Bạn đang xem bài viết Ung Thư Dạ Dày Có Triệu Chứng Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu hỏi bởi: Dang The An
Thưa bác sĩ, người thân của con năm nay 70 tuổi, thời gian gần đây thì bệnh nhân có triệu chứng đầy hơi chứng bụng mỗi khi ăn no và nằm, sau đó thì gia đình con có đưa bệnh nhân đến bệnh viện tỉnh và được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy, theo chuẩn đoán của bệnh viện thì con được một số hình ảnh như sau đây: Con muốn hỏi bác sĩ về tình trạng bệnh của ông con có phải là ung thư dạ dày hay không? Nếu là ung thư dạ dày thì đang ở giai đoạn thế nào? Vì chưa có kết luận bệnh án cùa bệnh viện nên hiện tại gia đình con rất lo lắng, mong bác sĩ có thể giải đáp và cho biết cách điều trị thích hợp. Con xin cảm ơn!
Theo như các tài liệu mà bạn cung cấp thì tình trạng của bệnh nhân là rất nặng nề: Bệnh Ung thư dạ dày, đã di căn lên gan và phổi. Vì chưa có kết quả sinh thiết chẩn đoán tế bào học nên bệnh viện chưa đưa ra chẩn đoán quyết định.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu như thế nào?
Chào bác sĩ!
Em tên là Tuấn Anh đến từ Thành phố Hồ Chí Minh. Bác sĩ cho em hỏi là bạn của em năm nay 23 tuổi, mới đi khám và được chẩn đoán là ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Bạn em cũng rất hoang mang là không biết có bị mắc phải căn bệnh đó không. Em xin đưa ra một số biểu hiện mà bạn em đã mắc phải mong bác sĩ chẩn đoán giúp bạn em. Tóc bạn em có nhiều sợi bạc, lúc chải đầu thì tóc rụng cũng nhiều, ăn một chút là đau bụng, thỉnh thoảng có buồn ói. Da tay hơi vàng. Mong bác sĩ giúp đỡ ạ.
Em xin chân thành cám ơn.
Các biểu hiện của ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường là mơ hồ và không đặc hiệu. Hay gặp nhất là chứng khó tiêu, có thể kèm theo khó chịu, đau âm ỉ, trướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn. Các triệu chứng khác có thể là: nôn, gầy sút, mệt mỏi, thiếu máu, đau bụng hoặc đi ngoài phân đen.
Chẩn đoán ung thư dạ dày được đưa ra sau khi làm các xét nghiệm sau:
– Chụp phim Xquang dạ dày uống thuốc cản quang.
– Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm, sinh thiết chẩn đoán và có thể chụp ảnh dạ dày qua ống nội soi.
– Khi một người bệnh được chẩn đoán là ung thư dạ dày thì cần làm thêm một số xét nghiệm nữa để đánh giá sự phát triển của ung thư đến các cơ quan khác. Điều này giúp cho bác sĩ đưa ra cách chữa trị tốt nhất. Đó là các xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính và siêu âm.
Không biết bạn của bạn đã khám ở bệnh viện nào, bác sĩ đưa ra chẩn đoán sau khi đã làm những xét nghiệm gì. Những triệu chứng mà bạn đưa ra chưa đủ để kết luận bạn của bạn có bị ung thư dạ dày không vì đó là những dấu hiệu gặp trong nhiều bệnh như bệnh về dạ dày, bệnh về gan… Nếu như các bác sĩ đã làm đầy đủ các xét nghiệm cho bạn ấy và đưa ra kết luận trên thì đó là kết luận chính xác. Nếu không, bạn của bạn nên đi khám lại ở một bệnh viện khác để tìm lí do.
Câu hỏi bởi: Hoang quy
Thua bac sy toi nam nay 26 tuoi thuong xuyen bi dau bung phan duoi xuong mo ac moi lan dau thay o chua va roi loan tieu hoa sin hoi bac sy co phai day la dau hieu cua benh ung thu da day ko
Theo những triệu chứng bạn nêu ra thì đây là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng . Bạn nên đến khoa tiêu hóa bệnh viện để nội soi và tiến hành điều trị kip thời. Bạn không nên nghĩ đó là ung thư dạ dày để làm ảnh hưởng đến tâm lý.
