho nên: phải có chế độ ăn hợp lý, giảm mỡ động vật, ít ăn thịt thay bằng rau hoa quả có nhiều Vitamin C, E.

Ung Thư Thanh Quản: Dấu Hiệu Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Điều Trị Tai Mũi Họng

Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam, nếu trong phạm vi vùng tai mũi họng thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng.

Căn cứ thống kê của nhiều nước trên thế giới thì ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% tổng số các loại ung thư thường gặp.

Nói đến ung thư thanh quản là chỉ khối u nằm trong lòng thanh quản bao gồm mặt dưới thanh nhiệt, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, dây thanh và hạ thanh môn, còn các khối u khác vượt ngoài phạm vi các vị trí trên thuộc loại ung thư hạ họng.

Tuyệt đại đa số ung thư thanh quản là ung thư biểu mô, còn ung thư liên kết (sacoma) rất hiếm gặp chỉ chiếm khoảng 0,5% (Leroux Robert và Petit), vì vậy nội dung phần này chủ yếu đề cập đến ung thư biểu mô thanh quản.

Thuốc lá: nhiều người cho đó là một yếu tố quan trọng góp phần phát sinh ung thư thanh quản cũng như ung thư phổi.

Các yếu tố kích thích: của vi khí hậu, ảnh hưởng của nghề nghiệp (phải tiếp xúc với các chất khí, bụi bẩn, hoá chất…) hoặc viêm thanh quản mạn tính (tiền đề của một ung thư hoá).

Về tuổi: hay gặp ở độ tuổi từ: 50-70 tuổi (72%), từ 40-50 tuổi ít hơn (12%). Riêng với phụ nữ nếu bị bệnh này thì ở độ tuổi sớm hơn.

Với các thể viêm thanh quản mạn tính như tăng sản, bạch sản là thể dễ bị ung thư hoá, vì vậy các thể này còn được gọi là trạng thái tiền ung thư.

Các u lành tính của thanh quản cũng dễ bị ung thư hoá nhất là loại u nhú thanh quản ở người lớn chiếm một tỉ lể khá cao.

Giải phẫu bệnh lý

Thường hay gặp 3 hình thái sau:

Hình thái tăng sinh: bề ngoài giống như u nhú, một số trường hợp giống như một polyp có cuống.

Hình thái thâm nhiễm xuống phía sâu: bề ngoài niêm mạc có vẻ nguyên vẹn, đôi khi có hình như núm vú, niêm mạc vùng này bị đẩy phồng lên và di động bị hạn chế.

Hình thái loét thường bờ không đều, chạm vào dễ chảy máu. Nhưng hay gặp là thể hỗn hợp vừa tăng sinh vừa loét, hay vừa loét vừa thâm nhiễm.

Phần lớn ung thư thanh quản thuộc loại ung thư biểu mô lát, gai có cầu sừng chiếm 93% hoặc á sừng, sau đó là loại biểu mô tế bào đáy, loại trung gian và biểu mô tuyến.

Loại u ít biệt hoá thì hiếm gặp ở ung thư thanh quản. Về lâm sàng, loại này tiến triển nhanh nhưng lại nhạy cảm với tia xạ.

Vị trí và độ lan rộng của khối u

Ung thư thượng thanh môn (tầng trên) hay tiền đình thanh quản.

Thường phát sinh cùng một lúc ở cả băng thanh thất và mặt dưới của thanh thiệt. Nó sẽ lan nhanh ra phía đối diện, nẹp phễu thanh thiệt và vùng sụn phễu bên bệnh, thường to phồng lên do bị u thâm nhiễm hoặc do phù nề. Ở giai đoạn đầu, đáy băng thanh thất và dây thanh còn bình thường. Mắt thường rất khó đánh giá chính xác độ thâm nhiễm vào phía sâu, vì vậy cần phải chụp cắt lớp thông thường hoặc tốt nhất là chụp chúng tôi thì mới đánh giá được hố trước thanh thiệt.

Ung thư xuất phát từ thanh thất Morgagni thường là thể tăng sinh hay loét và thường bắt đầu từ phía đáy thanh thất hay thanh thiệt, nhưng nhìn chung thể loét lan rất nhanh vào các vùng lân cận, xuống dưới dây thanh và hạ thanh môn, lên trên băng thanh thất, ra ngoài sụn giáp có khi cả sụn phễu.

Ung thư thanh môn (dây thanh) là loại hay gặp nhất và thường thương tổn u còn giới hạn ở mặt trên hay bờ tự do dây thanh nếu ta phát hiện sớm.

Thường gặp thể tăng sinh, hiếm gặp thể thâm nhiễm hoặc loét.

Do triệu chứng khó phát âm xuất hiện sớm nên bệnh nhân thường đến khám sớm hơn các loại ung thư khác. Ung thư dây thanh tiến triển tương đối chậm, thường sau nhiều tháng, có khi một năm, bởi vì mô liên kết dưới niêm mạc của dây thanh thường dày đặc và màng lưới bạch mạch thì rất thưa thớt. Mô u lan dần dần từ mặt trên của niêm mạc xuống lớp sâu và sau đó mới bắt đầu phát triển nhanh xuống vùng hạ thanh môn và lên băng thanh thất.

Ung thư biểu mô của dây thanh thường khu trú ở một bên khá lâu rồi mới lan sang phía dây thanh đối diện.

Ung thư hạ thanh môn: ít gặp hơn so với hai loại trên nhưng khám, phát hiện cũng khó khăn hơn. Muốn xác định, phải soi thanh quản trực tiếp và chụp cắt lớp.

Loại này thường gặp là thể thâm nhiễm và thường ở phía dưới dây thanh, vì vậy được cánh sụn giáp làm vật chắn, nên u khó lan ra ngoài. U thường bắt đầu từ mặt dưới dây thanh và lan rộng xuống phía dưới niêm mạc, thâm nhiễm vào phía sâu, nhưng bờ tự do của dây thanh vẫn bình thường, vì vậy nếu sinh thiết soi qua gián tiếp, ít khi lấy được chính xác thương tổn u mà phải soi thanh quản trực tiếp, thậm chí có khi phải mở sụn giáp (thyrotomie).

Ung thư thường phát triển nhanh sang phía đối diện vượt qua mép trước thanh quản, sau đó lan xuống dưới sụn nhẫn. Có trường hợp u lan xuyên qua màng giáp nhẫn hoặc thâm nhiễm ra phía mặt sụn nhẫn. Thường gặp là u lan lên trên và ra sau khớp nhẫn phễu làm cho dây thanh bị cố định

Các triệu chứng lâm sàng của ung thư thanh quản

Tùy theo vị trí của ung thư khác nhau mà các triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau, kể cả thời gian xuất hiện.

Triệu chứng cơ năng

Khàn tiếng ngày càng tăng và dẫn đến phát âm khó khăn, khàn đặc, mất tiếng.

Khó thở xuất hiện và tăng dần mặc dù triệu chứng này đã có từ lâu nhưng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thích ứng được, nhưng sau đó xuất hiện từng cơn khó thở, nguy kịch nhất là khi bị kích thích dẫn đến co thắt thanh quản, đôi khi kèm theo một bội nhiễm thứ phát (đợt viêm cấp do cảm cúm, phù nề do tia phóng xạ) thì khó thở nặng.

