Xu Hướng 5/2023 # U Trung Thất: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị U Trung Thất # Top 13 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # U Trung Thất: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị U Trung Thất # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết U Trung Thất: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị U Trung Thất được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. U trung thất là gì?

U trung thất là khối u nguyên phát, thứ phát, lành tính hoặc ác tính có thể tìm thấy ở bất cứ vị trí nào trong vùng trung thất. Khối u trung thất hiếm gặp, ở trẻ em thường gặp ở khu sau của trung thất và lành tính không gây ung thư. Nhưng ở người lớn các khối u này thường ác tính và gây ra bệnh ung thư vị trí khối u ở khu trước trung thất.

Trung thất là một khoang trong lồng ngực nằm giữa xương ức và cột sống chứa các cơ quan quan trọng như: tuyến ức, các mạch máu lớn, các dây thần kinh, thực quản, ống ngực, chuỗi hạch giao cảm ngực, khí quản, phế quản, tim và màng ngoài tim.

Giới hạn của trung thất:

– Phía trước: mặt sau xương ức và các sụn sườn.– Phía sau: Mặt trước các đốt sống ngực.– Mặt trên: là nền cổ.– Mặt dưới: cơ hoành.

2. Nguyên nhân gây ra u trung thất

Các nguyên nhân được tìm thấy gây ra bệnh u trung thất gồm có:

– Sơ sinh, trẻ nhỏ: u thần kinh, kén.

– Người lớn: do u thần kinh, kén tuyến ức, u lymphô, u tế bào mầm, di căn ung thư vào hạch trung thất.

– U trung thất trước: do u tuyến ức (u mỡ, ung thư tuyến ức) , u quái (u tế bào phôi), u tuyến giáp, u lymphô (Hodgkin và không Hodgkin), kén phế quản.

– U trung thất giữa: do u lymphô, kén màng ngoài tim, hạch ác tính của bệnh máu, hạch di căn ung thư (do ung thư thận, tuyến giáp, tai mũi họng đều có thể di căn vào hạch trung thất), lao, bệnh sarcoidosis, thoái vị Morgagni.

– U trung thất sau: do u thần kinh, thoái vị tủy màng não, kén thần kinh ruột, kén cạnh thực quản, u cơ thực quản, nang giả tụy.

Nguy cơ cao mắc bệnh u trung thất:

– Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính.

– Người đang mắc các bệnh ung thư có thể di căn.

3. Triệu chứng u trung thất

U trung thất thường khó phát hiện do không có triệu chứng đặc trưng, nếu phát hiện là do tình cờ đi khám. Các u trung thất thường nếu không có triệu chứng là u lành và các triệu chứng xuất hiện khi khối u chèn ép cơ quan xung quanh.

– Khối u chèn tĩnh mạch chủ trên: gây ra phù áo khoác, tuần hoàn bàng hệ vùng vai ngực, đầy hố trên đòn, da tím tái, đau đầu, ngủ gà.

– Khối u chèn ép khí, phế quản: gây ho, khó thở, tức ngực, nhiễm trùng hô hấp tái diễn, ho ra máu, thở rít.

– Khối u chèn thực quản: gây khó nuốt, nuốt đau, nghẹn, nấc liên tục.

– Khối u chèn thần kinh quặt ngược: giọng nói khàn, khó phát âm, dây thanh âm bên trái bị liệt.

– Hội chứng Claude-Bernard Horner: gây co đồng tử, hẹp mi mắt, sụp mi, mặt đỏ bừng.

– Khối u chèn ép thành ngực: gây đau tức ngực.

– Hội chứng Pancoast-Tobias: do chèn ép đám rối thần kinh cánh tay.

– Hội chứng Pierre-Marie: ngón tay dùi trống, dày cốt mạc đầu chi, sưng đau các khớp bàn chân, cổ tay, bàn tay.

– Sưng hạch bạch huyết.

– Toàn thân: rối loạn hô hấp, cao huyết áp, chảy nước dãi, đổ mồ hôi đêm, nhược cơ, sốt, gầy sút cân, biếng ăn.

Biến chứng u trung thất:

Tất cả khối u lành tính hay ác tính nếu không được điều trị sớm đều gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. U lành tính phát triển sẽ chèn ép các cơ quan, chúng sẽ không còn thực hiện được các chức năng như bình thường. U ác tính phát triển thành ung thư và nguy cơ tử vong rất cao.

4. Điều trị u trung thất

Phương pháp chẩn đoán u trung thất:

– Thăm khám các dấu hiệu lâm sàng.– Chụp X – quang ngực: X-quang ngực tiêu chuẩn, chụp thực quản cản quang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, chụp trung thất có bơm hơi, chụp động mạch.– Chụp CT ngực.– Chụp cộng hưởng từ vùng ngực (MRI).– Nội soi kèm sinh thiết.

