Xu Hướng 12/2023 # Triệu Chứng Ung Thư Khí Quản, Cách Nhận Biết Và Phương Pháp Điều Trị # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Ung Thư Khí Quản, Cách Nhận Biết Và Phương Pháp Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Triệu chứng ung thư khí quản diễn ra đột ngột khiến người bệnh lo lắng, không kịp điều trị kịp thời. Đây là căn bệnh phổ biến, nhiều người thường hay nhầm lẫn chúng với các chứng bệnh về đường hô hấp nên khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đang ở giai đoạn cuối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Triệu chứng ung thư khí quản khó có thể phát hiện ra khi mới khởi phát bởi người bệnh thường chủ quan, cho rằng chỉ là dấu hiệu của các căn bệnh hô hấp thông thường nên không điều trị hoặc điều trị nhưng bệnh đã trở nặng hơn. Vậy ng thư khí quản có triệu chứng gì? Làm thế nào để điều trị dứt điểm an toàn, có kết quả cao?

Ung thư khí quản thường hiếm gặp, cứ 1000 người thì có đến 1 người mắc bệnh. Khi mắc bệnh, các tế bào ung thư lan rộng đến vòm miệng, cổ họng và các đường hô hấp. Tế bào ung thư có thể di căn tới nhiều bộ phận khác nhau nhưng chiếm chủ yếu ở cổ và khu vực đầu.

Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia hoặc các chất kích thích, di truyền, tuổi tác, người có tiền sử các bệnh về đường hô hấp, xạ trị tác động vào ngực,…

Triệu chứng ung thư khí quản

Triệu chứng ung thư khí quản dễ nhận biết đầu tiên là bệnh nhân có cảm giác khó khở, thở khò khè kèm đau tức vùng ngực hoặc vùng cổ. Nguyên nhân chủ yếu là do khối u phát triển có kích thước lớn, tác động trực tiếp và chèn ép vào vùng khí quản nên gây ra cảm giác khó thở, thở kèm tiếng khò khè. Gây khó chịu, làm người bệnh mất ăn, mất ngủ.

Triệu chứng ung thư vú, dạ dày, máu…nguy hiểm thường bị bỏ qua

Ho khan hoặc ho kèm theo máu là triệu chứng thứ hai để phát hiện ra bệnh ung thư khí quản. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng dễ lây nhầm lẫn cho người bệnh.

Để chẩn đoán bệnh chính xác hơn, khi có dấu hiệu này thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa khám, xác định rõ tình trạng bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Giảm bớt các rủi ro và nguy cơ tử vong khi bị ung thư khí quản.

Do vùng khí quản bị chèn ép, khối u phát triển lớn ảnh hưởng đến bộ phận đầu và cổ. Làm cho bệnh nhân có cảm giác đau rát khi nuốt, khàn tiếng hoặc nuốt nước bọt liên tục.

Đường hô hấp bị nhiễm trùng với các dấu hiệu như: Mũi có dịch chảy, vòm họng đau rát, thở dốc, ho liên tục kéo dài mỗi ngày, dịch ho khan có đờm hoặc máu,…

Các giai đoạn của bệnh ung thư khí quản

Ung thư khí quản giai đoạn 0: Lúc này, khối u mới hình thành ở tế bào biểu mô trong khí quản. Chúng chưa xâm lấn ra các vùng lân cận nên khả năng điều trị khỏi 80%.

Ung thư khí quản giai đoạn I Khối u phát triển, có kích thước 2 cm, không di chuyển hay lây lan sang các vùng lân cận. Điều trị giai đoạn này bằng cách cắt bỏ các khối u và mô nhằm loại bỏ tế bào ung thư ra khỏi cơ thể.

Ung thư khí quản giai đoạn II: Khối u trong giai đoạn này, phát triển nhanh chóng và có kích thước 5 – 7 cm, không có khả năng lan đến bạch huyết xung quanh.

Ung thư khí quản giai đoạn III: Đến giai đoạn này, các khối u sẽ phát triển lớn hơn, lan rộng lên thành khí quản và bắt đầu xâm chiếm qua các cơ quan lân cận.

Ung thư khí quản giai đoạn IV: Khối u phát triển mạnh, liên tục xâm chiếm sang sang các cơ quan: não, phổi, phế quản, xương hoặc gan.

Truyền đạm cho bệnh nhân ung thư và lưu ý người bệnh cần biết!

Cách điều trị bệnh ung thư khí quản an toàn, đúng cách

Khi phát hiện ra các triệu chứng ung thư khí quản, để ngăn ngừa và giảm bớt quá trình tiến triển của tế bào ung thư. Bạn nên quan tâm đến sức khỏe và điều trị theo hướng sau:

Phẫu thuật nội soi là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư khí quản được nhiều bác sĩ chuyên khoa chỉ định lựa chọn. Sử dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi có camera nhỏ để quan sát chính xác vị trí, đặc điểm của khối u nhằm đề ra hướng điều trị phù hợp.

Phẫu thuật nội soi đảm bảo an toàn và ít gây các biến chứng so với hóa trị hay điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật khác.

Chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là chụp CT, đây là cách nhanh chóng để các bác sĩ xác định được hình ảnh chính xác của các khối u, thu hẹp kích thước của khí quản và nắm được tình trạng di căn của hạch bạch huyết nằm ở các vị trí lân cận.

Kiểm tra chức năng của phổi

Kiểm tra xem phổi có khối u hay bị chèn ép hay không. Làm các xét nghiệm để biết chức năng phổi còn hoạt động tốt hay có vấn đề gì hay không. Điều này, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các giai đoạn và tình trạng tiến triển của bệnh. Từ đó, đưa ra tiên lượng và phương pháp điều trị hợp lý.

Triệu Chứng Ung Thư Thực Quản Và Phương Pháp Điều Trị

1. Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản là một ung thư đường tiêu hóa, khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Bệnh hiếm gặp ở người <40 tuổi, chủ yếu là từ 50 tuổi trở lên. Ung thư thực quản thường gặp nhất ở 1/3 giữa (47%), vùng 1/3 dưới (36%), vùng 1/3 trên khoảng 17%.

