Xu Hướng 6/2023 # Trẻ 2 Tháng Tuổi Bị Táo Bón # Top 13 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Trẻ 2 Tháng Tuổi Bị Táo Bón # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Trẻ 2 Tháng Tuổi Bị Táo Bón được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chào Bác sĩ. Cháu bé nhà em được 2 tháng tuổi nhưng phải mất gần một tháng nay cháu không đi ngoài được, cứ khoảng 5 – 6 ngày lại phải thụt 1 lần. Cháu bú mẹ hoàn toàn và em đã cố gắng ăn rất nhiều rau và uống nhiều nước nhưng vẫn không thấy cải thiện được tình hình. Mà khi thụt phân cháu vẫn mềm. Em cũng xoa bụng cho cháu và cho cháu tập động tác đạp xe mà cũng không thấy tác dụng. Vậy Cho em hỏi có cách nào để cháu tự đi được không? Xin cảm ơn Bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn!

Trước hết, bạn cần cố gắng tăng lượng sữa mẹ cho bé vì bú sữa mẹ là cách tốt nhất để bé tiêu hóa tốt và đi cầu dễ. Nếu sữa mẹ ít thì bạn phải cho bé bú thật nhiều lần, tự động não sẽ điều khiển tăng tiết lượng sữa lên. Bên cạnh đó, bạn có thể  uống sữa nhiều (ít nhất 1 lít sữa/ngày), ăn nhiều tinh bột, nghỉ ngơi và thoải mái tinh thần để sữa tiết nhiều hơn. Bé bú sữa mẹ dễ tiêu hóa nên có thể 4-5 ngày mới đi cầu một lần. Nếu phân không khô cứng thì không phải là táo bón. Bạn đã tập động tác đạp xe mà không được, bạn có thể xoa bụng cho bé nhiều lần trong ngày (xoa quanh rốn, theo chiều kim đồng hồ), để kích thích thêm nhu động ruột, giúp bé đi cầu tốt hơn. Khi thấy bé muốn đi cầu nhưng không đi được, bạn có thể dùng que gòn tẩm mật ong hoặc dầu thực vật để kích thích hậu môn bé.

Nếu các biện pháp bạn đã thử đều không có hiệu quả, bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi, xác định xem bé có vấn đề bẩm sinh hay mắc phải của đường tiêu hóa không để có hướng xử trí kịp thời.

Chúc bé nhà bạn luôn khỏe!

BỆNH VIỆN ĐÔNG ĐÔ

Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn, quận Đống Đa, HN

Điện thoại: (024) 6278.4449 / Fax: 024 6278 4450

Hotline: 0388 56 56 56

Đặt lịch khám/CSKH: 0968 309 488

Email: dongdohospital@gmail.com

Website: chúng tôi

Facebook: Bệnh Viện Đông Đô

Trẻ 2 Tháng Tuổi Bị Ho

by Nguyễn Phương455 Views

1. Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi bị ho

Theo các Bác sĩ Nhi khoa, rất hiếm khi trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho, vì thế nếu con bạn đang được 2 tháng mà bị ho, bạn nên xem xét những nguyên nhân có thể xảy ra sau đây :

1.1. Cảm cúm, cảm lạnh

Ngoài triệu chứng ho, con bạn có thể bị lạnh người, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, chán ăn, sốt nhẹ. Mặc dù, ” cảm ” là một vấn đề thường gặp và bình thường, tuy nhiên với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì nó rất nghiêm trọng.

1.2. Nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV

Loại vi rút này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng cũng tương tự như khi bị cảm, tuy nhiên trẻ thường ho nặng hơn và rất khó khăn khi hít thở.

Trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp có thể nhanh chóng khỏi bệnh, nhưng cũng có thể bị các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng hơn (nếu chăm sóc không đúng cách), ví dụ như viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Một đứa trẻ có thể bị dị ứng với bất kỳ thứ gì : lông mèo, nước hoa, bọ ve, phấn hoa, khói thuốc lá…và tình trạng này có thể kéo dài đến hết cả cuộc đời.

Các chứng dị ứng thường là : chảy nước mũi, nghẹt mũi và sau đó ho, có đờm – khi chất nhầy ở khoang mũi chảy và tích tụ ở cổ họng.

Nếu trẻ bị ho khan thì trước tiên, bạn nên kiểm tra xem không khí xung quanh nhà có thuốc lá hay là bất kỳ chất ô nhiễm nào không.

1.4. Hen suyễn 1.5. Viêm phổi, viêm phế quản

Trẻ 2 tháng bị ho nhiều, ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày, khó thở, sốt, lạnh người,…lúc này bạn nên gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bởi đây là một tình trạng rất nặng, nguy hiểm, đó cho thấy trẻ đã bị nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản) trong một thời gian dài và cần phải được điều trị y tế ngay lập tức.

