Xu Hướng 3/2023 # Truyền Hóa Chất Càng ‘Thúc’ Tế Bào Ung Thư Vú Mạnh Gấp Bội # Top 5 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Truyền Hóa Chất Càng ‘Thúc’ Tế Bào Ung Thư Vú Mạnh Gấp Bội # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Truyền Hóa Chất Càng ‘Thúc’ Tế Bào Ung Thư Vú Mạnh Gấp Bội được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra rằng, việc truyền hóa chất trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư vú càng khiến khối u phát triển mạnh hơn.

Các nhà khoa học ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu tác động của thuốc trên bệnh nhân ung thư vú và phát hiện ra rằng, việc truyền hóa chất làm tăng cơ hội cho các tế bào ung thư di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, nơi chúng hầu như ở trạng thái làm chết người.

Ở Anh, có khoảng 55.000 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú mỗi năm và 11.000 người sẽ chết vì bệnh tật. Phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay là điều trị hóa chất ( hóa trị liệu) trước khi phẫu thuật cắt bỏ khối u đó.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới này, mặc dù việc truyền hóa chất sẽ làm khối u teo lại trong ngắn hạn, nhưng nó có thể kích hoạt sự lan truyền của các tế bào ung thư khắp cơ thể.

Người ta cho rằng hóa chất độc hại sẽ chuyển sang cơ chế sửa chữa trong cơ thể cho phép các khối u phát triển trở lại. Nó cũng làm tăng số lượng ‘cửa mở’ trên các mạch máu làm các tế bào ung thư lan truyền khắp cơ thể.

Qua các thí nghiệm trên chuột, ông cũng phát hiện ra rằng, hóa trị ung thư vú làm tăng số tế bào ung thư lưu thông trên cơ thể và trong phổi.

Tiến sĩ Karagiannis cho biết, các bệnh nhân ung thư vú có thể được theo dõi trong quá trình trị liệu để kiểm tra xem tế bào ung thư có bắt đầu phát tán hay không.

Tiến sĩ Karagiannis giải thích thêm: “Nếu quan sát thấy điểm đánh dấu tăng lên, chúng tôi khuyên bạn nên ngưng hóa trị liệu và phải phẫu thuật đầu tiên, tiếp theo mới là hóa trị liệu hậu phẫu.

Chúng tôi hiện đang lên kế hoạch thử nghiệm rộng rãi hơn để tìm cách giải quyết vấn đề. Trong nghiên cứu này, chúng tôi mới chỉ điều tra việc phổ biến tế bào ung thư do hóa trị liệu trong ung thư vú. Chúng tôi hiện đang nghiên cứu các loại ung thư khác để xem có những tác động tương tự không.”

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine của Mỹ.

Nói tới bệnh ung thư vú, đây là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC) vào năm 1998 thì ung thư vú đứng đầu, chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới.

Cũng theo IARC, xuất độ chuẩn hóa theo tuổi của ung thư vú ở phụ nữ là 92,04 (trên 100 000 dân) ở châu Âu và 67,48 (trên 100 000 dân) trên toàn thế giới vào năm 1998, đều là cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới.5

Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, năm 1998, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3 (trên 100 000 dân) và cao thứ hai ở Thành phố Hồ Chí Minh với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16 (trên 100 000 dân) sau ung thư cổ tử cung mà xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 28,6 (trên 100 000 dân).

Đây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, bệnh sinh và điều trị. Một điều quan trọng cần phải nhận thấy là việc phát hiện sớm ung thư vú qua sự tầm soát ở những phụ nữ bình thường đã làm thay đổi rõ ràng bệnh sử tự nhiên của bệnh cũng như cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh.

Theo vietq

Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Truyền Hóa Chất

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư phổ biến hiện nay vẫn là sử dụng các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Các phương thức này có thể làm giảm sự tiến triển của khối u, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh như sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh… Để tránh những suy kiệt về sức khỏe của người bệnh trong thời gian điều trị ung thư, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân truyền hóa chất

Một chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng là điều cần thiết với bệnh nhân điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh nhân trong thời gian truyền hóa chất, xạ trị, hóa trị. Chính điều nay có thể giúp cho người bệnh cao thể lực, đủ sức theo được hết liệu trình điều trị và giúp giảm thiểu bất lợi của những tác dụng phụ do quá trình điều trị gây nên.

