Xu Hướng 12/2023 # Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.Đại cương

Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới da, mà còn gây ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể như là thận, tim, phổi, gan…

Bệnh hay gặp ở nữ hơn nam, tỷ lệ nữ/nam 9/1, độ tuổi trung bình 20-50 tuổi

Ánh sáng mặt trời có thể làm khởi phát bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn. Một số thuốc (hydralazine, procainamide, thuốc tránh thai…), nhiễm trùng, căng thẳng hay chấn thương có thể làm bùng phát bệnh hoặc làm bệnh nặng thêm.

2.Triệu chứng lâm sàng

Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, thường xuất hiện ở vùng da hở:

Tổn thương da cấp tính: ban đỏ hình cánh bướm (malar rash, butterfly rash): ban đỏ phẳng hoặc nổi gồ lên mặt da, phù nề ở trung tâm, phân bố đối xứng ở trán, gò má, vắt qua cánh mũi, cằm trừ vùng không tiếp xúc với ánh sáng như rãnh mũi má, hõm dưới môi dưới.

Hình 1: Tổn ban đỏ cánh bướm và má trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Tổn thương da bán cấp: đặc trưng là dát sẩn dày sừng giống vảy nến (tổn thương dạng vảy nến) hoặc mảng dạng vòng, đa cung, thường thì bệnh nhân sẽ biểu hiện một trong hai dạng đó. Tổn thương bán cấp dạng vòng hay gặp trong lupus ban đỏ sơ sinh.

Hình 2: Ban đỏ dạng vòng, đa cung, ranh giới rõ, trung tâm lành trong lupus sơ sinh

Tổn thương da mạn tính: dát sẩn đỏ dày sừng nang lông, ranh giới rõ như đồng xu, sau đó xuất hiện sẹo teo, giãn mạch, giảm sắc tố ở trung tâm, có thể tiến triển hợp lại thành các mảng lớn hơn, khi xuất hiện ở vùng da đầu, lông mày, bờ mi gây ra rụng tóc sẹo.

Hình 3: Tổn thương vùng mặt, teo da trung tâm, xơ hóa, giãn mạch.

Tổn thương niêm mạc: Viêm môi, niêm mạc miệng (dát đỏ, xuất huyết, trợt, loét, bọng nước. Hay gặp tổn thương niêm mạc khẩu cái. Loét thường không đau, khi được điều trị tốt thì tổn thương loét có thể hết sau 1 tuần.Tổn thương da mạn tính: dát sẩn đỏ dày sừng nang lông, ranh giới rõ như đồng xu, sau đó xuất hiện sẹo teo, giãn mạch, giảm sắc tố ở trung tâm, có thể tiến triển hợp lại thành các mảng lớn hơn, khi xuất hiện ở vùng da đầu, lông mày, bờ mi gây ra rụng tóc sẹo.

Hình 4: Hình ảnh Viêm trợt, vảy tiết ở môi và trợt vùng khẩu cái cứng.

Thường đi kèm tổn thương thận, tim, khớp, mạch máu ngoại vi, hội chứng kháng phospholipid.

Triệu chứng toàn thân: tùy cơ quan bị tổn thương

Sốt, mệt mỏi

Rụng tóc

Đau cơ, đau khớp

Co giật, rối loạn tâm thần

Đau ngực

3.Xét nghiệm cận lâm sàng bệnh nhân thường được chỉ định

– Xét nghiệm máu tổng quát

– Các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán bệnh: tìm các kháng thể đặc hiệu chi từng bệnh như: anti ANA hep2, anti DsDNA,…

– Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu, định lượng protein niệu 24h

– Xét nghiệm mô bệnh học, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp

-Siêu âm tim, siêu âm ổ bụng, Xquang ngực…

4.Điều trị:

Tại chỗ:

Tránh nắng: bôi kem chống nắng, mặc quần áo có chất chống nắng

Corticosteroid bôi: nên lựa chọn loại có độ mạnh mức thấp nhất mà trong thời gian ngắn nhất vẫn đạt hiệu quả mong đợi. Đối với lupus ban đỏ dạng đĩa dai dẳng có chỉ định tiêm corticosteroid nội tổn thương (2.5 – 10mg/ml)

Thuốc ức chế calcineurin: Tacrolimus 0.05 – 0.1%, dùng 2 lần/ngày, duy trì lâu dài.

Toàn thân:

Thuốc kháng sốt rét toornh hợp: HCQ

Corticosteroid toàn thân

Khác: thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học như : methotrexate, azathioprine, cyclosporine, Rituximab …

Điều trị biến chứng: gan, thận, tim, hô hấp

Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng nếu có

Lưu ý khi dùng thuốc:

Khám mắt thường xuyên: bệnh nhân sử dụng HCQ cần được kiểm tra đáy mắt, sắc giác, thị trường 3 tháng/lần để phát hiện sớm dấu hiệu tổn thương mắt do HCQ.

Tái khám đúng hẹn để:

Đánh giá mức độ bệnh

Kiểm tra lại một số xét nghiệm theo dõi bệnh

Thay đổi thuốc kịp thời

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc

Không ngưng thuốc đột ngột

 Để giảm tác dụng phụ của corticosteroid:

Giảm liều từ từ, không ngưng thuốc đột ngột

Ăn nhạt (tránh tăng cân, tăng huyết áp)

Tập thể dục đều đặn (phòng loãng xương, trầm cảm)

Bổ sung canxi, vitamin D

5.Lupus ban đỏ và thai nghén

Có khoảng 50% bệnh nhân mắc SLE nặng lên trong thời kỳ thai nghén. Nguy cơ Sảy thai lên đến 75%, tiền sản giật 13%. Bệnh nhân Lupus mang thai sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Các yếu tố nguy cơ sảy thai: Tăng huyết áp, lupus giai đoạn hoạt động, lupus thận, giảm bổ thể C3/C4, tăng anti Ds-DNA, có kháng thể kháng phospholipid, hạ tiểu cầu.

Bệnh nhân lupus có tổn thương thận có thể có thai nếu bênh thận không hoạt động trong ít nhất 6 tháng. Khi đó cần được tư vấn thai sản tốt bởi các chuyên gia.

Các bệnh nhân SLE khi mang thai cần được sàng lọc hội chứng kháng phospholipid, thường gây sảy thai liên tiếp sau 10 tuần.

Các trẻ sơ sinh của các bà mẹ SLE có thể mắc lupus sơ sinh ( 2% số trẻ sinh ra). Nguy cơ cao xuất hiện lupus sơ sinh, và block tim thai (90-95%) khi các bà mẹ SLE có kháng thể anti SSA, anti SSB.

