Bạn đang xem bài viết Trên Công Trình Xây Dựng Bệnh Viện Ung Thư Đà Nẵng: Đẩy Nhanh Tiến Độ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những ngày này, trên công trình xây dựng Bệnh viện (BV) Ung thư Đà Nẵng, không khí làm việc rất khẩn trương, sôi nổi. Thời tiết thuận lợi cộng với nỗ lực của tập thể công nhân các đơn vị thi công, hứa hẹn công trình sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Khu nhà hành chính và khu điều trị nội trú 11 tầng của Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng trong giai đoạn hoàn thiện.
Gấp rút thi công hạng mục lớn
Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo thành phố, hiện nay công trình BV Ung thư Đà Nẵng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng để có thể tiếp nhận điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư đang cần hỗ trợ, giúp đỡ… Theo Ban quản lý Dự án BV Ung thư Đà Nẵng, hiện tại các đơn vị xây dựng đang hối hả thi công nội thất cho khối nhà 11 tầng ở khu điều trị nội trú và khu nhà 4 tầng hành chính, hội trường. Dự kiến đến cuối năm 2011, sẽ chính thức hoàn thiện hai hạng mục lớn này. Song song đó, khu nhà nghỉ dành cho người nhà bệnh nhân cũng đang được thi công khẩn trương, kịp tiến độ đề ra.
Tại khu nhà kỹ thuật, nơi được xem như là “trái tim” của BV, đang trong giai đoạn hoàn thiện phần móng và sẽ hoàn thành thi công phần thô trong năm 2011. Đây sẽ là nơi đặt những hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại để chẩn đoán, xạ trị cho bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, hệ thống các công trình phụ trợ bao gồm khu chung cư cho cán bộ, nhân viên BV, nhà tang lễ, trạm xử lý nước thải, trạm điện, hệ thống giao thông nội bộ và công viên cây xanh đang gấp rút triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành vào quý 2-2012.
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Toàn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban quản lý Dự án xây dựng BV Ung thư Đà Nẵng, nhìn chung tiến độ xây dựng BV thực hiện đúng kế hoạch và thời gian dự kiến, có thể đưa vào sử dụng vào nửa cuối năm 2012. Riêng phần trang thiết bị, đang tiến hành mua sắm hệ thống máy móc chuyên dụng như máy xạ trị, y học hạt nhận, chẩn đoán hình ảnh…
Chuẩn bị nhân lực chất lượng cao
Mặc dù chưa đưa vào hoạt động, nhưng hiện tại Ban quản lý Dự án BV Ung thư Đà Nẵng đã tuyển dụng nhiều chức danh chuyên môn để làm việc như bác sĩ điều trị chuyên ngành, kỹ sư vật lý hạt nhân, kỹ thuật viên phóng xạ, dược sĩ, điều dưỡng với số lượng 100 người. Trong đó có 32 bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều người có kinh nghiệm trong công tác điều trị bệnh nhân ung thư. Số bác sĩ này tiếp tục được gửi đi đào tạo tại BV Chợ Rẫy, BV Ung bướu; các trường ĐH Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Huế… Một số được gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Dự kiến hết năm 2011, sẽ tuyển dụng 250 cán bộ, nhân viên có chuyên môn, trong đó có khoảng 80 bác sĩ. Số lượng cán bộ, nhân viên sẽ được tăng lên gần 400 người khi BV chính thức đi vào hoạt động, bảo đảm công tác thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.
Hiện nay, không khí làm việc tại công trường BV Ung thư đang rất khẩn trương, công tác giám sát thi công được thực hiện thường xuyên, bảo đảm chất lượng, mỹ thuật và thời gian… Tất cả dồn sức cho một công trình thể hiện ý chí, nguyện vọng và tâm huyết của lãnh đạo thành phố dành cho những người mắc bệnh ung thư, những gia đình khó khăn cần tiếp sức. Do vậy, trong thời gian tới, công trình nhiều ý nghĩa này vẫn rất cần sự chung tay, hỗ trợ của xã hội, các mạnh thường quân và các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước…
Bài và ảnh: VIỆT DŨNG
Hành Trình Xây Dựng Niềm Tin Trên Đất Campuchia
Có một ‘Chợ Rẫy’ ở Phnom Penh
Một thời gian dài, mỗi ngày có rất nhiều chuyến xe đưa người dân Campuchia sang BV Chợ Rẫy chúng tôi để khám bệnh. Không chỉ mất thêm chi phí đi lại, ăn ở, người bệnh còn tốn thêm tiền mướn theo phiên dịch, nhưng vì niềm tin với bác sĩ Việt nên người dân Campuchia vẫn thích đến Việt Nam khám chữa bệnh hơn là ở lại đất nước của họ.