Phương pháp điều trị u trung thất:

– Sau khi xác định được loại khối u bác sĩ sẽ dựa vào chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị u trung thất thích hợp cho mỗi bệnh nhân. Kết hợp điều trị phẫu thuật + hóa trị + xạ trị.

– Phương pháp phẫu thuật được ưu tiên vì giúp loại bỏ sớm khối u hạn chế di căn. Sau đó sẽ kết hợp cùng phương pháp hóa trị và xạ trị để tiêu diệt các khối u còn sót lại.

– Cần bổ sung dinh dưỡng, động viên tinh thần giúp bệnh nhân mau sớm hồi phục sức khỏe.

5. Phòng ngừa bệnh u trung thất

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh u trung thất:

Tổng Quan Về U Trung Thất Và Cách Điều Trị

U trung thất được phân chia làm u ác tính và lành tính. Việc cắt bỏ khối u chỉ là một chỉ định cần thiết cho bệnh nhân. Nếu không được điều trị, u trung thất sẽ gây biến chứng cho phổi, u ác tính có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. U trung thất có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

1. U trung thất là gì?

U trung thất là các khối u lành tính hay ác tính phát sinh ở vùng trung thất – một phần trung tâm của ngực, bên trong có các cơ quan như tuyến ức, các mạch máu lớn và dây thần kinh, thực quản đoạn ngực, tim và màng ngoài tim,…

Xét về mặt cấu trúc giải phẫu, trung thất được bao quanh bởi giới hạn:

Phía trước là xương ức và các sụn sườn;

Phía sau là các đốt sống ngực;

Hai bên là màng phổi;

Mặt dưới là cơ hoành;

Phía trên là vùng nền cổ.

Khi các tế bào mầm hoặc tế bào tăng sinh phát triển trong mô tuyến ức, mô thần kinh và mô bạch huyết sẽ tạo ra khối u trung thất. U trung thất nằm trong lồng ngực, xuất hiện tại khu vực trước hoặc sau trung thất, và chiếm đến khoảng 90% các bệnh lý thuộc trung thất. Khối u nguyên phát hoặc thứ phát, có thể được hình thành từ tế bào lành tính hoặc ác tính quá phát. Bệnh lý này cũng được phân thành nhiều loại khác nhau, dựa trên nguồn gốc hình thành của các u nang từ những tổ chức nằm trong hay ngoài trung thất.

Trung thất là một phần trung tâm của ngực

2. Biểu hiện của u trung thất

Trong hầu hết các trường hợp, giai đoạn đầu bệnh nhân gần như không có triệu chứng vì khối u trung thất thường tiến triển một cách âm thầm, lặng lẽ. Chính vì vậy bệnh ít khi được phát hiện sớm cho đến khi người có khối u xuất hiện các triệu chứng như:

Đau ngực, khó thở khi nằm ngửa;

Khò khè, thở rít, có khi ho ra máu;

Khó nuốt do khối u chèn vào thực quản;

Mệt mỏi, sụt cân, suy yếu cơ thể;

Bội nhiễm đường hô hấp;

Sưng phù nề, đau khớp;

Một số biểu hiện lâm sàng khác tùy theo tạng u bị chèn ép, khiến chức năng sống, tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo thời gian, khối u trung thất có thể lớn dần, chèn ép hoặc xâm lấn các cơ quan chủ chốt lân cận như tim, phổi, mạch máu lớn,… làm cản trở lưu thông tuần hoàn và hô hấp. Nếu là khối u ác tính, nguy cơ di căn đến màng tim hoặc phổi đe dọa tính mạng của người bệnh là rất cao.

3. Điều trị u trung thất tùy vào vị trí khối u

U trung thất có thể lên rất lớn

3.1. U tuyến ức

Phần lớn các khối u trung thất ở tuyến ức đều có chỉ định điều trị ngoại khoa. Trường hợp u tuyến ức có kèm theo triệu chứng nhược cơ nặng thì trước tiên phải điều trị nội khoa để khi mổ, bệnh nhân chỉ bị nhược cơ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Điều trị bệnh ung thư trung thất có thể tiến hành dưới sự hỗ trợ của gây mê nội khí quản hoặc châm tê. Mổ dưới châm tê có khả năng giảm được các biến chứng hô hấp sau mổ nhiều hơn so với mổ dưới gây mê. Theo đó, đường mổ thuận lợi nhất là mở xương ức theo đường dọc giữa ở 2/3 phía trên hoặc toàn bộ xương ức. Hiện nay, với những dụng cụ được thiết kế đặc biệt, việc mở và đóng xương ức cho bệnh nhân được thực hiện một cách nhanh chóng và tương đối an toàn.