Nếu em bé bị ho và sổ mũi kéo dài ít nhất 10 ngày, ho có đờm, không có dấu hiệu suy giảm, bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản bị loại trừ, thì có thể bé bị viêm xoang.

Nhiễm trùng do vi khuẩn trong xoang thường sẽ gây ho kéo dài, chất nhầy ở khoang mũi liên tục chảy ra phía sau cổ họng, gây ra phản xạ ho.

1.7. Nuốt hoặc hít phải một vật gì đó

Trẻ 2 tháng bị ho rất hiếm khi rơi vào trường hợp này, nó chỉ phổ biến ở trẻ mới biết đi mà thôi, tuy nhiên cũng không thể loại trừ.

Nếu bé bị ho trên 1 tuần và không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tật (như chảy nước mũi, sốt, ngủ lịm) hoặc bị dị ứng thì rất có thể em bé đang bị mắc kẹt gì đó ở trong cổ họng hoặc phổi. Lúc này phải chụp X- quang mới có thể xác định được nguyên nhân rõ ràng.

1.8. Ho gà

Tỉ lệ trẻ bị bệnh ho gà đã giảm xuống đáng kể khi vắc xin đã được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới hiện nay. Nếu trẻ 2 tháng tuổi bị ho và chưa tiêm vắc xin ho gà thì rất có thể rơi vào trường hợp này.

Trẻ sơ sinh bị ho gà thường ho rất nặng, cơn ho kéo dài 20 – 30 giây và sau đó hít thở khó nhọc, rồi lại ho tiếp. Ngoài ra, còn có biểu hiện : hắt hơi, chảy nước mũi, ho nhẹ kéo dài trên 2 tuần sau đó mới ho nặng.

1.9. Xơ nang

Đây là một tình trạng rất hiếm gặp trên thế giới, nếu trẻ ho liên tục với đờm màu xanh vàng, không tăng cân, da nám, phân có nhiều dầu mỡ,….thì rất có thể là bị xơ nang. Với trẻ sơ sinh, nó nguy hiếm và khó chữa hơn cả viêm phổi, nhiễm trùng xoang.

2. Chữa trị cho trẻ 2 tháng tuổi bị ho Trẻ 2 tháng tuổi bị ho uống thuốc gì?

Bố mẹ không nên cho trẻ sơ sinh uống bất kỳ loại thuốc ho nào ( kể cả bài thuốc dân gian) mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị ho?

Trẻ em dưới 3 tháng tuổi bị ho là một dấu hiệu vô cùng đáng lo, lúc này bố mẹ nên ngay lập tức cho bé đi khám để tìm ra nguyên nhân. Đặc biệt, nếu trẻ ho lâu ngày kéo dài hơn tuần, khó thở, bị sốt,… thì càng đưa đi khám gấp, không nên trì hoãn.

Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Để giúp bác sĩ chẩn đoán đúng và tìm được câu trả lời nhanh nhất, bố mẹ nên quan sát và ghi chép các biểu hiện, triệu chứng ở con mình. Song song với đó, đảm bảo bé được bú sữa mẹ đầy đủ và thường xuyên.

Hy vọng rằng, bài viết trên là hữu ích dành cho bạn. Mong em bé của bạn luôn khỏe mạnh và phát triển ổn định!

Những Điều Cần Biết Về Táo Bón Ở Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi

Mẹ có quan tâm: Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thường biểu hiện không rõ ràng. Do vậy, mẹ cần chú ý những dấu hiệu bất thường ở bé để phát hiện táo bón kịp thời, từ đó có cách điều trị sớm và phù hợp.

Trẻ giảm số lần đi ngoài

Trung bình một ngày, bé 2 tháng tuổi đi ngoài từ 3 đến 5 lần. Nếu trong vài ngày liên tục mà con đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi ngày, mẹ cần lưu ý vì có thể bé đang bị táo bón.

Trạng thái phân thay đổi

Phân của trẻ 2 tháng tuổi bình thường dạng nhão, mềm khá lỏng và có màu vàng nhạt, mùi chua. Nếu trẻ bị táo bón, phân sẽ chuyển sang màu sẫm, rắn, dạng cục.

Gồng mình đỏ mặt khi đi ngoài

Khi bị táo bón, trẻ sẽ đau đớn và phải gắng sức rặn khi đi đại tiện, dẫn tới việc đỏ mặt, dễ mất sức.

