Bạn đang xem bài viết U Xơ Tử Cung – Phác Đồ Bv Từ Dũ được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
U Xơ Tử Cung – Phác Đồ BV Từ Dũ
I. ĐỊNH NGHĨA – PHÂN LOẠI
– U xơ tử cung là khối u lành tính của tế bào cơ trơn tử cung.
– Phân loại: tùy theo vị trí khối u xơ có thể chia thành:
+ Dưới thanh mạc.
+ Trong cơ tử cung.
+ Dưới niêm mạc.
+ Có thể ở CTC hoặc trong dây chằng rộng.
II. CHẨN ĐOÁN
Phần lớn phụ nữ có u xơ tử cung không có triệu chứng lâm sàng nhưng cũng có thể có triệu chứng nặng.
1. Triệu chứng lâm sàng
– Xuất huyết tử cung bất thường (rong kinh, rong huyết, cường kinh).
– Các triệu chứng chèn ép vùng hạ vị (cảm giác trằn nặng, bón, tiểu lắt nhắt, bí tiểu…).
2. Khám
– Tổng trạng có thể bình thường hoặc nhợt nhạt, thiếu máu.
– Tử cung to, chắc, mật độ không đều di động theo CTC.
– Triệu chứng phúc mạc do khối u xơ TC thoái hóa hoại tử.
3. Cận lâm sàng
– Siêu âm: Có u xơ tử cung (phân biệt u nang buồng trứng).
– Có thể sử dụng CT- scan, MRI trong những trường hợp khó (u to, cần chẩn đoán phân biệt…).
– UIV đánh giá chèn ép niệu quản, thận.
5. Chẩn đoán phân biệt
– Xuất huyết tử cung bất thường do chu kỳ không rụng trứng hay bệnh lý tăng sinh nội mạc TC hay bệnh lý ác tính của NMTC.
– Đau vùng chậu (do lạc nội mạc ở cơ tử cung, lạc nội mạc buồng trứng, thai ngoài tử cung, UNBT xoắn, viêm phần phụ).
– Khối u hạ vị (thai, lạc nội mạc ở cơ TC, polyp tử cung, khối u BT, leiomyosarcoma).
III. XỬ TRÍ
1. Mục tiêu điều trị
– Làm giảm nhẹ các triệu chứng (xuất huyết tử cung bất thường, đau, các triệu chứng do chèn ép…).
– Giảm kích thước khối u xơ.
Cách thức can thiệp nên tùy vào từng người bệnh dựa trên các yếu tố sau:
– Kích thước và vị trí khối u xơ (to hay nhỏ, dưới niêm mạc, trong cơ hay dưới thanh mạc).
– Triệu chứng kèm theo (chảy máu, đau, chèn ép, vô sinh).
– Tình trạng mãn kinh.
– Nguyện vọng của người bệnh (giá thành, sự thuận lợi, mong muốn bảo tồn TC, tác dụng phụ).
– Xử trí u xơ tử cung có thể bằng biện pháp theo dõi, điều trị nội khoa hay phẫu thuật.
2. Nội khoa
Chỉ định điều trị nội khoa khi u xơ tử cung có triệu chứng:
2.1. Progestins
– Lynestrenol 5mg: liều 1viên x 2 lần (uống) / ngày.
– Norethisterone 5mg: liều 1viên x 2 lần (uống) / ngày.
– Dydrogesterone 10-30mg/ ngày.
– Nomegestrol acetate 5mg: liều 1viên (uống)1 lần/ngày.
– Tùy theo mức độ xuất huyết hoặc nhu cầu có con:
– Có thể điều trị từ ngày thứ 16 đến 25.
– Hay từ ngày thứ 5 tới 25 của chu kỳ.
– Hoặc liên tục, trong 3 – 6 tháng.
– DCTC có nội tiết (levonorgestrel) được sử dụng để giảm bớt thể tích khối u và cường kinh, đồng thời ngừa thai.
– Progestins (chích, cấy..) dùng để điều trị các triệu chứng nhẹ ở những người muốn kết hợp ngừa thai.