Bệnh nhân truyền hóa trị cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như các chất đạm, bột đường, chất béo, các vitamin, khoáng chất và nước, cùng với vận động, tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải “cung cấp thêm chất đạm” cho khối u như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Đạm: cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm…từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn gây nhiều tác hại cho cơ thể.

Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định.

Rau quả: Các loại vitamin và chất khoáng có trong rau quả giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng, tim mạch và ức chế sự phát triển khối u ác tính. Một số loại rau quả có chứa chống ôxy hoá, chức năng hoại tử tế bào ung thư, kích thích và tăng cường việc sản xuất kháng thể.

Các vấn đề sau truyền hóa chất

Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau nên những phương pháp sau đây chỉ có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khói chịu. Đó là súc miệng trước khi ăn; ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu và không nên ăn nhiều thịt đỏ; sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…

Hoá trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ… có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý: nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tiết nước bọt hơn, tránh ăn nhiều đường; sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh; vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày; uống nhiều nước và uống từng ngụm mỗi vài phút…

Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng… thường hay gặp ở những bệnh nhân ung thư đang phải chịu xạ trị, hoá trị liệu hoặc đang có những vấn đề nhiễm trùng. Khi thấy đau răng miệng, đầu tiên nên gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chắc chắn rằng vấn đề đau ở đây là do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị chứ không phải do các bệnh răng miệng gây ra. Một số thực phẩm nhất định có thể kích thích nhiều hơn tình trạng răng miệng của chúng ta do gia vị cay nồng, cứng quá khó nuốt, do đó cần phải biết lựa chọn thực phẩm. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt; như trái cây mềm, phô mai, bún, mỳ, miến, sữa, bột ngũ cốc… Người bệnh cũng nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.

Đa phần bệnh nhân hoá trị liệu thường buồn nôn và nôn. Lời khuyên là nên cho người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…; ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng…

Tìm Hiểu Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Bằng Truyền Hóa Chất

1. Tìm hiểu về hóa chất điều trị ung thư dạ dày

1.1. Định nghĩa

Điều trị hóa chất trong ung thư dạ dày (hóa trị, hóa trị liệu) là sử dụng thuốc chống ung thư hay thuốc gây độc tế bào để tiêu diệt các tế bào ung thư nguyên phát từ dạ dày. Thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân thành từng đợt, giữa các đợt có thời gian nghỉ để cơ thể hồi phục. Các hóa chất này hấp thu vào máu đi khắp cơ thể để gây tác dụng toàn thân. Tác dụng đó có thể là chữa khỏi ung thư hoặc làm giảm bớt triệu chứng, kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh tùy từng giai đoạn.

1.2. Điều trị ung thư dạ dày bằng truyền hóa chất khi nào?

Những trường hợp ung thư dạ dày được chỉ định sử dụng phương pháp điều trị bằng hóa chất:

Trước phẫu thuật

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn sớm (T1, N0, M0) khi ung thư vẫn còn giới hạn ở niêm mạc. Một phần hoặc toàn bộ dạ dày sẽ được cắt bỏ bằng dao mổ nhằm loại bỏ khối u và toàn bộ tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. Các bác sĩ có thể sẽ loại bỏ cả các mô và các cơ quan lân cận tùy vào vị trí khối u.

Việc phẫu thuật diễn ra đơn giản với các khối u dạ dày kích thước nhỏ. Tuy nhiên, phẫu thuật đơn độc với các khối u dạ dày kích thước lớn vừa gây đau, cắt bỏ phần quá lớn, thậm chí làm tăng nguy cơ tái phát và di căn cho bệnh nhân. Do đó biện pháp kết hợp dùng hóa chất trước phẫu thuật làm giảm kích thước khối u (gọi là hóa trị tân bổ trợ), tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật, giúp quá trình phẫu thuật an toàn và hiệu quả hơn, tránh để bệnh nhân ung thư dạ dày phải cắt bỏ một vùng quá rộng.

Sau phẫu thuật

Phương pháp dùng hóa chất sau phẫu thuật được gọi là hóa trị bổ trợ. Mục đích của phương pháp này là giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát, tiêu diệt hết những tế bào còn sót lại sau quá trình phẫu thuật.

Hóa trị bổ trợ nên được dùng sau phẫu thuật triệt căn đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm. Trong ung thư dạ dày, hóa trị bổ trợ thường được chỉ định kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ lựa chọn phương án phù hợp dựa trên giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe và bệnh lý đi kèm của bệnh nhân.