Hậu quả khác: đẻ non, con chậm phát triển trí tuệ…

Kết luận:

Bệnh nhân nữ mắc SLE cần được tư vấn thai sản trước và trong quá trình mang thai

Khám định kỳ để phát hiện sớm đợt nặng đối với cả có triệu chứng hay không có triệu chứng

Cần được kiểm tra: huyết áp, công thức máu, siêu âm thai, xét nghiệm miễn dịch: anti SSA (Ro)/anti SSB (La), anti DS-DNA, kháng thể kháng phospholipid…

Cần được điều triej đợt bệnh nặng

6.Phòng tránh:

Tránh nắng:

Mặc quần áo có chất chống nắng

Đội mũ rộng vành

Tránh tiếp xúc với nắng từ 8h sáng đến 16h chiều

Không sử dụng các thuốc làm tăng nhạy cảm với ánh sáng (doxycycline, retinoid…)

Chế độ dinh dưỡng

Ăn nhiều các loại cá, rau củ xanh, trái cây: cá giàu omega-3, là acid béo không bão hòa giúp chống lại bệnh tim mạch, và giảm phản ứng viêm trong cơ thể. Rau xanh bổ sung vitamin và dưỡng chất

Không ăn mầm giá: chưa acid amin gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, có thể làm nặng bệnh

Hạn chế ăn cà tím, khoai tây, cà chua, ớt ngọt…:chưa có bằng chứng khoa học

Không uống rượu, bia, tránh căng thẳng, không thức khuya

Ăn nhạt, hạn chế muối, không ăn thực phẩm chế biến sẵn

7.Giáo dục sức khỏe

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh mạn tính, suốt đời, bệnh Không lây, nhưng tiến triển từng đợt

Vì vậy các bệnh nhân cần giữ có sức khỏe tốt, rèn luyện thể thao, tránh béo phì (béo phì là nguy cơ cao gây nặng thêm cho bệnh)

Người bệnh cần xây dựng và sử dụng chế độ ăn hợp lý. Không sử dụng thuốc bừa bãi làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Không dùng các loại thuốc lá, thuốc nam

Đặc biệt phải tránh nắng đúng cách

Tuân thủ điều trị của bác sỹ, thường xuyên khám định kì tại phòng khám chuyên đề.

Yếu tố tinh thần đóng vai trò quan trọng: Để sống chung với bệnh cần có tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, lo lắng. Hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc cho phù hợp để tạo tinh thần vui vẻ, thư giãn. Vì vậy tốt nhất nên gia nhập một nhóm để cùng chia sẻ, cùng chăm sóc, nhận được sự đồng cảm những người đồng cảnh ngộ.

Bài viết: Điều dưỡng khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em

Đăng bài: Phòng CTXH

Giáo Dục Sức Khỏe Tâm Thần

GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN VĨNH PHÚC

*Địa chỉ: Thôn Cầu Bút- Xã Định Trung- Thành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc

Gmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

*Phó giám đốc thường trực: BSCKI: Nguyễn Đức Chính 0912.974.611

*Khoa khám bệnh: 02113616680

* Tuân thủ nội quy, quy chế của bệnh viện và khoa phòng; * Thường xuyên gần gũi, động viên an ủi người bệnh; * Biết động viên khuyên giải người bệnh yên tâm, tin tưởng vào điều trị; * Biết tạo không khí vui tươi, tránh sang chấn tâm lý người bệnh; * Tăng cường dẫn bệnh nhân đi dạo, xem ti vi, giải trí khác…để giúp bệnh nhân quên đi những buồn phiền, những ý nghĩ xấu, những hiểu biết lệch lạc về bệnh tật; * Thường xuyên gần gũi theo dõi bệnh nhân để phát hiện kịp thời những ý tưởng có hại và hành vi tự sát nếu có; * Loại bỏ các vật dụng nguy hại đến tính mạng và kiểm tra chặt chẽ việc uống thuốc của bệnh nhân theo chỉ định của bác sỹ, phòng ngừa việc dấu thuốc để thực hiện hành vi tự sát nếu có; * Biết chăm sóc vệ sinh cho bệnh nhân nếu bệnh nhân không tự làm được; * Đảm bảo chế độ ăn uống cho bệnh nhân,phải đảm bảo đủ năng lượng, đủ chất và vitamin. Nếu bệnh nhân không ăn thì phải động viên khuyên giải cho bệnh nhân ăn và báo cáo Điều dưỡng hoặc Bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời;

*Báo cơm ăn hàng ngày tại nhà ăn của Bệnh viện theo giờ quy định:

* Bệnh viện hoàn toàn đồng ý để người nhà đưa người bệnh về gia đình nếu, người nhà thông báo lại cho: Cán bộ y tế tại khoa điều trị và được kiểm soát qua cổng an ninh của bệnh viện. 2. Đối với người bệnh :

Luôn có sự giám sát chặt chẽ của Cán bộ y tế và người nhà người bệnh; *Người bệnh thường xuyên tham gia lao động liệu pháp, vui chơi giải trí khi được phép của thầy thuốc; * Tất cả người bệnh được giao lưu để tránh buồn phiền, chán nãn, cáu bẳn, kích động, cùng hòa đồng với mọi người xung quanh; * Nên đi lại vận động, không nên ủ rủ buồn phiền ngồi một chỗ. 1. Đối với gia đình người bệnh: * Thường xuyên động viên an ủi người bệnh và giám sát người bệnh chặt chẽ; * Giúp người bệnh thực hiện những động tác , hành vi có lợi cho người bệnh; * Tạo môi trường gia đình xã hội hài hòa, tránh gây sang chấn tâm lý; * Quản lý thuốc chặt chẽ, đảm bảo quản cho bệnh nhân uống thuốc chắc chắn vào dạ dày, kiểm tra tránh dấu thuốc,đề phòng người bệnh lấy thuốc để thực hiện hành vi tự sát hoặc cho những người khác; II. KHI RA VIỆN:

* Khi dùng thuốc cho người bệnh nếu thấy có dấu hiệu bất thường đưa bệnh nhân đến khám ngay tại trung tâm y tế tuyến huyện hoặc Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Phúc. 2.Đối với người bệnh :

* TUYỆT ĐỐI uống thuốc đều theo đơn của Bác sỹ; * TIN TƯỞNG vào sự điều trị của thầy thuốc; * NGHIÊM CẤM sử dụng rượu, bia , các chất kích thích các chất gây nghiện; * TỰ TẠO cho mình một cuộc sống vui vẻ thoải mái;

* KHÔNG làm việc một mình trên cao, gần lửa, ao hồ với người bệnh Động kinh;

* KHÔNG tự ý điều khiển phương tiện giao thông;

*KHÔNG NÊN hoạt động những nơi đông người, có tiếng động lớn hay có nhiều đèn chiếu sáng mà có nhiều màu sắc.

Tìm Hiểu Về Thay Huyết Tương Trong Điều Trị Đợt Cấp Lupus Ban Đỏ Hệ Thống Với Dịch Thay Thế Albumin 5% Tại Bệnh Viện Thanh Nhàn

– Bỏng sâu có tổn thương, hoại tử xương, viêm xương thì phải lấy bỏ xương hoại tử, loại bỏ phần xương đã chết để mô hạt hình thành sau đó ghép che phủ bằng da tự thân để làm lành vết thương. – Quy trình này bao gồm các xương của cơ thể, trừ xương sọ đã có quy trình riêng.