– Progestins có thể giảm kích thước nhân xơ nhưng khi ngưng thuốc sẽ to trở lại.
2.2. Thuốc ngừa thai phối hợp
Làm teo NMTC, do đó giảm bớt tình trạng cường kinh trong UXTC.
2.3. Chất đồng vận GnRH
– Chỉ định: có thể dùng trong những trường hợp sau
– Điều trị trước mổ bóc nhân xơ to.
– Trì hoãn phẫu thuật và nâng thể trạng trước phẫu thuật.
– Bệnh nhân tiền mãn kinh.
– Chuẩn bị trước mổ cắt tử cung đường âm đạo, nội soi buồng tử cung đối với nhân xơ tử cung ≥ 5cm.
– Bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật.
– Bệnh nhân chưa muốn phẫu thuật.
Thuốc đắt tiền, hiệu quả có giới hạn nên chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Nên dùng 3 tháng trước phẫu thuật để nhân xơ nhỏ lại và phẫu thuật ít mất máu.
– Các loại thuốc GnRH đồng vận:
+ Triptorelin 3,75 mg/ tháng tiêm bắp.
+ Leuprorelin acetat 3,75 mg/tháng tiêm bắp.
+ Goserelin 3,6 mg/tháng tiêm dưới da vùng bụng.
2.4. Các phương pháp điều trị nội khoa khác
– Antiprogestins (RU-486).
– Danazol và Gestrinone (Androgenic steroids).
Có hiệu quả nhưng tác dụng phụ nhiều.
3. Phẫu thuật
3.1. Chỉ định phẫu thuật
khi có 1 trong các yếu tố sau:
1. UXTC to ≥ 12 tuần có triệu chứng.
2. Xuất huyết tử cung bất thường điều trị nội thất bại.
3. UXTC dưới niêm, rong huyết.
4. Có biến chứng (chèn ép bàng quang, niệu quản).
5. UXTC hoại tử, nhiễm trùng nội thất bại.
6. UXTC to nhanh, nhất là sau mãn kinh.
7. Kết hợp với các bệnh lý khác: K CTC, K NMTC, TS NMTC không điển hình, sa SD.
8. Vô sinh, sẩy thai liên tiếp.
9. Khối u vùng hạ vị không phân biệt được với khối u buồng trứng.
3.2. Phương pháp phẫu thuật
Mục đích phẫu thuật lấy khối nhân xơ bảo tồn tử cung hay cắt tử cung toàn phần tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và nguyện vọng của người bệnh.
– Bóc nhân xơ
+ UXTC ở cơ và dưới thanh mạc ⇒ mở bụng.
+ UXTC dưới niêm mạc ⇒ nội soi BTC.
+ UXTC thoái hóa sa xuống âm đạo ⇒ cắt đường âm đạo.
– Cắt tử cung toàn phần: người bệnh đã được tư vấn kỹ và đồng ý trước khi phẫu thuật.
– Tắc động mạch tử cung
+ Chỉ định:
Có chẩn đoán u xơ TC to 12 – 16 tuần (siêu âm tối đa 3 nhân xơ).
Có chống chỉ định gây mê toàn thân.
Nhân xơ tái phát sau phẫu thuật bóc nhân xơ.
Muốn giữ lại TC.
BN từ chối phẫu thuật.
+ Chống chỉ định:
Có rối loạn đông máu.
Các bệnh lý nội khoa cần điều trị trước.
Nghi ngờ bệnh lý ác tính.
+ Phương pháp:
Đặt Catheter vào động mạch đùi luồn đến động mạch tử cung, rồi bơm vào chất plastic hay gel tạo đóng cục máu làm giảm nuôi dưỡng u và kết quả giảm kích thước khối u xơ.
Sau thủ thuật dùng thuốc giảm đau không steroid hoặc Paracetamol, KS dự phòng và theo dõi biến chứng (chảy máu, nhiễm trùng…) BN được xuất viện sau 1 ngày.
– Nội soi buồng tử cung cắt NXTC dưới niêm mạc
+ Phụ nữ đã có đủ con.