Ung thư thực quản có thể xuất phát từ thực quản hoặc bị lan từ một số ung thư cơ quan kế cận như ung thư hạ họng, thanh quản, khí quản, tuyến giáp. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị.

2. Nguyên nhân gây ung thư thực quản

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản vẫn chưa được công bố chính thức, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh được các bác sĩ cảnh báo.

Nguy cơ mắc bệnh:

– Sử dụng thuốc lá, bia rượu thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, do vậy bệnh hay gặp ở nam giới hơn nữ giới.

– Tuổi tác: Tuổi càng cao càng có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn người trẻ tuổi.

– Tiểu sử mắc bệnh: Những người có tiền sử mắc các loại ung thư khác có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản.

– Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống các thực phẩm chứa nhiều nitrit và nitrat thường xuyên, món ăn cay, nóng, thô gây cọ sát niêm mạc thực quản. Chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả, ít chất xơ.

– Yếu tố nhiễm khuẩn: Vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, nhiễm nấm…

3. Triệu chứng của ung thư thực quản

Các triệu chứng thường hay gặp ở bệnh ung thư thực quản:

Nuốt khó: Đây là triệu chứng hay gặp nhất. Ban đầu là với thức ăn đặc không gây đau nhưng có cảm giác vướng tức ở sau ức. Lâu dần ngay cả với thức ăn lỏng cũng nuốt khó khăn xuống thực quản. Thường đi kèm nghẹn bởi ngoài tổn thương do khối u còn có yếu tố viêm nhiễm, phù nề tại chỗ.

Ho: Khối u xâm lấn vào khí – phế quản làm thay đổi giọng nói và ho dữ dội, khó thở, khạc đờm.

Buồn nôn, nôn: Nếu có triệu chứng nôn mửa thì lúc này đã đến giai đoạn muộn do khối u tăng kích thước làm hẹp lòng thực quản. Bệnh nhân có thể nôn ra máu.

Tích tụ nước bọt: Do khó nuốt và nghẹn làm nước bọt tiết ra nhiều khiến bệnh nhân liên tục phải đi nhổ.

Hạch: Có thể sờ thấy hạch thượng đòn, hạch vùng trên rốn, gan lổn nhổn…

Sút cân, mệt mỏi, mất nước khiến da nhăn nheo, khô.

4. Cách chẩn đoán bệnh ung thư thực quản

– Chụp thực quản cản quang: Có thể thấy hình ảnh khối u lồi vào lòng thực quản, nhiễm cứng thành thực quản, ổ loét, đoạn thực quản trên u có thể bị giãn to, lệch trục so với trục của thực quản bình thường. Dựa vào phim chụp thấy được vị trí tổn thương ở 1/3 trên, giữa hay dưới.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Giúp đánh giá mức độ lan rộng của u ở thành thực quản từ đó bác sĩ có thể xem xét cắt bỏ được thực quản nhờ biết được mức độ xâm lấn của khối u xung quanh thực quản và trung thất. Ngoài ra còn thấy được các hạch to.

– Nội soi sinh thiết: Đánh giá kích thước u, mức lan của u trong lòng thực quản, vị trí u, u 1 ổ hay u nhiều ổ.

5. Điều trị khi phát hiện triệu chứng ung thư thực quản

Dựa vào các giai đoạn tiến triển của bệnh, vị trí khối u, mức độ xâm lấn u và di căn hạch để bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân.

Phương pháp phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, có những loại phẫu thuật sau:

– Phẫu thuật Lewis – Santy: Phẫu thuật cắt thực quản qua 2 lần mổ đường bụng và đường ngực, dùng cho ung thư thực quản 1/3 giữa và 1/3 dưới tức là từ đoạn dưới cung động mạch chủ đến tâm vị.

– Phẫu thuật Akiyama: Dùng cho ung thư thực quản 1/3 giữa và phần thấp của 1/3 trên. Phẫu thuật mở ngực cắt thực quản trước rồi mở bụng tạo ống dạ dày, mở cổ khâu miệng nối giảm tỷ lệ tử vong đáng kể so với khâu nối trong lòng ngực.

– Phẫu thuật cắt thực quản không mở ngực: chỉ định trong ung thư thực quản 1/3 dưới. Là cách giải phóng thực quản ngực bằng tay, không vét hạch, cắt thực quản ở cổ trái, tạo một ống dạ dày nối giữa cổ với thực quản.

– Phẫu thuật nội soi ung thư thực quản: Cắt thực quản và vét hạch đầy đủ nhưng không cần mở ngực, giảm đáng kể biến chứng màng phổi và phổi.

Sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được dùng trước hoặc sau phẫu thuật, có thể kết hợp với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị.

Là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra còn được sử dụng để làm giảm các biến chứng của bệnh ung thư quản cho người giai đoạn muộn. Có thể sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật, kết hợp hóa trị, bức xạ có thể là máy bên ngoài hoặc được đặt bên trong cơ thể.

5. Phòng ngừa ung thư thực quản

– Cần bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu, các chất kích thích có cồn khác. Tuyên truyền giáo dục về tác hại của thuốc lá, cấm hút thuốc ở nơi công cộng.

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn uống hợp vệ sinh.

– Thêm nhiều rau xanh, trái cây có nhiều nước và chất xơ, vitamin đặc biệt là vitamin A, B2, C và E vào chế độ dinh dưỡng.

– Tăng cường miễn dịch bằng các luyện tập thể dục.

– Khi có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư phế quản cần đi kiểm tra ngay. Một năm nên kiểm tra sức khỏe tổng quát 2 lần nhất là với người lớn tuổi.

Ung Thư Khí Quản Với Triệu Chứng Từng Giai Đoạn Và Điều Trị K Khí Quản

Ung thư khí quản với nguyên nhân, triệu chứng K khí quản giai đoạn cuối. Phòng ngừa và chẩn đoán ung thư khí quản. Điều trị K khí quản như thế nào? Ung thư khí quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? Các giai đoạn ung thư khí quản ra sao?

