Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Nhiệt Miệng Ở Trẻ Em Và Cách Chữa Trị Đơn Giản Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệngNhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:
Bé bị bệnh, mệt mỏi hoặc bị căng thẳng.
Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ em.
Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.
Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.
2. Triệu chứng trẻ bị nhiệt miệngNhững vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét, thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như:
Sốt đột ngột
Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng
Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi
Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu
Đau trong miệng
Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn
Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp con dễ chịu hơn.
Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.
Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.
Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.
4. Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:
Giảm cân nhanh chóng
Đau ở vùng bụng
Sốt cao bất thường
Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.
Cách Chữa Bị Nhiệt Miệng (Lở Miệng) Đơn Giản Và Rất Hiệu Quả
Nhiệt miệng hay lở miệng là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng, bệnh thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Nhiệt miệng thường gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu khi bạn há miệng, nói chuyện, nuốt nước bọt hoặc khi nhai nuốt.
Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể kể tới do nóng trong người, ăn uống nhiều đồ cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày, do vi khuẩn, vi-rút, hay sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu axit folic ở nữ giới cũng có thể gây lở miệng.
Cách chữa nhiệt miệng – lở miệng:Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Quintessence International, mật ong được xem là an toàn và hiệu quả nhất trong việc điều trị nhiệt miệng.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét sau mỗi bữa ăn.
Bạn sẽ thấy cảm giác đau giảm dần và biến mất chỉ sau 3 ngày.
Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần. Hoặc có thể dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.
Ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.
Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Dùng cỏ mực rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Hoặc dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
Đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.
– Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2…
– Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…
– Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng.
Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Đơn Giản Hiệu Quả
I. Cách chữa nhiệt miệng bằng CÀ TÍM đơn giản hiệu quả
Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê ngoài làm chắc răng thì cà tím là nguyên liệu thiên nhiên tuyệt vời có khả năng chữa nhiệt miệng hiệu quả với cách làm đơn giản. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, lành tính và hiệu quả nhanh.
Chuẩn bị: chọn 2 trái cà tím không nên quá non hoặc quá già để cho hiệu quả tốt nhất, nước lọc.
Hướng dẫn thực hiện: Cà tím để cắt cuống, để nguyên vỏ sau đó rửa sạch. Cắt 2 trái cà tím thành từng lát mỏng cho vào nồi cùng với nước lọc, luộc trong 10 phút. Sau đó lọc lấy nước dùng nước, bỏ bã.
– Nếu vừa mới bị nhiệt miệng thì chỉ cần uống 1 lần là khỏi (uống khi nước còn hơi ấm và chỉ nên uống khoảng 1 bát nhỏ).
– Nếu nhiệt miệng nặng có vết lở loét tròn đã làm mủ thì nên thực hiện cách trên 3 lần, mỗi lần uống 1 chén nước cà tím luộc thì vết loét sẽ bớt đau, nhiệt miệng sẽ giảm hẳn.
Khi uống nước cà tím vào buổi chiều thì vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể ngậm một muống mật ong có tác dụng thông kinh lạc, trị nấm rất tốt. Sau đó, súc miệng lại thật sạch bằng nước lọc.
Chú ý khi sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng: Vỏ cà tím chứa hàm lượng vitamin rất cao có công dụng thanh nhiệt, giải độc cho nên khi dùng cà tím chữa nhiệt miệng không nên bỏ phần vỏ này đi.
Ngoài cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím như trên, bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp chữa nhiệt miệng bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên như khế chua, bột sẵn dây, gừng, diếp cá, rau bồ ngót,… rất hiệu quả.
Đặc biệt, với trẻ em hay bị nhiệt miệng thì không nên sử dụng thuốc bôi, thuốc xịt vì có thể làm giảm nhanh cơn đau cho bé nhưng không trị dứt điểm nhiệt miệng. Nên sử dụng các biện pháp thiên nhiên mà chúng tôi gợi ý vừa an toàn lại khá hiệu quả.
II. Cách phòng bệnh nhiệt miệng tái phátKhoa học hiện đại vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác của bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể nhận định là do một số bệnh do virut, vi khuẩn gây nên. Ngoài ra, cơ thể suy yếu sức đề kháng giảm, thiếu vitamin C, PP, kẽm, Axit folic và một số nguyên tố khác là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.
Nhiệt miệng có thể xuất hiện và tái phát bất cứ lúc nào mà chưa có biện pháp cụ thể phòng ngừa chắc chắn. Một số người còn có thể tự khỏi bệnh nhiệt miệng dù không dùng bất kỳ phương pháp nào.
Để phòng ngừa nhiệt miệng và bệnh nhiệt miệng tái phát cần ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn vi rút và tăng cường sức đề kháng của cơ thể:
1. Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút– Chăm sóc răng miệng đúng cách hàng ngày ngăn không cho vi khuẩn, mảng bám hình thành.
– Sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch vụn thức ăn sau khi ăn xong mà chải răng không làm sạch hết được.
– Ngậm nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng diệt khuẩn trong khoang miệng.
– Vệ sinh, cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa ngăn không cho mảng bám vôi răng hình thành là môi trường mà vi khuẩn tồn tại lây lan sang răng, nướu, lưỡi.
2. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể– Uống thật nhiều nước hàng ngày.