+ Điều trị triệu chứng xuất huyết bất thường.
Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Cổ Tử Cung
Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 trong tổng số các ung thư ở phụ nữ, sau ung thư vú, ung thư đại trực tràng. Kết quả điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán, nếu bệnh ở giai đoạn muộn, kết quả điều trị rất thấp.
1. Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Để việc điều trị bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu đạt được kết quả cao nhất người bệnh cần lưu ý giữ cho mình có được thái độ lạc quan, tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Bên cạnh đó người bệnh cần ăn uống điều độ kết hợp với vận động tập thể dục. Đặc biệt cần phải tin tưởng và thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra
Phẫu thuật cắt bỏ ung thư, tử cung, và cổ tử cung (cắt tử cung toàn bộ qua đường ổ bụng). Hai buồng trứng cũng có thể bị cắt bỏ (cắt buồng trứng, vòi trứng hai bên), nhưng thường không được tiến hành ở các phụ nữ trẻ có nhu cầu sinh con
Đối với những khối u đã xâm lấn sâu hơn (3 – 5mm): Phẫu thuật cắt ung thư, tử cung và một phần âm đạo (cắt tử cung triệt để) cùng với các hạch ở vùng chậu (phương pháp vét hạch)..
Điều trị bằng tia phóng xạ trong.
Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài
Cắt tử cung triệt để và vét hạch.
Cắt từ cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng điều trị tia phóng xạ và hóa chất.
Điều trị tia phóng xạ và hóa chất.
Giữ đúng lịch tái khám trong và sau khi điều trị để kiểm tra các tác dụng phụ cũng sự tái phát của ung thư
Trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám kịp thời
Không quan hệ tình dục khi còn quá sớm
Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas. Người bệnh nên tránh các thức ăn như đồ nướng, đồ lên men,
Tiêm phòng bệnh HPV trong độ tuổi từ 9 – 26 để đạt kết quả tốt nhất giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh ung thư cổ tử cung
Xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày khoa học, hợp lý với đầy đủ vitamin và khoáng chất như rau, củ, quả, cá, chất đạm, các chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư
Giữ tinh thần lạc quan thoải mái, tránh tình trạng stress, tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ và đi ngủ đúng giờ. Vệ sinh cơ thể và không gian sống sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu.
2.Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2
Bệnh ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa khỏi được trong giai đoạn 2, tuy nhiên người bệnh cần phải giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh sự bi quan vì việc chữa bệnh thành công đôi khi còn phụ thuộc vào liều thuốc tâm lý. Bệnh nhân nên tin tưởng và thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra. Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 chủ yếu tác động trực tiếp vào khối u nhằm loại bỏ và kìm hãm sư phát triển của ung thư cổ tử cung.
Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài.
Cắt tử cung triệt để và vét hạch.
Cắt tử cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng điều trị tia phóng xạ và hóa chất.
Điều trị tia phóng xạ và hóa chất
Trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám kịp thời
Giữ đúng lịch tái khám trong và sau khi điều trị để kiểm tra các tác dụng phụ cũng sự tái phát của ung thư, tình hình tiến triển của bệnh.
3. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3
Việc chữa trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 3 có khả năng thành công cao hơn những năm trước nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lĩnh vực y tế cũng ngày càng phát triển
– Nguyên tắc điều trị: Bệnh ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, việc quyết định điều trị sớm ngay tại thời điểm phát hiện bệnh cũng góp phần gia tăng cơ hội sống. Nếu để bệnh càng tiến triển, việc chữa trị càng trở nên khó khăn hơn.