I. KHÁI NIỆM – Bỏng sâu có tổn thương, hoại tử xương, viêm xương thì phải lấy bỏ xương hoại tử, loại bỏ phần xương đã chết để mô hạt hình thành sau đó ghép che phủ bằng da tự thân để làm lành vết thương. – Quy trình này bao gồm các xương của cơ thể, trừ xương sọ đã có quy trình riêng.

II. CHỈ ĐỊNH

1. Bỏng độ V (phân loại 5 độ) gây hoại tử xương 2. Có viêm xương do bỏng (cốt tủy viêm) 3. Toàn trạng thoát sốc ổn định, cho phép phẫu thuật, các xét nghiệm trong giới hạn sinh lý.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Bỏng sâu nhưng chưa tổn thương hay hoại tử xương 2. Sốc bỏng nặng hoặc toàn trạng không cho phép phẫu thuật. 3. Cơ sở điều trị không có đủ trang thiết bị phẫu thuật, hồi sức và kỹ thuật chuyên khoa.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện Phẫu thuật viên chuyên khoa bỏng, có kinh nghiệm điều trị chấn thương, điều dưỡng phòng phẫu thuật. 2. Phương tiện – Bộ dụng cụ phẫu thuật thông thường, dao cắt và đốt điện. – Bộ dụng cụ phẫu thuật xương: khoan, đục xương, cưa xương, kìm gặm xương, dao điện… 3. Người bệnh – Tư vấn và giải thích để người bệnh, gia đình hiểu và cộng tác với chuyên môn. – Chuẩn bị hồ sơ, bệnh án theo quy định. – Thay băng, cắt tóc, kiểm tra tổn thương và vệ sinh vùng phẫu thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị: tương tự cuộc phẫu thuật trung – đại phẫu thông thường. 2. Vô cảm: gây mê nội khí quản. 3. Kỹ thuật – Chọn tư thế người bệnh phù hợp với vùng phẫu thuật. 270 – Sát khuẩn vùng tổn thương và da lành lân cận bằng dung dịch PVP 10% và cồn 700 , trải vải vô trùng bộc lộ vùng phẫu thuật. – Dùng dao mổ thường hoặc dao mổ điện cắt toàn bộ hoại tử trên bề mặt xương. Đánh giá mức độ tổn thương, hoại tử xương. – Dùng đục xương kích thước phù hợp đục từng lớp mỏng trên bề mặt xương tổn thương tới khi rớm máu thì dừng lại. Đắp gạc tẩm adrenalin 1/200.000 Che phủ xương bằng vạt da (nếu được) hay sử dụng vật liệu duy trì môi trường ẩm như vaselin, cream SSD 1%… sau đục. Băng kín tổn thương. – Nếu tổn thương xương sâu, rộng: dùng khoan (chuyên dụng), khoan từng mũi sâu tới khi rớm máu thì dừng lại. Các mũi khoan cách nhau 1-1,5cm trên bề mặt xương. Cầm máu bằng đắp gạc tẩm adrenalin 1/200.000. Băng kín tổn thương. Các xương viêm đã hoại tử, mủn nát thì đục bỏ, cắt bỏ, gặm bỏ Sau đó che phủ bằng vạt da, hay phần mềm tùy theo. Nếu không che phủ được ngay thì che phủ tạm thời bằng các vật liệu thay thế da khi nào có mô hạt sẽ ghép da tự thân.

VI. THEO DÕI

VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG 1. Toàn thân – Theo dõi biến chứng gây mê nếu có: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi… – Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày. 2. Tại chỗ – Theo dõi tình trạng chảy máu tại vết mổ: garo chờ, tiến hành cầm máu lại, băng ép nhẹ nhàng. – Thay băng hàng ngày tới khi tổ chức hạt phát triển từ các lỗ khoan che phủ đều bề mặt xương thì ghép da mảnh tự thân che phủ

Sống Cùng Bệnh Lupus: Thông Tin Sức Khỏe Cơ Bản Cho Quý Vị Và Gia Đình Quý Vị (Living With Lupus: Health Information Basics For You And Your Family)

Nếu quý vị mắc bệnh lupus, có lẽ quý vị sẽ có rất nhiều thắc mắc. Lupus không phải là một căn bệnh đơn giản có phương pháp điều trị dễ dàng. Quý vị không thể chỉ uống thuốc là bệnh sẽ khỏi. Những người sống và làm việc chung với quý vị khó có thể biết quý vị đang mắc bệnh. Lupus không có một loạt các dấu hiệu rõ ràng mà mọi người có thể nhìn thấy. Quý vị có thể biết có điều gì đó không ổn, mặc dù có thể mất chút thời gian để chẩn đoán được bệnh.

Lupus có nhiều sắc thái. Nó có thể ảnh hưởng đến nhiều người thuộc các chủng tộc, dân tộc và độ tuổi khác nhau, cả nam giới lẫn nữ giới. Nó có thể biểu hiện giống các bệnh khác. Ở mỗi người, biểu hiện bệnh lại khác nhau.

Tin tốt là quý vị có thể được giúp đỡ và chiến đấu chống lại Lupus. Tìm hiểu về nó chính là bước đầu tiên. Đặt các câu hỏi. Trao đổi với bác sĩ, gia đình và bạn bè của quý vị. Những người tìm kiếm câu trả lời sẽ có nhiều khả năng phát hiện chúng hơn. Tập sách này có thể giúp quý vị bắt đầu tìm hiểu bệnh.

Các Ô Thông Tin

Lupus Là Gì?

Lupus là một bệnh tự miễn dịch. Hệ miễn dịch của cơ thể quý vị giống như một đội quân với hàng trăm binh lính. Công việc của hệ miễn dịch là chiến đấu chống lại các chất ngoại lai trong cơ thể, giống như mầm bệnh và vi-rút. Nhưng ở các bệnh tự miễn dịch, hệ miễn dịch bị mất kiểm soát. Nó tấn công các mô khỏe mạnh, chứ không phải các mầm bệnh.

Có ba loại bệnh lupus chính:

Lupus ban đỏ dạng đĩa chủ yếu ảnh hưởng đến da. Phát ban đỏ có thể xuất hiện, hoặc da mặt, da đầu, hoặc nơi khác có thể thay đổi màu sắc.

Lupus do thuốc được gây ra bởi một vài loại thuốc. Nó giống như SLE, nhưng các triệu chứng thường nhẹ hơn. Thông thường, bệnh sẽ biến mất khi ngừng dùng thuốc. Số lượng nam giới mắc bệnh lupus do thuốc đang tăng lên bởi vì các loại thuốc gây ra lupus (như hydralazine và procainamide) được sử dụng để điều trị các bệnh về tim và các bệnh này phổ biến hơn ở nam giới.