Ung thư khí quản là một dạng bệnh hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm thì không thể coi thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra K khí quản, nhưng chủ yếu là từ sự bất thường trong cơ thể. Có nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau nên triệu chứng K khí quản từng thời kỳ cũng khác nhau. Trong đó, biểu hiện K khí quản giai đoạn cuối là rõ ràng và thể hiện mức độ nguy hiểm nhất. Do vậy, mọi người cần phải có biện pháp chẩn đoán, phòng ngừa bệnh ung thư khí quản kịp thời. Điều này giúp quá trình điều trị bệnh thuận lợi và có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn. Ngoài ra, ung thư khí quản nên ăn nhiều rau củ, dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, nếu bị K khí quản cần kiêng ăn đồ dầu mỡ, hút thuốc lá,…

Ung thư khí quản

Đặc điểm của loại bệnh này như sau:

K khí quản là căn bệnh hiếm gặp ở con người.

Là bệnh chứa khối u ác tính.

Hay gặp ở Carcinoma (tế bào gai, tế bào tuyến).

Cứ 1000 người mắc ung thư thì có 1 người bị K khí quản.

Khi mắc bệnh, tế bào ung thư lan rộng nhanh chóng.

Các tế bào xâm lấn đến vòm miệng, các đường hô hấp, cổ họng.

Tế bào K có thể di căn sang nhiều bộ phận khác nhau.

Di căn chủ yếu ở khu vực đầu với cổ.

Các dạng ung thư khí quản:

Chủ yếu là dạng ung thư nguyên phát:

Ung thư tế bào gai.

Ung thư tế bào tuyến dạng nang.

Ít trường hợp là ung thư thứ cấp (di căn đến khí quản).

Bệnh K khí quản mặc dù nguy hiểm nhưng rất ít người hiểu biết về nó. Điều này dẫn đến một số trường hợp có khả năng bị mắc bệnh ung thư khí quản cao. K khí quản thường gặp ở người lớn (xác suất 80-90%); trong đó, trường hợp u khí quản lành tính hay gặp ở trẻ em (khoảng 60-70%).

Các giai đoạn bệnh ung thư khí quản

Các giai đoạn bệnh ung thư khí quản phát triển như thế nào? Qua các xét nghiệm và kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá các mức độ tiến triển của căn bệnh. Khối u khí quản ác tính thường phát triển qua 5 giai đoạn chính. Cụ thể:

Giai đoạn 0:

Giai đoạn I:

Giai đoạn II:

Giai đoạn III:

Giai đoạn IV:

Khối u phát triển không kiểm soát được.

Bắt đầu xâm chiếm những vùng mô xung quanh.

Lan vào hệ bạch huyết.

Di căn đến cơ quan ở xa: phế quản, não, phổi, xương, gan.

Di căn theo con đường máu và bạch huyết.

Các thời kỳ bệnh K khí quản diễn biến theo chiều hướng tăng dần mức độ nguy hiểm. Ung thư khí quản có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm. Ở giai đoạn muộn, tùy mức độ lan rộng và sự di căn sẽ có tiên lượng bệnh khác nhau.

Nguyên nhân gây ung thư khí quản

Nguyên nhân gây ung thư khí quản đến từ đâu? Hiện nay, những nghiên cứu khoa học chuyên sâu về căn bệnh này còn tương đối ít. Bởi vậy, vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào về căn nguyên gây ra bệnh. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư khí quản. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia trên thế giới. cụ thể như sau:

Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc nhiều với chất độc hại:

Hút thuốc là lý do chiếm 90% trường hợp bị ung thư khí quản.

Trong thuốc lá, khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại.

Trong các thành phần này, có chứa nhiều chất gây ung thư.

Điển hình: Oxit Nitơ và Carbon Monoxide.

Những chất này gây thay đổi tính chất, gián đoạn quá trình phân bào.

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bao gồm khí quản.

Do yếu tố di truyền học:

Đó là trường hợp có người trong gia đình bị bệnh K khí quản.

Trong hoàn cảnh này, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.

Vấn đề tuổi tác:

Tiền sử mắc bệnh đường hô hấp (nhất là bệnh mãn tính):

Liệu pháp xạ trị vào ngực:

Sử dụng khi điều trị những bệnh như: K vú, ung thư gan,…

Căn nguyên gây K khí quản phần lớn đến từ yếu tố bất thường của nội tại cơ thể. Những đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh như đã liệt kê thì hãy cẩn trọng; đồng thời cần chủ động bảo vệ sức khỏe để tránh mắc bệnh K khí quản.

Phòng ngừa ung thư khí quản

Phòng ngừa ung thư khí quản là việc làm cần thiết đối với mỗi người. Thông thường, mọi người sẽ dựa vào các nguyên nhân gây bệnh để đưa ra cách phòng tránh. Cụ thể những phương pháp đó như sau:

Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.

Nếu đang dùng thuốc lá, cần tập cai thuốc ngay từ bây giờ.

Sống, làm việc, sinh hoạt tại môi trường lành mạnh.

Chuẩn bị đủ vật dụng bảo hộ nếu làm ở nơi độc hại.

Kiểm tra nồng độ khí Radon trong nhà.

Tránh tiếp xúc với những nchất gây ung thư tại nơi làm việc.

Thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý.

Nên bổ sung nhiều loại rau xanh và hoa quả tươi giàu Vitamin.

Hãy lên thực đơn mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất cần thiết.

Thiết lập một chế độ tập luyện đều đặn, khoa học.

Thường xuyên tập thể dục thể thao từ 30 phút/ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần.

Có thể lựa chọn hình thức: chạy, đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe,…

Thực hiện thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.

Nên đi tầm soát ung thư khí quản từ sớm.

Ngăn ngừa bệnh K khí quản là việc có thể thực hiện được. Mặc dù chưa có biện pháp phòng tránh chắc chắn, nhưng cũng không thể coi thường điều này. Ít nhất, những hành động đó cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng ung thư khí quản

Triệu chứng khở khò khè, thở dốc:

Ho thông thường hoặc ho ra máu:

Nhiễm trùng ở đường hô hấp trên:

Khó nuốt và biểu hiện khàn tiếng:

Biểu hiện của K khí quản không khác triệu chứng bệnh về đường hô hấp khác. Những dấu hiệu này thường khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt. Khi tình trạng này kéo dài bất thường, hãy đến các chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi sớm

Biểu hiện ung thư khí quản giai đoạn cuối

Biểu hiện ung thư khí quản giai đoạn cuối ra sao? Đến thời kỳ này, bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Khối u đã xâm lấn và di căn ra những cơ quan xa trong cơ thể. Điều này gây nên nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bệnh nhân. Đặc biệt lúc này, vấn đề điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Người bệnh K khí quản giai đoạn cuối sẽ có những biểu hiện di căn như sau:

Ung thư khí quản di căn trung thất:

Là hiện tượng khối u xâm lấn đến cơ quan nằm trong trung thất.