Ho: cũng là triệu chứng hay gặp nhưng kín đáo và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt.

Đau: chỉ xuất hiện khi khối u đã lan đến bờ trên của thanh quản, nhất là khi khối u đã bị loét. Đau thường lan lên tai và đau nhói lúc nuốt.

Đến giai đoạn muộn thì xuất hiện nuốt khó và sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa. Ở giai đoạn này, toàn trạng cũng bị ảnh hưởng.

Khám lâm sàng

Ung thư biểu mô dây thanh ở giai đoạn đầu thì u thường khu trú ở một bên dây thanh dưới hình thái một nụ sùi nhỏ hoặc thâm nhiễm nhẹ và hay gặp ở nửa trước dây thanh hoặc mép trước. Di động của dây thanh ở giai đoạn đầu nếu là thể tăng sinh thì chưa bị ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu là thể thâm nhiễm thì di động bị hạn chế nhẹ. Sự đánh giá độ di động của dây thanh rất có ý nghĩa trong chỉ định điều trị.

U ở hạ thanh môn thì trước hết dây thanh di động bị hạn chế rồi lan ra quá đường giữa nên dễ nhầm với một u của thanh môn.

U ở thượng thanh môn thì ít khi phát hiện được ở giai đoạn sớm, băng thanh thất phù nề che lấp dây thanh cùng bên, niêm mạc dày cộm lên, chắc cứng, sau đó loét lan nhanh ra nẹp phễu thanh thiệt và xoang lê. Vì vậy u ở vùng này thường hay gặp ở giai đoạn muộn dưới hình thái thâm nhiễm hay tăng sinh, đôi khi kèm theo loét và lan vào hố trước thanh thiệt.

Nếu ung thư thanh quản không được điều trị, thường chỉ kéo dài được một năm hoặc 18 tháng, tử vong thường do ngạt thở cấp tính, biến chứng viêm phế quản phổi, suy kiệt hay chảy máu ồ ạt.

Di căn của ung thư thanh quản

Hạch cổ: tuỳ thuộc vào vị trí của thương tổn u, nên hạch cổ di căn cũng khác nhau vì nó phụ thuộc vào hệ thống bạch mạch của vùng đó. Hệ thống bạch mạch này thường có 2 mạng lưới phân giới khá rõ rệt: một mạng ở thượng thanh môn, một mạng ở hạ thanh môn, 2 mạng này được phân giới hạn bởi dây thanh. Mạng lưới thượng thanh môn bao gồm bạch mạch từ tiền đình thanh quản đổ về thân bạch mạch, chui qua phần bên của màng giáp móng và tận cùng của hạch cảnh trên. Mạng lưới hạ thanh môn cũng khá phong phú tuy ít dày đặc hơn phần thượng thanh môn. Còn vùng ranh giới tức dây thanh thì hệ bạch mạch rất bé, nằm rải rác dọc theo dây thanh, sau đó nối với mạng lưới của tiền đình thanh quản hay hạ thanh môn. Vì vậy ung thư vùng thượng thanh môn thường có hạch cổ di căn sớm, còn ung thư vùng hạ thanh môn thì di căn xuất hiện muộn hơn. Các hạch vùng này thường ở sâu, nên khám phát hiện lâm sàng khó hơn.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Ung thư thanh quản nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời thì có thể khỏi được với tỉ lệ ngày càng cao. Khác với ung thư thượng thanh môn và ung thư hạ họng, do các triệu chứng ban đầu kín đáo, không rầm rộ. Nên người bệnh dễ bỏ qua, không đi khám, còn ung thư thanh môn (dây thanh) thường xuất hiện sớm, các triệu chứng khó nói, khàn tiếng, nên người bệnh tự đi khám sớm hơn.

Những trường hợp có thương tổn một bên thanh quản, thương tổn còn rất khu trú, di động của dây thanh hơi khác thường thì phải kiểm tra theo dõi, làm các xét nghiệm cần thiết để loại trừ một ung thư.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm thanh quản mạn tính phì đại, với một loét do tiếp xúc ở mỏm thanh hoặc một sa niêm mạc thanh thất.

Trong giai đoạn đầu, về lâm sàng cần phân biệt với một lao thanh quản (thể viêm dây thanh hay thể u lao). Thể thâm nhiễm ở mép sau rất giống một thương tổn lao, nhưng thương tổn lao rất ít xuất phát từ vị trí này.

Với một thương tổn lupus, thường hay gặp ở bờ thanh thiệt và tiền đình thanh quản nhưng có đặc điểm là cùng tồn tại nhiều hình thái trong một thời điểm (vừa có loét, vừa có thâm nhiễm, vừa có xơ sẹo) nên chẩn đoán phân biệt không khó khăn lắm.

Giang mai thời kỳ III, giai đoạn gôm chưa loét cũng dễ nhầm với loại ung thư thâm nhiễm ở vùng thanh thất hay băng thanh thất. Nếu ở giai đoạn đã loét thì cần phân biệt với u tiền đình thanh quản hay một ung thư hạ họng, thanh quản. Bờ loét không đều loét hình núi lửa, xung quanh rắn, màu đỏ như màu thịt bò, không đau lắm là đặc điểm của loét giang mai.

Dây thanh một bên không di động cần phân biệt với một liệt hồi qui hoặc một viêm khớp nhẫn phễu.

Với các u lành tính, cần phân biệt với một polyp, một u nhú vì các u này dễ ung thư hoá, nhất là người có tuổi, nam giới. Vì vậy, ở những trường hợp nay phải khám định kỳ, theo dõi và cần thiết thì phải làm sinh thiết nhiều lần.

Ở giai đoạn muộn, do các triệu chứng như mất tiếng, khó thở, nuốt khó, hạch cổ bị cố định… đã rõ ràng, nên chẩn đoán không gặp khó khăn lắm, nhất là khi soi thanh quản thì khối u đã khá rõ rệt, to, choán gần hết vùng thanh quản và có trường hợp đã lan ra cả mô lân cận.

Theo phân loại của Hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC): căn cứ độ di động của dây thanh, sự xuất hiện hạch cổ, di căn xa để sắp xếp theo hệ thống T.N.M

T (Tumor): khối u nguyên phát. Ung thư thượng thanh môn:

Tis: u tiền xâm lấn.

T1 : u khu trú ở mặt dưới thanh thiệt, hoặc một bên ở nẹp phễu thanh thiệt, hoặc một bên thanh thất, hoặc một bên băng thanh thất.

T2 : u ở thanh thiệt đã lan đến thanh thất hoặc băng thanh thất.

T3 : u như T2 nhưng dẫ lan đến dây thanh.

T4 : u như T3 nhưng đẫ lan ra xoang lê, mặt sau sụn nhẫn, rãnh lưỡi thanh thiệt và đáy lưỡi

Tis : u tiền xâm lấn.

T1 : u ở một bên dây thanh, dây thanh còn di động bình thường.

T2 : u ở cả hai dây thanh, dây thanh di động bình thường hay đã cố định.

T3 : u đã lan xuống hạ thanh môn hoặc đã lan lên thượng thanh môn.