Với tinh thần hợp tác hữu nghị và xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Campuchia, BV Chợ Rẫy Phnom Penh (BV CRPP) tại Vương quốc Campuchia được khởi công vào năm 2010, hoạt động từ năm 2014. Tuy nhiên, khi mới đi vào hoạt động, thực trạng này cũng không khá hơn. Người dân vẫn cứ đổ xô sang Việt Nam mà không chịu đến BV này.
Theo các bác sĩ tại BV CRPP, nguyên nhân của thực trạng trên là vì một phần người dân chưa biết đến BV CRPP, mặc khác, người dân không tin tưởng tay nghề các bác sĩ Campuchia. Thực tế, cho đến hiện nay, khi người dân đến đây khám, nhiều người vẫn đòi được bác sĩ Việt Nam khám, mà bác sĩ “già” họ càng thích, vì họ cho rằng bác sĩ lớn tuổi thì kinh nghiệm chuyên môn sẽ giỏi hơn bác sĩ trẻ.
Mặc dù được đào tạo ở Việt Nam, về mặt lý thuyết thì kiến thức cơ bản của bác sĩ Campuchia cũng chẳng thua kém bất cứ một bác sĩ người Việt nào. Nhưng do ít thực hành nên mỗi khi gặp những ca khó, họ thường lúng túng trong xử trí, giải thích chưa chuyên nghiệp nên chưa tạo được niềm tin với người bệnh.
Hành trình xây dựng niềm tin với người bệnh
TS.BS Trần Thanh Tùng, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh cho biết, hiện tại BV CRPP có 21 khoa/phòng, với 314 nhân sự. Trong đó, có 60 bác sĩ, 12 dược sĩ, 104 điều dưỡng, 28 kỹ thuật viên và 3 nữ hộ sinh.
Trong 5 năm qua, các chuyên gia y tế từ BV Chợ Rẫy chúng tôi đã sang hỗ trợ và chuyển giao 1.898 kỹ thuật, bao gồm các chuyên khoa: Hồi sức cấp cứu – nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh, siêu âm, nội soi,…) và xét nghiệm.
Và mặc dù BV Chợ Rẫy chúng tôi không có hai khoa Sản, Nhi, nhưng để phục vụ nhu cầu của người dân Campuchia, lãnh đạo Chợ Rẫy Phnom Penh cũng đã quyết định cử người sang học tập tại BV Từ Dũ, Hùng Vương. BV Chợ Rẫy chúng tôi cũng liên tục mời các chuyên gia y tế sản nhi từ Từ Dũ, Hùng Vương sang BV Chợ Rẫy Phnom Penh trực tiếp đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.
Ngoài việc đến làm việc và chuyển gia kỹ thuật trực tiếp cho đội ngũ y bác sĩ Campuchia, Ban lãnh đạo BV Chợ Rẫy chúng tôi còn phân công nhân lực BV Chợ Rẫy hỗ trợ từ xa cho các trưởng khoa, trưởng phòng, trưởng đơn vị tại BV CRPP; Hội chẩn từ xa: X-Quang, CT-scan, Siêu âm, Nội soi, các case khó-phức tạp… Cử chuyên gia đột xuất xử trí tại chổ các bệnh lý khó, phức tạp; Hỗ trợ mua giúp thuốc hiếm, vật tư y tế, linh kiện thiết bị thị trường Campuchia còn thiếu;…
Trong 5 năm qua, BV Chợ Rẫy chúng tôi đã đào tạo cho hơn 500 nhân lực, bao gồm đào tạo trực tiếp tại BV CRPP, nhân lực được gửi tới BV Chợ Rẫy và sinh viên Campuchia.
Từ sự hỗ trợ không ngừng nghỉ, 5 năm qua, số lượng bệnh nhân đến BV CRPP khám và điều trị tăng lên hàng năm. Nếu như năm 2014, khi BV này mới thành lập, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú chỉ 1.265 lượt, thì đến năm 2023, con số này đã tăng lên 5.594 lượt.
