Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Thiếu Máu Do Thiếu Sắt Tại Bệnh Viện 103 được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.1. Khái niệm Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu vì những nguyên nhân khác nhau. 1.
1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Khái niệm Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu vì những nguyên nhân khác nhau. 1.2. Vai trò của sắt và nhu cầu sắt trong cơ thể – Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất co ́ mă ̣ t trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vâ ̣ n chuyển electron… – Ở người bính thường, 90-95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 – 10% (1 – 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng. 2. NGUYÊN NHÂN THIẾU SẮT 2.1. Không cung cấp đủ nhu cầu sắt – Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…; – Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn uống của người nghiện rượu, người già…; – Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong trà, cà phê. 2.2. Mất sắt do mất máu mạn tính – Loét da ̣ da ̀ y ta ́ tra ̀ ng bi ến chứng chảy máu, ung thư đươ ̀ ng tiêu ho ́ a , nhiễm giun móc, polyp đươ ̀ ng ruô ̣ t… ; viêm cha ̉ y ma ́ u đươ ̀ ng ti ết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau châ ́ n thương, U xơ tử cung…; – Tan máu trong lòng mạch: Bê ̣ nh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm. 2.3. Rô ́ i loa ̣ n chuyê ̉ n ho ́ a să ́ t bâ ̉ m sinh (Hypotransferrinemia): Cơ thê ̉ không tô ̉ ng hơ ̣ p đươ ̣ c transferrin vâ ̣ n chuyê ̉ n să ́ t. Bê ̣ nh râ ́ t hiê ́ m gă ̣ p. 3. TRIỆU CHỨNG 3.1. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt diễn biến từ từ qua 3 giai đoạn: – Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên người bệnh chưa bị thiếu máu, thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt. 106 – Giai đoạn 2: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển, người bệnh chưa có biểu hiện rõ tình trạng thiếu máu, có triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt; bắt đầu có triệu chứng của thiếu sắt như: Mất tập trung, mệt mỏi… – Giai đoạn 3: Thiếu máu và thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu và thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng. a. Triệu chứng cơ năng: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực. b. Triệu chứng thực thể: Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy. 3.2. Xét nghiệm a. Xét nghiệm xác định mức độ và tính chất thiếu máu: Số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố và tỷ lệ hematocrit giảm, hồng cầu nhỏ, nhược sắc. b. Xét nghiệm đánh giá mức độ thiếu sắt: Sắt huyết thanh giảm, ferritin giảm, transferrin tăng; khả năng gắn sắt toàn thể tăng; độ bão hòa transferrin giảm. c. Một số xét nghiệm ti ̀ m nguyên nhân: Soi dạ dày, soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, tím ký sinh trùng đường ruột (trứng giun móc trong phân); CD55, CD59 (châ ̉ n đoa ́ n bê ̣ nh đa ́ i huyê ́ t să ́ c tô ́ ki ̣ ch pha ́ t ban đêm),… 4. CHẨN ĐOÁN 4.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào – Triệu chứng lâm sàng; – Triệu chứng xét nghiệm: + Tổng phân tích tế bào máu: Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. + Sinh hóa máu: Ferritin 4.2. Chẩn đoán nguyên nhân Dư ̣ a va ̀ o thăm kha ́ m lâm sa ̀ ng va ̀ ca ́ c xe ́ t nghiê ̣ m đê ̉ châ ̉ n đoa ́ n nguyên cu ̉ a thiê ́ u máu thiếu sắt là do giảm cung cấp sắt hay mất sắt do mất máu hoặc do các nguy ên nhân phô ́ i hơ ̣ p. 4.3. Chẩn đoán phân biệt a. Thalassemia: – Ngươ ̀ i bê ̣ nh co ́ biê ̉ u hiê ̣ n thiê ́ u ma ́ u t ừ nhỏ, có thể trong gia đính có người bị bệnh thalassemia. Thường có triệu chứng hoàng đảm, lách to, gan to. – Xét nghiệm: Sắt huyết thanh bình thường hoặc tăng; ferritin có thể là bình thường, nhưng phần lớn là tăng và càng về sau càng tăng; transferrin bính thường hoặc 107 giảm; đô ̣ ba ̃ o ho ̀ a transferrin bi ̀ nh thươ ̀ ng hoă ̣ c tăng ; khả năng gắn sắt toàn thể bính thường; bilirubin gia ́ n tiê ́ p thường tăng; có thể có thành phần huyết sắc tố bâ ́ t thươ ̀ ng. b. Thiê ́ u ma ́ u trong viêm ma ̣ n ti ́ nh: – Lâm sa ̀ ng : Có tính trạng viêm mạn tình như : Viêm đa khơ ́ p da ̣ ng thâ ́ p , lao, lupus… – Xét nghiệm: Sắt huyết thanh gia ̉ m , ferritin tăng, transferrin bính thường, đô ̣ ba ̃ o hòa transferrin bính thường hoặc giảm , khả năng gắn sắt toàn thể tăng , tốc độ máu lắng tăng; protein phản ứng (CRP) tăng. c. Thiếu máu trong suy dinh dưỡng: – Lâm sàng: Tính trạng gầy, yếu, chậm phát triển thể chất (đối với trẻ em). Có nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng như đói ăn, nhịn ăn trong thời gian dài. – Xét nghiệm: Thiếu máu hồng cầu nhỏ, protein huyết thanh giảm. 5. ĐIỀU TRỊ 5.1. Nguyên tắc điều trị – Hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu trong trường hợp thiê ́ u ma ́ u nặng, mâ ́ t bu ̀ . – Bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén, khuyê ́ n khi ́ ch sư ̉ du ̣ ng thuô ́ c bô ̉ sung să ́ t da ̣ ng uô ́ ng . Chỉ định sử dụng sắt đường truyê ̀ n ti ̃ nh ma ̣ ch trong ca ́ c trươ ̀ ng hơ ̣ p sau: + Thiê ́ u ma ́ u nă ̣ ng, rất nặng; + Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống: Că ́ t đoa ̣ n ruô ̣ t, dạ dày, bệnh bẩm sinh; + Thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển. – Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: Bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt. – Thơ ̀ i gian bô ̉ sung să ́ t : Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bính thường. – Phối hợp với điê ̀ u tri ̣ nguyên nhân : Cần tím được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt. 5.2. Các chế phẩm thuốc bổ sung sắt – Dạng uống: + Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate; + Liều lượng: 2mg sắt/kg/ngày; + Thời gian dùng thuốc: 6 tháng đến 12 tháng. 108 Nên bổ sung thêm vitamin C hoặc uống thêm nước cam, chanh để tăng khả năng hấp thu sắt. Lưu y ́ : Thuốc hấp thu tốt nhất khi uống vào lúc đói , tuy nhiên nê ́ u bi ̣ kìch ứng dạ dày thi ̀ có th ể uống trong lúc ăn . Phân có màu đen , táo (không pha ̉ i do xuâ ́ t huyê ́ t tiêu hóa). – Dạng truyền tĩnh mạch: + Iron sucrose; Iron dextran; + Cách tình liều lượng thuốc bổ sung sắt dạng tiêm: Tô ̉ ng liê ̀ u (mg) = P (kg) x (Hb đìch (G/L) – Hb thực (G/L)) x 0,24 + 500 mg • P: trọng lượng cơ thể (kg); • Hb: nồng độ huyết sắc tố (G/L). 5.3. Điê ̀ u tri ̣ nguyên nhân Phải chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt một cách triệt để , tránh gây thiê ́ u să ́ t ta ́ i pha ́ t. 6. PHÒNG BỆNH – Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai. – Thực hiện chế độ ăn cân đô ́ i giàu s ắt, vitamin như thịt ma ̀ u đ ỏ (thịt bò , thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mí, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,… Tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt. – Không nên uô ́ ng tra ̀ , cà phê ngay sau ăn. – Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, ví sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.
109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Công Khanh (2004), Phân loại và chẩn đoán thiếu máu, Thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia, Suy tuỷ xương, Huyết học lâm sàng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 33-35, 63-78, 132-146, 165-171. 2. Nguyễn Nghiêm Luật (2006), Chuyển hoá sắt và rối loạn chuyển hoá sắt, Bài giảng hoá sinh sau đại học. 3. Nguyễn Xuân Ninh (2004), Bệnh thiếu máu do thiếu sắt và biện pháp phòng chống, Một số chuyên đề Huyết học truyền máu tập I, nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 250 – 262. 4. Thái Quý, Nguyễn Hà Thanh (2006), Chuyển hoá sắt và thiếu máu thiếu sắt, Bài giảng huyết học truyền máu, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 208 – 213. 5. Beard J, Connor J (2003), Iron deficiency alter brain development and functioning, American society for nutritional sciencies journal 133, p. 1468 – 72. 6. Ernest B (2005), Disorder of iron metabolism. William Hematology 7th edition, p.511-37 7. James SW & Micheal RM (2005), Hem biosynthesis and its disorder. Hematology, 4th
edition, p. 449 – 451. 8. Guenter Weiss, M.D., and Lawrence T. Goodnough, M.D. (2005) Anemia of Chronic Disease, The new England journal of medicine 352:10 110
Cách Điều Trị Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim
Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn động mạch vành, làm cho lưu lượng máu giàu chất dinh dưỡng và oxy đến nuôi dưỡng cơ tim giảm dần, từ đó gây ra các cơn đau thắt ngực. Thiếu máu cơ tim là một dạng bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể gây tổn hại đến cơ tim, làm giảm khả năng bơm máu của tim và có thể gây ra rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây ra nhồi máu cơ tim – nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở người bệnh tim mạch.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu cơ tim
Một số trường hợp, bệnh thiếu máu cơ tim không gây ra bất cứ triệu chứng nhận biết nào, trường hợp này còn được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Trường hợp các động mạch tắc hẹp nhiều hơn và lượng máu nuôi tim suy giảm nghiêm trọng, có thể gây ra các triệu chứng điển hình như đau thắt ngực trái. Cơn đau thường lan sang cổ, hàm, vai và cánh tay trái, kèm theo đó là các biểu hiện khác như:
Toát mồ hôi lạnh.
Tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.
Chóng mặt, choáng váng.
Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức.
Mệt mỏi rã rời chân tay.
Buồn nôn, buồn đi cầu, dấu hiệu gần giống như bị ngộ độc thực phẩm.
Người bệnh thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như:
Rối loạn nhịp tim: do khả năng đáp ứng kém của cơ tim với các xung động trong tim gây ra nhịp tim nhanh – chậm bất thường.
Suy tim: cơ tim không được nhận đủ máu cần thiết để duy trì hoạt động theo nhu cầu của cơ thể trong một thời gian dài, tình trạng này được gọi là suy tim.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim: Hiện nay, việc chẩn đoán thiếu máu cơ tim có thể thực hiện dễ dàng hơn nhờ vào các trang thiết bị hiện đại tại các bệnh viện hoặc phòng khám tim mạch. Các bước khám tim để chẩn đoán thiếu máu cơ tim bao gồm:
Xét nghiệm máu để đo cholesterol, triglycerid và các yếu tố khác
Chụp X- quang
Chụp cắt lớp vi tinh (CT)
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Điện tâm đồ
Chụp động mạch vành để kiểm tra tình trạng tắc hẹp động mạch vành
Khi gặp cơn đau ngực do thiếu máu cơ tim, BẠN CẦN: Thiếu máu cơ tim cấp (hay còn gọi là nhồi máu cơ tim cấp) là trường hợp cần được cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Nếu bạn hoặc người thân xuất hiện những triệu chứng của thiếu máu cơ tim, cần chú ý thực hiện theo hướng dẫn sau:
Dừng ngay công việc đang làm, ngồi yên hoặc nằm nghỉ ngơi.
Dùng ngay thuốc giãn mạch ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt (nếu đã được bác sỹ kê đơn).
Nếu cơn đau kéo dài trên 5 phút, cần ngay lập tức đi cấp cứu vì đây có thể là cơn nhồi máu cơ tim; gọi điện thoại cho người thân để nhờ giúp đỡ.
Các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim
Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim
Các thuốc được sử dụng nhằm giảm các triệu chứng của thiếu máu cơ tim, ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện chức năng tim. Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh, bác sĩ có thể cho sử dụng một số thuốc:
Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: làm giảm huyết áp và nhịp tim.
Nhóm thuốc nitrat: giúp giãn mạch vành, làm giảm tình trạng đau thắt ngực.
Thuốc chẹn kênh canxi giúp giãn mạch, hạ áp
Các chất ức chế aldosterone, thuốc lợi tiểu: làm giảm huyết áp và các triệu chứng sưng phù, khó thở
Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu cơ tim từ thảo dược
Bên cạnh các thuốc điều trị, sử dụng kết hợp với các thảo dược như bồ hoàng, đỏ ngọn có hoạt tính giãn mạch để tăng cường lưu lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim, cùng khả năng giảm cholesterol máu, chống viêm (yếu tố tham gia hình thành mảng xơ vữa) đang được xem là giải pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim hiệu quả được nhiều chuyên gia tim mạch khuyên dùng lâu dài bởi tính an toàn và không tác dụng phụ.
Thay đổi lối sống giúp sớm hồi phục sức khỏe khi mắc bệnh tim
Người bệnh thiếu máu cơ tim nên duy trì một lối sống lành mạnh và một chế độ ăn uống khoa học để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Cụ thể:
Ăn ít chất béo, cholesterol
Ăn nhạt
Hạn chế sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào…)
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt…
Tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày
Nghỉ ngơi hợp lý, tránh các công việc đòi hỏi gắng sức nhiều
Khám sức khỏe định kỳ và sức khoẻ tim mạch 1-2 lần/năm.
Phẫu thuật tim và các phương pháp khác
Phẫu thuật trong điều trị thiếu máu cơ tim có thể bao gồm: cấy máy tạo nhịp tim và/hoặc máy khử rung tim, nong mạch vành, đặt stent… Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được sử dụng để cải thiện lưu lượng máu đến tim. Trong phẫu thuật này, một tĩnh mạch hoặc động mạch khỏe mạnh sẽ được thay thế cho động mạch bị chặn. Nếu tổn thương tim quá lớn, ghép tim có thể được áp dụng.
Tags: khám tim phòng khám tim mạch thiếu máu cơ tim
Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Nhiễm Độc Giáp (Cường Giáp) Tại Bệnh Viện 103
Cường giáp là một hội chứng bao gồm các bệnh cảnh lâm sàng gây nên do hormon giáp trạng tăng nhiều và thường xuyên trong máu. 2. Nguyên nhân:
CƯỜNG GIÁP
1. Định nghĩa
Cường giáp là một hội chứng bao gồm các bệnh cảnh lâm sàng gây nên do hormon giáp trạng tăng nhiều và thường xuyên trong máu.