Với phương pháp này xạ trị được thực hiện kết hợp cùng với hóa trị theo liệu trình chuẩn trong khoảng 5 tuần. Hóa trị được phối hợp với xạ trị trong ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 giúp tăng hiệu quả điều trị ung thư cổ tứ cung, tăng khả năng kiểm soát bệnh tại chỗ, giảm tỷ lệ di căn xa và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân
Phương pháp này sử dụng những hạt hoặc sóng mang năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư khu trú ở cổ tử cung, âm đạo. Đây là 1 phần quan trọng của điều trị tại chỗ ung thư cổ tử cung giai đoạn 3, giúp nâng cao liều xạ để tiêu diệt những tế bào ung thư ở cổ tử cung đồng thời có thể giảm bớt được những tác hại đối với những cơ quan bình thường khác xung quanh trong qua trình trị liệu bằng xạ trị
Liệu pháp hóa trị liệu ung thư có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp các loại hóa chất khác nhau giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, các hóa chất trong hóa trị thường ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và gây ra hàng loạt các tác dụng không mong muốn khiến cho người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể
4. Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là khi các tế bào ung thư bắt đầu di căn sang các bộ phận lân cận hoặc các cơ quan khác của cơ thể. Phương pháp điều trị duy nhất có thể áp dụng trong trường hợp này là hóa trị và xạ trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư ở một mức độ nhất định và ngăn không cho chúng tiếp tục di căn sang các cơ quan khác. Điều đó cũng có nghĩa khi bệnh nhân bước vào giai đoạn này thì việc điều trị chỉ có thể kéo dài sự sống còn khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn là rất thấp.
+ Trường hợp ung thư xâm lấn bàng quang hoặc trực tràng
Còn khả năng phẫu thuật:
Phẫu thuật vét đáy chậu trước,
Phẫu thuật vét đáy chậu sau
Phẫu thuật vét đáy chậu toàn bộ
Sau đó kết hợp hóa trị và xạ trị sau mổ
Không còn khả năng phẫu thuật: Hóa xạ trị kết hợp, liều được xác định trên từng bệnh nhân cụ thể.
+ Trường hợp ung thư di căn xa: Tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể mà có thể cân nhắc kết hợp hóa xạ trị hoặc chỉ điều trị nâng đỡ và chăm sóc triệu chứng đơn thuần
Phân Biệt U Xơ Tử Cung Và Ung Thư Tử Cung
U xơ tử cung và u thư tử cung là 2 căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản, nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn do có những triệu chứng tương đồng gây khó khăn cho việc điều trị. Chính vì vậy, việc phân biệt 2 bệnh là vô cùng cần thiết.
Là khối u lành tính phát triển ở trên hoặc trong thành cơ tử cung. U xơ được hình thành khi một tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn lại của thành tử cung.
U xơ tử cung là một loại u lành tính. Đa số không phát triển thành ung thư (trừ những trường hợp bị u xơ ác tính). Chúng có thể phát triển thành một khối hoặc nhiều khối với kích cỡ dao động từ 1mm-20mm.
Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do các tế bào ở khu vực cổ tử cung phát triển của nhanh chóng, hình thành nên khối u ở cổ tử cung.
Bệnh nhân bị mắc u xơ tử cung thường có những triệu chứng sau đây:
+ Kinh nguyệt đột nhiên bị rối loạn, ra nhiều máu kinh, rong kinh, ngày kinh kéo dài, xuất hiện cục máu đông… Tình trạng này sẽ rõ ràng hơn với trường hợp u xơ tử cung dưới niêm mạc.
+ Đau bụng dưới, đau lưng, đau vùng chậu, đặc biệt cơn đau dữ dội hơn khi đến kỳ đèn đỏ
+ Khối u xơ lớn sẽ chèn ép các cơ quan trong ổ bụng. Tiêu biểu như bàng quang, trực tràng dẫn đến hiện tượng tiểu khó, tiểu đêm nhiều, táo bón…
+ U xơ tử cung là nguyên nhân khiến chị em khó có bầu, chậm có con.
Bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung thường có những dấu hiệu sau:
+ Mất nhiều máu trong thời kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài, rối loạn kỳ kinh
+ Đau nhức vùng chậu kéo dài, đau nghiêm trọng hơn vào ngày đèn đỏ.
+ Xuất hiện dịch âm đạo bất thường, ra nhiều, có mùi hôi, màu sắc lạ.