T4 : như T1, T2, T3 nhưng đã phá vỡ sụn giáp lan ra da, xoang lê hoặc sau sụn nhẫn.

Tis : u tiền xâm lấn.

T1: u khu trú ở một bên hạ thanh môn.

T2 : u đã lan ra cả hai bên của hạ thanh môn.

T3 : u ở hạ thanh môn đã lan ra dây thanh.

T4 : như T1, T2,T3 nhưng đã lan vào khí quản, ra da hoặc vùng sau sụn nhẫn.

N (Node): hạch cổ.

N0 : hạch không sờ thấy.

N1 : hạch một bên còn di động.

N1a : đánh giá hạch chưa có di căn.

N1b : đánh giá hạch đã có di căn.

N2 : hạch đối diện hoặc hạch hai bên còn di động.

N2a: đánh giá hạch chưa có di căn.

N2b : đánh giá hạch đã có di căn.

N3 : hạch đã cố định.

M (Metastasis): di căn xa.

M0 : chưa có di căn xa.

M1 : đã có di căn xa.

Phương pháp điều trị có hiệu quả nhất là phối hợp phẫu thuật với tia xạ sau mổ. Từ trước đến nay, có 3 phương pháp chủ yếu: tia xạ đơn thuần, phẫu thuật đơn thuần và phối hợp phẫu thuật với tia xạ. Những trường hợp đến ở giai đoạn sớm, còn khu trú, chưa có hạch cổ di căn thì có thể phẫu thuật hoặc tia xạ đơn thuần.

Phương pháp phẫu thuật

Về nguyên tắc có hai loại, phẫu thuật bảo tồn hay cắt một phần thanh quản, sau phẫu thuật này, người bệnh có thể phát âm thở theo đường sinh lí tự nhiên, còn phẫu thuật tiệt căn hay cắt bỏ thanh quản toàn phần, sau phẫu thuật này người bệnh phải thở qua lỗ của khí quản trực tiếp khâu nối ra vùng da ở cổ và phát âm không qua đường sinh lí tự nhiên được (giọng nói thực quản, qua một thiết bị hỗ trợ phát âm hay qua một phẫu thuật để phát âm).

Tuỳ theo vị trí, độ lan rộng của u cũng như tình trạng hạch cổ di căn mà chọn lựa phương pháp phẫu thuật.

Cắt bỏ một phần thanh quản.

Phẫu thuật cắt bỏ thanh thiệt kiểu Huet.

Cắt thanh quản ngang trên thanh môn kiểu Anlonso.

Phẫu thuật cắt dây thanh.

Phẫu thuật cắt thanh quản trán bên kiểu Leroux-Robert.

Phẫu thuật cắt thanh quản trán trước.

Cắt nửa thanh quản kiểu Hautant.

Cắt bỏ thanh quản toàn phần.

Phương pháp điều trị bằng xạ trị

Cho đến nay, việc sử dụng các nguồn tia xạ để điều trị các khối u ác tính là một trong những biện pháp quan trọng và cơ bản, nhất là các u thuộc phạm vi vùng đầu cổ. Điều trị bằng tia xạ có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng có những biện pháp chủ yếu sau:

Điều trị xạ trị đơn thuần.

Điều trị xạ trị phối hợp với phẫu thuật, có thể trước hoặc sau phẫu thuật hoặc phối hợp xen kẽ, xạ trị-phẫu thuật-xạ trị.

Các phương pháp điều trị ung thư thanh quản khác

Ngoài hai phương pháp cơ bản và hiệu quả nhất trong điều trị ung thư thanh quản đã nêu ở trên thì gần 10 năm lại đây, một số tác giả, chủ yếu là các nước Tây Âu, Hoa Kỳ đã phối hợp điều trị hoá chất nhưng kết quả còn đang bàn cãi.

Kết quả điều trị ung thư thanh quản ở Việt Nam

Ung thư dây thanh, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể chữa khỏi hoàn toàn, đạt tỉ lệ 80%. Vì vậy, một số tác giả còn gọi ung thư dây thanh là loại “ung thư lành tính” nhằm mục đích nhấn mạnh kết quả điều trị mĩ mãn của loại ung thư này. Mặt khác cũng để nhắc nhở những người thầy thuốc nói chung, nhất là thày thuốc Tai Mũi Họng nói riêng phải có tinh thần trách nhiệm cao, khám và theo dõi tỉ mỉ những trường hợp nghi ngờ, nếu bỏ sót, để lọt lưới một ung thư thanh quản, đặc biệt ung thư dây thanh thì phải xem như một sai sót điều trị vì loại ung thư này xuất hiện triệu chứng lâm sàng khá sớm, việc khám phát hiện cũng dễ dàng, thuận lợi, không đòi hỏi nhiều các trang thiết bị kĩ thuật phức tạp, đắt tiền.

Đối với các thể ung thư thanh quản khác còn khu trú trong lòng thanh quản chưa lan ra vùng hạ họng thì kết quả điều trị ngày càng đạt tỉ lệ cao (kéo dài tuổi thọ quá 5 năm đạt trên 45%).

Phòng bệnh

Ung Thư Cổ Họng: Dấu Hiệu Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Điều Trị

Định nghĩa

Cổ họng là một ống cơ dài bắp 5-inch bắt đầu phía sau mũi và kết thúc ở cổ. thanh quản được đặt ngay dưới và cũng dễ bị ung thư cổ họng. Thanh quản được làm từ sụn và chứa các dây thanh âm dao động để làm ra âm thanh khi nói chuyện. Ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến phần sụn (nắp thanh quản). Ung thư amidan, một dạng khác của ung thư cổ họng, ảnh hưởng đến amidan nằm trên mặt sau của cổ họng.

Có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ họng bằng cách không hút thuốc, không nhai thuốc và hạn chế sử dụng rượu.

Các triệu chứng Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ họng có thể bao gồm: Ho. Thay đổi giọng nói, như khan tiếng. Khó nuốt. Đau tai. Đau không thể chữa hết. Đau họng. Trọng lượng mất.

Lấy hẹn với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng mới dai dẳng. Hầu hết các triệu chứng ung thư cổ họng không cụ thể cho bệnh ung thư, do đó, bác sĩ có thể đầu tiên thường sẽ điều tra nguyên nhân khác.

Nguyên nhân

Ung thư xảy ra khi các tế bào trong phát triển đột biến gen. Những đột biến này khiến các tế bào phát triển không kiểm soát được và tiếp tục sống sau khi các tế bào khỏe mạnh bình thường sẽ chết. Các tế bào tích lũy có thể hình thành một khối u trong cổ họng.

Không rõ những gì gây ra các đột biến gây ung thư cổ họng. Nhưng các bác sĩ đã xác định được yếu tố có thể làm tăng nguy cơ.