2. Nguyên nhân:
– Cường giáp nguyên phát: bệnh Basedow, bướu giáp đa nhân cường giáp hoá, u độc tuyến giáp (toxic adenoma), quá tải iod
– Cường giáp do phá huỷ mô tuyến giáp: viêm giáp bán cấp, viêm giáp yên lặng, sau xạ hoặc dùng amiodarone
– Cường giáp do tăng hormon giáp ngoài tuyến giáp: uống hormon giáp, u quái giáp buồng trứng, carcinoma tuyến giáp dạng nang
– Cường giáp thứ phát: u tuyến yên tiết TSH, hội chứng đề kháng hormon giáp, u tiết hCG, nhiễm độc giáp thai kỳ
Basedow (bệnh Grave) thường gặp nhất, chiếm khoảng 95% nguyên nhân cường giáp, chủ yếu gặp ở nữ (80%) độ tuổi 20-50.
3. Lâm sàng
3.1 Triệu chứng cơ năng của cường giáp
– Sợ nóng, tăng tiết mồ hôi
– Sút cân
– Lo âu, hay cáu gắt, mất ngủ
– Mệt khi gắng sức
– Hồi hộp đánh trống ngực
– Thiểu kinh hay vô kinh
– Tiêu chảy
Ở người lớn tuổi có thể chỉ biểu hiện bằng rung nhĩ, suy tim, yếu, sút cân.
3.2 Triệu chứng thực thể của cường giáp
– Da mịn, ấm, ẩm, ướt mồ hôi
– Rụng tóc, móng tay dễ gẫy
– Tim mạch: tim đập nhanh, rung nhĩ, suy tim.
– Run, run chủ yếu ở đầu chi , biên độ nhỏ nhịp nhàng
– Cơ yếu, teo cơ
– Liệt chu kỳ (chủ yếu ở nam giới châu Á)
– Mắt: co cơ mi trên (dấu Dalrymple (+) hoặc dấu Von Graef (+)
3.3 Các dấu hiệu của bệnh Basedow
Bệnh Basedow ngoài những biểu hiện cường giáp còn có thể có những dấu hiệu sau (không có trong các nguyên nhân cường khác):
+ Bướu giáp lan tỏa, không đau, có thể kèm âm thổi tâm thu hoặc rung miu
+ Bệnh mắt Basedow: có thể có phù quanh hốc mắt, lồi mắt, tổn thương cơ vận nhãn, viêm giác mạc, tổn thương chèn thần kinh thị.
+ Phù niêm trước xương chày: rất hiếm gặp
3.4 Cơn bão giáp:
hiếm gặp. Là tình trạng cường giáp rất nặng đe dọa tính mạng. Biểu hiện cường giáp có thể kèm theo sốt, mê sảng, co giật, rối loạn nhịp nhanh, hôn mê, ói, tiêu chảy và vàng da.
4. Cận lâm sàng4.1 Xét nghiệm máu
4.1.1 Xét nghiệm chức năng tuyến giáp:
T4 tự do (FT4) và TSH huyết tương.
– Cường giáp lâm sàng có TSH giảm và T4 tự do tăng cao.
– Khi TSH giảm, nhưng T4 tự do bình thường, cần xét nghiệm T3 toàn phần huyết tương hoặc T3 tự do huyết tương. Nếu T3 tăng, TSH giảm là thể cường giáp tăng T3 đơn độc.
– Cường giáp nhẹ (hay cường giáp dưới lâm sàng): khi T3, T4 tự do bình thường, TSH giảm.
4.1.2 Kháng thể thụ thể TSH (TRAb) huyết tương
hiệu giá tăng cao trong bệnh Basedow.
4.1.3 Xét nghiệm khác
– Đường huyết có thể tăng, tăng canxi máu, giảm cholesterol huyết, tăng AST, ALT, tăng phospatase kiềm.
– kali máu hạ trong thể liệt chu kì hạ kali do cường giáp.
4.2 Hình ảnh học4.2.1 Siêu âm tuyến giáp:
Bệnh Basedow siêu âm tuyến giáp tăng thể tích, phản âm kém, tăng lưu lượng máu tới tuyến giáp và tăng sinh mạch máu. Viêm giáp bán cấp không có tăng sinh mạch máu.
4.2.2 Xạ hình (dùng 131 I hoặc Technitium-99m pertechnetate):
– Chỉ định:
+ Cường giáp có bướu giáp nhân.
+ Phân biệt nguyên nhân cường giáp: do bướu giáp đa nhân hóa độc với Basedow, giữa viêm giáp bán cấp với Basedow, …
+ Xác định mô giáp lạc chỗ (ví dụ: trung thất, lưỡi)
(Chú ý: không cần làm xạ hình giáp nếu biểu hiện lâm sàng, siêu âm giáp và xét nghiệm máu đã đủ để chẩn đoán Basedow)
– Chống chỉ định: có thai, cho con bú.
– Đánh giá:
+ Xạ hình cần làm cho bệnh nhân cường giáp có nhân giáp giúp xác định vị trí giải phẫu, kích thước, tính chất là nhân nóng hay lạnh.