Đó là những cơ quan thuộc lồng ngực, ở giữa 2 lá phổi.

Máu khó chảy về tim do tĩnh mạch chủ bị xâm lấn.

Có thể bị ù tai, chóng mặt, nhức đầu, tím tái mặt và ngực.

Dễ tràn máu màng phổi, đột tử nếu vỡ động mạch chủ.

Có thể liệt dây thanh âm, khàn tiếng.

Nấc cụt, khó thở vì bị liệt cơ hoành.

Sặc, nuốt nghẹn vì bị tổn thương thực quản.

Ung thư khí quản di căn đến màng phổi:

Lượng dịch phổi bị tràn nhiều.

Có thể tái ngập nhanh sau khi bị chọc dò.

Ung thư khí quản di căn thành ngực:

Gây đau nhức dữ dội với khối u ở thành ngực.

Ung thư khí quản di căn hạch:

Bao gồm các hạch trên đòn và hạch nách.

Các hạch này sưng to và cứng nhưng không đau.

Ung thư khí quản di căn xa:

Di căn đến não, xương, da, gan, tuyến thượng thận.

Triệu chứng K khí quản thời kỳ cuối rất rõ rệt và dễ nhận biết. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của nó là điều không thể lường trước được. Do vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời; tránh để diễn biến bệnh chuyển sang giai đoạn cuối.

Chẩn đoán ung thư khí quản

Chẩn đoán ung thư khí quản là cách tốt nhất để biết bản thân có bị bệnh hay không. Tuy nhiên, các khối u khí quản thường rất khó chẩn đoán. Lý do bởi đây là nhóm ung thư rất hiếm gặp; hầu hết trường hợp đều phát triển chậm, không có các triệu chứng cụ thể. Bệnh có thể bị chẩn đoán sai, giống như vấn đề về hít thở (hen, viêm phế quản, COPD). Để xác định lý do gây ra vấn đề hô hấp, bác sĩ sẽ làm các thử nghiệm sau đây:

Chụp cắt lớp vi tính (CT):

Phương pháp nội soi:

Kiểm tra chức năng của phổi:

Phương pháp này giúp đo mức phổi hoạt động tốt hay không.

Có thể phát hiện tình trạng tắc nghẽn khí quản.

Chẩn đoán phát hiện K khí quản là cách áp dụng khoa học tiên tiến, hiện đại vào y học. Hiện tại, các bệnh viện đầu ngành đều được trang bị máy móc, kỹ thuật này. Do đó, mọi người hãy chủ động thăm khám định kỳ. Các xét nghiệm kiểm tra về chức năng sẽ giúp bác sĩ nhận định giai đoạn tiến triển của bệnh. Từ đó, có thể xây dựng liệu trình điều trị cũng như tiên lượng cho bệnh nhân sau điều trị.

Điều trị ung thư khí quản

Điều trị ung thư thực quản như thế nào? Phương pháp chữa trị phụ thuộc vào giai đoạn, vị trí khối u và sức khoẻ chung của bệnh nhân. Trong đó, phẫu thuật và xạ trị là hai cách chữa trị phổ biến cho K khí quản; có thể thực hiện riêng lẻ hay là kết hợp với nhau. Cụ thể:

Phẫu thuật ung thư khí quản:

Được dùng để loại bỏ khối u ở giai đoạn đầu.

Khối u ảnh hưởng đến đâu thì cắt bỏ toàn bộ đến đó.

Những đầu cắt của khí quản thì sẽ được nối lại sau đó.

Về sau, ống khí quản sẽ ngắn hơn chút sau khi phẫu thuật.

Bệnh nhân cần theo dõi, thực hành bài tập thở, vật lý trị liệu.

Có thể ho ra đờm hoặc máu đờm khoảng vài ngày sau mổ.

Liệu pháp xạ trị:

Phóng xạ trị liệu là sử dụng chùm năng lượng cao (tia X).

Tia này có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.

Liệu pháp này có thể được đưa ra sau khi mổ.

Giúp giết chết những tế bào ung thư còn sót lại.

Đồng thời, giảm nguy cơ tái phát của ung thư (liệu pháp tia Adjent).

Có thể áp dụng ở giai đoạn sớm và K khí quản cấp thấp.

Những người không đủ sức khỏe để phẫu thuật cũng chữa theo cách này.

Phương pháp hóa trị:

Phương pháp áp lạnh:

Gồm sử dụng Nitơ lỏng để đóng băng, diệt tế bào ung thư.

Được thực hiện dưới sự gây tê tổng quát.

Cryoprobe là dụng cụ được đặt gần khối u nhờ máy soi phế quản.

Nitơ lỏng sẽ được truyền tới đầu dò để diệt khối u.

Liệu pháp làm lạnh không có nhiều phản ứng phụ.

Bệnh nhân có thể ho ra đờm vài ngày sau khi chữa trị.

Chữa K khí quản bằng ngoại khoa là phương pháp hiện đại, tỷ lệ thành công khá cao. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để thống nhất cách điều trị phù hợp nhất.

Ung thư khí quản nên ăn gì?

Ung thư khí quản nên ăn gì? Đây là điều quan trọng đối với mỗi người bệnh. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất; hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh trở nên hiệu quả hơn. Do đó, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

Những loại bơ sữa ít béo.

Ăn nhiều rau cải xanh, rau bina, cải lá.

Bổ sung cà chua, hoa quả có màu tía giàu Flavonoids.

Nên uống nước trà xanh.

Ăn bổ sung ngũ cốc nguyên hạt.

Nên ăn thịt lợn nạc, cháo hạt sen, thịt bò.