Hay bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có phải ung thư dạ dày?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Bác sĩ cho cháu hỏi bạn của cháu hay bị đau đầu chóng mặt và thấy khó chịu trong người, hay buồn nôn. Khi khó chịu trong người thì không muốn ăn và ăn vào lại nôn hết ra ngoài và nhiều lúc hay nôn khan. Thỉnh thoảng bị chóng mặt, đi lại mất thăng bằng, người lúc đấy không có có sức lực. Bạn cháu bị huyết áp thấp nữa ạ. Bác sĩ giải đáp cho cháu về ung thư dạ dày và những nguyên nhân của nó?
Cháu cảm ơn bác sĩ ạ.
Thân mến chào cháu.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bác sĩ cho biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng và cách phòng tránh.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Ung thư đại tràng là bệnh lý hay gặp ở Việt Nam, ung thư đại tràng đứng hàng thứ hai sau ung thư dạ dày trong các ung thư của đường tiêu hóa. Ung thư đại tràng tiến triển chậm và di căn muộn hơn các loại ung thư khác. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng:
– Tuổi cao: Ung thư đại tràng hay gặp ở những người có tuổi trên 50, ung thư đại tràng có thể gặp ở những người trẻ tuổi nhưng tỷ lệ thấp.
– Polip đại tràng: Người ta thấy rằng những người có polip đại tràng thì dễ có ung thư (trên 50%), số lượng polip đại tràng càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng cao.
– Các bệnh đại tràng mạn tính: Người ta nhận thấy những người bị viêm loét đại tràng thì có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn những người bình thường, khoảng 3-4% số người bị viêm loét đại tràng có biến chứng ung thư. Tổn thương viêm loét đại tràng thường ở hai vị trí là manh tràng và đại tràng xích ma., về giải phẫu sinh lý thì đây là đoạn đại tràng gấp khúc nên dễ bị tổn thương. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm ung thư đại tràng thường gặp ở đại tràng xích ma và manh tràng
– Yếu tố gia đình: Những người có cha hoặc mẹ bị ung thư đại trực tràng có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn những người sinh ra mà cha mẹ không bị ung thư đại trực tràng.
– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống giàu chất béo và calo, ít chất xơ cũng là yếu tố thuận lợi cho phát sinh ung thư đại trực tràng. Một số nghiên cứu cho thấy những người thường ăn nhiều thịt đỏ cũng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
– Một số yếu tố nguy cơ khác như lối sống tĩnh tại lười vận động, táo bón, mắc bệnh béo phì, đái đường, hút thuốc lá, uống rượu, tiếp xúc phóng xạ là các yếu tố nguy cơ với bệnh ung thư đại tràng.
Phòng chống ung thư đại tràng: Thường xuyên vận động tránh lối sống tĩnh tại, cải thiện chế độ ăn uống tăng cường chất xơ, hạn chế chất béo và ăn quá nhiều calo. Tập thể dục hàng ngày, bỏ bia, rượu, thuốc lá, chữa trị các bệnh như polyp đại tràng và các bệnh viêm loét đại tràng, không để xảy ra tình trạng béo phì, táo bón là các biện pháp dự phòng hữu ích, có vai trò quan trọng với sức khỏe con người.
Ung Thư Dạ Dày Do Đâu Và Triệu Chứng Phát Hiện Như Thế Nào?
Ung thư dạ dày do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là viêm dạ dày mạn tính, nếu kéo dài sẽ dẫn tới viêm teo mạn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp đó là các biến đổi dị sản, loạn sản của tế bào từ nhẹ tới nặng và biến đổi cuối cùng chính là ung thư.
Thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới bệnh ung thư dạ dày. Những người ăn các loại thức ăn có chứa nhiều nitrat và nitrit như thịt hun khói, cá ướp muối, rau, dưa muối… sẽ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người ăn nhiều rau, củ, quả tươi giàu các loại vitamin, chất xơ.
Đặc biệt, yếu tố độ tuổi và giới tính cũng được quan tâm khi số lượng bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có tỉ lệ nam cao gấp đôi nữ. Từ 50 tuổi trở lên nguy cơ mắc ung thư dạ dày sẽ càng cao. Cạnh đó, nhóm máu, di truyền… cũng được coi là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh đáng sợ này.
Triệu chứng ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Vì thế bạn nên lắng nghe cơ thể, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau nên đi khám ngay:
– Đau, khó chịu ở bụng: Đây là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của ung thư dạ dày. Kèm với đau, khó chịu là tình trạng ợ nóng quá mức, bụng luôn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
– Khó nuốt: Khi bệnh bắt đầu rõ rệt, việc nuốt của người bệnh sẽ dần trở nên khó khăn.