Riêng 8 tháng đầu năm 2023, số bệnh nhân nội trú tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2023, số lượng bệnh nhân phẫu thuật tăng 51%, số bệnh nhân điều trị trong ngày tăng 70,1%, số test xét nghiệm tăng 37,5%, số lượt siêu âm – thăm dò chức năng tăng 20%, số lượng bệnh nhân cấp cứu cũng tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023,…
Người dân Campuchia rất tín nhiệm các bác sĩ Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, gặp những ca bệnh nặng, họ đã tin tưởng tìm đến BV Chợ Rẫy Phnom Penh.
Theo chúng tôi Trần Thanh Tùng, Giám đốc BV CRPP, kết quả có được ngày hôm nay phần lớn là do những người đi trước. Anh em bác sĩ Việt Nam đều tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho các bác sĩ Campuchia. Thế nên hiện tại, hầu hết các ca bệnh ngoại khoa đều được bác sĩ Campuchia trực tiếp giải quyết, chỉ những ca bệnh khó, họ mới mời chuyên gia Việt Nam.
Theo BS Tùng, qua gần 5 năm hoạt động, BV Chợ Rẫy chúng tôi đã giúp cho BV Chợ Rẫy Phnom Penh tạo được uy tín, niềm tin cho người dân Campuchia và xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn ngày càng tốt. BS Tùng đề xuất, trong thời gian tới, BV Chợ Rẫy chúng tôi tiếp tục hỗ trợ tại chỗ và từ xa, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho BV Chợ Rẫy Phnom Penh; xây dựng hệ thống Quản lý chất lượng bệnh viện đạt tiêu chuẩn ISO về lâm sàng và cận lâm sàng; đồng thời hoàn thiện, phát triển các kỹ thuật mới được triển khai như: Chạy thận nhân tạo, Phẫu thuật nội soi mũi xoang, Phẫu thuật thẫm mỹ, Đặt máy tạo nhịp, Chụp cộng hưởng từ (MRI).
BV Chợ Rẫy chúng tôi hỗ trợ BV Chợ Rẫy Phnom Penh 5.000 USD
Trong 2 ngày 8 và 9-9-2023, tại Phnom Penh, đã diễn ra Hội thảo đánh giá công tác 5 năm hỗ trợ chuyên môn của Bệnh viện Chợ Rẫy Việt Nam với Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh.
Tại hội thảo, các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh đã thực hiện mổ thị phạm một ca nội soi tai mũi họng, khẳng định tay nghề chuyên môn ngày càng được nâng cao, sau 5 năm thực hiện nhiều hợp tác giữa bác sĩ BV hai nước vì mục tiêu phát triển cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, quốc tế, phục vụ người dân Campuchia.
Bệnh Viện Da Liễu Đà Nẵng: 40 Năm Xây Dựng Và Trưởng Thành
Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện Da liễu Quảng Nam-Đà Nẵng (nay là Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng) đã có những thay đổi vượt bậc cả trong cơ sở vật chất lẫn đội ngũ chuyên môn. Điều này thể hiện sự đoàn kết, không ngừng cố gắng, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân của tập thể cán bộ, nhân viên bệnh viện qua các thời kỳ.
Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng không ngừng đầu tư thiết bị, nhân lực để đáp ứng nhu cầu người bệnh.
Những ngày đầu sau khi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng giải phóng (29-3-1975), Trạm Da liễu khi đó được thành lập trên đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) chỉ vẻn vẹn 7 người nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Không quản khó khăn, gian khổ, đội ngũ y tế vẫn lội bộ hằng tháng trời trong rừng sâu, nước độc, đến những bản làng xa xôi để kịp thời khám, chữa bệnh cho người dân miền núi mà không đòi hỏi thêm một chế độ ưu đãi nào.
Đầu năm 1997, khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Bệnh viện Da liễu đã có bước phát triển lớn mạnh với 71 cán bộ, nhân viên, trong đó 30% là bác sĩ và dược sĩ. Tháng 8-2002, Bệnh viện Da liễu được xây dựng tại địa chỉ số 91 đường Dũng Sĩ Thanh Khê với diện tích gần 10.000m2, gồm 5 block nhà 2 tầng; được sắp xếp, tinh gọn các khoa, phòng, ổn định nhân sự phù hợp theo nhiệm vụ và chuyên môn.