Các loại ung thư cổ họng

Bệnh ung thư họng là một thuật ngữ chung áp dụng cho ung thư phát triển trong họng hoặc ung thư thanh quản. Các cổ họng và thanh quản được kết nối chặt chẽ, với thanh quản nằm ngay dưới cổ họng. Các điều khoản cụ thể để mô tả các loại ung thư cổ họng, bao gồm:

Ung thư vòm họng bắt đầu vào vòm họng – những phần của cổ họng ngay sau mũi. Ung thư hầu họng bắt đầu trong hầu họng – phần phía sau cổ họng miệng bao gồm amidan. Ung thư hạ họng bắt đầu từ hạ hầu – phần thấp của cổ họng, ngay phía trên thực quản và khí quản. Ung thư cửa hầu bắt đầu ở các dây thanh âm.

Ung thư trên thanh môn bắt đầu ở phần trên thanh quản và bao gồm ung thư có ảnh hưởng đến nắp thanh quản.

Ung thư dưới thanh môn bắt đầu ở phần dưới của thanh quản, bên dưới dây thanh âm. Yếu tố nguy cơ Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ họng, bao gồm: Sử dụng thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc và nhai thuốc lá. Sử dụng quá nhiều rượu. Vệ sinh răng miệng kém. Virus được gọi là u nhú ở người (HPV). Chế độ ăn uống thiếu rau quả. Tiếp xúc với amiăng, một chất xơ tự nhiên được sử dụng trong ngành sản xuất nhất định. Các xét nghiệm và chẩn đoán Để chẩn đoán ung thư cổ họng, bác sĩ có thể khuyên nên:

Loại bỏ một mẫu mô để thử nghiệm. Nếu bất thường được tìm thấy trong khi nội soi hoặc laryngoscopy, bác sĩ có thể thu thập một mẫu mô (sinh thiết). Mẫu sẽ được gửi đến một phòng thí nghiệm để thử nghiệm.

Giai đoạn

Sau khi chẩn đoán ung thư cổ họng, bước tiếp theo là xác định mức độ, hoặc giai đoạn của ung thư. Biết giai đoạn sẽ giúp xác định lựa chọn điều trị.

Các giai đoạn của ung thư cổ họng được đặc trưng bằng các chữ số La Mã I đến IV. Mỗi kiểu phụ của bệnh ung thư cổ họng có tiêu chí riêng cho từng giai đoạn. Nhìn chung, giai đoạn I ung thư cổ họng cho thấy khối u nhỏ hơn, giới hạn ở một khu vực của cổ họng. Giai đoạn sau cho thấy bệnh ung thư nặng hơn, với giai đoạn IV là tiến triển nhất.

Phương pháp điều trị và thuốc Xạ trị

Xạ trị sử dụng các hạt năng lượng cao, chẳng hạn như X-quang, để cung cấp bức xạ cho các tế bào ung thư, làm cho chúng chết. Xạ trị có thể đến từ một máy lớn bên ngoài cơ thể (tia bức xạ bên ngoài). Hoặc xạ trị có thể được đặt bên trong cơ thể, gần bệnh ung thư (brachytheraphy).

Đối với bệnh ung thư cổ họng giai đoạn đầu, điều trị chỉ xạ trị có thể cần thiết. Ung thư cổ họng muộn hơn, xạ trị có thể kết hợp với hóa trị hoặc phẫu thuật. Ung thư cổ họng rất nặng, xạ trị có thể được sử dụng để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng và làm cho thoải mái hơn.

Phẫu thuật

Các loại thủ tục phẫu thuật có thể xem xét để điều trị ung thư cổ họng phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn của bệnh ung thư. Tùy chọn có thể bao gồm:

Phẫu thuật loại bỏ tất cả hay một phần của họng (pharyngectomy). Ung thư nhỏ có thể yêu cầu loại bỏ một phần trong khi phẫu thuật. Các bộ phận được lấy ra có thể được tái tạo để cho phép nuốt thức ăn bình thường. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thường bao gồm loại bỏ thanh quản. Bác sĩ có thể có khả năng tái tạo lại để nuốt thức ăn.

Phẫu thuật có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng. Các biến chứng khác có thể, chẳng hạn như nói, nuốt khó sẽ phụ thuộc vào các thủ tục cụ thể trải qua.

Hóa trị Mục tiêu điều trị bằng thuốc

Mục tiêu thuốc điều trị ung thư cổ họng bằng cách thay đổi khía cạnh nhiên liệu cụ thể của các tế bào ung thư phát triển. Cetuximab (Erbitux) là một trong những mục tiêu điều trị được chấp thuận cho điều trị ung thư cổ họng trong các tình huống nhất định. Cetuximab ngừng các hành động của một protein được tìm thấy trong nhiều loại tế bào khỏe mạnh, nhưng phổ biến trong một số loại tế bào ung thư cổ họng.

Các loại thuốc khác được nhắm mục tiêu đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng. Thuốc mục tiêu có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị.

Phục hồi chức năng sau khi điều trị

Điều trị ung thư cổ họng thường gây ra các biến chứng có thể yêu cầu làm việc với các chuyên gia để lấy lại khả năng nuốt, ăn thức ăn rắn và nói chuyện. Trong và sau khi điều trị ung thư cổ họng, có thể tìm sự giúp đỡ:

Chăm sóc cho một lỗ mở khí quản. Khó ăn. Khó nuốt. Cứng và đau ở cổ. Vấn đề nói. Phong cách sống và biện pháp khắc phục Bỏ hút thuốc lá

Ung thư họng gắn liền với hút thuốc lá. Không phải tất cả mọi người ung thư cổ họng với hút thuốc lá. Nhưng nếu hút thuốc, bây giờ là thời gian dừng lại bởi vì:

Hút thuốc làm cho điều trị ít hiệu quả. Hút thuốc làm cho khó hơn cho cơ thể chữa bệnh sau khi phẫu thuật. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác trong tương lai. Bỏ uống rượu

Rượu, đặc biệt khi kết hợp với hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư cổ họng. Nếu uống rượu, dừng lại ngay bây giờ. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ ung thư thứ hai. Ngừng uống cũng có thể giúp chịu đựng tốt hơn điều trị ung thư cổ họng.

Thay thế thuốc

Không có phương pháp điều trị thay thế đã chứng tỏ hữu ích trong điều trị ung thư cổ họng. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị bổ sung và thay thế có thể giúp đối phó với chẩn đoán và với các tác dụng phụ của điều trị ung thư cổ họng. Nói chuyện với bác sĩ về các tùy chọn.

Thay thế phương pháp điều trị có thể tìm thấy hữu ích bao gồm: Châm cứu. Massage trị liệu. Thiền. Kỹ thuật thư giãn. Đối phó và hỗ trợ

Mặc dù có thể cảm thấy như cuộc sống – sự sống còn, có thể thực hiện các bước để cảm nhận nhiều hơn trong kiểm soát và để đối phó với chẩn đoán ung thư cổ họng. Để đối phó, cố gắng:

Tìm một người nào đó để nói chuyện với. Tìm ra nguồn hỗ trợ có thể giúp đối phó với những cảm xúc đang cảm thấy. Có thể có một người thân hoặc thành viên gia đình biết lắng nghe. Hãy xem xét tham gia một nhóm hỗ trợ cho những người mắc bệnh ung thư.