Tăng cường Protein từ cá, thịt gà, trứng,…

Cần uống nhiều nước để bù lại sự hao hụt từ thuốc điều trị.

Bệnh K khí quản nên ăn các loại thực phẩm an toàn cho sức khỏe như đã nêu. Khi người bệnh trải qua hóa trị, xạ trị, phẫu thuật sẽ đau đớn, mệt mỏi, tinh thần suy sụp. Chính vì thế, việc bổ sung các dưỡng chất là điều cần thiết; giúp nhanh chóng phục hồi thể trạng và chiến thắng bệnh tật.

Ung thư khí quản kiêng ăn gì?

Ung thư khi quản kiêng ăn gì là vấn đề của nhiều người bệnh đặt ra. Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho việc chữa bệnh; có một số loại thức ăn làm cản trở quá trình điều trị. Thậm chí có những loại khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng. Do đó, bệnh nhân cần chú ý kiêng những loại thực phẩm này. Cụ thể như sau:

Cần kiêng đồ cay như: tiêu, ớt, bột cà ri,…

Kiêng rượu bia, đồ ngậy béo, điển hình như hồ đào, lạc,…

Tuyệt đối không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích.

Tránh đồ uống có ga và các loại nước ngọt.

Tránh tiếp xúc với khói bụi, những chất độc hại từ môi trường.

Kiêng dầu mỡ hay các thực phẩm có mùi vị đậm.

Không ăn dưa muối, cà muối.

Tránh trái cây sống lạnh khi bị K khí quản.

Không thu nạp loại thức ăn gây đầy hơi: đậu nấu tái,…

Không nên sử dụng đồ chiên, nướng, hun khói.

Nếu bị chướng bụng hay đại tiện lỏng, nên kiêng sữa bò.

Hạn chế ăn đường và những đồ ngọt.

Giảm lượng thịt đỏ ở trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Bệnh K khí quản cần kiêng những loại thực phẩm kể trên. Người bệnh ung thư khí quản hãy thận trọng trong vấn đề ăn uống hàng ngày. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp cho quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn.

Bài thuốc hữu ích:

thanhhuyenmt.utvn

Ung Thư Phế Quản: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Ung thư phế quản giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu ung thư phế quản thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng hơn. Do đó người bệnh cần điều trị ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh.

1. Nguyên nhân gây ung thư phế quản

Ung thư phế quản có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng hay xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ. Nguyên nhân chính xác gây ung thư phế quản vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên có nhiều yếu tố được cho là căn nguyên gây bệnh.

Hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư phế quản.

Hít khói thuốc lá thụ động: Ở nhiều trường hợp, thường xuyên hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phế quản.

Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Những người làm việc trong môi trường độc hại sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phế quản hơn những người khác.

Tiền sử gia đình: Những người có bố mẹ, anh, chị, em bị ung thư phế quản cũng có khả năng mắc bệnh.

2. Triệu chứng ung thư phế quản

Ung thư phế quản giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Khi bệnh tiến triển tới giai đoạn nặng hơn sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

Ho: Đây là dấu hiệu ung thư phế quản thường gặp nhất. Ho nhiều hơn bình thường, ho trong thời gian dài, số lượng đờm nhiều, đờm có lẫn mủ.

Ho ra máu: Đây là triệu chứng cảnh báo bệnh nghiêm trọng cần đi khám và điều trị ngay.

Khó thở: Là triệu chứng xuất hiện muộn trong ung thư phế quản. Khó thở xuất hiện khi khối u đã lớn làm tắc nghẽn phế quản, làm xẹp phổi hoặc do khối u xâm lấn ra màng phổi làm tràn dịch màng phổi.

Đau ngực: Dấu hiệu ung thư phế quản này cho thấy bệnh đã tới giai đoạn cuối. Ban đầu đau dai dẳng, sau đó triệu chứng đau xuất hiện nhiều hơn gây khó chịu. Dấu hiệu này có thể bị chẩn đoán nhầm thành đau dây thần kinh.

Tới giai đoạn di căn, người bệnh ung thư phế quản có thể thấy xuất hiện các triệu chứng:

Khi các tế bào ung thư xâm lấn vào các cơ quan trong trung thất sẽ khiến người bệnh chóng mặt, ù tai, liệt dây thanh âm gây khàn tiếng, khó nuốt, nuốt vướng…

Ung thư phế quản di căn màng phổi sẽ khiến tràn dịch màng phổi

Ung thư phế quản di căn thành ngực gây khối u ở ngực khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.

Ung thư phế quản di căn hạch: Người bệnh sẽ thấy xuất hiện các hạch trên đòn, hạch nách sưng to, cứng, không đau.

Khi thấy các dấu hiệu ung thư phế quản vừa kể trên, người bệnh cần tới ngay các bệnh viện có khoa Ung bướu để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Ngoài các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán đúng bệnh.

3. Chẩn đoán ung thư phế quản

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán ung thư phế quản bao gồm:

Chụp X-quang ngực

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Kiểm tra tế bào học đờm: chất lỏng đặc (đờm) được ho ra từ phổi sẽ được xét nghiệm để kiểm tra tế bào ung thư.

Xét nghiệm hút dịch: một ống kim dài được dùng để lấy chất lỏng (dịch trong phế quản) nhằm xét nghiệm tế bào ung thư.

Nội soi phế quản: một ống mỏng, nhẹ (một ống soi phế quản) được đưa qua mũi hoặc miệng vào phổi và lấy mẫu xét nghiệm.

4. Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư, bác sĩ sẽ đề xuất một số lựa chọn điều trị. Các lựa chọn có thể bao gồm:

Phẫu thuật: đây là cách điều trị chính cho ung thư phế quản. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u và một số các mô xung quanh nó. Các hạch bạch huyết xung quanh khối u cũng có thể được loại bỏ để ngăn chặn bệnh lan rộng.