– Sụt cân không rõ nguyên nhân: Nếu tự nhiên bạn bị sụt cân không rõ nguyên nhân, kèm đó là cảm giác ăn không ngon miệng hoặc không muốn ăn dù bạn đang rất đói, khi đó nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám. Đây cũng là biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày.
– Có máu trong chất nôn hoặc phân: Buồn nôn (ói) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Triệu chứng này cũng chưa thể kết luận bạn có bị ung thư dạ dày hay không. Nhưng nếu bạn nôn nhiều, liên tục, xuất hiện máu trong chất nôn thì nên đi khám sớm. Cùng với đó, nếu khi đi tiêu thấy phân có màu đen, đỏ như máu thì càng có cơ sở nghi ngờ rằng bạn bị ung thư dạ dày.
– Bụng trướng to cả khi đang đói: Khi bệnh ngày càng nặng, nó sẽ có triệu chứng rõ nét là bụng bạn trướng to ngay cả khi đang đói. Điều này xảy ra là do sự tích tụ chất lỏng hoặc khối u đang phát triển. ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?
Chẳng may mắc phải bệnh ung thư dạ dày, người bệnh cần chú ý tránh ăn các loại thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, xúc xích, thịt cá hun khói, ướp muối.
Ngoài ra, các loại trái cây chua như canh, cam, bưởi, các loại thức ăn tạo hơi trong dạ dày như đậu đỗ, dưa cà muối cũng cần phải kiêng cữ. Đặc biệt, các món như rượu bia, cà phê, chè, gia vị nóng như ớt tỏi… sẽ làm hư hại niêm mạc dạ dày, bởi vậy cũng cần kiêng.
Như đã nói ở trên, hút thuốc được coi là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày, do đó người bệnh ung thư dạ dày cần bỏ thuốc hoàn toàn và tránh xa những nơi có người hút thuốc.
Ung thư dạ dày ngày càng gia tăng, đe dọa mạng sống của hàng nghìn người. Vì vậy khi đã biết được ung thư dạ dày do đâu, mọi người nên có cách phòng tránh cho mình và người thân.
Theo nguồn: http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/nguyen-nhan-va-cach-phat-hien-som-ung-thu-da-day-648504.html
Bài thuốc hữu ích:
Bác sĩ Đỗ Thị Nhung
Từ khóa: Chữa ung thư dạ dày, Cách phòng bệnh ung thư dạ dày, Hình ảnh ung thư dạ dày
Ung Thư Dạ Dày Xảy Ra Như Thế Nào?
Theo chuyên gia ung thư, bác sĩ Tô Hướng Tiền, đăng trên trang Sohu/Health (TQ) cho biết, có tới 60% các khối u ác tính xảy ra trong đường tiêu hóa và chiếm tỉ lệ cao nhất chính là ung thư dạ dày. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở Trung Quốc hiện nay đã lên đến mức đặc biệt cao, chiếm một nửa số ca ung thư dạ dày trên thế giới. Tỷ lệ trẻ hóa cũng cao hơn.
Làm thế nào để phòng ngừa ung thư dạ dày? Phóng viên đã phỏng vấn giáo sư Tô Hướng Tiền, phó trưởng khoa, Bệnh viện Ung bướu, Đại học Bắc Kinh (TQ).
Ung thư dạ dày xảy ra như thế nào?
Niêm mạc dạ dày là một mô niêm mạc mỏng, thậm chí là rất mỏng manh ở lớp trong cùng của thành dạ dày, giống như “hàng rào” tự nhiên tương tự để bảo vệ thành dạ dày.
Một khi tác động từ bên ngoài lên thành dạ dày, làm cho nó phải làm việc quá nặng hoặc quá mạnh, sự cân bằng sẽ bị phá vỡ, và axit dạ dày sẽ bắt đầu quá trình “tự tiêu hóa” lên thành dạ dày, từ đó sẽ hình thành bệnh dạ dày.
Bất kể yếu tố xâm lấn nào, sau khi bị tổn thương niêm mạc dạ dày, các triệu chứng khác nhau có thể xảy ra tùy theo mức độ thiệt hại.