Phòng chống

Không có cách nào chứng minh để ngăn ngừa ung thư cổ họng xảy ra. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ ung thư cổ họng, có thể:

Chỉ uống rượu ở mức vừa phải, nếu uống. Đối với phụ nữ, điều này có nghĩa là một ly mỗi ngày. Đối với nam giới, có nghĩa là không uống hơn hai ly một ngày.

Hãy cẩn thận hóa chất xung quanh. Khi làm việc với hóa chất, cho dù trong công việc hoặc xung quanh ngôi nhà, cẩn thận làm theo hướng dẫn. Tránh hít khói hoá chất độc hại. Đúng thông gió cho phòng nơi đang làm việc và đeo khẩu trang miệng và mũi.

Thành viên Dieutri.vn

Nguồn: Internet.

Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/taimuihong/ung-thu-co-hong/)

Ung Thư Biểu Mô Mũi Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Ung thư biểu mô mũi họng là ung thư xảy ra ở vòm mũi họng, nó nằm ở sau mũi và ở trên phần sau của họng. Vòm họng là phần trên của họng, một hình ống trải rộng từ phía sau mũi tới đỉnh của khí quản và thực quản trong vùng cổ.

Ung thư biểu mô mũi họng xảy ra nhiều ở vùng Đông Nam á và Bắc Phi. ở các nước Âu Mỹ, bệnh chiếm tỷ lệ thấp. Bệnh cũng thường gặp ở Việt nam, và gặp nhiều nhất trong các ung thư vùng đầu cổ. Bệnh cũng là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều người. Hàng năm, bệnh viện K Hà nội đã điều trị cho khoảng 500 bệnh nhân mới và đứng hàng thứ 5 trong 10 bệnh ung thư thường gặp.

Ung thư biểu mô mũi họng rất khó để phát hiện sớm. Điều này có thể do mũi họng không dễ dàng để kiểm tra và các triệu chứng của ung thư biểu mô mũi họng giống như nhiều tình trạng bệnh lý phổ biến khác.

Ung thư biểu mô mũi họng có thể gây nên những dấu hiệu và triệu chứng giống với nhiều bệnh. Do vị trí không lộ rõ, ung thư biểu mô vòm họng thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã lan tràn. Đáng tiếc vì ung thư biểu mô vòm họng thường được chẩn đoán muộn, nó cũng trở thành khó điều trị.

Ung thư bắt đầu khi một hoặc nhiều đột biến gen làm cho các tế bào bình thường phát triển ngoài tầm kiểm soát, xâm nhập vào cấu trúc xung quanh và cuối cùng lan tràn (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong ung thư biểu mô mũi họng, quá trình này bắt đầu ở các tế bào hình vảy lót bề mặt của vòm họng.

Nguyên nhân ung thư biểu mô mũi họng chính xác gây ra những đột biến gen dẫn đến ung thư biểu mô mũi họng chưa được biết rõ, mặc dù các yếu tố như virus Epstein-Barr làm tăng nguy cơ ung thư này đã được xác định. Tuy nhiên, chưa giải thích được lý do tại sao một số người có tất cả các yếu tố nguy cơ mà không bao giờ mắc bệnh ung thư, trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ lại mắc bệnh.

Trong nhiều trường hợp không rõ là nguyên nhân gì gây nên những đột biến gen dẫn đến ung thư biểu mô vòm họng, mặc dù những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ với ung thư này đã được xác định. Tuy nhiên, cũng không rõ tại sao một số người có tất cả các yếu tố nguy cơ không bao giờ bị ung thư trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ rõ rệt lại bị ung thư.

Ung thư biểu mô mũi họng thường được phát hiện muộn do bệnh tiến triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh không đặc thù, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, hơn nữa vùng vòm ở sâu, là khu vực không dễ tiếp cận để thăm khám đối với các bác sỹ không chuyên khoa. Các triệu chứng của bệnh hầu hết là các triệu chứng “mượn” của các cơ quan lân cận và thường biểu hiện ở một bên:

Biểu hiện ở mũi: Ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, chảy máu mũi, nói giọng mũi.

Biểu hiện ở tai: U làm tắc vòi tai gây viêm tai giữa biểu hiện đau tai, ù tai, chóng mặt, nghe kém, có thể chảy mủ tai.

Biểu hiện ở mắt: Khu u lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt biểu hiện lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực…

Hạch cổ: Là dấu hiệu thường gặp, gặp ở 60-90% các trường hợp.

Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân khác thường gặp như đau đầu nhiều, gầy sút cân trong thời gian ngắn, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân… cũng cần phải được lưu ý.

Giới tính: Ung thư biểu mô mũi họng phổ biến ở nam giới hơn ở nữ giới.

Chủng tộc: Loại ung thư này phổ biến ở người Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Phi. Tại Hoa Kỳ, những người nhập cư châu Á có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn so với những người châu Á sinh ra ở Mỹ.

Tuổi tác: Ung thư mũi họng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường được chẩn đoán ở người trong độ tuổi từ 30 và 50.

Thực phẩm ướp muối để bảo quản: Các hóa chất giải phóng vào hơi nước khi nấu thức ăn ướp muối như cá và rau, có thể thâm nhập vào khoang mũi, làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô vòm họng. Tiếp xúc với các hóa chất này từ khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.

Bệnh sử gia đình: Có một thành viên trong gia đình bị ung thư mũi họng làm tăng nguy cơ của bệnh.

Hiện tại các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển vắc xin phòng virus Epstein-barr, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vòm. Trong khi chờ đợi các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như trên chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khác để nâng cao sức khỏe nói chung, hạn chế các yếu tố nguy cơ khác của ung thư vòm như:

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.

Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu chất kích thích, hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối…

Điều trị sớm những viêm nhiễm ở đường mũi họng.

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng tai mũi họng như đau đầu kéo dài, xì máu mũi, ù tai, hạch cổ to… nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để được nội soi vòm, loại trừ bệnh.

Khám sức khỏe và tìm hiểu bệnh sử: khám tổng quát để kiểm tra các dấu hiệu sức khỏe chung bao gồm kiểm tra các dấu hiệu của các hạch bạch huyết sưng ở cổ hoặc bất cứ dấu hiệu không bình thường. Tìm hiểu bệnh sử về những thói quen sức khỏe, bệnh lý trong quá khứ và các phương pháp điều trị đã trải qua.

Khám thần kinh: một loạt các câu hỏi và các xét nghiệm để kiểm tra não, tủy sống và chức năng thần kinh. Kiểm tra đánh giá trạng thái tinh thần, khả năng phối hợp, khả năng đi lại bình thường, đồng thời kiểm tra chức năng của cơ bắp, các giác quan và các phản xạ.

Sinh thiết: lấy mẫu tế bào hoặc mô và kiểm tra mẫu dưới kính hiển vi bởi một nhà nghiên cứu bệnh học nhằm kiểm tra các dấu hiệu của bệnh ung thư. Các mẫu mô được lấy ra từ các thủ thuật sau:

Soi mũi: là thủ thuật quan sát bên trong mũi để tìm ra các khu vực bất thường. Soi mũi là luồn qua mũi một dụng cụ mỏng hình ống có gắn đèn và một ống kính để quan sát. Nó có thể có kèm theo một dụng cụ để lấy mẫu mô. Các mô này được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu của bệnh ung thư.