Xạ trị: sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư như tia X, tia Gamma để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó có thể làm giảm triệu chứng và giúp người bệnh cảm thấy khỏe hơn. Bệnh nhân cũng có thể được xạ trị sau khi phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Hóa trị: sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch hoặc uống thuốc viên. Người bệnh có thể được hóa trị cùng với phương pháp điều trị khác nếu ung thư đã lan rộng. Hoặc có thể được hóa trị sau khi phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Liệu pháp miễn dịch: sử dụng thuốc để tăng cường khả năng hệ miễn dịch của cơ thể để tìm và diệt ung thư. Liệu pháp miễn dịch có thể làm nhỏ các khối u hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Điều trị nhắm trúng đích: điều trị này tìm các protein hoặc các gen đặc trưng cho ung thư khiến bệnh phát triển. Sau đó, nó nhắm vào các chất đó để ngăn chặn ung thư lan rộng.

5. Cách phòng ngừa ung thư phế quản

Hãy thực hiện các biện pháp sau đây để giảm nguy cơ mắc ung thư phế quản:

Bỏ hút thuốc lá: bỏ thuốc làm giảm nguy cơ ung thư phế quản thậm chí nếu bạn đã hút thuốc trong nhiều năm. Hãy tham vấn bác sĩ các chiến lược và các cách hỗ trợ bỏ hút thuốc. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm thay thế nicotine, thuốc và các nhóm hỗ trợ;

Tránh khói thuốc lá thụ động: Tránh những nơi có người hút thuốc chẳng hạn như các quán bar và nhà hàng và tìm các nơi không có khói thuốc;

Tránh các chất gây ung thư tại nơi làm việc: thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc.

Ăn một chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái cây và rau: hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả. Nên dùng những nguồn thực phẩm có vitamin và chất dinh dưỡng, tránh dùng vitamin liều cao ở dạng thuốc viên vì chúng có thể gây hại;

Tập thể dục đều đặn các ngày trong tuần: nếu bạn không có thói quen tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu từ từ. Hãy cố gắng tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.

Ung Thư Phổi Giai Đoạn 2 – Triệu Chứng Nhận Biết Và Các Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Ung thư phổi giai đoạn 2 là gì?

Ung thư phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Chúng “tàn phá” sức khỏe và cướp đi sinh mạng của nhiều người mắc. Bệnh phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, bị ung thư phổi giai đoạn 2 nằm trong nhóm giai đoạn đầu của bệnh. Ung thư phổi giai đoạn 2 được chia thành 2 giai đoạn nhỏ là:

Ung thư phổi giai đoạn 2a: Khối u phổi có kích thước từ 4 – 5cm nhưng không có tế bào ung thư trong bất kỳ hạch bạch huyết nào.

Ung thư phổi giai đoạn 2

Ung thư phổi giai đoạn 2b: Những trường hợp sau được xếp vào giai đoạn này:

– Khối u phổi có kích thước lên tới 5cm và có xuất hiện tế bào ung thư trong hạch bạch huyết gần với vị trí phổi bị ảnh hưởng. 

– Khối u có kích thước trong khoảng từ 5 – 7cm nhưng không có tế bào ung thư trong bất kỳ hạch bạch huyết nào. 

– Tế bào ung thư không nằm trong bất kỳ hạch bạch huyết nào nhưng đã lan sang một hoặc nhiều khu vực sau: Thành ngực (xương sườn, cơ hoặc da), dây thần kinh gần với phổi (dây thần kinh cột sống), lớp màng tim (màng phổi trung thất và màng ngoài tim). Trường hợp này còn được gọi là ung thư phổi di căn giai đoạn 2.

– Kích thước khối u phổi nhỏ hơn 7cm nhưng có nhiều hơn một khối u trong cùng một thùy của phổi.

Nếu được chẩn đoán là mắc ung thư phổi giai đoạn 2 thì bạn cũng không nên lo lắng quá, bởi đây là giai đoạn được các chuyên gia đánh giá là có hiệu quả điều trị cao. Nhưng nếu người mắc “lơ là” không nghiêm túc điều trị thì bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển sang các giai đoạn cuối. Trên thực tế, số người phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn 2 rất thấp nên trong nhiều trường hợp hiệu quả điều trị bệnh vẫn chưa tốt như kỳ vọng.

Triệu chứng nhận biết ung thư phổi giai đoạn 2 là gì?

Khi ở giai đoạn 2 ung thư phổi, người mắc thường xuất hiện một số triệu chứng như sau:

– Ho nhiều, cơn ho thường kéo dài từng cơn, có thể ho ra đờm, đôi khi còn lẫn máu.

– Thường xuyên cảm thấy khó thở, thở khò khè (giống với triệu chứng bệnh lao phổi).

– Hay bị đau tức ngực.

– Giọng nói có sự thay đổi rõ rệt, thường trở nên khàn và đục hơn. Đặc biệt, nếu khối u chèn ép vào thanh quản có thể khiến cho người mắc bị mất giọng nói.

– Xuất hiện hạch to, sưng tấy ở một vài vị trí như vùng cổ, bẹn, nách. Khi sờ vào thì thấy khô cứng, không đau nhức.

– Người mắc chán ăn, ăn không ngon, sụt cân nhanh mà không rõ nguyên nhân.

– Một số trường hợp do sức đề kháng yếu có thể bị sốt, mệt mỏi, yếu ớt và xanh xao.

Ho nhiều có thể là dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn 2

Điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 như thế nào?

Theo thống kê, khoảng 30% người bị ung thư phổi giai đoạn 2 có khả năng duy trì được thời gian sống trên 5 năm sau khi điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ sống ở mỗi trường hợp không giống nhau, có những người sống được thời gian lâu hơn hoặc ít hơn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe và khả năng đáp ứng với điều trị của người mắc. 

Cũng giống như ung thư phổi giai đoạn đầu, đa phần người bị ung thư phổi giai đoạn 2 được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u kết hợp với hóa trị và xạ trị tùy từng trường hợp. Đối với những người mắc không có khả năng phẫu thuật do vị trí của khối u hay do vấn đề về sức khỏe thì xạ trị là một lựa chọn thay thế. Cụ thể một số phương pháp chữa ung thư phổi giai đoạn 2 thường được áp dụng là:

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị thích hợp cho những người bị ung thư phổi giai đoạn 2. Theo đó, các chuyên gia sẽ thực hiện cắt bỏ một phần hay toàn bộ phổi bị tổn thương và chứa khối u.