Đơn vị đã không ngừng cải cách hành chính, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước về khám, chữa bệnh cho nhân dân, công tác quản lý an toàn về thuốc… Nếu như năm 1997 có hơn 22.700 lượt người đến khám thì đến năm 2023 con số này lên đến 118.300 lượt người. Đội ngũ cán bộ, nhân viên từ 70 người tăng lên 118 người. Bệnh viện Da liễu chú trọng đến công tác đào tạo nhân lực.
Hằng năm, bệnh viện đều cử cán bộ đào tạo các chuyên ngành như da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ, laser, giải phẫu bệnh. Đội ngũ cán bộ, nhân viên bệnh viện không ngừng hoàn thiện, thực hiện 5-7 đề tài khoa học các cấp mỗi năm. Đây được xem là hoạt động chính nhằm định hướng phát triển đơn vị. Bệnh viện còn tiếp tục cử 1 người đi đào tạo tiến sĩ tại Nhật, 1 thạc sĩ tại Đài Loan, tổ chức cho đội ngũ bác sĩ đi đào tạo, nâng cao tay nghề tại thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh…
Bác sĩ Kim Văn Hùng, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng.
Hiện tại, Bệnh viện Da liễu có 11 khoa, phòng chức năng để khám, chữa bệnh phục vụ cho 100 giường bệnh. Thành quả ngày hôm nay có được là từ sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ y tế thế hệ trước, trong đó đề cao y đức, không quản khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chữa bệnh, cứu người.
Trong thời gian đến, Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng định hướng phát triển theo các mũi nhọn chính. Đó là tập trung đầu tư trang thiết bị chuyên sâu như: máy Laser Factional, máy IPL, máy QMAX… có khả năng điều trị một số bệnh da chuyên sâu như điều trị sẹo lõm, các bớt tăng sắc tố, vết xăm sâu, vết nhăn…
Bên cạnh đó, kế thừa những truyền thống tốt đẹp và đáp ứng sự tin tưởng của người bệnh, tập thể Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng tiếp tục đào tạo chuyên sâu, ổn định nguồn nhân lực cũng như mở rộng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng chất lượng cao với mục tiêu trở thành bệnh viện chuyên khoa sâu của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Phan Chung
Xây Dựng Thành Công Quy Trình Chẩn Đoán Ung Thư Phế Quản
1. Thực trạng sàng lọc ung thư phế quản
PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, trên thế giới, mỗi năm có 14 triệu người mới mắc ung thư và khoảng 8,2 triệu người chết vì ung thư. UTPQ đứng đầu về mắc và chết do ung thư, bằng tổng các trường hợp tử vong do ung thư tiền liệt tuyến, vú và đại tràng cộng lại.
Tại Việt Nam, ung thư phế quản đứng đầu ở nam và đứng thứ ba ở nữ. Tỷ lệ mắc UTPQ ở Hà Nội: 39,5/100.000 dân (tính trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008) ở nam; 10,5/100.000 dân (2001 – 2004) ở nữ. Tại TP. HCM: 26,9/100000 nam và 7,5/100.000 nữ. Đặc biệt, tỉ lệ bệnh nhân mắc ung thư phế quản tăng rất nhanh chóng trong những năm gần đây.
Cũng theo chúng tôi Đinh Ngọc Sỹ, đa số người bệnh được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn muộn (IIIb và IV). Hiện nay, các tiến bộ về công nghệ sinh học và dược phẩm đã cho phép điều trị đích và giúp người bệnh kéo dài sự sống.
Tuy nhiên, chẩn đoán sớm vẫn là chìa khóa để tiến tới điều trị khỏi bệnh ung thư. Với điều kiện ở Việt Nam, để điều trị sớm và điều trị đích cho UTPQ, các bệnh viện hoàn toàn có thể ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để sàng lọc và chẩn đoán ung thư phế quản.
Xuất phát từ thực tế nói trên, nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Phổi Trung ương đã đề xuất và triển khai đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sàng lọc, chẩn đoán sớm và điều trị đích ung thư phế quản tại Việt Nam”, mã số KC.10.29/11-15 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011 – 2023 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” (mã số KC.10/11-15)
“Nhóm nghiên cứu hướng đến mục tiêu xây dựng được quy trình sàng lọc, chẩn đoán sớm UTPQ; xây dựng được quy trình điều trị đích UTPQ bằng Bevacizumab; đánh giá được hiệu quả sàng lọc, chẩn đoán và điều trị UTPQ bằng các quy trình này” – chúng tôi Đinh Ngọc Sỹ cho biết
2. Bước tiến mới trong quy trình chẩn đoán ung thư phế quảnTrong giai đoạn từ tháng 4/2013 đến tháng 9/2023, nhóm nghiên cứu đã tập trung thực hiện, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
– Chẩn đoán ung thư phế quản qua sàng lọc bằng xét nghiệm đờm.