+ Bướu giáp đa nhân hóa độc: xạ hình có nhiều nhân nóng (những vùng tăng bắt xạ). Nhân độc giáp (toxic adenoma) có 1 nhân nóng đơn độc. Nhân nóng là do tế bào nang giáp tăng sản và tăng tự chủ.
+ Viêm giáp bán cấp có xạ hình giảm bắt xạ.
+ Xạ hình tăng bắt xạ lan tỏa phù hợp với bệnh Basedow
4.2.3 Xét nghiệm khác
– Điện tim: thường nhịp nhanh xoang, có thể thấy rung nhĩ, cuồng nhĩ.
– Siêu âm tim: có thể thực hiện khi lâm sàng nghi ngờ suy tim.
5. Chẩn đoán
5.1 Chẩn đoán xác định hội chứng cường giáp:
dựa vào xét nghiệm T4 tự do, TSH máu. Siêu âm giáp hay xạ hình giáp không giúp chẩn đoán cường giáp.
5.2 Chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân gây cường giáp:
xem lưu đồ
Dựa vào các đặc điểm
– Tiền căn có thai hay không, đau vùng cổ hay có dùng chế phẩm chứa iod, uống hormon giáp
– Tính chất của bướu giáp: khám lâm sàng và siêu âm giáp
– Biểu hiện của bệnh Basedow (xem phần trên)
– Xạ hình giáp
6. Điều trị
– Một số nguyên nhân cường giáp thoáng qua (viêm giáp bán cấp, viêm giáp sau sinh) chỉ cần dùng thuốc điều trị giảm triệu chứng.
– Đối với nguyên nhân cường giáp tăng chức năng tế bào tuyến giáp có 3 biện pháp điều trị dứt điểm (không biện pháp nào kiểm soát nhanh cường giáp): thuốc kháng giáp thionamide, iode đồng vị phóng xạ và phẫu thuật.
6.1. Điều trị nội khoa hỗ trợ giảm triệu chứng cường giáp
Thuốc chẹn thụ thể beta làm giảm biểu hiện cường giáp (như hồi hộp, run tay, lo âu..). Có vai trò trong giai đoạn đầu của điều trị khi nồng độ hormon giáp còn cao.
Propranolol thường dùng liều từ 10mg – 40mg/lần x 3 lần/ngày chia 3-4 lần/ngày hoặc Atenolol 25 – 100 mg/ngày hoặc hoặc metoprolol 25-100 mg 1 lần/ngày. Chỉnh liều theo triệu chứng cường giáp và nhịp tim, và giảm liều khi đã kiểm soát được tình trạng cường giáp.
Trường hợp có chống chỉ định thuốc chẹn thụ thể beta (hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn,…) thì có thể dùng: Diltiazem hoặc Verapamil thay thế.
6.2 Các biện pháp điều trị dứt điểm cường giáp
6.2.1 Kháng giáp tổng hợp
Liều khởi đầu methimazole (thyrozol, Tapazole,…) dùng cho cường giáp mức độ nhẹ-trung bình từ 10-20mg/ngày cho tới khi bình giáp lâm sàng và sinh hóa (thường từ 4-6 tuần). Sau đó giảm dần liều xuống duy trì, thường từ 5-10 mg/ngày. Có thể dùng 1 lần/ngày.
Nếu bướu giáp to, cường giáp nặng có thể khởi đầu với liều methimazole 20-30mg/ngày, chia 2 lần/ngày để giảm tác dụng phụ tiêu hóa. Khi giảm liều thấp hơn có thể dùng 1 lần/ngày.
Vì PTU có tác dụng phụ hiếm gặp là suy gan gây nguy hiểm, do đó không được khuyến cáo dùng làm chọn lựa đầu tay cho cường giáp ở trẻ em và người lớn.
Tuy nhiên PTU vẫn được khuyến cáo dùng cho các chỉ định: cường giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơn bão giáp (vì PTU ức chế chuyển từ T4 thành T3 ở ngoại biên), hoặc không dung nạp methimazole. Liều khởi đầu PTU 50-150mg/lần x 3 lần/ngày (tùy theo độ nặng của CG). Sau đó khi bình giáp thì giảm liều duy trì còn từ 50mg x 2 tới 3 lần/ngày.
Chế độ điều trị ức chế-thay thế (block-and replace): là chế độ dùng không giảm liều kháng giáp tổng hợp và bổ sung thêm levothyroxin để tránh suy giáp. Cách dùng này làm tăng tác dụng phụ của thuốc kháng giáp tổng hợp, hiện nay không được khuyến cáo.
Theo dõi điều trị:
Trước khi dùng thuốc kháng giáp: xét nghiệm công thức máu, AST, ALT, bilirulin để làm cơ sở theo dõi tác dụng phụ.
4-6 tuần sau khởi trị: khám lâm sàng, đo T4 tự do huyết thanh để chỉnh liều thuốc (một số bệnh nhân cường giáp tăng T3 cần đo thêm T3 tự do).
Sau đó mỗi 4-8 tuần đo lại TSH, T4 tự do , cho tới khi chỉnh liều thuốc kháng giáp duy trì thấp nhất để giữ bình giáp kéo dài đủ thời gian điều trị.