Phẫu thuật chữa ung thư trung thất ở tuyến ức có thể đạt kết quả tốt đến 95% tùy theo giai đoạn bệnh và bản chất mô bệnh học của khối tế bào ác tính.

3.2. U thần kinh

Các u thần kinh thường xuất hiện ở trung thất sau nên phải mổ qua đường mở ngực sau, dưới gây mê nội khí quản. Một số trường hợp bị u trung thất thần kinh có thể được mổ cắt bỏ bằng kỹ thuật mổ nội soi lồng ngực.

Nhiều trường hợp u thần kinh ác tính gây xâm lấn mạnh đến các cơ quan xung quanh và vào cả tuỷ sống, lúc này phẫu thuật có khi chỉ lấy được một phần tế bào bất thường.

3.3. U quái

U quái thường gặp ở trung thất trước nên đường mổ thích hợp nhất là mở dọc giữa xương ức của bệnh nhân. Tuy u quái thường là lành tính nhưng nhiều trường hợp khối u dính rất nhiều vào các cơ quan xung quanh, do đó việc phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ gây ra tổn thương.

3.4. Bướu giáp trong lồng ngực

Có 2 loại bướu giáp:

Bướu giáp cổ – trung thất: Là khi bướu có một phần có thể sờ thấy được ở vùng cổ (thường là cực trên). Trong tình huống này, các mạch máu của tuyến giáp vẫn xuất phát như với người bình thường, do đó có thể mổ cắt bỏ bướu giáp qua một đường mổ ở cổ;

Bướu giáp trong trung thất: Trường hợp này thường ít gặp hơn, xảy ra khi toàn bộ bướu giáp nằm lạc chỗ vào trong trung thất (thường ở trung thất trước, có trường hợp tại trung thất giữa hoặc sau). Lúc này, điều trị u trung thất cần thiết phải mở xương ức theo đường giữa thì mới đảm bảo cắt được bướu giáp một cách an toàn và triệt để.

Trước đây, phẫu thuật điều trị u trung thất thường được tiến hành bằng phương pháp mổ hở vì nội soi trung thất là một kỹ thuật tương đối khó, đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm, giúp bệnh nhân không cần phải mở lồng ngực quá lớn, mất máu ít. Hiện nay với sự phát triển của y học, phẫu thuật nội soi ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn, giúp loại bỏ được hoàn toàn khối u với vết mổ nhỏ, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng sau mổ.

Tác dụng của Fucoidan trong điều trị và phòng ngừa mắc mới ung thư trung thất

Fucoidan là một polysaccharide có trong rong biển nâu, có thể ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư sang các mô khác. Ngoài ra, Fucoidan có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, tăng cường phản ứng miễn dịch ở người. Các nghiên cứu gần đây nhất từ Đại học liên bang Brazil Rio Geande do Norte tiến hành cho thấy hai polysaccharides phân đoạn từ tảo biển nâu ức chế quá trình hình thành mạch máu giúp duy trì sự phát triển của khối u.

Nhiều nghiên cứu đã khám phá ra việc sử dụng rong biển nâu trong cuộc chiến chống lại một số bệnh về gan, bao gồm cả ung thư gan. Fucoidan được tìm thấy trong tảo nâu là phát hiện mới đây đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng y tế toàn cầu nhờ tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể và đặc biệt hiệu quả trong quá trình kích thích các tế bào ung thư gan tự diệt.

Ngoài ra Fucoidan còn có tác dụng: kích hoạt hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của oxy hoạt tính và ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư, kích thích quá trình tự chết apoptosis của tế bào ung thư.

Fucoidan có nhiều nhất trong tảo nâu Mozuku

Với sức mạnh kỳ diệu, Fucoidan đã mở ra một hướng đi mới đối với lĩnh vực điều trị ung bướu nói chung và điều trị ung thư trung thất nói riêng. Đây được coi là một giải pháp an toàn và đặc biệt cho những bệnh nhân ung thư trung thất trên con đường giành lại sự sống.

King Fucoidan được biết đến là Fucoidan Vua bởi chứa hàm lượng Fucoidan cao nhất

Sản phẩm là sự kết hợp tuyệt vời giữa (từ tảo nâu Mozuku Okinawa) và nấm Agaricus (chứa Beta Glucan – một chất chống ung thư cực mạnh) giúp:

– Hỗ trợ điều trị ung thư hữu hiệu và tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ

King Fucoidan (Fucoidan Vua)

– Kích thích và thúc đẩy quá trình tự chết (apoptosis) của các tế bào ung thư.