Các Dấu Hiệu và Triệu Chứng của Lupus Là Gì?

Lupus có thể khó chẩn đoán. Nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì lý do này, lupus còn được gọi là “kẻ bắt chước tài tình”. Các dấu hiệu của bệnh lupus khác nhau tùy theo từng người. Một số người chỉ có một vài dấu hiệu; trong khi những người khác có nhiều dấu hiệu hơn.

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh lupus là:

Phát ban đỏ hoặc thay đổi màu sắc trên mặt, thường là có hình con bướm trên mũi và má

Đau hoặc sưng khớp

Sốt không rõ nguyên nhân

Đau ngực khi hít thở sâu

Sưng các tuyến

Cực kỳ mệt mỏi (luôn có cảm giác mệt mỏi)

Rụng lông/râu/tóc bất thường (chủ yếu trên da đầu)

Ngón tay hoặc ngón chân nhợt nhạt hoặc tím tái giống như bị cảm lạnh hoặc stress

Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Số lượng huyết cầu thấp

Trầm cảm, suy nghĩ khó khăn, và/hoặc vấn đề về trí nhớ.

Các dấu hiệu khác là đau miệng, co giật không rõ nguyên nhân, ảo giác, sẩy thai nhiều lần, và các vấn đề về thận không rõ nguyên nhân.

Bùng Phát Bệnh Là Gì?

Khi các triệu chứng xuất hiện, nó được gọi là “bùng phát bệnh”. Những dấu hiệu này có thể đến rồi đi. Quý vị có thể bị sưng và nổi phát ban một tuần và không có triệu chứng nào sau đó. Quý vị có thể thấy rằng các triệu chứng bùng phát sau khi quý vị ra ngoài nắng hoặc sau một ngày làm việc vất vả.

Ngay cả khi quý vị dùng thuốc điều trị bệnh lupus, quý vị cũng có thể nhận thấy những lần các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Tìm hiểu cách nhận biết bệnh bùng phát có thể giúp quý vị thực hiện các bước để đối phó với nó. Nhiều người cảm thấy rất mệt mỏi hoặc bị đau, phát ban, sốt, khó chịu ở dạ dày, đau đầu, hoặc chóng mặt ngay trước khi bùng phát bệnh. Các bước để ngăn chặn bùng phát bệnh, chẳng hạn như hạn chế thời gian tiếp xúc ánh nắng mặt trời (và đèn nhân tạo trong nhà) và nghỉ ngơi đầy đủ và yên tĩnh, cũng có thể hữu ích.

Ngăn Chặn Bùng Phát Bệnh

Tìm hiểu cách nhận biết bệnh bùng phát.

Trao đổi với bác sĩ của quý vị.

Thử thiết lập các mục tiêu và ưu tiên có tính thực tế.

Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (và đèn nhân tạo trong nhà).

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Phát triển các kỹ năng ứng phó để giúp hạn chế căng thẳng.

Nghỉ ngơi đầy đủ và yên tĩnh.

Tập thể dục vừa phải khi có thể.

Xây dựng một hệ thống hỗ trợ bằng cách ở bên cạnh những người quý vị tin tưởng và khiến quý vị thoải mái (gia đình, bạn bè, v.v.).

Nguyên Nhân Gây Ra Lupus?

Chúng ta không biết nguyên nhân gây ra bệnh lupus. Không có biện pháp chữa trị, nhưng trong hầu hết trường hợp thì lupus có thể kiểm soát được. Lupus đôi khi xuất hiện trong gia đình, điều đó cho thấy bệnh có thể do di truyền. Tuy nhiên, gen không phải là toàn bộ nguyên nhân. Môi trường, ánh sáng mặt trời, căng thẳng, và một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng ở một số người. Những người khác có nền tảng gen tương tự nhưng có thể không xuất hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra nguyên do tại sao.

Những Ai Mắc Bệnh Lupus?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lupus. Nhưng chúng ta biết rằng nữ giới mắc lupus nhiều hơn nam giới. Phụ nữ người Mỹ gốc Phi có khả năng mắc lupus nhiều hơn phụ nữ da trắng gấp ba lần. Bệnh cũng phổ biến hơn ở phụ nữ người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha/La-tinh, Châu Á, và Mỹ Bản Địa.

Cả người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha/La Tinh đều có xu hướng mắc bệnh lupus ở độ tuổi trẻ hơn và có nhiều triệu chứng hơn khi chẩn đoán (bao gồm cả vấn đề về thận).

Họ cũng có xu hướng bị bệnh nặng hơn người da trắng. Ví dụ, bệnh nhân người Mỹ gốc Phi có nhiều cơn co giật và đột quỵ hơn, trong khi bệnh nhân người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha/La-tinh có nhiều vấn đề về tim hơn. Chúng tôi không rõ tại sao một số người có vẻ biểu hiện nhiều vấn đề về lupus hơn những người khác.

Trẻ em dưới 15 tuổi ít mắc bệnh lupus hơn. Ngoại trừ các em bé sinh ra từ những phụ nữ mắc bệnh lupus. Những trẻ này có thể có vấn đề về tim, gan, hoặc da do bệnh lupus gây ra. Khi được chăm sóc tốt, hầu hết phụ nữ bị lupus có thể có một thai kỳ bình thường và sinh ra em bé khỏe mạnh.

Chẩn Đoán: Làm Thế Nào Quý Vị Có Thể Tìm Hiểu Được Liệu Quý Vị Có Mắc Bệnh Lupus Hay Không?

Bệnh sử. Cho bác sĩ biết về các triệu chứng của quý vị và các vấn đề khác quý vị đã gặp phải có thể giúp họ hiểu được tình trạng của quý vị. Bệnh sử của quý vị có thể cung cấp các manh mối về bệnh tình của quý vị. Sử dụng danh sách liệt kê ở cuối tập sách này để theo dõi các triệu chứng của quý vị. Chia sẻ danh sách này với bác sĩ của quý vị. Hãy nhờ gia đình hoặc bạn bè giúp quý vị xem danh sách liệt kê hoặc nêu thắc mắc với bác sĩ của quý vị.

Hoàn thành kiểm tra thể chất. Bác sĩ sẽ tìm chỗ nổi phát ban và những dấu hiệu khác cho thấy có gì đó không ổn.

Xét nghiệm các mẫu máu và nước tiểu trong phòng thí nghiệm. Các mẫu máu và nước tiểu thường cho biết liệu hệ miễn dịch của quý vị có hoạt động quá mức không.

Sinh thiết da hoặc thận. Trong sinh thiết, mô được lấy ra thông qua thủ thuật tiểu phẫu được kiểm tra dưới kính hiển vi. Mô da hoặc thận được kiểm tra theo cách này có thể cho thấy các dấu hiệu của một bệnh tự miễn dịch.

Bác Sĩ Sẽ Làm Gì?