Phương pháp này có giá trị để phát hiện các khối u trung tâm. Độ nhạy của tế bào học đờm cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu chỉ trong khoảng 20-30%)
– Sàng lọc bằng dấu ấn khối u nhưng không đặc hiệu. Phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu cao
– Sàng lọc bằng nội soi phế quản. Phương pháp này sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (máy nội soi phế quản huỳnh quang), hạn chế với những tổn thương ngoại vi.
Về quy trình điều trị đích UTPQ, chúng tôi Đinh Ngọc Sỹ cho biết, phương pháp này gồm các bước xác định mô bệnh UTPQ, là tiêu chuẩn vàng để xác định chẩn đoán ung thư phế quản và quyết định điều trị bệnh; xác định các gene chi phối khối u (EGFR, VEGF); xác định phác đồ điều trị; đánh giá hiệu quả.
Để xây dựng được quy trình sàng lọc, chẩn đoán ung thư phế quản và đánh giá được hiệu quả sàng lọc, chẩn đoán sớm UTPQ bằng quy trình trên, nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình lý thuyết, triển khai thu thập thông tin dựa trên qui trình lý thuyết và hoàn chỉnh qui trình, căn cứ vào các bằng chứng để xác định hiệu quả của qui trình.
Đồng thời để xây dựng được quy trình điều trị đích UTPQ và đánh giá hiệu quả qui trình điều trị đích UTPQ bằng Bevacizumab, nhóm nghiên cứu đã triển khai:
– Xây dựng quy trình phát hiện biểu hiện VEGF mRNA, xác định tỷ lệ biểu hiện VEGF và phân bố kiểu gene VEGF trên bệnh nhân UTPQ không tế bào nhỏ
– Xây dựng qui trình điều trị đích UTPQ bằng Bevacizumab
– Đánh giá hiệu quả của 2 qui trình dựa trên bằng chứng qui chuẩn quốc tế và các chỉ tiêu thời gian sống thêm và tác dụng phụ của qui trình có Bevacizumab.
Nhóm nghiên cứu đã chọn đối tượng là những người trên 40 tuổi đang sống và sinh hoạt trong cộng đồng, gồm 60 bệnh nhân UTPQ giai đoạn IIIb, IV tại Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hưng Yên và Bệnh viện Phổi Trung ương.
Nghiên cứu được tiến hành qua các bước:
– Phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi đã thiết kế được nghiệm thu
– Chụp X – quang ngực thường qui; nội soi phế quản ánh sáng trắng và huỳnh quang, sinh thiết vị trí tổn thương để làm xét nghiệm mô bệnh học;
– Tách chiết RNA, tổng hợp cDNA
– Chẩn đoán VEGF mRNA trên bệnh phẩm UTPQ (Realtime PCR)
– Phác đồ có Bevacizumab 7,5mg/kg Gemzaz Cisplatin.
Kết quả, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình sàng lọc ung thư phế quản sử dụng ánh sáng huỳnh quang qua nội soi phế quản.
Quy trình đơn giản, có thể áp dụng tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh. Đồng thời, xây dựng thành công quy trình chẩn đoán gen VGFR trong ung thư phế quản. Quy trình phát hiện bộc lộ gene VEGF mRNA và kiểu gene VEGF đã được xây dựng với các yêu cầu kỹ thuật bảo đảm và cho kết quả xét nghiệm gen chính xác.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng sinh phẩm chế tạo tại đơn vị nghiên cứu, giá thành rẻ hơn của nước ngoài nhưng kết quả tương tự. Quy trình này có thể ứng dụng rộng rãi tại bất kỳ phòng xét nghiệm sinh học phân tử nào.
Dấu ấn phân tử VEGF mRNA biểu hiện ở 93,3% ở máu ngoại vi của các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Giá trị tăng thêm của quá trình thực hiện qui trình bộc lộ gene là đã lần đầu tiên phát hiện được vật chất di truyền oncovirus merkel cell carcinoma trên bệnh nhân ung thư phổi Việt Nam. Tỷ lệ có Merkel cell virus ở 23,9% số bệnh phẩm ung thư phổi.