– Tăng cường hệ thống miễn dịch cho toàn bộ cơ thể, chống hình thành u bướu, chống oxy hóa, ngăn cản và ức chế sự tạo lập các mạch máu mới, từ đó cắt đi nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào ung thư.

– Làm giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

– Làm giảm sự hình thành huyết khối

– Ngăn chặn tổn thương trên gan, cải thiện khả năng chuyển hóa, hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

– Đặc biệt, qua nghiên cứu nhận thấy Fucoidan Vua tuyệt đối an toàn với sức khỏe, không gây tác dụng phụ.

Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Định Hướng Điều Trị U Trung Thất Nguyên Phát

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ U TRUNG THẤT NGUYÊN PHÁT

ĐẠI CƯƠNG

Trung thất là vùng nằm trong lồng ngực, giữa các khoang màng phổi bao gồm tim và các tạng trong lồng ngực, ngoại trừ phổi. Trung thất được bao quanh bởi các màng phổi lá thành, phía trước là xương ức, phía sau là cột sống, chuỗi hạch giao cảm cạnh cột sống. Phía trên là nền cổ và phía dưới là cơ hoành. Các u trung thất thường gặp theo định khu trung thất như sau:

Các u ở trung thất trước: Các u tuyến ức (u tuyến ức, ung thư biểu mô tuyến ức, u carcinoid tuyến ức, u mỡ tuyến ức), kén tuyến ức, u tế bào mầm, các u lympho, bướu giáp, u tuyến cận giáp, các u tổ chức liên kết, kén màng ngoài tim.

U thường gặp ở trung thất giữa: U tuyến giáp, u khí quản, u lympho, các tổn thương hạch thứ phát do nhiễm trùng, di căn ung thư.

U thường gặp ở trung thất sau: U, kén thần kinh, u thực quản, thoát vị cơ hoành, nang giả tụy.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

♦ Tuổi: Giúp định hướng nguyên nhân u trung thất:

Sơ sinh, trẻ nhỏ: U thần kinh, kén.

Người lớn: U thần kinh, u, kén tuyến ức. U lympho và u tế bào mầm thường gặp ở các bệnh nhân 20-40 tuổi.

♦ Triệu chứng lâm sàng.

Có thể gặp u trung thất không có triệu chứng.

Các triệu chứng do chèn ép, xâm lấn các cấu trúc, thành phần trong trung thất: là các triệu chứng thường gặp nhất và rất có giá trị trong chẩn đoán xác định.

+ Chèn ép tĩnh mạch chủ trên: Phù áo khoác.

+ Chèn ép khí, phế quản: Ho, nhiễm trùng hô hấp tái phát, khạc máu.

+ Chèn ép thực quản: Nuốt nghẹn.

+ Chèn ép thần kinh quặt ngược: Nói khàn, hội chứng Claude Bernard Horner.

+ Chèn ép, xâm lấn thành ngực: Đau ngực.

Các triệu chứng toàn thân:

+ Nhược cơ: Biến đổi trong ngày, tháng và năm tạo ra các đợt bùng phát sau đó thoái lui. Nhược cơ có thể xuất hiện ở mắt, liệt mặt, miệng hầu hoặc liệt chân tay. Chẩn đoán được khẳng định với test prostigmin, hoặc tìm thấy kháng thể kháng receptor acetylcholin trong huyết thanh. Nhược cơ thường chỉ gặp ở u tuyến ức lành tính.

+ Sốt, gầy sút cân, chán ăn, các biểu hiện của hội chứng cận u.

♦ Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang ngực: Cần đánh giá chi tiết hình ảnh các bờ trung thất (cung tĩnh mạch chủ trên, cung nhĩ phải, hình quai động mạch chủ, cung thất trái), cửa sổ chủ – phổi, hình quai tĩnh mạch azygos, đường mờ thực quản, bờ trái và phải của cột sống, các khoảng sáng sau xương ức, sau tim, hình cột sống…

Chụp cắt lớp vi tính ngực có tiêm thuốc cản quang. 

+ Xác định chính xác vị trí, kích thước u trung thất và cho phép đánh giá tỷ trọng cũng như mức độ ngấm thuốc của u, tình trạng xâm lấn, chèn ép của u trung thất vào các cấu trúc, thành phần trung thất.

+ Giúp chẩn đoán phân biệt u trung thất với phình động mạch chủ, u mỡ trung thất, mảng mỡ màng ngoài tim.

+ Hỗ trợ sinh thiết, chọc hút xuyên thành ngực, chọn đường tiếp cận phẫu thuật u trung thất.

Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI): MRI tốt hơn chụp cắt lớp vi tính trong những trường hợp sau:

+ Xác định xâm lấn mạch máu và cấu trúc thần kinh.