Hãy đến gặp bác sĩ. Họ sẽ trao đổi với quý vị và ghi lại tiền sử mắc các vấn đề sức khỏe của quý vị. Nhiều người bị lupus trong một thời gian dài trước khi phát hiện ra họ mắc phải nó. Điều quan trọng là quý vị phải cho bác sĩ hoặc y tá biết về các triệu chứng của quý vị. Thông tin này cùng với khám thể chất và kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định xem liệu quý vị có mắc lupus hay bệnh gì khác hay không.

Bác sĩ chuyên bệnh thấp khớp là một bác sĩ chuyên điều trị các bệnh có ảnh hưởng đến khớp và cơ, như lupus. Quý vị có thể muốn nhờ bác sĩ thường khám cho mình giới thiệu đến bác sĩ chuyên bệnh thấp khớp. Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu, bác sĩ chuyên điều trị các bệnh có ảnh hưởng đến da, có thể tham gia chẩn đoán và điều trị. Không có xét nghiệm duy nhất nào có thể chỉ ra rằng quý vị mắc bệnh lupus. Bác sĩ có thể phải thực hiện một số xét nghiệm và nghiên cứu bệnh sử của quý vị. Chẩn đoán bệnh lupus có thể mất một thời gian.

Tôi Có Phải Uống Thuốc Không?

Hãy nhớ rằng mỗi người có các triệu chứng khác nhau. Biện pháp điều trị tùy thuộc vào triệu chứng. Bác sĩ có thể cho quý vị dùng aspirin hoặc một loại thuốc tương tự để điều trị sưng khớp và sốt. Bác sĩ có thể kê kem để điều trị phát ban. Đối với những vấn đề nghiêm trọng hơn, các loại thuốc mạnh hơn như các loại thuốc trị sốt rét, corticosteroid, thuốc hóa trị, và các loại thuốc sinh học, bao gồm chất ức chế BLyS đặc hiệu, được sử dụng. Bác sĩ của quý vị sẽ lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên các triệu chứng và nhu cầu của quý vị.

Luôn luôn cho bác sĩ của quý vị biết nếu quý vị có vấn đề với thuốc của mình. Hãy cho bác sĩ biết nếu quý vị dùng chất bổ sung thảo dược hoặc vitamin. Thuốc của quý vị có thể không kết hợp tốt với các chất bổ sung này. Quý vị và bác sĩ của quý vị có thể làm việc với nhau để tìm ra cách tốt nhất điều trị tất cả các triệu chứng của quý vị.

Tôi Có Thể Đối Phó Với Lupus Như Thế Nào?

Quý vị cần tìm ra phương pháp nào phù hợp nhất với mình. Quý vị có thể nhận thấy bác sĩ chuyên bệnh thấp khớp có kế hoạch điều trị tốt nhất cho quý vị. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác có thể giúp quý vị đối phó với các khía cạnh khác của bệnh lupus bao gồm bác sĩ tâm lý, chuyên gia trị liệu chức năng hoạt động, bác sĩ da liễu, và bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Quý vị có thể nhận thấy rằng tập luyện với chuyên gia trị liệu thể chất làm cho quý vị cảm thấy khỏe hơn. Điều quan trọng là quý vị cần trao đổi với nhóm chăm sóc sức khỏe của mình thường xuyên, thậm chí cả khi bệnh lupus của quý vị không biểu hiện gì và mọi thứ đều có vẻ ổn.

Đối phó với căn bệnh kéo dài như bệnh lupus có thể là khó khăn về mặt cảm xúc. Quý vị có thể nghĩ rằng bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của mình không hiểu cảm giác của quý vị. Phản ứng thường thấy là buồn bã và tức giận. Người mắc bệnh lupus có năng lượng hạn chế và phải kiểm soát nó một cách khôn ngoan. Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của quý vị về những cách đối phó với sự mệt mỏi. Hầu hết mọi người cảm thấy tốt hơn nếu họ quản lý việc nghỉ ngơi và công việc kết hợp với dùng thuốc. Nếu quý vị cảm thấy chán nản, thuốc và dịch vụ tư vấn có thể giúp quý vị.

Ngoài ra,

Chú ý đến cơ thể của quý vị. Làm việc chậm lại hoặc nghỉ trước khi quý vị cảm thấy quá mệt.

Tìm hiểu cách kiểm soát nhịp độ bản thân. Dần dần là công việc và các hoạt động khác của quý vị.

Đừng đổ lỗi cho mình vì sự mệt mỏi. Nó là một phần của căn bệnh này.

Xem xét sử dụng các nhóm hỗ trợ và dịch vụ tư vấn. Họ có thể giúp quý vị nhận ra rằng quý vị không hề đơn độc. Các thành viên trong nhóm chỉ dẫn lẫn nhau cách đối phó.

Xem xét các hỗ trợ khác từ gia đình của quý vị cũng như các nhóm tôn giáo và nhóm cộng đồng khác.

Đúng là khi quý vị mắc phải bệnh lupus, thì giữ gìn sức khỏe là việc khó thực hiện hơn. Quý vị cần chú ý sát sao đến cơ thể, đầu óc và tinh thần của mình. Việc mắc phải bệnh mạn tính khá căng thẳng. Mọi người đối phó với căng thẳng theo những cách khác nhau. Một số phương pháp có thể hỗ trợ đó là:

Duy trì tham gia các hoạt động xã hội.

Luyện tập các kỹ thuật như thiền và yoga.

Thiết lập các ưu tiên cần dành thời gian và năng lượng.

Tập thể dục là một phương pháp khác có thể giúp quý vị đối phó với bệnh lupus. Những loại bài tập quý vị có thể luyện tập bao gồm như sau:

Bài tập về chuyển động khớp (ví dụ: duỗi cơ) giúp duy trì chuyển động bình thường của khớp và giảm độ cứng. Loại bài tập này giúp duy trì hoặc gia tăng sự linh hoạt.

Bài tập tăng cường thể lực (ví dụ: nâng tạ) giúp duy trì hoặc tăng sức mạnh cơ bắp. Cơ khỏe mạnh sẽ giúp hỗ trợ và bảo vệ các khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh lupus.

Bài tập aerobic hoặc sức bền (ví dụ: đi bộ nhanh hoặc chạy bộ) cải thiện tim mạch, giúp kiểm soát cân nặng, và cải thiện chức năng tổng thể.

Những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh lupus nên hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe của họ trước khi bắt đầu chương trình luyện tập.

Việc tìm hiểu về bệnh lupus cũng có thể giúp ích. Những người có đầy đủ thông tin và tham gia vào việc lập kế hoạch chăm sóc của mình báo cáo là ít bị đau hơn. Họ cũng có thể phải thăm khám bác sĩ ít hơn, thấy tự tin hơn, và duy trì sự năng động hơn.

Phụ nữ muốn lập gia đình nên trao đổi kỹ với nhóm chăm sóc sức khỏe của họ; ví dụ: các bác sĩ, chuyên gia trị liệu thể chất, và y tá. Bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên bệnh lupus của quý vị cần làm việc với nhau để tìm ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho quý vị.