Đầu tiên, biểu mô biểu mô của thành dạ dày bị tách ra để tạo ra tổn thương niêm mạc bề mặt. Tại thời điểm này, không có triệu chứng rõ ràng. Nếu tổn thương được phát triển thêm, các tế bào nội mô vi mạch máu sẽ gây ra thiếu máu cục bộ, thiếu oxy, hoại tử mô, gây ra loét.
Tại thời điểm này, các triệu chứng chính là khó chịu ở dạ dày. Một số bệnh nhân có thể kèm theo buồn nôn và ói mửa. Nhìn vào dịch nôn sẽ thấy máu trộn lẫn… Nếu tổn thương vẫn tiếp diễn, một số tế bào niêm mạc dạ dày cuối cùng phát triển nặng hơn, sẽ trở thành ung thư.
Các tế bào niêm mạc dạ dày từ bình thường đến bất thường là một quá trình phức tạp và kéo dài. Trong số đó, một số tổn thương dạ dày có thể được đảo ngược, chẳng hạn như loét dạ dày, polyp,… miễn là phát hiện sớm, loại bỏ các yếu tố gây bệnh, bạn có thể ngăn chặn ung thư.
Do đó, kiến thức về sức khỏe là đặc biệt quan trọng, bạn phải đọc hiểu kỹ những điều này và chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì?
Mặc dù các bác sĩ đã nghiên cứu rất nhiều nhưng cho đến nay, nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa rõ ràng và các yếu tố trong chế độ ăn uống được coi là nguyên nhân quan trọng nhất của ung thư dạ dày. Theo một nghĩa nào đó, ung thư dạ dày là một “căn bệnh nhà nghèo”. Hãy theo dõi kỹ các thông tin sau đây.
Tại sao lại gọi là “căn bệnh nhà nghèo”? Vì cách ăn uống của chúng ta chưa thay đổi theo sự phát triển của khoa học và thời đại, vẫn “hà tiện” và thiếu chỉn chu trong việc chế biến thức ăn và cách ăn sao cho an toàn, lành mạnh.
Trước đây, do điều kiện sống còn khó khăn, chúng ta thường ăn thực phẩm muối chua, thực phẩm tích trữ dài ngày và thức ăn thừa để qua đêm. Đây là những nguồn thức ăn có chứa nitrit, đặc biệt là trong thực phẩm muối chín và thức ăn thừa, và các chất đó kết hợp và chuyển hóa tạo ra nitrosamine – có thể gây ung thư.
Thực phẩm hun khói, các món nướng giàu hydrocacbon đa vòng, không bảo quản tủ lạnh, một số thực phẩm bị nấm mốc mà không sẵn sàng vứt đi, nấm sinh ra trong thực phẩm cũ, hư hỏng… đều là những nguồn có thể chứa chất gây ung thư mạnh.
Nói chung, nhiệt độ tối đa mà miệng chúng ta có thể chịu được là 65 ° C, nhưng niêm mạc của thực quản và thành dạ dày tương đối mỏng manh, thường chỉ chịu được 45 ° C -50 ° C. Trên mức nhiệt độ này, khả năng bỏng có thể xảy ra ở lớp niêm mạc/màng nhầy của thực quản hoặc dạ dày.
Do đó, đôi khi miệng của chúng ta không cảm thấy thức ăn quá nóng, nó vẫn sẽ gây bỏng thực quản và có thể hoại tử một phần niêm mạc sau khi nuốt.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ thực phẩm nóng trong thời gian dài có thể gây tổn thương miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày. Khi tổn thương niêm mạc chưa được sửa chữa và đốt cháy, vết loét bề mặt có thể được hình thành.
Các hư hỏng do nóng bỏng (vết thương không có thời gian để tự chữa lành) xảy ra liên tục có thể gây ra hiện tượng màng nhầy bị bào mòn trong thời gian dài và cuối cùng trở thành ung thư.
3. Hút thuốc, uống rượu và uống một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
4. Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một yếu tố gây bệnh quan trọng khác cho ung thư dạ dày, là vi khuẩn duy nhất được biết có thể tồn tại trong dạ dày.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người nhiễm Helicobacter pylori rất cao, khoảng 40% số người mang vi khuẩn Helicobacter pylori. Sự xâm nhập của Helicobacter pylori trong dạ dày của cơ thể người có thể thúc đẩy sự tăng sinh quá mức của các tế bào biểu mô dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày.