Cùng với đó, xây dựng thành công quy trình điều trị đích ung thư phế quản bằng Bevacizumab phù hợp và khả thi tại Việt Nam.
Theo nhóm nghiên cứu, việc triển khai sàng lọc yếu tố nguy cơ bằng bộ câu hỏi có thể áp dụng rộng rãi tại cơ sở y tế khám, chữa bệnh các tuyến cho người có nguy cơ cao về UTPQ.
Tỷ lệ bộc lộ gene VEGF ở bệnh nhân ung thư phổi là rất cao (93,3%) cho nên không nhất thiết coi xét nghiệm VEGF như một chỉ định bắt buộc cho bệnh nhân ung thư phổi trước khi điều trị thuốc ức chế sinh mạch. Bevazicumab điều trị đích đã chứng tỏ tác dụng điều trị kéo dài thời gian sống cho người bệnh UTPQ.
Theo: Bộ KH-CN
Khởi Công Xây Dựng Bệnh Viện Chợ Rẫy Ii – Khu Dân Cư Gia Phú
CHÍNH THỨC KHỞI CÔNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY II CÁCH KHU DÂN CƯ GIA PHÚ 800M
Bệnh Viện Chợ Rẫy II
Tháng 8/2023 chúng tôi có quyết định duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy Hữu nghị Việt – Nhật (cơ sở 2 – BV Chợ Rẫy) tại xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM. Theo đó, BV được xây dựng trên diện tích hơn 22.000 m2, 10 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 100.800 m2, quy mô 1.000 giường bệnh, có bãi đáp trực thăng. PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc BV Chợ Rẫy, cho biết tổng vốn đầu tư cho dự án là 7.000 tỉ đồng, nguồn vốn từ vốn vay, vốn đối ứng và vốn viện trợ. Dự án dự kiến khởi công năm 2023 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2023. 7/2023 UBND Thành Phố Hồ Chí Minh chính thức duyệt cho Chủ đầu tư : Bệnh Viện Chợ Rẫy Giải phóng mặt bằng , hỗ trợ tái định cư và san lấp mặt bằng chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở 2 – Bệnh Viện Chợ Rẫy đầu 2023 Đơn Vị thi công chính thức CC14 ( Công ty Xây dựng đầu tư Xây dựng số 14 ). Tư Vấn thiết kế : Công ty Cổ phần Xây dựng Tổng Hợp .
Chợ rẫy 2Từ khi hình thành và hoạt động từ năm 1900 đến nay, Chợ Rẫy hiện là một trong những BV lớn nhất nước. Tuy nhiên, BV Chợ Rẫy hiện đang trở nên quá tải… Chợ Rẫy được Bộ Y tế giao chỉ tiêu 1.400 giường bệnh, nhưng thường xuyên có tới 2.500 bệnh nhân điều trị nội trú và 3.000 – 4.000 bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú. Khi Bệnh Viện Chợ Rẫy II chính thức đi vào khởi công và truyền thông. Thì hàng loạt Khu Vực Bất động sản Xung quanh sẽ nóng sốt trở lại . Hiện nay các dự án Khu dân cư được duyệt xung quanh Dự án Bệnh Viện Chợ Rẫy rất hạn chế . Chủ yếu Quỹ đất ở 2 Nông trường Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân sẽ được Nhà nước đầu tư đầu tư trực tiếp vào các dự án Khu dân cư sau này . Và hiện tại vẫn đang là đất trồng lúa . Ngoài những Dự án đã được Sở Tài Nguyên Môi trường duyệt Quy hoạch cách đây 1 vài năm Dự Án Khu Dân Cư Gia Phú Tọa Lạc tại Xã Vĩnh Lộc B Huyện Bình Chánh . Được UBND Thành Phố Hồ Chí Minh Duyệt quy hoạch 1/500 . Dự án Có Quy mô gần 6Ha , do chủ đầu tư Công Ty Xây Dựng Và Kinh Doanh nhà Gia Phú thực hiện và được Phân phối độc quyền bởi Công Ty Đầu tư Bất Động Sản Gia Thịnh Phát Với Cam Kết Sinh lười 10% sau 6 tháng trên hợp đồng . Khu Dân Cư Gia Phú hứa hẹn sẽ là chốn an cư và đầu tư tuyệt vời dành cho quý khách hàng .