Hy Vọng Thông Qua Nghiên Cứu

Ai có thể mắc bệnh lupus và tại sao?

Tại sao phụ nữ có khả năng mắc bệnh lupus cao hơn đàn ông?

Tại sao có nhiều trường hợp mắc bệnh lupus hơn trong một số nhóm chủng tộc và sắc tộc nhất định?

Điều gì không ổn trong hệ miễn dịch và tại sao?

Làm thế nào chúng ta có thể khắc phục hệ miễn dịch không hoạt động tốt?

Gen đóng vai trò gì ở bệnh lupus?

Các triệu chứng của bệnh lupus có thể được điều trị tốt nhất như thế nào?

Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) hỗ trợ nghiên cứu về sức khỏe và bệnh tật. Viện Quốc Gia về Các Bệnh Viêm Khớp, Cơ Xương và Da (NIAMS) hỗ trợ nghiên cứu về xương, mô liên kết, khớp, cơ và da. Đây là những bộ phận trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lupus. Công trình nghiên cứu do NIAMS hỗ trợ đang nghiên cứu các vấn đề sau:

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người mắc bệnh lupus có kết quả xét nghiệm dương tính với một số kháng thể có nhiều khả năng bùng phát bệnh nghiêm trọng hơn, và dùng prednisone có thể ngăn chặn bùng phát bệnh ở nhiều cá nhân.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiến trình giải phóng các tế bào chết ra khỏi cơ thể có thể không hoạt động hiệu quả khi mắc bệnh lupus. Phát hiện nhiều điều hơn về tiến trình này có thể giúp tìm ra các phương pháp điều trị mới.

Các nhà khoa học đang bắt đầu tìm hiểu các loại tế bào miễn dịch khác nhau đóng vai trò gì ở bệnh lupus. Kiến thức này có thể giúp họ tìm ra các cách mới để điều trị bệnh.

Protein đã được xác định trong nước tiểu của bệnh nhân mắc lupus có thể chỉ ra loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh thận mà họ mắc phải. Một xét nghiệm máu đơn giản dựa trên phát hiện này có thể giúp bệnh nhân tránh phải thực hiện sinh thiết thận đau đớn và tốn kém.

Lupus phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu về vai trò các hoóc môn và những điểm khác biệt khác giữa nam và nữ.

Thông tin khác về nghiên cứu có sẵn từ các nguồn lực sau đây:

Các Thử Nghiệm Nghiên Cứu Lâm Sàng của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) và Quý Vị được thiết kế để giúp mọi người tìm hiểu thêm về các thử nghiệm lâm sàng, lý do tại sao chúng lại quan trọng, và cách tham gia. Người truy cập vào trang web này sẽ tìm thông tin về những điều cơ bản của việc tham gia vào thử nghiệm lâm sàng, các câu chuyện về trải nghiệm thực tế của các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng thực sự, những giải thích từ các nhà nghiên cứu, và các liên kết về cách tìm kiếm thử nghiệm hoặc ghi danh vào chương trình tìm đối tượng phù hợp với nghiên cứu.

ClinicalTrials.gov cung cấp các thông tin cập nhật để xác định các thử nghiệm lâm sàng được liên bang và tư nhân hỗ trợ đối với một loạt bệnh tật và bệnh trạng.

PubMed là dịch vụ miễn phí của Thư Viện Y Khoa Quốc Gia Hoa Kỳ cho phép quý vị tìm kiếm hàng triệu các trích dẫn từ báo, tạp chí và tóm lược về các lĩnh vực như y khoa, điều dưỡng, nha khoa, thú y, hệ thống chăm sóc sức khỏe và khoa học tiền lâm sàng.

Mọi Người Có Thể Tìm Thêm Thông Tin Về Lupus Ở Đâu?

Viện Quốc Gia về Các Bệnh Viêm Khớp, Cơ Xương và Da  Trung Tâm Thông Tin và Giới Thiệu Viện Y Tế Quốc Gia

National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases (NIAMS)  Information Clearinghouse National Institutes of Health

1 AMS Circle Bethesda, MD 20892-3675 Điện thoại: 301-495-4484 Số điện thoại miễn phí: 877-22-NIAMS (877-226-4267) TTY: 301-565-2966 Fax:301-718-6366 Email: [email protected] Trang web: https://www.niams.nih.gov

Nếu quý vị cần biết thêm thông tin về các nguồn lực sẵn có theo ngôn ngữ của quý vị hoặc ngôn ngữ khác, xin vui lòng truy cập trang web của chúng tôi hoặc liên hệ với Trung Tâm Thông Tin và Giới Thiệu của NIAMS tại địa chỉ [email protected].

Nguồn Lực Khác

Viện Da Liễu Mỹ (American Academy of Dermatology)

Trang web: https://www.aad.org

Viện Phẫu Thuật Chỉnh Hình Mỹ (American Academy of Orthopaedic Surgeons)

Trang web: https://www.aaos.org

Đại Học Thấp Khớp Mỹ (American College of Rheumatology)

Trang web: https://www.rheumatology.org

Trang web: https://www.aarda.org

Quỹ Giúp Đỡ Bệnh Nhân Viêm Khớp (Arthritis Foundation)

Trang web: http://www.arthritis.org

Quỹ Giúp Đỡ Bệnh Nhân Lupus Mỹ (Lupus Foundation of America)

Trang web: http://www.lupus.org

Quỹ Giúp Đỡ Bệnh Nhân Lupus SLE (SLE Lupus Foundation)

Trang web: http://www.lupusny.org

Lời Cảm Ơn

Danh Sách Liệt Kê Triệu Chứng

In trang này ra và dùng nó để viết lại các ghi chú đưa cho bác sĩ của quý vị. Đánh dấu tích bên cạnh các triệu chứng mà quý vị có. Ghi chú thời điểm quý vị đã gặp phải.

Triệu chứng ✔ Ở đâu? Lần đầu tiên quý vị nhận thấy là khi nào? Mức độ thường xuyên? Những ngày gần đây? Ví dụ: Phát ban ✔ mặt và ngực 2 năm trước Một hoặc hai lần mỗi tháng 17/9, 8/10, 23/10, 15/11 Phát ban đỏ hoặc thay đổi màu sắc           Đau hoặc sưng khớp           Sốt không rõ nguyên nhân           Đau ngực khi hít thở sâu           Rụng lông/râu/tóc bất thường           Ngón tay hay ngón chân nhợt nhạt hoặc tím tái           Nhạy cảm với ánh nắng           Khác

Liệu Quý Vị Có Mắc Bệnh Lupus hay Tình Trạng Liên Quan Nào Đó?

Quý vị có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về những tình trạng này.

Để biết thông tin về các dự án nghiên cứu trên khắp Hoa Kỳ, hãy gọi:

NIAMS Số điện thoại miễn phí: 877-22-NIAMS (226-4267) Email: [email protected]

Quý vị có thể tạo nên sự khác biệt!