+ Những trường hợp cần mặt cắt coronal và radial.

+ Khi không dùng được chất cản quang tĩnh mạch do bệnh thận hay dị ứng.

+ Phân biệt u với mỡ trung thất hay mô mềm xung quanh. 

+ MRI tốt hơn CLVT trong xác định xâm lấn đám rối thần kinh cánh tay.

Siêu âm

+ Giúp phân biệt nang hay u cứng, hướng dẫn sinh thiết kim nhỏ.

+ Siêu âm qua nội soi giúp đánh giá tổn thương thực quản, quanh thực quản.

♦ Y học hạt nhân

Xạ hình tuyến giáp với I131 hay I123 có ích trong BN có tổn thương ẩn vùng trước trên, sau xương ức. 

Technitium dùng chẩn đoán bệnh trung thất tương đối phức tạp vì tuyến nước bọt bài tiết technitium sau đó được nuốt vào, toàn bộ thực quản đều cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, technitum có ưu điểm lớn là được tuyến giáp bắt ngay cả khi đã bão hòa iod.

Bảng 29.1: Chất phóng xạ trong chẩn đoán u trung thất

Chất phóng xạ

Bệnh lý

I131 hay I123

K tuyến giáp sau ức

I131 meta idobenzylguanine

Pheochromocytoma

Gallium 67

Lymphoma

Selenomethionin

Tuyến cận giáp

Technetium

Niêm mạc dạ dày lạc chỗ

♦ Các dấu ấn u trung thất.

Bệnh nhân u trung thất trước, đặc biệt ở người trẻ cần đo AFP, βHCG, CEA kết hợp AFP, βHCG hay cả 2 tăng trong u tế bào mầm ác tính, 1 số u quái và ung thư biểu mô.

Pheochromocytoma: tăng catecholamin và các sản phầm thoái giáng (catecholamin, vanillylmandelic acid, homovanillic acid).

Các dấu ấn này có giá trị trong theo dõi bệnh nhân.

Chỉ định cho những bệnh nhân có đỏ bừng mặt, tim nhanh, nhức đầu chưa rõ nguyên nhân.

Một số u cạnh cột sống (Paragangliomas, ganglioneuromas, một số u nguyên bào thần kinh (neuroblastoma) cũng sản xuất norepinephrin và epinephrin).

♦ Sinh thiết bằng phương pháp xâm lấn

Khả năng sinh thiết dương tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Có hay không có triệu chứng tại chỗ.

+ Vị trí và mức độ lan rộng của tổn thương.

+ Có hay không có các dấu ấn u.

+ Sự thu nhận gallium bởi tổn thương.

Lưu ý khi sinh thiết:

+ Tổn thương khu trú không triệu chứng: Không nên sinh thiết trước mổ nếu không lan ra trung thất trước, không tăng dấu ấn u và không thu nhận gallium.

+ Không sinh thiết u trung thất có vỏ bọc rõ vì có thể gieo rắc tế bào u và cản trở cắt u giai đoạn sớm một cách triệt để.

+ Bệnh nhân có triệu chứng xấm lấn tại chỗ như đau ngực nặng, khó thở, ho, khó nuốt, tràn dịch màng phổi, tắc tĩnh mạch chủ trên: Cần sinh thiết kim nhỏ trước mổ. Các u này thường là ác tính và cần hoá trị hay xạ trị.

+ Khối hạch luôn luôn cần sinh thiết vì hiếm khi cần mổ.

Lựa chọn kỹ thuật sinh thiết theo vị trí u.

+ Tổn thương ở trung thất trước: Nội soi trung thất, sinh thiết kim nhỏ.

+ Tổn thương ở trung thất sau: Sinh thiết kim nhỏ hay nội soi lồng ngực.

+ Tổn thương ở trung thất giữa: Nội soi trung thất qua đường dưới mũi ức nếu nằm sâu dưới xương ức; sinh thiết kim nhỏ hay nội soi lồng ngực.

Chẩn đoán mô bệnh học u trung thất

Các kỹ thuật lấy bệnh phẩm u trung thất

Chọc hút, sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính.

Chọc hút u trung thất dưới hướng dẫn của nội soi phế quản, siêu âm qua nội soi phế quản hoặc siêu âm qua nội soi thực quản.

Nội soi trung thất, nội soi lồng ngực.

Các nhóm u trung thất thường gặp theo WHO (2004)

♦ Các u biểu mô.

+ U tuyến ức.

+ Ung thư biểu mô tuyến ức (bao gồm cả các u biểu mô tế bào thần kinh nội tiết của tuyến ức).

♦ Các u tế bào mầm (GCT) của trung thất.