Ngoài ra, một số biểu hiện khác mẹ cũng cần lưu ý như bé không chịu ăn, đi ngoài ra máu, quấy khóc nhiều,…

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi bị táo bón do nhiều nguyên nhân:

Trẻ không được bổ sung lượng nước cần thiết

Thông thường, trẻ được bú đủ sữa mẹ sẽ ít bị táo bón vì sữa mẹ vừa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, vừa đảm bảo lượng nước cho bé. Do vậy, trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón có thể do bú mẹ không đủ, cơ thể thiếu nước khiến phân bị cứng lại và vón cục.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu chất xơ

Trẻ 2 tháng tuổi hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu qua nguồn sữa mẹ. Do đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Nếu khẩu phần ăn của mẹ thiếu rau xanh, nhiều chất đạm, dầu mỡ cũng có thể làm cho trẻ bị táo bón.

Trẻ uống sữa công thức

Táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Điều này có thể do bé chưa quen với các dạng sữa khác không phải sữa mẹ.

Cũng có thể cơ địa trẻ không phù hợp với một hoặc vài thành phần có trong sữa công thức, dẫn tới rối loạn tiêu hóa và gây táo bón.

Ảnh hưởng của thuốc

Táo bón xảy ra do nguyên nhân này có thể vì trẻ phải sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé do có thể giết cả vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Bên cạnh đó, nếu mẹ uống thuốc kháng sinh và vẫn cho bé bú thì con cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp. Do vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Để giúp bé 2 tháng tuổi cải thiện táo bón, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản sau:

Cho bé bú đủ sữa

Đây là cách để đảm bảo cơ thể bé không bị thiếu nước. Mẹ nên cho bé bú đủ lượng và đủ cữ bú trong ngày, điều này giúp bé có được lượng nước cần thiết. Hơn nữa, trong sữa mẹ có chứa kháng thể, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bé khỏe mạnh, phòng được táo bón.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ

Để khắc phục táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn của mình nếu cho con bú. Trong khẩu phần ăn, mẹ cần bổ sung nhiều rau củ, trái cây,… Bên cạnh đó, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…

Lựa chọn loại sữa công thức phù hợp

Nếu cho bé uống sữa công thức, mẹ nên chọn những loại sữa phù hợp với hệ tiêu hóa của con, tốt nhất là sữa có chứa chất xơ hòa tan, đạm whey,… Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý pha sữa theo đúng tỷ lệ được khuyến cáo trên bao bì, tránh pha quá đặc vì có thể gây táo bón ở trẻ.

Massage bụng cho bé

Đây là cách giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Mẹ có thể massage cho con bằng cách đặt tay lên bụng của trẻ, nhẹ nhàng xoa ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 5 đến 10 phút. Ngoài ra, mẹ cũng có thể giữ chân và cho bé thực hiện động tác đạp xe.

Ngâm mông của bé vào nước ấm

Cách này giúp cơ vòng hậu môn của bé mềm hơn, từ đó giúp phân đi ra ngoài dễ dàng. Hơn nữa, nước ấm cũng giúp bé thư giãn, thoải mái, giảm đau đớn do bị táo bón.

Dùng mật ong

Mẹ có thể kích thích việc đi ngoài của bé bằng cách sử dụng mật ong. Mẹ dùng tăm bông ẩm có tẩm mật ong rồi xoa xung quanh vùng hậu môn của bé. Mẹ cũng có thể thay mật ong bằng Vaseline.

Trường hợp đã áp dụng các cách tại nhà mà tình trạng táo bón của trẻ không cải thiện, kèm theo đó là những biểu hiện bất thường như biếng ăn, không tăng cân, quấy khóc liên tục, sốt,… thì cha mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm.

Một số loại thảo dược chuẩn hóa được khuyến khích sử dụng ở châu Âu để chống táo bón hiệu quả cho trẻ như: Manna (Fraxinus ornus), Mận (Prunus domestica), Táo tây (Malus domestica), Cẩm quỳ (Malva sylvestric)

Nếu đã áp dụng hết tất cả những cách trên mà trẻ vẫn táo bón thì mẹ cần cẩn trọng. Táo bón ở trẻ trở thành một tình trạng bất thường vì trẻ có thể có 1 bệnh lý bẩm sinh dẫn đến tình trạng táo bón. Cách tốt nhất là cho trẻ đến trung tâm y tế uy tín để kiểm tra ngay chức năng trực tràng, (soi phân hoặc chụp X-quang trực tràng). Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biện pháp giúp trẻ điều trị dứt điểm tình trạng này.