Theo dõi của tác dụng phụ
: sẩn ngứa, mày đay, sốt, viêm gan, đau khớp và giảm bạch cầu thoáng qua. Tác dụng phụ nguy hiểm: tuyệt lạp bạch cầu, viêm gan, viêm mạch, lupus đỏ do thuốc. Tuyệt lạp bạch cầu có tần suất 0,1- 0,3%. Cần dặn bệnh nhân ngưng thuốc khi có triệu chứng nghi ngờ sốt, đau họng hay loét miệng. Phải gặp bác sĩ ngay và làm công thức máu. Phải ngưng thuốc kháng giáp tổng hợp và không được thay thế thuốc kháng giáp khác vì có phản ứng chéo giữa 2 thuốc.
Thời gian điều trị của kháng giáp:
Thường kéo dài 12-18 tháng. Ngưng khi đủ thời gian và TSH bình thường. Sau khi ngưng thuốc, tỉ lệ lui bệnh khoảng 30-50%, do đó vẫn cần theo dõi tái phát. Một số trường hợp có thể dùng kháng giáp tổng hợp kéo dài hơn nếu bệnh nhân tái phát cường giáp không muốn dùng 131 I hay phẫu thuật.
6.2.2 Điều trị ngoại khoa
– Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ: dùng kháng giáp tổng hợp điều trị cho bệnh nhân về bình giáp. Dung dịch Lugol 1% uống 10 giọt x 3 lần/ngày x 1-2 tuần trước mổ (mục đích để giảm tăng sinh mạch máu và lưu lượng máu tới tuyến giáp). Cả 2 thuốc này ngưng sau phẫu thuật.
– Biến chứng của phẫu thuật: suy giáp, suy cận giáp, liệt dây thần kinh thanh quản quặt ngược, chảy máu, biến chứng của gây mê, tử vong chu phẫu. Tỉ lệ biến chứng tùy thuộc kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
Theo dõi sau mổ: đánh giá lâm sàng và xét nghiệm T4 tự do, TSH 4 – 6 tuần sau mổ.
+ Nếu chức năng giáp bình thường, theo dõi mỗi 3 – 6 tháng trong năm đầu và hàng năm sau đó.
+ Nếu suy giáp: cần bù Levothyroxin
+ Suy giáp nhẹ có thể thoáng qua và bệnh nhân không có biểu hiện suy giáp: theo dõi thêm 4 – 6 tuần
+ Tỉ lệ cường giáp tái phát khoảng 3-7%
6.2.3. Điều trị phóng xạ I 131
– Cần chuẩn bị bệnh nhân:
+ kháng giáp tổng hợp đưa về gần bình giáp và ngưng 3-7 ngày trước khi điều trị 131 I.
+ Cần làm test thử thai ngay trước khi điều trị ở phụ nữ tuổi sinh đẻ.
+ Phải ngưng iod 2 tuần trước dùng 131 I
– 90% bệnh nhân Basedow dùng 1 liều 131I có thể kiểm soát cường giáp vĩnh viễn. Thường liều từ 8-10 mCi 131 I. Bướu giáp đa nhân độc cần liều cao hơn.
– Chú ý chống chỉ định 131 I: có thai, chuẩn bị có thai trong 6 tháng tới, cho bú, không tuân theo qui định an toàn xạ.
– Theo dõi: cần đánh giá lâm sàng và đo T4 tự do mỗi 4 – 6 tuần
+ Nếu chức năng tuyến giáp bình thường: theo dõi mỗi 3 – 6 tháng và hàng năm
+ Nếu suy giáp có triệu chứng: bù Levothyroxin suốt đời. Nếu suy giáp nhẹ thoáng thì cần theo dõi thêm 4 – 6 tuần để xác định suy giáp có phục hồi không.
+ Nếu cường giáp tồn tại sau 6 tháng: lập lại liều 131 I .
Biến chứng:
Suy giáp xảy ra 50% trong năm đầu và 3% mỗi một năm sau đó.
Tăng nhẹ T4 trong 2 tuần sau điều trị, cần theo dõi sát ở bệnh nhân có bệnh tim nặng. Bệnh mắt do Basedow nặng lên sau xạ, có thể phòng ngừa bằng Prednisone.
Điều trị bằng 131 I không tăng khả năng bị ung thư máu, ung thư tuyến giáp hay các loại ung thư khác
6.4 Chọn phương pháp điều trị dứt điểm cường giáp6.4.1 Đối với bệnh Basedow:
+ Thuốc kháng giáp:
bệnh nhân có nhiều khả năng lui bệnh (cường giáp nhẹ, bướu giáp nhỏ và TRAb hiệu giá thấp hay âm tính), người già, bệnh nhân có bệnh kèm làm nguy cơ cao khi mổ, thời gian kỳ vọng sống còn ngắn, bệnh nhân khó tuân theo qui định an toàn xạ khi dùng 131 I, bệnh nhân đã phẫu thuật giáp, không thể gặp phẫu thuật viên có kinh nghiệm mổ tuyến giáp, lồi mắt basedow vừa tới nặng.