♦ Các u lympho trung thất và cơ quan tạo máu.

+ U lympho tế bào B.

+ U lympho tế bào T.

+ U lympho Hodgkin trung thất.

+ Sarcom tủy và bệnh bạch cầu cấp dòng tủy ngoài tủy xương.

♦ Các u trung mô tuyến ức và trung thất.

♦ Các u hiếm gặp của trung thất.

♦ Các tổn thương di căn tới tuyến ức và trung thất trước.

Chẩn đoán giai đoạn u trung thất

Bảng 29.2: Phân giai đoạn u tuyến ức theo WHO (2004).

T: u nguyên phát

+ TX: u nguyên phát không đánh giá được.

+ T0: không có bằng chứng của u nguyên phát + T1: u nằm hoàn toàn trong nang.

+ T2: u xâm lấn các tổ chức liên kết cạnh nang.

+ T3: u xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh u như màng ngoài tim, màng phổi trung thất, thành ngực, phổi và các mạch máu lớn.

+ T4: u có tổn thương phân tán ở màng phổi, cạnh tim.

N: Hạch vùng

+ NX: không đánh giá được hạch vùng.

+ N0: không có di căn hạch vùng.

+ N1: di căn tới hạch trung thất trước.

+ N2: di căn tới các hạch trong lồng ngực khác ngoại trừ các hạch trung thất trước.

+ N3: di căn hạch cơ thang/ hạch hố thượng đòn.

M: Di căn

+ MX: không đánh giá được di căn.

+ M0: không có di căn xa.

+ M1: di căn xa.

Phân nhóm

+ Giai đoạn I: T1 N0 M0.

+ Giai đoạn II: T2 N0 M0.

+ Giai đoạn III: T1 N1 M0; T2 N1 M0; T3 N0, 1 M0.

+ Giai đoạn IV: T4 N bất kỳ M0; T bất kỳ, N2, 3 M0; T bất kỳ, N bất kỳ, M1.

Bảng 29.3: Phân giai đoạn các u tế bào mầm theo WHO (2004).

T: U nguyên phát

+ TX: Không xác định được u nguyên phát.

+ T0: Không có bằng chứng của u nguyên phát.

+ T1: U khu trú tại cơ quan nguyên phát (tuyến ức và mỡ trung thất).

√ T1a: U ≤ 5 cm.

+ T2: U xâm lấn các cơ quan liền kề hoặc có tràn dịch ác tính.

√ T2a: U ≤ 5 cm.

+ T3: U xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh như màng ngoài tim, màng phổi trung thất, thành ngực, mạch máu lớn, phổi.

+ T4: U kèm lan tràn màng phổi, màng ngoài tim.

N: Hạch vùng

+ NX: Không đánh giá được hạch vùng.

+ N0: Không di căn hạch vùng.

+ N1: Di căn tới hạch vùng.

+ N2: Di căn tới hạch trong lồng ngực bao gồm cả hạch trung thất trước.

+ N3: Di căn tới hạch cơ thang hoặc hạch thượng đòn.

M: Di căn xa

+ MX: Không đánh giá được di căn.

+ M0: Không có di căn xa.

+ M1: Có di căn xa.

Phân giai đoạn.

+ Giai đoạn I: U khu trú, không di căn, có thể cắt bỏ hoàn toàn u.

+ Giai đoạn II: U khu trú, không di căn, có thể cắt bỏ u trên đại thể nhưng có thể còn tồn dư u vi thể.

+ Giai đoạn III: U khu trú, hạch vùng có hoặc không, không di căn xa, không thể cắt bỏ hoàn toàn u nguyên phát.

+ Giai đoạn IV: U có di căn xa.

ĐIỀU TRỊ U TRUNG THẤT

U tuyến ức

U tuyến ức giai đoạn I: Phẫu thuật đơn thuần.

U tuyến ức giai đoạn II: Nên kết hợp thêm xạ trị hậu phẫu sau phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

U tuyến ức giai đoạn II (trường hợp không thể cắt bỏ hoàn toàn) và u tuyến ức giai đoạn III: Phẫu thuật kết hợp xạ trị hậu phẫu.

U tuyến ức giai đoạn III và IVa không thể phẫu thuật cắt bỏ: bắt đầu với hóa trị liệu. Nếu đáp ứng tốt, thể trạng bệnh nhân cho phép: tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, sau đó kết hợp xạ trị hậu phẫu đơn thuần hoặc kết hợp hóa trị liệu.

U tuyến ức không thể phẫu thuật, bệnh tái phát hoặc di căn: hóa trị liệu. Các phác đồ phối hợp hóa chất thường được sử dụng:

+ Cisplatin, doxorubicin, và cyclophosphamid (PAC), có hoặc không kèm prednison.