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Gửi

Bé 1 Tháng Tuổi Bị Táo Bón Phải Làm Sao

bé 1 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao: Chữa trị táo bón cho trẻ 1 tháng tuổi không khó. Nếu phát hiện trẻ mắc phải, mẹ cần áp dụng ngay những biện pháp mà chúng tôi chia sẻ bên dưới. Chắc chắn tình trạng táo bón của bé sẽ được cải thiện đáng kể.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đa số những rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh đều không dễ phát hiện. Táo bón cũng vậy. Do thói quen đi ngoài của mỗi đứa trẻ là khác nhau, có bé đi ngoài sau mỗi cữ bú, nhưng bé khác chỉ đi ngoài 1 lần/ ngày. Thậm chí một số trẻ sơ sinh đi ngoài 2 ngày/ lần. Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bị táo bón bố mẹ thường tỏ ra lo lắng thái quá và lúng túng trong cách xử lý.

cách chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Để chữa trị táo bón cho bé, mẹ cần làm các việc sau:

– Bổ sung nước cho trẻ: cho trẻ uống thêm 100-200ml nước/ ngày (với trẻ dưới 6 tháng tuổi) và 200-300ml nước/ ngày (với trẻ 6-12 tháng tuổi). Các loại nước ép trái cây như lê, táo, mận cũng tốt cho trẻ sơ sinh bị táo bón.

– Bổ sung nước, rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn của mẹ: nếu trẻ sơ sinh bị táo bón khi đang bú mẹ, mẹ cần uống tối thiểu 2 lít nước/ ngày, ăn nhiều rau có lá màu xanh như mùng tơi, rau dền, cần tây, súp lơ,… để bổ sung vitamin và ăn nhiều trái cây có tính nhuận tràng như đu đủ, táo, lê, chuối, mận,… để bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

– Xoa bụng cho trẻ: giữa các bữa ăn, mẹ có thể massage bụng trẻ theo vòng tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút để kích thích nhu động ruột, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.

Sau một tuần, nếu tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh không cải thiện, mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ để kiểm tra chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Mẹ lưu ý không thụt tháo hậu môn trẻ sơ sinh mà không có sự tư vấn của bác sĩ vì dễ làm giãn trực tràng, khiến trẻ mất phản xạ tự nhiên, không thụt tháo trẻ không tự đi ngoài được.

trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì

Do chịu ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của mẹ nên bé rất dễ bị táo bón. Mẹ ăn nhiều đồ cay, nóng, dầu mỡ, thức ăn khó tiêu làm tuyến sữa bị tác động. Do đó, khi phát hiện trẻ bị táo bón, mẹ cần thay đổi ngay khẩu phần ăn của mình để cải thiện tình trạng bệnh của trẻ. chúng tôi sẽ mách mẹ những biện pháp hiệu quả sau:

thực phẩm trị táo bón cho bé

Rau xanh là thực phẩm giàu vitamin hàng đầu, cần được bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị táo bón. Các loại rau có lá màu xanh như rau dền, mùng tơi, rau lang, súp lơ, cải cúc, cần tây,… đều chứa nhiều vitamin và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

ăn sữa chua có trị táo bón không

Sữa chua chứa hàm lượng probiotics cao, cung cấp hàng nghìn lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ, tạo nên nguồn sữa tốt cho hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh.

uống nước chữa táo bón

Uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày sẽ giúp các chất thải hòa tan trong nước và đi qua đường tiêu hóa thuận lợi. Mẹ uống đủ nước không chỉ thanh lọc cơ thể mẹ mà còn giúp hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh hoạt động tốt hơn.

các loại thực phẩm chữa táo bón

Đây là các loại thức phẩm chứa nhiều chất xơ chống táo bón

Chuối: loại trái cây rẻ và có thể tìm mua bất cứ thời điểm nào trong năm, chuối chứa nhiều chất xơ và là thực phẩm mẹ nên ăn hàng ngày để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Quả bơ: nguồn chất béo không bão hòa đơn và chất xơ dồi dào trong bơ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ, từ đó sữa mẹ cũng giúp trẻ sơ sinh tiêu hóa tốt hơn.

Lê: một trong những loại trái cây tốt nhất cho đường ruột. Lê cung cấp chất xơ dồi dào nên đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa bé.

Táo: giàu chất xơ, mẹ ăn 1 quả táo sau mỗi bữa ăn chính hàng ngày sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ sơ sinh không còn bị táo bón.

Đu đủ: chất xơ và papain có trong đu đủ sẽ loại trừ độc tố gây bệnh trong ruột già, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.

Khoai lang: chứa nhiều chất xơ và các axit amin giúp kích thích nhu động ruột. Mẹ ăn 100g khoai lang/ ngày sẽ giúp ích cho quá trình tiêu hóa của bé.

bé 1 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ 2 Tháng Tuổi Bị Táo Bón trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!