Do đó, việc ngăn ngừa ung thư dạ dày cần bắt đầu từ việc “quản lý cho tốt cái miệng”. Hãy nên ăn ít thực phẩm chế biến sẵn, món nướng, món muối chua, muối mặn. Nên ăn nhiều thực phẩm tươi, bỏ thuốc lá và rượu, và không ăn thức ăn nóng.
Làm thế nào để xác định các dấu hiệu tổn thương dạ dày sớm?
Giáo sư Tô Hướng Tiền nói rằng nguyên nhân gây ung thư dạ dày rất phức tạp, tình trạng rất nham hiểm và tiên lượng kém. Chẩn đoán và điều trị chỉ biết dựa vào một từ “sớm”.
Sau khi điều trị chuẩn ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể đạt 88,7% -98,0% và nếu ở giai đoạn tiến triển thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 40% ngay cả khi được phẫu thuật triệt để. Do đó, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm là những cách tốt nhất để khắc phục tốt nhất nếu bị ung thư dạ dày.
Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có các triệu chứng nhẹ như khó chịu ở bụng trên, đầy bụng sau khi ăn và loét dạ dày.
Khi mất cảm giác ngon miệng, giảm cân, đầy hơi hoặc trướng dạ dày và thậm chí là chảy máu, mặc dù rất dễ chẩn đoán, nó thường đã trôi qua quãng thời gian tốt nhất để chữa trị.
Giáo sư Tiền cũng đã từng nói với một bệnh nhân lớn tuổi, làm thế nào mà ông có thể chữa khỏi bệnh được nữa khi mà huyết sắc tố luôn luôn có xu hướng tăng lên, ung thư dạ dày đã gây ra chảy máu ẩn.
Do đó, sự xuất hiện của ung thư dạ dày luôn bị che giấu, nên các triệu chứng để xác định rằng có thực sự mắc ung thư dạ dày hay không đều phải dựa vào một loạt các phương pháp sàng lọc. Hiện tại không có công cụ sàng lọc không xâm lấn lý tưởng cho ung thư dạ dày.
Phát hiện bệnh thông qua proproteinase huyết thanh, gastrin-17 và kiểm tra đường tiêu hóa trên đều có những hạn chế đáng kể, nội soi và sinh thiết vẫn là phương pháp sàng lọc được sử dụng phổ biến nhất.
Các nhóm người sau đây được khuyến nghị nên khám sàng lọc:
1. Tuổi từ 40 trở lên, cả nam và nữ;
2. Người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao;
3. Người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori;
4. Người có bệnh tiền ung thư trước đây như viêm dạ dày teo mạn tính, loét dạ dày, polyp dạ dày, dạ dày còn sót lại sau phẫu thuật, viêm dạ dày phì đại và thiếu máu ác tính;
5. Người có yếu tố di truyền (người thân ruột thịt) từng bị ung thư dạ dày;
6. Người có các yếu tố nguy cơ cao khác gây ung thư dạ dày (chế độ ăn muối cao, chế độ ăn kiêng, hút thuốc, uống nhiều rượu, v.v.).
*Dịch tổng hợp từ Health/Sohu
Nguồn: http://soha.vn/gs-ung-thu-muon-phong-ung-thu-da-day-thi-phai-quan-ly-tot-cai-mieng-an-uong-can-than
Ung Thư Dạ Dày Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Ung thư dạ dày là một khối u xảy ra trong niêm mạc dạ dày. Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ và tương tự như triệu chứng của các bệnh khác, như khó tiêu, ợ hơi thường xuyên, ợ nóng, đau bụng, tiêu chảy, khó nuốt, v.v … Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau như nhiễm trùng do vi khuẩn, hút thuốc. Hút thuốc, ăn một số thực phẩm, thực phẩm hun khói, bao gồm cả những người bị ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể Ung thư dạ dày thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Đặc biệt là những người từ 55 tuổi trở lên
Triệu chứng ung thư dạ dày
Trong giai đoạn đầu của bệnh nhân ung thư dạ dày có thể không biểu hiện triệu chứng của bệnh. Hoặc triệu chứng nhẹ. Tương tự như các triệu chứng của các bệnh khác bệnh nhân mắc sẽ gặp các vấn đề:
Đau vùng thượng vị
Béo bụng hoặc đau bụng sau khi ăn
Nôn ra máu.
Ăn không ngon, khó tiêu hóa
Cảm thấy no khi ăn nhẹ.
Luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.