Nội soi cao: một thủ thuật giúp quan sát bên trong mũi, họng, thực quản, dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non, gần dạ dày). Nội soi được đưa qua miệng, vào thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi là một dụng cụ mỏng, hình ống có gắn đèn và một ống kính. Nó cũng có thể gắn với một dụng cụ để lấy mẫu mô. Các mẫu mô được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu của bệnh ung thư.

MRI (chụp cộng hưởng từ): một thủ thuật sử dụng từ trường kết hợp với sóng radio và một máy tính để tạo một loạt các hình ảnh chi tiết về khu vực bên trong cơ thể. Thủ thuật này còn được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMRI).

Chụp CT: là phương pháp chụp tạo ra một loạt các hình ảnh chi tiết về khu vực bên trong cơ thể từ các góc độ khác nhau. Những hình ảnh được hiển thị trên một máy tính kết nối với máy chụp X-quang. Một loại thuốc nhuộm có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống giúp các cơ quan hoặc mô hiện rõ hơn. Thủ thuật này còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp vi tính trục.

PET scan (Chụp cắt lớp vi tính bức xạ positron): Một thủ thuật để tìm ra các tế bào từ khối u ác tính trong cơ thể. Một lượng nhỏ phóng xạ glucose (đường) được tiêm vào tĩnh mạch. Máy quét PET xoay quanh cơ thể và tạo ra bức tranh toàn thể cách glucose được sử dụng trong cơ thể. Các tế bào ác tính hiển thị sáng hơn trong hình, vì chúng hoạt động mạnh hơn và dùng nhiều glucose hơn các tế bào bình thường. Chụp PET có thể được sử dụng để phát hiện ung thư mũi họng đã lây lan đến xương. Đôi khi, chụp PET và chụp CT được thực hiện cùng một lúc. Cách phối hợp này tăng khả năng phát hiện bệnh ung thư, nếu có.

Các xét nghiệm sinh hóa máu: là các xét nghiệm máu để định lượng một số chất nhất định lưu hành trong máu từ các cơ quan và các mô trong cơ thể. Một nồng độ bất thường (cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường) của một chất có thể là dấu hiệu của bệnh tật.

Xét nghiệm công thức máu (CBC): là thủ thuật rút mẫu máu để kiểm tra: Đếm số lượng tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu. Hàm lượng hemoglobin (các protein vận chuyển oxy) trong các tế bào hồng cầu. Tỷ lệ hồng cầu trong máu.

Kiểm tra virus Epstein-Barr (EBV): xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống lại virus và ADN Epstein-Barr – dấu hiệu của virus Epstein-Barr có mặt trong máu. Các kháng thể này được tìm thấy trong máu của bệnh nhân bị nhiễm EBV.

Khám thính lực: kiểm tra khả năng nghe các âm thanh khác nhau từ nhỏ đến to, thấp đến cao. Mỗi tai được kiểm tra riêng.

Điều trị ung thư biểu mô mũi họng thường bắt đầu bằng xạ trị hoặc kết hợp bức xạ và hóa trị.

Xạ trị

Xạ trị là sử dụng chùm tia năng lượng cao như tia X-quang hoặc proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Xạ trị cho ung thư biểu mô mũi họng thường được xử lý bằng thủ thuật gọi là chiếu tia bức xạ bên ngoài. Trong thủ thuật này, khi nằm trên bàn và một máy phân khối lớn chuyển động xung quanh, tia bức xạ được chiếu chính xác vào mục tiêu ung thư.

Đối với các khối u nhỏ ở mũi họng, xạ trị có thể là điều trị duy nhất cần thiết. Trong các trường hợp khác, xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị. Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm đỏ da tạm thời, giảm thính lực và khô miệng.

Một loại xạ trị khác gọi là bức xạ bên trong (trị liệu gần), đôi khi được sử dụng trong ung thư biểu mô mũi họng tái phát. Với phương pháp này, hạt hoặc dây phóng xạ được định vị trong khối u hoặc rất gần với khối u.

Xạ trị cho đầu và cổ, đặc biệt là khi kết hợp với hóa trị, thường gây lở loét nghiêm trọng ở cổ họng và miệng.

Hóa trị: hóa trị là điều trị bằng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị liệu có thể được đưa vào dưới dạng thuốc viên, truyền tĩnh mạch hoặc cả hai. Hóa trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư biểu mô mũi họng theo ba cách:

Hóa trị tại cùng thời điểm với xạ trị: khi hai phương pháp điều trị được kết hợp, hóa trị liệu tăng cường tính hiệu quả của xạ trị. Điều trị đồng thời này được gọi là điều trị phối hợp hoặc xạ hóa trị. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hóa trị liệu kèm với các tác dụng phụ của xạ trị khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.

Hóa trị sau khi xạ trị: hóa trị được sử dụng để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn xót lại trong cơ thể kể cả những tế bào có thể bị vỡ ra từ khối u ban đầu và lây lan ra những nơi khác. Một số tranh cãi về việc hóa trị có thực sự cải thiện sự sống còn ở những người bị ung thư vòm họng hay không. Nhiều người trải qua hóa trị liệu sau khi điều trị đồng thời không thể chịu đựng được các tác dụng phụ và phải ngừng điều trị.

Hóa trị trước khi xạ trị: hóa trị liệu bổ trợ là điều trị hóa trị liệu trước khi xạ trị đơn thuần hoặc trước khi điều trị đồng thời. Cần nghiên cứu thêm để xác định xem hóa trị bổ trợ có thể cải thiện tỷ lệ sống sót ở những người bị ung thư vòm họng hay không.

Phẫu thuật: phẫu thuật không thường được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng. Phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ một khối u từ vòm họng. Điều này thường đòi hỏi phẫu thuật viên phải thực hiện một vết rạch trong vòm miệng để tiếp cận vào khu vực này và loại bỏ các tế bào ung thư.

Ung Thư Vòm Họng: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị

Cổ họng là một ống cơ bắt đầu từ sau mũi dọc xuống cổ. Ung thư vòm họng bắt đầu trong những tế bào phẳng nằm ở bên trong cổ họng.

Thanh quản nằm ngay dưới cổ họng và dễ bị ung thư vòm họng. Thanh quản được cấu tạo từ sụn và chứa những dây thanh âm rung để tạo âm thanh khi nói chuyện.

Ung thư vòm họng có nguy cơ ảnh hưởng đến nắp thanh quản (epiglottis), nó có tác dụng bảo vệ khí quản. Ung thư amidan là một dạng ung thư vòm họng khác, ảnh hưởng đến amidan, nằm ở sau cổ họng.

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư vòm họng gồm:

Ho

Giọng nói thay đổi (khàn giọng, nói không rõ tiếng)

Khó nuốt

Đau tai

Đau họng

Sụt cân

Xuất hiện các khối u hoặc vết loét ở cổ họng

Ung thư vòm họng thường xảy ra khi những tế bào trong cổ họng phát triển đột biến gen. Sự đột biến này khiến cho những tế bào phát triển mất kiểm soát và hoạt động không ngừng sau khi các tế bào khỏe mạnh chết đi. Những tế bào tích lũy này sẽ tạo thành một khối u nằm trong cổ họng của bạn.