Xây Dựng Thành Công Qui Trình Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Da Ở Việt Nam
Xác định được đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư da ở Việt Nam; Xây dựng được qui trình chẩn đoán và điều trị ung thư da ở Việt Nam;… là những kết quả chính của đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ, phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư da” (mã số KC.10.09/11-15) do PGS. TS. Trần Hậu Khang, Bệnh viện Da liễu Trung ương làm chủ nhiệm.
Bệnh UTD thường gặp ở người tiếp xúc với ánh nắng liên tụcTheo PGS. TS. Trần Hậu Khang, ung thư da (UTD) là một trong những ung thư thường gặp ở trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. UTD được chia thành 2 nhóm chính: ung thư tế bào hắc tố và ung thư tế bào không hắc tố. 3 loại ung thư thường gặp nhất trong UTD là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố.
Có nhiều yếu tố gây UTD, trong đó quan trọng nhất là ánh nắng mặt trời. Bên cạnh ánh sáng mặt trời và HPV, nhiễm độc một số kim loại nặng như arsenic cũng là nguyên nhân của UTD, nhất là ung thư tế bào vảy. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỉ lệ ung thư tế bào vảy cao ở những vùng nước sinh hoạt bị nhiễm arsenic. Ở những người có nồng độ arsenic cao trong móng có nguy cơ mắc ung thư tế bào vảy cao gấp gần 2 lần so với người bình thường. Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu đề cập đến tác dụng của thuốc lá, hắc ín, các chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu hoại chất diệt nấm cũng là những nguyên nhân gây ung thư tế bào vảy.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, số người mắc ung thư nói chung và UTD nói riêng tăng rất nhanh. Theo số liệu của Tổ chức Phòng chống ung thư quốc tế, năm 1990 nước ta có 52.721 người mới mắc ung thư và năm 2002 tăng lên 75.150 người. Ở Hà Nội giai đoạn 1992 – 1996, tỉ lệ mắc UTD là 2,9 – 4,5/100.000 dân. Ở Tp. Hồ Chí Minh, năm 1997 tỉ lệ chuẩn theo tuổi chung cho cả 2 giới là 3/100.000 dân, xếp thứ 8 trong 10 loại ung thư thường gặp. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, số bệnh nhân UTD đến khám và điều trị năm 2009 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2007.
Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp mắc UTD, đặc biệt là nông dân, những người làm nghề chài lưới, nhưng do hạn chế hiểu biết về bệnh nên nhiều bệnh nhân mắc bệnh UTD đã không đến khám hoặc đến quá muộn khi tổ chức ung thư đã di căn. Trong khi đó, các cơ sở y tế có thể chẩn đoán và điều trị UTD ở nước ta không nhiều, chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị ung thư da thường ở giai đoạn muộn.
Mặc dù đã có không ít nghiên cứu về UTD ở Việt Nam trong thời gian qua ở cả ba miền. Tuy nhiên, hầu hết là nghiên cứu hồi cứu về tình hình đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện với cỡ mẫu rất hạn chế, chưa phản ánh được thực trạng tình hình UTD ở nước ta. Đến nay, chưa có một nghiên cứu nào về đặc điểm dịch tễ cũng như các yếu tố nguy cơ của UTD một cách hệ thống. Nhiều trường hợp UTD không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Điều trị UTD bằng các phương pháp cổ điển thường dễ tái phát. Kỹ thuật MOSH là một phương pháp điều trị hiện đại, đang được nghiên cứu triển khai ở một số nước tiên tiến. Kỹ thuật đã tạo ra được bước đột phá trong điều trị UTD, giúp phẫu thuật viên xác định ngay được việc loại bỏ hết tổ chức ung thư trong quá trình phẫu thuật, giảm tối đa mức độ tái phát của bệnh.
Ở nước ta kỹ thuật này bước đầu đã được thực hiện tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, cần tiến hành nghiên cứu đầy đủ để có kết luận chính xác về hiệu quả của phương pháp điều trị nói trên. Xuất phát từ thực tiễn đó, Bệnh viện Da liễu Trung ương đề xuất và được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ, phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư da” từ tháng 2/2012.