Cùng với đó, cần tiến hành nạo vét các hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư để đảm bảo không cho chúng có cơ hội phát triển và sống sót làm bệnh tái phát.

Phương pháp xạ trị

Liệu pháp xạ trị chùm tia ngoài được áp dụng cho ung thư phổi giai đoạn 2 ở những người không đủ sức khỏe để phẫu thuật. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt triệt để tế bào ung thư.

Tuy nhiên, các tia xạ trị này có thể làm tổn thương đến những mô xung quanh khu vực điều trị và gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như khô da, mệt mỏi, chán ăn,…

Phương pháp hóa trị

Hóa trị có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn 2 chưa di căn đến hạch bạch huyết phế quản ở những người đủ sức khỏe. Chuyên gia sẽ trao đổi về lợi ích và rủi ro khi người mắc thực hiện phương pháp này.

Hóa chất thường được tiêm, truyền trực tiếp vào mạch máu hoặc đưa vào cơ thể thông qua đường uống.

Giống với xạ trị, phương pháp hóa trị cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như thiếu máu, buồn nôn, nôn, rụng tóc,…

Thông thường, người bị ung thư phổi ở giai đoạn 2 phải kết hợp hóa trị cùng với xạ trị hoặc áp dụng hóa trị trước và sau khi phẫu thuật để nâng cao hiệu quả của việc điều trị.

Do các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị gây nhiều tác dụng phụ nên người mắc thường được thực hiện một số phương pháp hỗ trợ nhằm nâng cao sức đề kháng, giảm nhẹ triệu chứng như:

– Điều trị miễn dịch.

– Sử dụng thuốc giảm đau.

– Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp giảm nhẹ triệu chứng và tác dụng phụ của phương pháp Tây y.

Tùy từng giai đoạn bệnh và khả năng đáp ứng của người mắc mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài tuổi thọ cho người bị ung thư phổi giai đoạn 2.

Điều trị ung thư phổi giai đoạn 2

Giải pháp mới an toàn, hiệu quả dành cho người bị ung thư phổi giai đoạn 2

Các phương pháp Tây y trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 ngày càng có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ chữa trị thành công còn thấp, thời gian sống thêm của người mắc ngắn. Do vậy, nhiều người mong muốn tìm đến một giải pháp an toàn, giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe toàn trạng, giảm nhẹ triệu chứng bệnh và kéo dài thêm tuổi thọ. Đó cũng chính là lý do thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung ra đời. Một trong những điểm nổi bật khiến sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn và giới chuyên gia đánh giá cao đó là sự có mặt của nguyên liệu Soy protein chứa Lunasin trong thành phần chính Lunatumo. Trong đó, hoạt chất Lunasin – chiết xuất từ đậu tương đã được nghiên cứu là có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị ung thư phổi giai đoạn 2, phòng ngừa di căn và giảm nguy cơ bệnh tái phát. Khi bổ sung Lunasin qua đường uống, nó có khả năng xâm nhập và nằm trong nhân tế bào ở dạng có hoạt tính. Cấu trúc của Lunasin mang điện tích âm nên dễ gắn với các protein – histone của nhiễm sắc thể mang điện tích dương, ức chế biểu hiện gen dẫn tới tế bào không phân chia được. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, Lunasin còn tác động làm phá hủy các gen sinh ung thư. Do đó, chúng được ví như những “vệ sĩ” bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình tăng sinh bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, Lunasin còn có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa giúp bảo vệ và tránh tổn thương thêm tế bào, làm giảm cholesterol, tốt cho hệ tim mạch. Để tăng cường tác dụng và chuyên biệt hơn cho ung thư phổi, sản phẩm Tumolung còn bao gồm nhiều thảo dược quý khác như:

Cao Khổ sâm bắc: Có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư hiệu quả.

Chiết xuất Thyme – Cỏ xạ hương: Có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ cho người mắc bệnh.

Cao Quả khế: Có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, trừ phong, tiêu viêm, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của u phổi. 

Cao Hoàng kỳ: Có tác dụng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp trợ khí, chữa ho đờm. Dịch chiết của thảo dược này có tác dụng gây độc mạnh với các tế bào ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Cao Bồ Công Anh: Có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết. Đặc biệt, Lupeol – một triterpene chiết xuất từ Bồ công anh đã được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư hiệu quả.

Nhờ đó đã tạo nên sản phẩm Tumolung giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các loại ung thư, đặc biệt là ung thư phổi giai đoạn 2, hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều. Bên cạnh đó, sản phẩm giúp hỗ trợ giảm nhẹ tác dụng phụ, tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. 

Trước mắt, khi sử dụng sản phẩm Tumolung người mắc sẽ thấy bớt mệt mỏi, ăn uống ngon miệng hơn, giảm nhẹ các triệu chứng ho, đờm, tức ngực, do đó tinh thần cũng thoải mái hơn. 

Về lâu dài, sử dụng sản phẩm Tumolung giúp ngăn chặn sự phân chia và nhân lên bất thường của tế bào ung thư trong cơ thể, hạn chế nguy cơ di căn đến các cơ quan khác, nâng cao hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ cho người bị ung thư phổi. 

Như vậy, Tumolung là công thức toàn diện dành cho những trường hợp mắc ung thư phổi giai đoạn 2 trước, trong và sau khi điều trị. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được sử dụng với tác dụng phòng ngừa ở nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như: Người hút thuốc lá nhiều, người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc gia đình có tiền sử bị ung thư phổi.

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Chuyên gia tư vấn

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguyễn Công

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Gan

Ung thư gan là loại bệnh ung thư trong đó các tế bào ác tính (ung thư) phát sinh từ các mô trong gan, điều trị ung thư gan ở giai đoạn sớm thì cơ hội sống cho nhiều người bệnh ung thư gan càng cao.

1. Ung thư gan là gì?

Ung thư gan nguyên phát là loại bệnh ung thư trong đó các tế bào ác tính (ung thư) phát sinh từ các mô trong gan. Ung thư gan thứ phát là bệnh ung thư bắt nguồn từ các cơ quan khác trong cơ thể sau đó di căn đến gan.