+ Cisplatin, doxorubicin, cyclophosphamid, và vincristin (ADOC).

+ Etoposid và cisplatin (EP).

+ Etoposid, ifosfamid, và cisplatin (VIP).

U lympho trung thất: hóa trị liệu.

Các phác đồ hay được dùng.

Kết hợp doxorubicin, bleomycin, vinblastin, và dacarbazin (ABVD) liên tiếp 6 đợt (một số trường hợp có thể tới 8 đợt).

BEACOPP hoặc BEACOPP tăng cường: bleomycin, etoposid, doxorubicin, vincristin, cyclophosphamid, procarbazin và prednison.

Stanford V: doxorubicin, vinblastin, mechlorethamin, vincristin, bleomycin, etoposid và prednison.

Các u tế bào mầm trung thất

U quái trung thất: Chỉ định phẫu thuật cho tất cả các trường hợp, ngay cả các u quái lành tính. Kết hợp thêm hóa trị liệu hậu phẫu cho các u quái ác tính.

U nguyên bào tinh: kết hợp xạ trị với hóa trị liệu có cisplatin.

U tế bào mầm không có nguồn gốc nguyên bào tinh: hóa trị liệu có cisplatin. Có thể kết hợp thêm phẫu thuật trong một số trường hợp.

U tuyến giáp trung thất

Phẫu thuật.

U thần kinh trung thất

Phẫu thuật. Có thể kết hợp thêm xạ trị khi u xâm lấn ra xung quanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kurup A., Loehrer P.J. Sr (2004), “Thymoma and thymic carcinoma: therapeutic approaches”, Clin Lung Cancer, 6; pp.28.

Park D.R., Valliyres E. (2010), “Tumors and Cysts of the Mediastinum”, Murray and Nadels Textbook of Respiratory Medicine, 5th ed, Saunder, Elsevier, pp.4269-4314.

Roberts J.R., Kaiser L.R. (2008), “Acquired Lessions of the Mediastinum: Benign and Malignan”, Fishmans Pulmonary Diseases and Disorder, 4th ed, McGraw-Hill, pp.1583-1612. 

Strollo D.C., Rosado de Christenson M.L., Jett J.R. (1997), “Primary mediastinal tumors. Part 1: tumors of the anterior mediastinum”, Chest, 112:511. 

Strollo D.C., Rosado de Christenson M.L., Jett J.R. (1997), “Primary mediastinal tumors”: part II. Tumors of the middle and posterior mediastinum”, Chest, 112, pp.511. 

Suster S., Moran C.A. (2006), “Thymoma classification: current status and future trends”, Am J Clin Pathol, 125, pp.542.

U Não: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

U não có thể xuất hiện ở cả ngưới lớn và trẻ nhỏ – Ảnh: Pixabay

U não có nhiều dạng khác nhau. Để xác định là u lành tính hay u ác tính, bệnh nhân cần đi khám với các Bác sĩ Thần kinh tại những cơ sở uy tín.

U não là gì?

U não là một khối u nằm trong não. Có nhiều loại khối u não khác nhau. Một số khối u não là lành tính và một số khối khác là ung thư. Các khối u não có thể bắt đầu trong não, hoặc ung thư có thể bắt đầu ở các bộ phận khác của cơ thể và lan tới não (còn gọi là di căn) .

Lựa chọn điều trị khối u não phụ thuộc vào loại u não có, cũng như kích thước và vị trí của nó.

Triệu chứng u não

Dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi khối u não có thể bao gồm:

Đau đầu trầm trọng, dai dẳng. Đau đầu nhiều vào buổi sáng, khi ho, khi vận động. Thuốc giảm đau không có hiệu quả.

Buồn nôn, nôn và các triệu chứng thần kinh khu trú khác

Mờ mắt, mù mắt

Rối loạn nội tiết

Yếu liệt

Triệu chứng động kinh

Rối loạn nhận thức

Vận động khó khăn

Nói khó khăn

Lẫn lộn trong các vấn đề hàng ngày, trí nhớ kém

Nhân cách hoặc hành vi thay đổi

Mệt mỏi, trầm cảm

U não có nhiều triệu chứng tiềm tàng, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có đầy đủ tất cả các triệu chứng đó.

Triệu chứng u não thường biểu hiện khác nhau đối với mỗi người bệnh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, loại u, kích thước và tốc độ phát triển của khối u.

U não có thể gây ra mệt mỏi, trầm cảm – Ảnh: Pixabay

Nguyên nhân u não

Các khối u não trong não

U não bắt nguồn từ chính bản thân não hoặc trong các mô gần nó

U não sơ cấp bắt đầu khi các tế bào bình thường có các đột biến gen

U não sơ cấp ít phổ biến hơn là u não thứ cấp, trong đó ung thư bắt đầu ở nơi khác và lan truyền đến não.