Nguyên nhân ung thư vòm họng không thực sự rõ ràng, tuy nhiên các bác sĩ xác định các yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Sử dụng thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc và nhai thuốc lá

Sử dụng rượu quá mức

Một loại virus lây truyền qua đường tình dục có tên là papillomavirus ở người (HPV)

Một chế độ ăn thiếu rau quả

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Các loại ung thư vòm họng

Cổ họng và thanh quản được kết nối chặt chẽ với nhau, vị trí thanh quản nằm ngay dưới cổ họng. Đa số các loại ung thư vòm họng đều bắt nguồn từ một loại tế bào, bệnh được chia thành các loại khác nhau để giúp phần biệt được vị trí bắt nguồn ung thư từ cổ họng.

Ung thư Nasopharyngeal bắt đầu ở vòm họng – phần cổ họng của bạn ngay sau mũi.

Ung thư Oropharyngeal bắt đầu ở amidan – phần cổ họng của bạn ngay sau miệng.

Ung thư Hypopharyngeal (ung thư thanh quản) bắt đầu ở vùng thanh quản – phần dưới cổ họng, ngay trên thực quản và khí quản.

Ung thư glottic bắt đầu từ dây thanh âm.

Ung thư Supraglottic bắt đầu từ phần trên của thanh quản, gồm có ung thư ảnh hưởng đến biểu mô (mảnh sụn chặn thức ăn vào khí quản).

Ung thư subglottic bắt đầu ở phần dưới của thanh quản, bên dưới dây thanh âm.

Trên thực tế sẽ không có cách nào đảm bảo ngăn ngừa chắc chắn ung thư cổ họng xảy ra. Tuy nhiên, các biện pháp sau đây sẽ giảm nguy cơ bị ung thư vòm họng:

Không hút thuốc: Nếu như bạn là người nghiện thuốc lá, hãy từ bỏ nó ngay. Nếu như bạn không hút thuốc thì đừng bao giờ bắt đầu. Cai thuốc sẽ rất khó khăn, vì vậy hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ, có thể sử dụng sản phẩm thay thế nicotine.

Hạn chế uống rượu: Nếu bạn là một người thích uống rượu, hãy kiểm soát nó một cách điều độ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ trái cây, rau xanh. Các chất vitamin và chất chống oxy hóa có trong các loại trái cây và rau xanh giúp làm giảm nguy cơ ung thư vòm họng.

Bảo vệ cơ thể khỏi virus HPV (vi rút lây truyền qua đường tình dục). Một số bệnh ung thư vòm họng được cho là do nhiễm trùng papillomavirus ở người nhiễm HPV.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng:

Sử dụng một dụng cụ để có được một cái nhìn gần hơn vào cổ họng. Bác sĩ thường nội soi để xem xét kỹ cổ họng của bạn có bị u loét hay không.

Lấy một mẫu mô trong cổ họng để thử nghiệm. Nếu bác sĩ phát hiện điều gì bất thường trong khi nội soi, sẽ cần lấy một mẫu mô (sinh thiết) để làm xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể yêu cầu một mẫu từ hạch bạch huyết bị sưng bằng cách sử dụng kỹ thuật “chọc hút kim mịn”.

Xét nghiệm hình ảnh. Các xét nghiệm hình ảnh, gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ ung thư của bạn ở ngoài bề mặt cổ họng hoặc thanh quản.

Các giai đoạn của ung thư vòm họng

Khi một bệnh nhân bị chẩn đoán là ung thư vòm họng, tiếp theo bác sĩ sẽ xác định mức độ (giai đoạn) của bệnh. Việc xác định giai đoạn ung thư giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các giai đoạn ung thư vòm họng được kí hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến IV. Mỗi loại bệnh có các tiêu chí riêng cho từng giai đoạn.Ung thư vòm họng giai đoạn I là giai đoạn nhẹ nhất, một khối u nhỏ hình thành ở một khu vực trong cổ họng. Những giai đoạn II, III cho thấy ung thư đang phát triển hơn, và giai đoạn IV là nghiêm trọng nhất.

Điều trị ung thư vòm họng

Xạ trị là cách sử dụng năng lượng cao từ các tia X và proton để đưa bức xạ tới những tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.

Xạ trị được thực hiện bởi một cỗ máy lớn từ ngoài cơ thể bạn (bức xạ chùm ngoài) hoặc xạ trị từ các hạt phóng xạ nhỏ được đặt bên trong cơ thể bệnh nhân, gần ung thư (xạ trị).

Đối với người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu, xạ trị là phương pháp điều trị hữu hiệu. Đối với người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn III, IV, xạ trị cần được kết hợp với hóa trị hoặc phẫu thuật.

Phẫu thuật ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Các khối u ung thư giới hạn ở bề mặt của cổ họng hoặc dây thanh âm thường được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Bác sĩ sẽ chèn một ống nội soi rỗng vào cổ họng và chuyển dụng cụ phẫu thuật đặc biệt (laser) qua đó. Sử dụng những công cụ này, bác sĩ sẽ cạo, cắt ra hoặc dùng laser làm bay khối u ung thư.

Phẫu thuật loại bỏ tất cả hoặc một phần thanh quản. Với những khối u nhỏ hơn, bác sĩ sẽ loại bỏ phần thanh quản bị ảnh hưởng bởi ung thư, để lại càng nhiều thanh quản không bị ảnh hưởng càng tốt. Với các khối u lớn hơn, sẽ cần phải loại bỏ toàn bộ thanh quản. Khí quản sau đó được gắn vào một lỗ khí trong cổ họng để thở.

Phẫu thuật cắt bỏ một phần cổ họng. Ung thư vòm họng nhỏ hơn sẽ chỉ cần loại bỏ các phần nhỏ của cổ họng khi phẫu thuật. Những bộ phận được loại có thể được dựng lại và cho phép bạn nuốt thức ăn như bình thường. Bác sĩ có thể tái tạo lại cổ họng để cho phép nuốt thức ăn.

Phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết ung thư (mổ bóc tách cổ). Nếu ung thư vòm họng đã lan sâu trong cổ họng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ một số hạch bạch huyết để xem chúng có chứa tế bào ung thư không.

Trong quá trình phẫu thuật có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng. Các biến chứng khác như khó nói hoặc nuốt sẽ phụ thuộc vào từng loại phẫu thuật bạn đã thực hiện.

Hóa trị là cách sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị thường được sử dụng cùng với xạ trị để điều trị ung thư vòm họng. Một số loại thuốc hóa trị khiến cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với xạ trị. Tuy nhiên khi kết hợp hóa trị với xạ trị sẽ làm tăng tác dụng của cả hai phương pháp điều trị này.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc tây điều trị ung thư vòm họng bằng cách tận dụng các điểm yếu trong tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của các tế bào này.

Ví dụ, thuốc Cetuximab (Erbitux) điều trị ung thư vòm họng. Cetuximab ngăn chặn hoạt động của loại protein có trong nhiều loại tế bào ung thư vòm họng.