+ Chảy máu bất thường ở vùng âm đạo dù có trong ngày kinh hay không. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh mỗi người mà máu chảy ít hay nhiều. Điểm chung đều là chảy máu không rõ lý do.
+ Đột nhiên có sự thay đổi trong vấn đề tiểu tiện. Ví dụ như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hay vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu… đây đều là những triệu chứng của bệnh ung thư tử cung.
+ Đau hay chảy máu mỗi khi quan hệ đặc biệt là khi quan hệ mạnh
Những bệnh nhân mắc u xơ tử cung cần sớm có biện pháp điều trị. Tránh để lâu ngày dễ biến chứng sang ung thư tử cung.
Với những khối u kích thước nhỏ bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị nội khoa. Tức là bạn sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của khối u. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì. Bệnh nhân cũng có thể gặp phải vô số các tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh dài ngày.
Với những khối u lớn, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, việc phẫu thuật sẽ khiến bệnh nhân đau đớn, mất máu, thậm chí gặp phải hàng loạt các biến chứng nguy hiểm.
Nếu lo ngại về các biến chứng có thể gặp phải khi điều trị bằng 2 phương pháp trên, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, tiêu biểu trong số đó là bài thuốc của lương y Phạm Văn Bồng.
Với thành phần được chiết xuất từ 5 loại thảo dược tự nhiên: Cây lá móng tay, gai bồ kết, đương quy, sinh mẫu lệ, cam thảo bài thuốc được đánh giá là an toàn, lành tính giúp thu nhỏ kích thước và loại bỏ u xơ tử cung một cách hiệu quả mà không cần phẫu thuật, không cần ăn kiêng, thời gian điều trị ngắn.
Để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh bạn vui lòng liên hệ hotline 0869.144.133 hoặc nhắn tin cho fanpage Lương y Phạm Văn Bồng .
Ung Thư Cổ Tử Cung – Phác Đồ Bộ Y Tế
Ung Thư Cổ Tử Cung – Phác Đồ Bộ Y Tế
1. KHÁI NIỆM
Ung thư cổ tử cung là u ác tính nguyên phát ở cổ tử cung, có thể xuất phát từ các tế bào biểu mô vảy, biểu mô tuyến hoặc các tế bào của mô đệm. Tuy nhiên, hầu hết các ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô, trong đó chủ yếu là ung thư biểu mô vảy.
Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 trong tổng số các ung thư ở phụ nữ, sau ung thư vú, ung thư đại trực tràng.
Kết quả điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán, nếu bệnh ở giai đoạn muộn, kết quả điều trị rất thấp.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
– Giai đoạn tại chỗ, vi xâm nhập:
Ở giai đoạn này, các triệu chứng cơ năng rất nghèo nàn. Khi khám cổ tử cung có thể thấy hình thái bình thường hoặc có vết loét trợt hoặc vùng trắng không điển hình hoặc tăng sinh mạch máu.
– Giai đoạn ung thư xâm nhập:
+ Ra máu âm đạo bất thường hay ra máu sau giao hợp.
+ Khám bằng mỏ vịt thường thấy khối sùi, dễ chảy máu khi chạm vào.
+ Giai đoạn muộn có thể thấy cổ tử cung biến dạng, có loét sâu hoặc cổ tử cung mất hẳn hình dạng.
+ Suy giảm sức khỏe toàn thân, đái máu, đại tiện ra máu, đau hông lưng…
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Soi cổ tử cung
– Các hình ảnh bất thường:
+ Vết trắng ẩn
+ Vết trắng
+ Chấm đáy
+ Lát đá
+ Vùng biểu mô không bắt màu lugol
+ Mạch máu không điển hình
– Nghi ngờ ung thư xâm lấn qua soi cổ tử cung: vùng loét, sùi, tổn thương loét sùi.
– Soi cổ tử cung không đạt: không thấy vùng chuyển tiếp giữa biểu mô lát và biểu mô trụ, viêm nhiễm nặng, cổ tử cung không thể nhìn thấy do âm đạo hẹp.
Các tổn thương nghi ngờ khi soi cổ tử cung cần được bấm sinh thiết làm mô bệnh học.