Xây dựng thành công quy trình chẩn đoán và điều trị UTDPGS. TS. Trần Hậu Khang cho biết, đề tài hướng đến mục tiêu xác định được đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ của bệnh UTD ở Việt Nam; đánh giá hiệu quả điều trị UTD tại Bệnh viện Da liễu Trung ương; xây dựng được quy trình chẩn đoán và điều trị UTD.
Sau quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được báo cáo đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ của UTD. Cụ thể, xác định được tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ gây UTD ở Việt Nam. Sản phẩm đã được công bố ở các tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Cùng với đó, đưa ra quy trình chẩn đoán UTD có thể chẩn đoán sớm các loại UTD, độ chính xác cao trên 90% các trường hợp; quy trình điều trị UTD đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn và phù hợp với từng loại UTD; báo cáo đánh giá kết quả điều trị UTD với tỉ lệ tái phát dưới 5%, kéo dài thời gian sống sau điều trị; báo cáo đề xuất các biện pháp dự phòng UTD phù hợp và mang tính khả thi với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam; báo cáo tổng thể kết quả nghiên cứu đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu sản phẩm của đề tài. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu đã xuất bản cuốn sách “Ung thư da và các biện pháp phòng tránh”.
Theo kết quả nghiên cứu, giai đoạn 2008 – 2010, trên cơ sở khảo sát về 6 tỉnh cho thấy, tỉ lệ mắc UTD cao nhất là ở TP. Cần Thơ với cả nam lẫn nữ, sau đến TP. Hồ Chí Minh: tỉ lệ hiện mắc ở nam là 16,5/100.000 dân, nữ là 15,0/100.000 dân. Ở các tỉnh còn lại tỉ lệ hiện mắc UTD dao động khoảng từ 5,5 – 8,5/100.000 dân. Tỉ lệ mới mắc UTD cao nhất cũng ở TP. Cần Thơ (nam là 5,1/100.000 dân và nữ là 5,0/100.000 dân) và tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh. Ở các tỉnh còn lại tỉ lệ mới mắc UTD dao động khoảng 1,1 – 1,7/100.000 dân.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu về ung thư tế bào đáy, loại bệnh này gặp cả ở lứa tuổi trẻ nhưng với tỉ lệ thấp (bệnh nhân trẻ nhất 24 tuổi) và tỉ lệ bệnh tăng dần theo độ tuổi. Độ tuổi hay mắc ung thư tế bào đáy là từ 50 tuổi trở lên và cao nhất ở lứa tuổi 70 – 79. Loại bệnh này gặp nhiều nhất ở nông dân (52,1%) và người đã về hưu (35,5%). Hầu hết các trường hợp ung thư tế bào đáy là do hậu quả của làm việc dưới ánh nắng mặt trời. Những bệnh nhân là nông dân thường có thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời liên tục, kéo dài và có nguy cơ mắc cao gấp 1,7 lần so với những người không làm việc ngoài trời nắng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, phương pháp nghiên cứu của đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách về UTD của Bộ Y tế và của ngành da liễu xác định, định hướng chiến lược điều trị và phòng tránh UTD ở Việt Nam. Hiện nay, việc chẩn đoán sớm UTD tại các cơ sở y tế còn gặp nhiều khó khăn, điều trị UTD còn chưa nhất quán. Do vậy, nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, xây dựng qui trình chẩn đoán, điều trị và dự phòng là rất cần thiết đối với các cán bộ y tế. Cùng với đó, việc nghiên cứu các phương pháp điều trị hữu hiệu và các biện pháp phòng tránh UTD một cách có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng làm giảm tỉ lệ mắc, giảm tỉ lệ tử vong và nâng cao chất lượng sống của người bệnh.
Quy trình chẩn đoán, điều trị và phòng tránh UTD do các nhà chuyên môn nghiên cứu một cách khoa học sẽ được ứng dụng trong thực tế để áp dụng tại các cơ sở y tế trên toàn quốc. Từ kết quả của đề tài, nhóm nghiên cứu có thể liên kết với ngành y tế của các địa phương trong việc điều trị và phòng tránh UTD và với các labo nghiên cứu về đột biến gen P53 và BRAF trong chẩn đoán ung thư nói chung và UTD nói riêng.
Các tin khác
English
Cập nhật thông tin chi tiết về Trên Công Trình Xây Dựng Bệnh Viện Ung Thư Đà Nẵng: Đẩy Nhanh Tiến Độ trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!