Phương pháp điều trị thay thế Phục hồi chức năng sau điều trị

Điều trị ung thư vòm họng thường sẽ gây ra một số biến chứng vì thế các chuyên gia sẽ thực hiện một số giải pháp để giúp người bệnh lấy lại khả năng nuốt, ăn thức và nói chuyện. Các chức năng cần hồi phục sau quá trình điều trị ung thư vòm họng:

Chăm sóc vết mổ trong cổ họng (stoma) đối với phẫu thuật mở khí quản

Khó ăn

Khó nuốt

Cứng và đau ở cổ họng

Khả năng nói

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà Không hút thuốc

Hút thuốc khiến cho việc điều trị giảm độ hiệu quả đi rất nhiều.

Cổ họng khó lành hơn sau phẫu thuật.

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác trong tương lai.

Hạn chế uống rượu

Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng đặc biệt khi kết hợp với hút thuốc. Nếu bạn thường xuyên uống rượu, thì hãy hạn chế nó ngay từ hôm nay. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư khác. Ngừng uống rượu cũng giúp bạn dung nạp tốt hơn các phương pháp điều trị ung thư vòm họng.

Bạn có thể làm gì khi phát hiện mình bị ung thư vòm họng

Nếu bạn là người hút thuốc lá, hãy ngừng lại. Tránh thực hiện những điều khiến các triệu chứng của bạn tệ hơn. Nếu bạn bị đau họng, hãy tránh sử dụng các thực phẩm và đồ uống gây kích ứng. Nếu bạn cảm thấy đau họng khi ăn vì đau họng, hãy sử dụng những đồ uống bổ sung dinh dưỡng. Đây là những thứ ít gây kích ứng tới cổ họng của bạn, trong khi vẫn đảm bảo cung cấp lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết.

Ù Tai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Ù tai là một tình trạng phổ biến, ù tai ảnh hưởng đến 1 trong 5 người. Mặc dù khó chịu, ù tai thường không phải là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng. Mặc dù nó có thể trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác, nhưng đối với nhiều người, chứng ù tai có thể cải thiện khi điều trị. Ù tai có thể diễn ra ngắn ngày nếu tìm được nguyên nhân và giải quyết được nguyên nhân đó. Nhiều người bị ù tai diễn ra nhiều tháng nhiều năm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống gọi là ù tai kéo dài.

Ù tai có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tìm được nguyên nhân gây ù tai, một số trường hợp không tìm được nguyên nhân điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng ù tai cải thiện phần nào chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân của ù tai thường gặp:

Một số nguyên nhân gây ù tai ít phổ biến hơn, bao gồm:

Bệnh Meniere: chứng ù tai có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh Meniere,

Rối loạn TMJ: các vấn đề với khớp thái dương hàm, khớp ở hai bên đầu trước tai, nơi xương hàm dưới gặp sọ của bạn, có thể gây ù tai.

U thần kinh âm thanh: khối u không ung thư (lành tính) này phát triển trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong của bạn và kiểm soát sự cân bằng và thính giác. Còn được gọi là schwannoma tiền đình, tình trạng này thường gây ra chứng ù tai chỉ ở một tai.

Rối loạn chức năng ống Eustachian: ống trong tai nối giữa tai giữa với cổ họng trên của bạn vẫn được mở rộng mọi lúc, vì một lý do nào đó gây rối loạn chức năng ống dẫn đến ù tai

Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chứng ù tai, liều của các loại thuốc này càng cao thì chứng ù tai càng nặng: một số nhóm kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc quinine, một số thuốc chống trầm cảm, aspirin dùng với liều cao,..

Ù tai chủ quan là ù tai chỉ bạn có thể nghe. Đây là loại ù tai phổ biến nhất. Nó có thể được gây ra bởi các vấn đề về tai ở tai ngoài, giữa hoặc bên trong của bạn. Nó cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề với dây thần kinh thính giác ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh là âm thanh.

Ù tai khách quan là ù tai bác sĩ của bạn có thể nghe thấy khi khám. Loại ù tai hiếm gặp này có thể do vấn đề về mạch máu, tình trạng xương tai giữa hoặc co thắt cơ bắp.

Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ:

Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: những người làm việc trong môi trường ồn ào như công nhân nhà máy và xây dựng, nhạc sĩ và binh lính,..

Hút thuốc lá: những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng ù tai cao hơn.

Vấn đề tim mạch như huyết áp cao, hẹp động mạch có thể làm tăng nguy cơ ù tai.

Trong nhiều trường hợp, ù tai là kết quả của bệnh không thể ngăn chặn được.

Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp ngăn ngừa một số loại ù tai.

Chẩn đoán ù tai dựa vào nhiều yếu tố, khai thác kỹ triệu chứng cơ năng:

Khám lâm sàng: khám lâm sàng tai – thần kinh toàn diện kết hợp với đánh giá chức năng tai

Chẩn đoán hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch não đồ tìm một số nguyên nhân gây ra chứng ù tai.

Tùy tình trạng bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau, điều trị bao gồm:

Điều trị nội khoa

Nhiều phương thức điều trị nội khoa đã được đề xuất để điều trị ù tai, có thể phân làm hai loại chính: các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù và các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù.

Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương, các thuốc giãn cơ trơn, các vitamin,..

Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề trong các trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi.

Các thuốc an thần, magnesi sulfat, barbiturate, meprobamate được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.

Các dẫn xuất của para-aminobenzoic acid (như procain) và nhóm amino acrylamide (như lidocaine, lignocaine) cũng có thể được sử dụng đường tĩnh mạch để làm giảm độ nhạy cảm của các mô dẫn truyền thần kinh.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng, như amitriptyline và nortriptyline , đã được sử dụng với một số thành công. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường chỉ được sử dụng cho chứng ù tai nghiêm trọng, vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ phiền hà, bao gồm khô miệng, mờ mắt, táo bón và các vấn đề về tim.

Tránh các chất kích thích có thể. Giảm tiếp xúc với những thứ có thể làm cho chứng ù tai của bạn tồi tệ hơn. Ví dụ phổ biến bao gồm tiếng ồn lớn, caffeine và nicotine.

Loại bỏ ráy tai, ngừng thuốc nếu thuốc đó có thể gây nên chứng ù tai,…

Điều trị ngoại khoa

Điều trị khác

Tạo ra môi trường âm thanh như máy ồn trắng. Những thiết bị này, tạo ra âm thanh môi trường mô phỏng như mưa rơi hoặc sóng biển, thường là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng ù tai, có thể giúp che đi tiếng ồn bên trong vào ban đêm.

Trợ thính. Đây có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn có vấn đề về thính giác cũng như ù tai.

Châm cứu Thôi miên

Điều trị thần kinh bằng cách sử dụng kích thích từ xuyên sọ (TMS) là một liệu pháp không gây đau đớn, không xâm lấn đã thành công trong việc giảm các triệu chứng ù tai cho một số người. Hiện tại, TMS được sử dụng phổ biến hơn ở châu Âu và trong một số thử nghiệm ở Mỹ Người ta vẫn phải xác định bệnh nhân nào có thể hưởng lợi từ các phương pháp điều trị như vậy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ung Thư Vòm Họng: Dấu Hiệu Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Điều Trị Tai Mũi Họng trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!