Thông Tin Quý Vị Cần Lưu Ý

Để cập nhật thông tin và được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về bất cứ loại thuốc nào quý vị đang dùng, vui lòng liên hệ

Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ

U.S. Food and Drug Administration

Số điện thoại miễn phí: 888-INFO-FDA (888-463-6332) Trang web: https://www.fda.gov

Centers for Disease Control and Prevention’s National Center for Health Statistics

Để cập nhật thông tin và được giải đáp thắc mắc về thống kê, xin vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thống Kê Y Tế Quốc Gia của Các Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Tật theo số điện thoại miễn hoặc truy cập trang web tại địa chỉ https://www.cdc.gov/nchs.

Ấn phẩm này không có bản quyền. Độc giả có thể sao chép và phân phối số lượng bản sao tùy ý khi cần.

Bản sao bổ sung của ấn phẩm này có tại:

Viện Quốc Gia về Các Bệnh Viêm Khớp, Cơ Xương và Da (NIAMS) Trung Tâm Thông Tin và Giới Thiệu Viện Y Tế Quốc Gia

National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases (NIAMS) Information Clearinghouse National Institutes of Health

1 AMS Circle Bethesda, MD 20892-3675 Điện thoại: 301-495-4484 Số điện thoại miễn phí: 877-22-NIAMS (877-226-4267) TTY: 301-565-2966 Fax: 301-718-6366 Email: [email protected] Trang web: https://www.niams.nih.gov

Ấn Phẩm NIH Số 17-4958-V

Nhiều ấn phẩm của chúng tôi sẵn có ở dạng bản in. Quý vị muốn yêu cầu chúng tôi gửi cho quý vị các ấn phẩm về bệnh lupus qua đường bưu điện? Truy cập mẫu yêu cầu trực tuyến của chúng tôi.

Sức Khỏe: Bệnh Ung Thư Phổi Có Di Truyền Không?

Hội bác sỹ –

Năm ngoái, bên nhà chồng em có người cậu ruột mất vì ung thư phổi. Em lo lắng không biết ba má chồng, chồng em và cả con em có bị di truyền ung thư không? Ai là người có nguy cơ cao nhất? Khám sức khỏe tổng quát có hỗ trợ gì cho gia đình em trong trường hợp này không?

(Tuấn Nguyễn, quận Bình Thạnh, TP HCM) ​

ThS-BS Trần Thị Hồng An, chuyên khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ:

Chào bạn,

Ung thư phổi không phải là bệnh di truyền nhưng vẫn có các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi như:

– Thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi hàng đầu. Các chất độc hại, được gọi là những tác nhân gây ung thư, có trong thuốc lá làm tổn hại đến các tế bào trong phổi, dần dần những tế nào này có thể trở thành ung thư.

– Hút thuốc lá thụ động: Khói thuốc lá cũng có thể gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Một người tiếp xúc càng nhiều với khói thuốc lá thì nguy cơ bị ung thư phổi càng cao.

– Ô nhiễm: Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định. Ví dụ: Các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hóa thạch khác sau đây như:

+ Radon: Là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon.

+ Amiăng: Là tên gọi của một nhóm các khoáng chất, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Sợi amiăng có thể dễ dàng bị đứt đoạn thành các hạt nhỏ bay lơ lửng trong không khí và dính vào quần áo. Khi hít phải những hạt này chúng sẽ cư trú ở phổi, làm tổn hại tới tế bào và tăng nguy cơ ung thư phổi.

Theo kết quả của các nghiên cứu những công nhân phải tiếp xúc với một lượng lớn chất amiăng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 3-4 lần so với những công nhân không phải tiếp xúc với chất này. Sự tiếp xúc này đã được tìm thấy trong các ngành như đóng tàu, khai thác và sản xuất amiăng, sản xuất vật liệu cách điện và sửa chữa phanh.

Do đó, thành viên càng có nhiều yếu tố nêu trên thì càng có nguy cơ cao nhất. Khám sức khỏe tổng quát là một quyết định đúng đắn vì đây là phương pháp tốt nhất giúp bạn và gia đình tầm soát các yếu tố nguy cơ có khả năng gây ung thư phổi nói riêng và các bệnh lý ung thư phổ biến nói chung. Bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin về gia đình bạn như: Thói quen ăn uống, nếp sinh hoạt, môi trường sống, môi trường làm việc… để đánh giá mức độ nguy cơ. Nếu có một trong những yếu tố nguy cơ nêu trên, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa cần thiết nhằm chẩn đoán sớm bệnh ung thư phổi.

Hệ Thống Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Thần Cộng Đồng Tại Tp. Hồ Chí Minh

– Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao hơn ( năm 1979 có 3,9% người ³ 65 tuổi thì năm 1999 tỷ lệ này là 5,2% ) do vậy càng dễ bộc lộ các rối loạn tâm thần ở người lớn tuổi như sa sút tâm thần Alzheimer, rối loạn tâm thần do bệnh Parkinson …

– Ngoài ra còn các vấn đề khác như di chứng tâm thần do tai nạn giao thông, chiến tranh và ô nhiểm môi trường gây ra.2 -Tình hình sức khoẻ tâm thần cộng đồng trong dân số chung ở TP.Hồ Chí Minh.Tỷ lệ một số bệnh tâm thần thường gặp.

* số liệu trích trong tài liệu tập huấn về dự án bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng – Hà Nội 12/2001 ( cở mẫu là 78.242 ở 9 điểm ở các vùng kinh tế, xã hội, địa lý khác nhau ).

** số liệu trích trong công trình nghiên cứu dịch tể một số bệnh tâm thần trong dân số chung tại TP. HCM năm 2001.

*** số liệu trích trong công trình nghiên cứu tỷ lệ sa sút tâm thần ở quần thể người ³ 65 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh năm 2002 và 2003.

Như vậy với dân số xấp xỉ 7.000.000 người thì số người có thể mắc vài rối loạn tâm thần thường gặp như sau: 70.000 tâm thần phân liệt, 35.000 động kinh, 63.000 chậm phát triển tâm thần, 28.392 sa sút tâm thần, 665.000 trầm cảm, 427.000 có các rối loạn lo âu, 119.000 lạm dụng hay lệ thuộc rượu … và nhiều loại bệnh lý tâm thần khác từ nhẹ đến nặng.

3 – Mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng và tình hình thực tế trên thế giới và tại TP. Hồ Chí Minh.