Nguyên nhân ung thư gan vẫn chưa được xác định rõ, nhưng 1 số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: nhiễm virus viêm gan B, C; xơ gan; uống rượu nhiều, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, phơi nhiễm với các hóa chất, vv…

2. Triệu chứng ung thư gan

Ung thư gan thường không có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Các dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, đau bụng, buồn nôn, chán ăn… đều dễ khiến người bệnh chủ quan, nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác ở gan.

Có khối u ở bụng, đau hoặc sưng bụng: khi phát hiện ra u nhú, cảm thấy đau hoặc sưng ở phía bên phải bụng dưới xương sườn… bạn nên đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư gan.

Buồn nôn và nôn: bệnh nhân ung thư gan thường gặp tình trạng buồn nôn và nôn do suy giảm chức năng gan.

Vàng da, ngứa, nước tiểu sẫm màu: khi mắc ung thư gan, người bệnh có thể cảm thấy ngứa, da và mắt chuyển sang màu vàng, nước tiểu tối màu hơn. Sự thay đổi này là do nồng độ bilirubin trong máu cao.

Mệt mỏi, giảm cân đột ngột: mệt mỏi, giảm cân bất thường là các triệu chứng có thể xảy ra sau khi tế bào ung thư gan phát triển và xâm lấn.

Các biểu hiện trên cũng có thể gây ra bởi các bệnh lý khác không phải ung thư gan. Tuy nhiên, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

3. Các giai đoạn ung thư gan

Ung thư gan giai đoạn đầu: Khối u nhỏ, chưa xâm lấn các mô lân cận. Ở giai đoạn này, bệnh nhân hoàn toàn có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tỉ lệ sống sau 5 năm là 30,5%.

Ung thư gan giai đoạn 2: Khối u bắt đầu xâm lấn, nhưng dưới 3cm, giai đoạn này phẫu thuật kết hợp với hóa trị có thể mang đến hiệu quả tốt nhất.

Ung thư gan giai đoạn 3: Xuất hiện nhiều khối u lớn hơn 5cm, và ung thư đã lan tới các mạch máu lớn, túi mật hoặc hạch bạch huyết. Giai đoạn này sẽ có xơ cứng gan.

Ung thư gan giai đoạn cuối: Giai đoạn này của bệnh ung thư gan đã lan đến xương và phổi hoặc cơ quan quan trọng khác.

4. Chẩn đoán ung thư gan

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan bao gồm:

Xét nghiệm máu: Gan là cơ quan có vai trò lọc máu trong cơ thể. Bởi vậy, xét nghiệm máu có thể phát hiện sự bất thường của chức năng gan.

Kiểm tra hình ảnh: Bệnh nhân có thể được đề nghị làm các thủ tục kiểm tra hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Các thủ tục này giúp bác sĩ quan sát được gan và các dấu hiệu bất thường trong gan thông qua hình ảnh để chẩn đoán bệnh.

Sinh thiết: Trong thủ tục sinh thiết, một mẫu mô gan sẽ được lấy ra bằng cách đưa một kim nhỏ qua da và vào gan và kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể đưa ra kết luận cuối cùng về ung thư gan.

Khi đã chẩn đoán bệnh ung thư gan, bác sĩ cần thực hiện một số phương pháp khác để xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư gan, để xác định kích thước và vị trí của ung thư, cũng như mức độ lan rộng của nó. Các phương pháp giúp xác định giai đoạn ung thư gan bao gồm chụp CT, MRI và chụp xương.

5. Cách điều trị ung thư gan

Các phương pháp điều trị ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bao nhiêu phần gan bị ung thư, mức độ lan rộng, sức khỏe tổng thể… Những phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, cắt bỏ nhiệt, tiêm ethanol qua da, và xạ trị.

Phẫu thuật: là việc loại bỏ các khối u và một số mô lành xung quanh. Phẫu thuật là phương pháp mang lại cơ hội thành công cao nhất, đặc biệt đối với khối u nhỏ hơn 5cm.

Đốt nhiệt: sử dụng nhiệt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được thực hiện qua nội soi ổ bụng, hoặc trong quá trình phẫu thuật.

Tiêm ethanol qua da: là phương pháp dùng rượu tiêm trực tiếp vào khối u gan để tiêu diệt khối u.

Xạ trị: sử dụng năng lượng cao X-quang để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Hóa trị: sử dụng thuốc tiêm vào động mạch gan, để tiêu diệt tế bào ung thư.

Liệu pháp nhắm mục tiêu: là một điều trị nhắm tới gen cụ thể của tế bào ung thư, protein, hoặc môi trường mô, góp phần cho sự phát triển và sống còn của tế bào ung thư.

Liệu pháp miễn dịch: còn gọi là liệu pháp sinh học, nhằm mục đích tăng cường phòng thủ tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh ung thư.

6. Ung thư gan nên kiêng thực phẩm gì?

Bệnh nhân ung thư gan có thể gặp rất nhiều các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói… Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cần chú ý giảm một số loại thực phẩm được cho là không tốt cho sức khỏe

Thực phẩm có hàm lượng protein quá cao

Ở bệnh nhân ung thư gan, chức năng gan bị suy giảm và các protein có thể sẽ không được xử lý đúng cách. Ăn quá nhiều đạm có thể góp phần tích tụ chất thải độc hại trong gan và cơ thể của bạn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng protein hợp lý trong khẩu phần ăn để lựa chọn cho mình chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Các loại thực phẩm giàu chất béo

Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể làm tăng áp lực gan vốn đang hoạt động không tốt. Để giảm lượng chất béo, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như bánh quy, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn sẵn…

Các loại thực phẩm chế biến mặn

Bệnh nhân ung thư gan cần tránh ăn mặn để ảnh hưởng sức khỏe

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều muối có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Các chuyên gia cho biết, muối có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng sưng và tích tụ dịch trong gan.

Muối có nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, cá muối, thịt muối…

Thực tế, bệnh nhân ung thư gan nên kiêng ăn gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị ung thư gan… Để tìm cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.

Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Ung Thư Khí Quản, Cách Nhận Biết Và Phương Pháp Điều Trị trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!