+ Điều trị bằng 131 I:
có chống chỉ định thuốc kháng giáp (ví dụ: tác dụng phụ nặng của thuốc), bệnh nhân có bệnh kèm làm nguy cơ cao khi mổ, bệnh nhân đã phẫu thuật giáp, không thể gặp phẫu thuật viên có kinh nghiệm mổ tuyến giáp.
+ Phẫu thuật tuyến giáp:
bướu giáp to; bướu chèn có triệu chứng; TRAb hiệu giá cao; lồi mắt vừa tới nặng; có kèm ung thư giáp hoặc nghi ngờ ung thư (ví dụ: tế bào học kết quả trung gian hay nghi ngờ); nhân giáp to không có chức năng, giảm bắt xạ; Cường cận giáp cần mổ;
Chú ý một số yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn phẫu thuật: bệnh tim phổi, ung thư giai đoạn cuối, bệnh lý nặng khác, có thai (nếu cần phẫu thuật tránh mổ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ)
6.4.2 Các nguyên nhân khác của cường giáp:
+ Bướu giáp đa nhân hóa độc hay nhân độc giáp (toxic adenoma): có thể dùng 131 I hay phẫu thuật.
+ Cường giáp do quá tải iod (ví dụ dùng amiodaron): thường có thể dùng thuốc chẹn bêta giảm triệu chứng cường giáp và thuốc kháng giáp tổng hợp.
6.5 Các trường hợp đặc biệt khác
6.5.1 Điều trị cường giáp nhẹ (cường giáp dưới lâm sàng).
6.5.2 Cường giáp trong thai kỳ
– Khi có thai nếu nghi ngờ cường giáp, nên đo TSH và T4 tự do. Trong giai đoạn đầu của thai TSH huyết tương giảm,nhưng ít khi <0,1 mIU/L.
– Chống chỉ định dùng 131 I trong thai kỳ. Nếu có cường giáp nên dùng PTU trong 3 tháng đầu. Methimazole có thể dùng từ lúc bắt đầu 3 tháng giữa của thai. Theo dõi bằng TSH và T4 tự do hàng tháng để chỉnh liều thuốc liều thấp nhất nhằm giữ T4 tự do ở giới hạn trên của bình thường.
Cả methimazole và PTU đều đi vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Tuy nhiên để tránh nguy cơ hoại tử gan ở mẹ và con do PTU, nên thường methimazole được ưa chuộng dùng khi mẹ cho bú.
6.5.3 Điều trị khẩn cấp
– Chỉ định: cường giáp làm suy tim nặng lên, hội chứng mạch vành cấp, cường giáp nặng có sốt và mê sảng.
– Cần điều trị tích cực bệnh đi kèm
– Cho uống ngay PTU có thể 300 mg / 6 giờ. Lugol 1% 10 giọt x 3/ngày cho ngay 1 giờ sau uống PTU. Dùng thuốc propranolol kiểm soát nhịp tim (cẩn thận ở bệnh nhân suy tim). Cần đo T4 tự do sau 4-6 ngày, nếu giảm và lâm sàng cải thiện thì cần giảm liều PTU và lugol. Lên kế hoạch điều trị 131 I sau ngưng lugol trên 2 tuần.
7. Tiên lượng
Nếu điều trị đúng bệnh Basedow hay cường giáp nói chung có tiên lượng tốt. Cần theo dõi suốt đời sau điều tri bệnh Basedow để phát hiện cường giáp tái phát hay suy giáp do điều trị. Cường giáp không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến đến cơn bão giáp trạng hoặc biến chứng tim mạch và tử vong.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quốc Anh và Ngô Quý Châu (2011). Bệnh Basedow. Chương 6. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa (Cẩm nang nghiệp vụ của bác sĩ lâm sàng), Bộ Y tế – Bệnh viện Bạch Mai, tr 433 – 437. Nhà xuất bản Y học.
2. Mai Thế Trạch và Nguyễn Thy Khuê (2007). Cường giáp. Chương 3. Nội tiết học đại cương, tr 145 – 161. Tái bản lần thứ 3. Nhà xuất bản Y học.
3. Clutter W (2009). Hyperthyroidism. In Katherine E. Henderson, Thomas J. Baranski, Perry E. Bickel, William E. Clutter, Janet B. McGill. The Washington Manual: Endocrinology Subspecialty Consult. 2 nd ed. pp 49-57. Lippincott Williams & Wilkins
4. Fauci A.S, Braunwald E, Kasper D.L et al (2009). Thyroid gland disorders. In Harrison’s Manual of Medicine. 17 th Edition. pp 925-933. Mc Graw Hill Companies.
5. Bahn R S, Burch H B, Cooper D.S. et al (2011). Hyperthyroidism and Other Causes of Thyrotoxicosis: Management Guidelines of the American Thyroid Association and American Association of Clinical Endocrinologists. Thyroid; 21: 593-646.
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Thiếu Máu
Thiếu máu là bệnh thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Với từng nguyên nhân, bạn cần được điều trị thiếu máu thế nào đây?