3.1 – Trên thế giới và khu vực. Sau khi loại thuốc chống loạn thần hiệu quả đầu tiên là chlorpromazine ra đời năm 1952 thì đến năm 1960 mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần trên thế giới đã có những sự thay đổi sâu sắc. Người ta đã xoá bỏ hình thức xây dựng các bệnh viện tâm thần lớn vài ngàn giường ở những nơi hẻo lánh ( một hình thức phân biệt đối xử muốn nói rằng xã hội không nhìn nhận quyền sống bình đẳng của các bệnh nhân này ) sang việc điều trị đa số bệnh nhân ở các bệnh viện tâm thần nhỏ ( khoảng từ 100 – 300 giường ), các khoa tâm thần nội trú 10 – 15 giường trong bệnh viện đa khoa cũng như ở các phòng khám tâm thần ngoại trú ( bệnh nhân sống ở gia đình đến phòng khám khám bệnh mổi tháng ) và chỉ những bệnh nhân nào có các chỉ định nhập viện ( như quá kích động, có hành vi nguy hiểm cho bản thân hay người khác … ) thì mới điều trị nội trú và khi ổn định thì sẽ trở về phòng khám ngoại trú. Cả Mỹ và Pháp đều tổ chức hệ thống chăm sóc tâm thần cộng đồng theơ khu vực địa lý. Cứ mỗi khu vực gồm 70.000 – 200.000 dân họ sẽ tổ chức một cở sở điều trị tâm thần gồm có bệnh viện nội trú ( theo tiêu chuẩn 1 – 1,5 giường / 1.000 dân ), các phòng khám ngoại trú, bệnh viện ban ngày, xưởng dạy nghề … và cho đến hiện nay mô hình này đã chứng tỏ được tính hiệu quả, nhân đạo và dễ tiếp cận đối với nhân dân. Ở khu vực châu Á thì tại thành phố Manila ( Philippine ) có trên 3.000 giường bệnh tâm thần còn ở thành phố Bắc Kinh ( Trung Quốc ) có tổng cộng 21 bệnh viện tâm thần.

3.2 – Ở TP. Hồ Chí Minh. Ơ TP. Hồ Chí Minh từ năm 1977 ngành tâm thần đã tổ chức theo đường lối này tuy nhiên thay vì tổ chức theo mật độ dân cư thì chúng ta tổ chức theo đơn vị hành chánh để thuận tiện hơn trong việc quản lý nhà nước và lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu chung. Đây cũng là điểm mạnh của Tổ chức y tế thành phố.

Về mặt phòng khám ngoại trú thì ở mỗi quận huyện chúng ta đều có một phòng khám tâm thần lo chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân trong quận và để tăng tính dễ tiếp cận cho người dân ( nhất là đối với các vùng ngoại thành giao thông còn khó khăn ) từ năm 1994 chúng ta đã triển khai việc khám chữa bệnh tâm thần xuống tới mạng lưới Trạm y tế phường xã, lồng ghép với các chương trình săn sóc sức khoẻ ban đầu khác. Cho đến nay dù còn nhiều khó khăn như thiếu thốn nhân sự, thiếu cơ sở vật chất như bệnh viện ban ngày, xưởng dạy nghề nhưng mạng lưới khám chữa bệnh ngoại trú này đã triển khai đầy đủ ở 24 quận huyện và 317 trạm y tế phường xã và đang điều trị cho phần lớn các bệnh nhân tâm thần và động kinh ( hiện đang quản lý 6.561 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 5.175 bệnh nhân động kinh ) cùng các loại rối loạn tâm thần khác.

Hệ thống chăm sóc ngoại trú này có thể xem như một hình tam giác gồm 3 nấc chính:

Nấc thứ nhất là cơ quan chịu trách nhiệm về chuyên môn cao nhất , đó là Bệnh viện Tâm thần chúng tôi bao gồm:

# cơ sở Chợ Quán có 100 giường dành cho bệnh nhân cấp tính # cơ sở Lê Minh Xuân có 250 giường dành cho đối tượng bán cấp, mãn tính và phục hồi chức năng. # cơ sở Phan Đăng Lưu là Phòng khám tâm thần dành cho trẻ em.

Nấc thứ hai là mạng lưới các Phòng khám tâm thần quận huyện ( thường nằm trong các Trung tâm y tế đa khoa quận huyện ) có nhiệm vụ quản lý và điều trị các bệnh nhân tâm thần ngoại trú và điều phối hoạt động của mạng lưới nhân viên phụ trách chương trình tâm thần ở các trạm y tế phường xã trong địa bàn .

# Hiện mỗi Quận huyện đều có Phòng khám tâm thần. # Biên chế 1 Phòng khám tâm thần quận huyện có khoảng từ 2-5 nhân viên. # Tùy theo điều kiện khách quan của từng Quận huyện , cơ cấu tổ chức của một Phòng khám tâm thần quận huyện có thể bao gồm 1 hoặc 2 bộ phận sau :

· Bộ phận khám bệnh ngoại trú : lo việc khám và chữa bệnh ngoại trú · Bộ phận bệnh viện ban ngày dành cho người lớn : tổ chức thực hiện các hoạt động có tính chất phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh ….

Nấc thứ ba là mạng lưới các trạm y tế phường xã có nhiệm vụ quản lý các bệnh nhân tâm thần ở địa phương (cho khoảng 20.000dân )

Hiện toàn bộ các Trạm y tế phường xã trong tổng số 317 phường xã ở TP.Hồ Chí Minh đều có nhân viên phụ trách chương trình tâm thần .

Một yếu tố thuận lợi quan trọng khác là theo Quyết định 196/1998 – TTg của chính phủ và Quyết định 3002/QĐ của Bộ Y Tế ngày 2 / 12 / 1998 thì Chương trình Mục Tiêu Bảo Vệ Sức Khỏe Tâm Thần Cộng Đồng (MTBVSKTTCĐ) của quốc gia đã bắt đầu được triển khai trong cả nước ( triển khai trên thực tế từ tháng 5/1999 ). Hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình này ở 49 Phường xã. Chương trình này tập trung chủ yếu vào việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tâm thần phân liệt và chú trọng vào việc phục hồi chức năng nhằm đưa bệnh nhân trở lại sinh hoạt trong cộng đồng ở mức độ tốt nhất và hiện nay mục tiêu của chương trình đã bắt đầu mở rộng sang lãnh vực chăm sóc và điều trị bệnh động kinh và trầm cảm.

Tóm lại với tần suất bệnh tâm thần có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới và lẫn ở Việt nam và mặc dù tiềm lực về người và vật chất của Việt nam chưa phải là mạnh nhưng chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương đã nhận thức được việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân là một mục tiêu quan trọng đối với quốc gia và đang dành nhiều công sức để thực hiện nhiệm vụ này.

4 – Địa chỉ và điện thoại các cơ sở điều trị tâm thần trong TP. Hồ Chí Minh.

– Bệnh viện Tâm thần chúng tôi : + cơ sở Chợ Quán 192, Hàm Tử, phường 1, quận 5, chúng tôi ĐT: 9234675 + cơ sở Lê Minh Xuân, Ap 6, xã Lê Minh Xuân, chúng tôi ĐT: 7661245 + cơ sở Phan Đăng Lưu, 165B đường Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, chúng tôi ĐT: 8442972

– Các phòng khám tâm thần quận huyện.

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!