2.2.2. Chẩn đoán tế bào học phụ khoa
Có các loại kỹ thuật: Papanicolaou (Pap) thông thường, kỹ thuật Thin Prep và phương pháp tế bào học chất lỏng thế hệ 2 (LiquiPrep). Các kỹ thuật Thin Prep và Liqui Prep có ưu điểm là hình ảnh mô học đẹp hơn, dễ đọc hơn qua đó làm tăng độ nhậy, độ đặc hiệu của việc phát hiện các tế bào biểu mô bất thường và vẫn có giá trị dự báo dương tính, trong đó, kỹ thuật LiquiPrep có nhiều ưu điểm hơn so với ThinPrep. Chẩn đoán tế bào học theo phân loại Bethesda cải tiến 2001 như sau:
Tế bào vẩy Tế bào biểu mô tuyến
– Tế bào vẩy không điển hình + Ý nghĩa chưa xác định (ASCUS) + Không thể loại trừ tổn thương nội biểu mô vẩy độ cao (ASCUS-H) – Tổn thương tế bào nội biểu mô vẩy độ thấp (LSIL), bao gồm HPV, Loạn sản nhẹ/CIN I – Tổn thương tế bào nội biểu mô vảy độ cao (HSIL), bao gồm loạn sản trung bình, loạn sản nặng, CINII/CINIII – Có dấu hiệu nghi ngờ ung thư xâm nhập – Ung thư tế bào biểu mô vảy – Không điển hình – Ung thư tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung tại chỗ – Ung thư tế bào biểu mô tuyến + Biểu mô tuyến cổ tử cung + Biểu mô tuyến nội mạc tử cung + Biểu mô tuyến ngoài tử cung + Biểu mô tuyến không định loại (NOS)
2.2.3. Sinh thiết cổ tử cung
Sau khi soi cổ tử cung và xác định có tổn thương nghi ngờ hoặc có kết quả tế bào không bình thường. Sinh thiết hai mảnh: một mảnh ở ranh giới lát – trụ, một mảnh ở chính giữa tổn thương. Nếu nghi ngờ tổn thương trong ống cổ tử cung thì dùng thìa nạo sinh thiết. Khi các tổn thương nằm hoàn toàn trong cổ tử cung → Khoét chóp cổ tử cung.
2.2.4. Chẩn đoán hình ảnh
Để đánh giá đầy đủ và chính xác mức độ lan tràn của ung thư cổ tử cung có thể chỉ định một số xét nghiệm sau: chụp MRI, PET CT
2.3. Chẩn đoán xác định
– Ung thư tại chỗ và vi xâm lấn: Dựa vào phiến đồ âm đạo kết hợp soi và sinh thiết cổ tử cung hoặc nạo ống cổ tử cung, LEEP hoặc khoét chóp cổ tử cung.
– Giai đoạn muộn: dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả sinh thiết.