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của nguời bệnh so với nguời cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể
Thiếu máu có thể gây ra do
– Mất máu: Do chảy máu (xuất huyết tiêu hóa, trĩ, kinh nguyệt kéo dài, đái máu…).
– Tan máu: Do tăng quá trính phá hủy hồng cầu vì các nguyên nhân tại hồng cầu hoặc các nguyên nhân khác (tan máu bẩm sinh hoặc miễn dịch, sốt rét…).
– Giảm hoặc rối loạn quá trình sinh máu: Do tủy xƣơng giảm sinh hoặc rối loạn quá trình sinh các tế bào máu (suy tủy xƣơng, rối loạn sinh tủy, bệnh máu ác tình, ung thư di căn…) hoặc do cung cấp không đủ các yếu tố tạo máu (thiếu erythropoietin, thiếu acid amin, thiếu acid folic và vitamin B12, thiếu sắt…).
Nguyên tắc điều trị thiếu máu
Xác định và điều trị theo nguyên nhân; phối hợp điều trị nguyên nhân và truyền bù khối hồng cầu.
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp thiếu máu
Hạn chế truyền máu, bổ sung các chế phẩm bổ sung sắt bằng đường uống hoặc truyền. Khuyến khích thuốc bổ sung sắt dạng uống.
Thời gian bổ sung sắt: Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bính thường. Cần phối hợp tìm nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời.
Một số triệu chứng khó chịu có thể gặp khi uống sắt: buồn nôn, nôn, táo bón, rối loạn tiêu hóa
Lưu ý:
Bạn đọc nếu được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt có thể sử dụng , dễ hấp thu hơn, không lo buồn nôn táo bón.
Khi bổ sung sắt, nên dùng kèm vitamin C hoặc các loại nước cam, chanh để tăng khả năng hấp thu. Tránh ăn trứng, uống chè, café, sữa, kẽm vì sẽ làm giảm hấp thu sắt. Thuốc hấp thu tốt nhất khi uống vào lúc đói , tuy nhiên nếu bị kìch ứng dạ dày thì có thể uống trong lúc ăn. Trong thời gian bổ sung sắt, phân có màu đen, táo là hiện tượng bình thường (không phải do xuất huyết tiêu hóa).
Tăng cường các thực phẩm bổ sung sắt trong bữa ăn để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thiếu sắt tái phát.
Điều trị thiếu máu do thiếu vitamin (B12, B9)
Thiếu máu do thiếu vitamin có thể có các biểu hiện như: Mệt mỏi, da nhợt nhạt hoặc vàng, đau miệng và lưỡi, giảm trọng lượng, tiêu chảy, tê hoặc ngứa ở bàn tay và bàn chân, cơ yếu.
Điều trị thiếu máu do thiếu vitamin
Bao gồm bổ sung và thay đổi trong chế độ ăn uống
Thiếu máu do thiếu acid folic: Điều trị bao gồm uống axit folic kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh. Liều lượng: 400 micrograms (mcg)/ngày với người trưởng thành, 600mcg/ngày với phụ nữ mang thai.
Thiếu máu thiếu Vitamin B-12 (thiếu máu ác tính): Thông thường nguyên nhân là do cơ thể không thể hấp thu vitamin B-12. Lúc này cần dùng thuốc tiêm vitamin B-12 hoặc dạng xịt B 12 cả đời. Lúc đầu, cần tiêm hoặc thuốc xịt thường xuyên, sau đó chuyển sang tiêm hoặc xịt chỉ một lần mỗi tháng.
Điều trị thiếu máu do suy tủy xương
Ở bệnh suy tủy xương, tủy xương sẽ giảm sinh tế bào máu, dẫn tới thiếu máu. Ngoài thiếu máu, bệnh còn gây ra xuất huyết và nhiễm trùng.
Các phương pháp điều trị bao gồm
Điều trị ức chế miễn dịch bằng corticoid, Cyclosporin A kết hợp corticoid hoặc ATG (anti thymocyte globulin) kết hợp cyclosporin A và corticoid
Cắt láchĐiều trị hỗ trợ bằng truyền máu, kiểm soát nhiễm trùng, dùng chất kích thích sinh máu…
Điều trị thiếu máu do tan máu tự miễn
Tan máu tự miễn là bệnh nguy hiểm có thể xuất hiện cả ở trẻ em
Ở bệnh tan máu tự miễn, thời gian sống của hồng cầu bị rút ngắn hơn bình thường (bởi sự xuất hiện của tự kháng thể chống hồng cầu). Người bệnh bị thiếu máu, vàng da, gan lách to có thể kèm theo sốt.
Các phương pháp điều trị bao gồm
Bạn đọc cần đi khám tại cơ sở y tế uy tín để có biện pháp điều trị thiếu máu phù hợp, triệt để.
Trường hợp thiếu máu do thiếu sắt (phổ biến nhất) có thể sử dụng Thuốc sắt dạng nước Fogyma để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Thiếu Máu Do Thiếu Sắt Tại Bệnh Viện 103 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!