– Ăn nhiều loại rau củ quả có tính thanh mát như mướp, khoai lang, rau dền,…
– Bổ sung nhiều loại hoa quả như: cam, bưới, thanh long, quýt,… bổ sung nhiều vitamin giúp giảm tình trạng nhiệt miệng.
Nếu nhiệt miệng tái phát gây đau rát khó chịu vượt quá sức chịu đựng của bạn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hãy đến gặp bác sĩ khám và cho đơn thuốc phù hợp. Nếu các vết loét miệng kéo dài hơn 2 tuần mà không khỏi cần đến bệnh viện để thực hiện sinh thiết xác định chính xác có phải ung thư miệng hay không và chữa trị sớm.
Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin nào khác về nhiệt miệng và điều trị nhiệt miệng thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Đơn Giản, Hiệu Quả
Để ngăn chặn nhiệt miệng có thể dùng một số nguyên liệu thiên nhiên như tinh dầu đinh hương, phèn, nước muối, nước cam, baking soda,… Và mật ong là nguyên liệu quý giá có khả năng chữa nhiệt miệng tốt nhất.
I. Cách chữa nhiệt miệng bằng MẬT ONGMật ong là bảo vật thiên nhiên ban tặng có nhiều tác dụng giảm đau, kháng viêm, cầm máu, giảm sưng tấy giúp vết thương mau lành. Uống mật ong còn có thể giảm chứng ngộ độc thực phẩm, ngoài ra còn có tác dụng chữa viêm loét dạ dày và đau bụng.
Đối với nhiệt miệng, mật ong có tác dụng lớn có thể chữa lành những vết loét, sưng đỏ trong khoang miệng cực kỳ hiệu nghiệm. Theo nghiên cứu nếu sử dụng mật ong nguyên chất bôi lên các vết lở, loét miệng liên tục trong 8 ngày, mỗi ngày thực hiện vài lần thì vết loét sẽ khỏi hoàn toàn mà không hề gây ra biến chứng.
Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng thuyên giảm cơn đau nhanh chóng, hiệu quả hơn các biện pháp chữa nhiệt miệng khác. Dung dịch mật ong 30% đã có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.
1. Bôi trực tiếp mật ong lên vết loétCó 3 cách sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng như sau:
Sau khi ăn, dùng tăm bông chấm vào mật ong và thoa lên vết loét nhiệt miệng, tốt nhất nên thoa làm nhiều lần, để mật ong thấm vào trong vết thương trong khoảng 3-4 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Chỉ ngay sau lần đầu tiên bạn sẽ có cảm giác đau rát giảm dần. Thực hiện liên tục sau nhiều ngày nhiệt miệng sẽ chấm dứt.
Ngoài cách thoa trực tiếp thì bạn còn có thể dùng mật ong ngậm để súc miệng, nhớ đảo đều nhiều lần xung quanh vùng vết thương bị lở loét trong 1-2 phút, sau đó nuốt mật ong cũng có lợi cho dạ dày.
Cách này thực hiện rất đơn giản và hiệu quả nhanh chỏ sau 3 ngày là vết nhiệt miệng cũng sẽ khỏi hẳn. Lưu ý là phải súc miệng lại bằng nước sạch sau khi thực hiện.
Tinh bột nghệ có tinh chất kháng khuẩn, giúp lành vết thương nhanh chóng. Kết hợp với mật ong cho hiệu quả chữa nhiệt miệng tăng gấp đôi.
Trộn mật ong với tinh bột nghệ thành hỗn hợp đặc sệt và đắp lên miệng vết thương, duy trì trong 2-3 phút rồi súc miệng lại với nước sạch là được. Thực hiện 2-3 lần một ngày cho kết quả tốt nhất.
Với cách sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng thì vết lở loét càng nhỏ thì thời gian chữa lành càng nhanh, với vết loét lớn thời gian sẽ chậm hơn hẳn nên tùy tình trạng mà bạn cần kiên trì thực hiện liên tục để chữa nhiệt miệng.
Cần kết hợp sử dụng mật ong và chăm sóc răng miệng đúng cách hàng ngày, ăn nhiều thực phẩm tươi, rau xanh, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết ngăn sự phát triển của vi khuẩn nhiệt miệng.
Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây nên và có nhiều cách để chữa trị nhiệt miệng. Có thể sử dụng một số loại thuốc xịt, thuốc bôi, các loại nước súc miệng để giảm đau và sát trùng, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Nhưng cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ nếu không có thể sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng lây lan hơn.
Bên cạnh đó, các loại thuốc này khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và có thể không chữa trị tận gốc nên thực sự không phải là biện pháp tốt nhất.
Để điều trị tận gốc, cần giải quyết được nguyên nhân gây bệnh này là phải giải nhiệt cơ thể, điều tiết cân bằng tâm trạng, giải tỏa căng thẳng, loại bỏ vi khuẩn vi rút gây nhiệt miệng.
Cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà (chải răng, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, kem đánh răng) và vệ sinh làm sạch vôi răng tại nha khoa ngăn sự hình thành môi trường để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Cách chữa nhiệt miệng bằng MẬT ONG đơn giản và an toàn với mọi người. Tuy nhiên, để nhiệt miệng không tái phát thì cần phải có chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý và môi trường sống thoải mái, thư giãn.
Nếu còn thắc mắc nào khác về các biện pháp chữa nhiệt miệng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Nhiệt Miệng Ở Trẻ Em Và Cách Chữa Trị Đơn Giản Hiệu Quả trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!