Da và mắt có màu vàng
Đi ngoài ra máu
Những người từ 55 tuổi trở lên có vấn đề về hệ tiêu hóa có nhiều khả năng mắc bệnh hơn những người trẻ tuổi
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, các yếu tố gây ra nguy cơ mắc bệnh:
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori
Loét dạ dày có thể gây viêm dạ dày mãn tính.
Hút thuốc, hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời gian dài.,
Ăn thực phẩm hun khói.
Những người thừa cân hoặc béo phì
Người từ 55 tuổi trở lên
Người có gia đình bị có tiền sử bị ung thư dạ dày.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12.
Từng phẫu thuật để sửa chữa lở loét dạ dày, Cắt dạ dày hoặc phẫu thuật trên dây thần kinh phế vị.
Đã từng mắc các loại ung thư khác như : ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, bang quang, tinh hoàn, ung thư buồng trứng, cổ tử cung…..
Chẩn đoán ung thư dạ dày
Chụp X-quang kiểm tra đường tiêu hóa bằng cách nuốt hột barium. Nhằm kiểm tra phát hiện các hoại tử và các bát thường khác ở vùng bụng.
Nội soi dạ dày, nếu có bất thường, sinh thiết sẽ được tiến hành kiểm tra.
Chụp cắt lớp CT để đánh giá và xác định các giai đoạn ung thư.
Các xét nghiệm khác để đánh giá mức độ nghiêm trọng của ung thư.
Để đánh gía độ nghiêm trọng các chuyên gia sẽ chia ung thư làn 4 giai đoạn để tiến hành theo dõi và điều trị:
Giai đoạn 1: Vẫn nằm trong niêm mạc dạ dày. Hoặc có thể lan đến một vài hạch bạch huyết gần đó.
Giai đoạn 2: Đã bắt đầu lan sâu vào các lớp cơ của thành dạ dày. Và có thể lây lan nhiều hơn đến các hạch bạch huyết gần đó.
Giai đoạn:3: Tế bào ung thư lan rộng khắp bề dày dạ dày. Có thể lây lan sang các cơ quan khác trong khu vực gần đó. Và lan rộng hơn đến các hạch bạch huyết
Giai đoạn 4: Ung thư lan rộng và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Điều trị ung thư dạ dày
Hiện nay, có thể được điều trị được bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên việc điều trị phụ thuộc vào thời gian và sự lây lan của ung thư, hướng dẫn điều trị như sau.
Phẫu thuật như
Cắt một phần dạ dày, Trong trường hợp bệnh nhân bị hoại tử ở phần dưới của dạ dày.
Cắt toàn bộ dạ dày. Trong trường hợp bệnh nhân bị hoại tử ở phần trên hoặc giữa của dạ dày.
Phẫu thuật để giảm triệu chứng. Trong trường hợp khối u gây tắc nghẽn dạ dày. Phẫu thuật này sẽ khiến dạ dày đau gây nôn mửa và cảm thấy rất khó chịu khi ăn.
Hóa trị : Sử dụng thuốc để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật để giảm số lượng tế bào ung thư hoặc sau khi phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn lại. Và ngăn chặn sự trở lại của các tế bào ung thư. Có thể gây ra tác dụng phụ của thuốc, như yếu, buồn nôn, rụng tóc, tiêu chảy, thiếu máu, mất nước, cảm giác như kim chọc vào lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân,
Bức xạ sử dụng ánh sáng năng lượng cao để loại bỏ các tế bào ung thư.
Biến chứng ung thư dạ dày
Nếu không điều trị kịp thời sẽ dần xuất hiện các biến chứng:
Tắc nghẽn dạ dày.
Tràn dịch dạ dày.
Tràn dịch màng phổi.
Bị vàng da do gan hoặc ống mật bị tắc.
Gây mệt mỏi do thiếu dinh dưỡng.
Da xương bị hoại tử…
Phòng ngừa ung thư dạ dày
Hiện tại, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.
Nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các những việc sau:
Tăng cường vận động tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
Tăng cường ăn nhiều loại rau quả và trái cây sạch. Giúp tăng chất xơ và vitamin cho cơ thể.
Tránh ăn thực phẩm lên men, đồ nướng hun khói, đồ ăn mặn và cay…
Khôn nên hút thuốc là các loại để giảm nguy cơ và các loại ung thư khác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ung Thư Dạ Dày Có Triệu Chứng Như Thế Nào? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!