Những người có nguy cơ mắc bệnh u não cao thường là:

Trẻ em từ 3 – 12 tuổi và người lớn 40 – 70 tuổi

Người tiếp xúc nhiều với chất phóng xạ

Bệnh nhân mắc ung thư phổi, ung thư vú hoặc các vị trí khác có nguy cơ di căn lên não

Xét nghiệm chẩn đoán

Khám lâm sàng với bác sĩ Thần kinh

Chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm đánh giá khu vực cùng sự tương quan giữa khối u và các tổ chức xung quanh

Chụp cắt lớp vi tính (CT) kiểm tra khu vực, kích thước cùng mức độ xâm lấn sang khu vực xung quanh, tình trạng phù não và tăng áp lực nội sọ

Điện não đồ ghi chép lại các sóng bất thường

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)

Các xét nghiệm để tìm ung thư

Sinh thiết tế bào

U não được theo dõi và đánh giá theo các mức độ từ I – IV:

Mức độ I: Khối u phát triển chậm, không ảnh hưởng xung quanh. Áp dụng phương pháp phẫu thuật để chữa trị

Mức độ II: Khối u phát triển rất ít nhưng lan rộng và có khả năng tái phát sau điều trị

Mức độ III: Tốc độ phát triển của khối u tăng nhanh, tế bào ung thư phân chia nhanh mà không có tế bào nào chết đi

Mức độ IV: Khối u phát triển nhanh và rộng, phân chia rất nhanh, xâm nhập vào mạch máu, vào các mô chết quanh não.

Điều trị u não phụ thuộc vào loại, kích thước và vị trí của khối u, cũng như sức khỏe tổng thể và sở thích.

Có 3 phương pháp chính được áp dụng cho việc điều trị u não: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

Phẫu thuật loại bỏ khối u đồng thời không làm tổn thương các bộ phận lành xung quanh. Tuy nhiên không phải khối u nào cũng có thể loại bỏ bằng phẫu thuật

Xạ trị giúp diệt trừ tế bào ung thư còn sót sau khi phẫu thuật diệt trừ các khối u ác tính nằm sâu mà không thể điều trị bằng phẫu thuật

Hóa trị sử dụng hỗ trợ sau khi phẫu thuật và xạ trị. Hóa chất có tác dụng đối với các khối u phát triển nhanh.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp khác để có hiệu quả cao hơn

Thuốc làm tăng sinh mạch, tác động lên gen và protein

Ngoại khoa radio

Châm cứu

Thiền

Âm nhạc trị liệu

Bài tập thư giãn

Lưu ý chăm sóc cho người bệnh sau phẫu thuật u não

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật u não cần phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, cơ thể mau lành:

Omega 3: Cá, dầu cá, đậu phụ, súp lơ, trứng

Protein: Thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá

Các món ăn mềm, nhỏ, dễ nhai và dễ nuốt

Bổ sung thêm vitamin, chất dinh dưỡng có trong sữa, táo, nước cam, cà chua, rau xanh

Không sử dụng các thực phẩm có chứa chất kích thích như thuốc lá, thức uống có ga, có cồn như rượu, bia,… hoặc để bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc lá

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Bệnh nhân nên rời khỏi giường bệnh và ngồi lên ghế ngay sau khi bác sĩ cho phép để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Vận động giúp giảm bớt nguy cơ đông máu ở chân và khiến cơ thể bệnh nhân thích nghi nhanh hơn.

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, không hoạt động quá sức, sử dụng đồ điện tử nhiều. Để thư giãn, bệnh nhân nên tập thể dục hoặc nghe nhạc.

Bệnh nhân cần có người nhà bên cạnh để chăm sóc, hỗ trợ việc sinh hoạt hàng ngày, đồng thời theo dõi các bất thường xảy ra sau quá trình phẫu thuật.

Biến chứng sau khi mổ u não

U não là bệnh lý nguy hiểm nếu như không được khám chữa kịp thời. U não có thế để lại các biến chứng nguy hiểm như:

Đau đầu, chóng mặt

Tụ dịch máu não

Chức năng hệ thần kinh suy giảm

Trở ngại về ngôn ngữ, giao tiếp

Rối loạn cảm giác

Rối loạn

Bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan khi có những dấu hiệu về u não, nên khi có dấu hiệu bệnh u não, bệnh nhân nên đi khám tại các địa chỉ uy tín, có thế mạnh về bệnh Thần kinh sớm nhất có thể.

Cập nhật thông tin chi tiết về U Trung Thất: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị U Trung Thất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!