Giảm triệu chứng

Hóa chất trị liệu ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, thu nhỏ khối u trong giai đoạn ung thư dạ dày đã xâm lấn đến các tổ chức xa, giảm nhẹ các triệu chứng do khối u gây ra trong giai đoạn này.

Đặc biệt với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, việc nâng cao chất lượng sống, giảm đau đớn, giảm các triệu chứng khác là mục tiêu quan trọng và có thể thực hiện bởi điều trị hóa chất.

1.3. Thực hiện điều trị ung thư dạ dày bằng truyền hóa chất như thế nào?

Hóa chất điều trị ung thư dạ dày được đưa vào cơ thể bằng cách uống hoặc tiêm truyền. Như đã nói ở trên, các hóa chất này sẽ được hấp thu nếu dùng theo đường uống hoặc trực tiếp vào thẳng mạch máu nếu dùng đường tiêm hay truyền tĩnh mạch.

Hóa chất điều trị ung thư dạ dày theo đường uống

Bệnh nhân cần xét nghiệm máu và làm các chỉ định khác của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, đảm bảo thể trạng tốt trước mỗi đợt hóa trị.

Quá trình điều trị hóa chất cần thời gian bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe, mục đích hóa trị, loại thuốc và đáp ứng với thuốc của cơ thể người bệnh. Tuy nhiên thường đối với ung thư dạ dày cần hóa trị 6-10 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng.

Các hóa chất trị ung thư dạ dày thường dùng: 5-FU (fluorouracil) kết hợp với Leucovorin (acid folinic), Capecitabine, Carboplatin, Epirubicin, Cisplatin, Oxaliplatin, Docetaxel, Irinotecan, Paclitaxel,…

Các thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với nhau hoặc phối hợp với thuốc hướng đích tạo thành phác đồ riêng cho từng bệnh nhân.

2. Điều trị ung thư dạ dày bằng truyền hóa chất có an toàn không?

Hóa chất điều trị ung thư diệt các tế bào ung thư dựa vào đặc điểm các tế bào này tăng sinh nhanh hơn hầu hết các tế bào thường. Tuy nhiên ngoài tế bào ung thư thì nhiều tế bào trong cơ thể cũng có cơ chế tăng sinh nhanh. Hậu quả là các tế bào thường này cũng bị thuốc hóa trị tiêu diệt, biểu hiện là các tác dụng phụ trong và sau quá trình bệnh nhân dùng hóa chất. Các tác dụng phụ điển hình khi điều trị ung thư dạ dày là buồn nôn, chán ăn, táo bón, rụng tóc, nguy cơ nhiễm trùng cao do giảm bạch cầu,…

Một số hóa chất còn có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm hơn như tổn thương thần kinh (cisplatin, oxaliplatin, docetaxel và paclitaxel), tổn thương tim mạch (doxorubicin, epirubicin),… Tuy nhiên các trường hợp này không nhiều.

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chữa triệu chứng, làm giảm nhẹ các tác dụng phụ ngay khi có liệu trình điều trị với loại hóa chất nào. Bên cạnh đó, phần lớn các tác dụng phụ sẽ hết sau một thời gian tùy thuộc vào loại thuốc hóa trị và tình trạng sức khỏe người bệnh.

Tác dụng phụ của hóa trị thường được giám sát, theo dõi bởi các bác sĩ nên có thể nói điều trị hóa chất trong ung thư dạ dày là khá an toàn.

3. Điều trị ung thư dạ dày bằng truyền hóa chất có hiệu quả không?

Việc chữa khỏi ung thư hoàn toàn với tất cả các loại ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng đều rất khó khẳng định chính xác, nhất là với một phương pháp cụ thể như điều trị hóa chất.

Trường hợp ung thư dạ dày phát hiện ở giai đoạn sớm, phẫu thuật triệt căn có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể dễ tái phát sau khi chữa khỏi do nhiều nguyên nhân như:

Quá trình điều trị chưa thật sự triệt để, tế bào ung thư đã lan sang vị trí khác trước khi phẫu thuật cắt bỏ.

Cơ thể người bệnh suy giảm miễn dịch, có nhiều tế bào dễ đột biến.