2.4. Phân loại giai đoạn lâm sàng
Giai đoạn Mô tả tổn thương
0 Ung thư tại chỗ (CIS), ung thư nội biểu mô
I Ung thư chỉ giới hạn tại cổ tử cung
IA Ung thư tiền lâm sàng, chỉ chẩn đoán được bởi vi thể
IA1 Xâm nhập rõ tối thiểu chất đệm. Tổn thương sâu ≤ 3mm từ màng đáy, rộng ≤7mm từ bề mặt hay tuyến mà nó phát sinh
IA2 Tổn thương sâu ≤ 5mm, rộng ≤ 7mm, nếu rộng hơn thì ở nhóm Ib
IB Tổn thương có kích thước lớn hơn ở giai đoạn Ia dù có thấy được trên lâm sàng hay không. Tổn thương vùng không gian có trước không làm thay đổi việc định giai đọan mà cần ghi lại đặc biệt để dùng cho những quyết định điều trị tương lai
IB1 Đường kính lớn nhất của tổn thương ≤ 4 cm
IB2 Đường kính lớn nhất của tổn thương ≥ 4 cm
II Ung thư xâm lấn quá cổ tử cung nhưng chưa đến thành xương chậu hay chưa đến 1/3 dưới âm đạo
IIA Chưa xâm lấn dây chằng rộng
IIB Xâm lấn dây chằng rộng
III Ung thư lan đến thành xương chậu và/hoặc tới 1/3 dưới âm đạo hoặc đến niệu quản
IIIA Ung thư lan đến 1/3 dưới âm đạo, nhưng chưa đến thành xương chậu
IIIB Ung thư lan đến thành xương chậu chèn ép niệu quản, làm thận ứ nước hoặc mất chức năng
IV Ung thư lan đến ngoài khung chậu hay là xâm lấn niêm mạc bàng quang và trực tràng
IVA Xâm lấn các cơ quan lân cận
IVB Di căn xa
2.5. Chẩn đoán phân biệt
Trên lâm sàng, các ung thư cổ tử cung cần phân biệt với các tổn thương sau ở cổ tử cung:
– Lộ tuyến, loét trợt cổ tử cung
– Polip cổ tử cung
– Lạc nội mạc cổ tử cung
– Giang mai cổ tử cung
– Lao cổ tử cung.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Ung thư cổ tử cung giai đoạn tại chỗ
Khoét chóp cổ tử cung và theo dõi hoặc cắt tử cung hoàn toàn tùy nhu cầu sinh con tiếp theo.
3.2. Ung thư cổ tử cung giai đoạn IA1
Nếu có nhu cầu sinh con thì khoét chóp cổ tử cung và kiểm tra diện cắt: nếu còn ung thư tại diện cắt thì phải cắt tử cung. Nếu không còn nhu cầu sinh con thì cắt tử cung hoàn toàn.
3.3. Ung thư cổ tử cung giai đoạn IA2
Nếu có nhu cầu sinh con thì khoét chóp cổ tử cung và lấy hạch chậu hai bên: kiểm tra diện cắt và hạch chậu. Nếu còn ung thư tại diện cắt thì phải cắt tử cung hoàn toàn. Nếu có di căn hạch thì xạ trị hệ hạch chậu. Nếu không có nhu cầu sinh con thì cắt tử cung hoàn toàn, lấy hạch chậu hai bên và xạ trị nếu có di căn hạch chậu.
3.4. Ung thư cổ tử cung giai đoạn IB – IIA
3.4.1. Đối với giai đoạn I B1: phẫu thuật Wertheim
Áp dụng cho phụ nữ trẻ cần bảo tồn buồng trứng và có kích thước u ≤ 2cm
Phương pháp: cắt tử cung mở rộng, một phần âm đạo và lấy hạch chậu 2 bên Tia xạ sau phẫu thuật.
3.4.2. Đối với giai đoạn I B2 – IIA: xạ trị kết hợp với phẫu thuật.
– Xạ trị tiền phẫu:
+ U < 4cm: xạ áp sát
+ U ≥ 4cm: xạ ngoài thu nhỏ u sau đó xạ áp sát
– Phẫu thuật: tiến hành sau khi nghỉ xạ trị 4 – 6 tuần, cắt tử cung mở rộng và lấy hạch chậu hai bên
– Xạ trị hậu phẫu
3.4.3. Phương pháp xạ trị triệt căn
3.5. Ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB – III
– Phương pháp xạ trị triệt căn
– Phương pháp hóa trị kết hợp xạ trị
– Sau xạ sẽ đánh giá lại tổn thương xem có nên phẫu thuật không
3.6. Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV
– Nếu còn khả năng phẫu thuật thì vét đáy chậu sau đó kết hợp hóa trị và xạ trị sau mổ (ít làm).
– Nếu không còn khả năng phẫu thuật: hóa và xạ trị.
4. PHÒNG BỆNH
Tiêm phòng HPV cho các phụ nữ trẻ. Khám phát hiện sớm các tổn thương cổ tử cung tiền ung thư để điều trị sớm.
Cập nhật thông tin chi tiết về U Xơ Tử Cung – Phác Đồ Bv Từ Dũ trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!