Các nguyên nhân thứ phát: người bệnh vẫn tiếp xúc với các yếu tố vi khuẩn, virus, môi trường độc hại, hóa chất, tia xạ,… gây ung thư tái phát.

Do đó để đạt tới ung thư chữa khỏi hoặc đạt mục tiêu điều trị ban đầu, hóa trị liệu cần kết hợp các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ tùy trường hợp.

Như vậy, điều trị ung thư dạ dày bằng truyền hóa chất thực sự có hiệu quả trong từng giai đoạn bệnh, phụ thuộc vào mục tiêu điều trị ở giai đoạn đó. Quan trọng nhất là việc dự phòng, tầm soát phát hiện sớm bệnh và tuân thủ điều trị.

Cảnh Báo Ung Thư Đại Tràng Ngày Càng Trẻ Hóa

Sự kiện nam diễn viên nổi tiếng người Mỹ Chadwick Boseman qua đời ở tuổi 43 vì ung thư đại tràng (ruột già) vừa qua được ví như một lời cảnh báo, đây không chỉ là căn bệnh của người già. Diễn viên quá cố Boseman nổi tiếng với vai diễn siêu anh hùng Black Panther (Báo Đen) trong bộ phim cùng tên. Ảnh: FilmMagic

Ung thư đại tràng là căn bệnh gây tử vong cao thứ ba tại Mỹ, sau ung thư phổi và tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư phổi và vú ở nữ giới. Ðáng nói, ngày càng nhiều người trẻ mắc căn bệnh đáng sợ này.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), nếu độ tuổi trung bình của những bệnh nhân ung thư đại tràng năm 1989 là 72, thì đến năm 2016 con số này đã giảm xuống còn 66. ACS phát hiện số ca mắc ung thư đại tràng ở nhóm người dưới 50 tuổi đã tăng đáng kể từ giữa thập niên 1990. Còn nhớ năm 1998, Jay Monathan – chồng của nhà báo truyền hình Katie Couric – cũng từng ra đi ở tuổi 42 với nguyên nhân tương tự như diễn viên Boseman. Giai đoạn 2012-2016, tỷ lệ ung thư đại tràng trong nhóm dưới 50 tuổi mỗi năm tăng 2,2%. Báo cáo đăng trên Tạp chí Viện Ung thư Quốc gia còn cho thấy ngày càng nhiều người trong độ tuổi 20-30 mắc căn bệnh quái ác này. Ðơn cử, em trai của Craig Melvin (phóng viên chương trình Today của Kênh NBC News) được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng giai đoạn 4 vào năm 2017 khi mới ngoài 30 tuổi.

Thật ra, các nhà khoa học đều biết ung thư đại tràng đang tăng ở giới trẻ, nhưng họ thực sự bất ngờ trước tốc độ trẻ hóa của bệnh này. Ðối với những người Mỹ từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ ung thư đại tràng giảm do tầm soát thường xuyên hơn, song nguyên nhân tăng ở nhóm người trẻ vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, Rebecca Siegel – Giám đốc khoa học ACS và là đồng tác giả nghiên cứu – chỉ ra rằng một trong những “thủ phạm” có thể kể đến là tình trạng béo phì, bởi chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra, hiện có nhiều nghiên cứu về tác động của những loại thuốc, chẳng hạn như kháng sinh, đối với sức khỏe đường ruột của người uống.

Năm 2020, số ca mắc mới ung thư đại tràng được dự báo khoảng 148.000 ca, trong đó khoảng 12% trường hợp dưới 50 tuổi. Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, các bác sĩ sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn, bao gồm bảo tồn khả năng sinh sản và chức năng tình dục cho người bệnh.

Các chuyên gia cho biết thời gian trung bình kể từ khi có triệu chứng bệnh đến lúc được phát hiện ở người dưới 50 tuổi là 271 ngày, khoảng thời gian quá lâu so với 29 ngày ở nhóm từ 50 tuổi trở lên. Do đó, bất cứ ai đang chịu đựng những triệu chứng kể trên cần đến bác sĩ khám ngay để tầm soát bệnh càng sớm càng tốt. Theo Tiến sĩ Siegel, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người trẻ bị ung thư giai đoạn đầu là 94%. Ðối với người mắc bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ này có thể chỉ còn khoảng 20%.

HẠNH NGUYÊN (Theo CNN)

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyền Hóa Chất Càng ‘Thúc’ Tế Bào Ung Thư Vú Mạnh Gấp Bội trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!