Bạn đang xem bài viết Tràn Dịch Màng Phổi Có Thể Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Ung Thư Phổi Gđ Cuối được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tràn dịch màng phổi là biểu hiện của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm có khả năng gây tử vong cao. Do đó, cần nắm bắt được triệu chứng bệnh để có hướng xử lý kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch phổi, mỗi nguyên nhân đều có cách điều trị riêng. Do đó, việc nhận biết sớm dấu hiệu là cực kỳ quan trọng.
Phổi được bao bọc bởi 1 lớp màng mỏng gọi là màng phổi. Bên trong màng phổi có chứa 1 lượng dịch nhỏ khoảng vài ml giúp cho bề mặt màng phổi luôn trơn láng khi cọ sát.
Tràn dịch màng phổi là hiện tượng các chất lỏng tích tụ trong phần không gian giữa các lớp màng phổi gia tăng. Loại chất dịch này có thể di chuyển trong khoang ngực khi bạn thở gây áp lực lên phổi sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau, rất có thể bạn đã bị tràn dịch màng phổi:
Sốt liên tục trên 38,5 độ hoặc cao hơn.
Đau ngực âm ỉ một bên do dịch đã tràn ra trong phổi, khi nghiêng về phía nào sẽ đau bên ấy. Cơn đau sẽ ngày một tăng dần.
Ho khan kể cả khi ngủ, có thể sẽ bị khó thở, nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng ngưng thở.
Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?Tràn dịch màng phổi không phải là một bệnh hô hấp mà là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, mức độ nguy hiểm của nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Trong y học, tràn dịch màng phổiđược phân thành 2 loại chính:
Tràn dịch không biến chứng khi dịch ở màng phổi không nhiều, triệu chứng nhẹ, không gây bất kỳ nguy hiểm nào khác.
Tràn dịch thể phức tạp có 3 thể:
Thể 1: Tràn dịch dưỡng trấp: Biểu hiện dịch mờ đục. Tính chất của dịch: vô trùng, thành phần tế bào chủ yếu là lymphocyte, protein ≥ 3 g/dl, glucose = glucose/máu, lipid ≥ 400 – 660 mg/dl, Triglycerid ≥ 100mg/dl
Thể 2: Tràn dịch màng phổi lao: Biểu hiện dịch màu vàng. Tính chất của dịch: Là dịch tiết, PCR lao (+) có khả năng lây lan mạnh.
Thể 3: Tràn dịch do bệnh lý ác tính: Biểu hiện dịch màu vàng hoặc đỏ. Tính chất dịch: Là dịch tiết, làm cell block thấy tế bào ác tính hoặc sinh thiết sẽ thấy hình ảnh mô ác tính.
Đáng ngại nhất là do lao phổi hoặc ung thư phổi gây ra.
Về lao màng phổi: Bệnh này thường gặp ở người trẻ tuổi từ 25-35 tuổi với các triệu chứng ho kéo dài, ho khan, ho có đờm, sốt nhẹ không rõ nguyên nhân, sút cân, cơ thể mệt mỏi. Chụp phim sẽ thấy phổi có màu trắng thì rất có khả năng bạn đã bị tràn dịch màng phổi do lao màng phổi.
Còn về ung thư phổi: Ung thư phổi hoặc bất kì loại ung thư nào cũng có thể là nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi. Tràn dịch do ung thư thường xảy ở người lớn tuổi, có thời gian dài hút thuốc lá và thường phát triển nhanh ở những người có thể trạng kém.
Ngoài ra tràn dịch màng phổi còn đến từ các nguyên nhân sau:
Rối loạn thứ phát: có nghĩa là chúng luôn dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động đến vùng ngực, phổi.
Bệnh gan hoặc thận: xơ gan làm cho chất lỏng tích tụ trong cơ thể và rò rỉ vào ngực.
Nhiễm trùng đường hô hấp: các bệnh lao, viêm phổi đều là tác nhân dễ gây tràn dịch màng phổi.
Thuyên tắc phổi: tắc nghẽn động mạch phổi và gây áp lực lên màng phổi, làm cho dịch lỏng thoát ra ngoài.
Cách điều trị tràn dịch phổiCách điều trị bệnh dựa trên nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi. Do đó để điều trị triệt để tràn dịch màng phổi cần điều trị dứt điểm bệnh lý gây ra hiện tượng này.
Chọc hút dịch màng phổiTrong trường hợp tràn dịch màng phổi quá nhiều, các bác sĩ thường chọc màng phổi để hút dịch hoặc thực hiện một số phẫu thuật thu hẹp khoảng cách giữa phổi màng phổi và khoang ngực để ngăn ngừa sự phát triển của chất lỏng.
Nếu tràn dịch lớn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân uống nhiều nước hơn để thử nghiệm.
Phương pháp PleurodesisỞ phương pháp này bác sĩ sẽ tiêm một chất gây kích thích (như talc hoặc doxycycline ) qua ống ngực vào không gian màng phổi. Chất này làm tiêu hủy thành màng phổi và ngực, sau đó tạo liên kết chặt chẽ khi 2 vùng này lành lại. Pleurodesis có thể ngăn ngừa tràn dịch màng phổi trở lại trong nhiều trường hợp.
Phẫu thuật cắt bỏ màng phổiPhẫu thuật diễn ra tại vùng bên trong không gian màng phổi, loại bỏ các khu vực viêm nguy hiểm hoặc các mô không khỏe mạnh.
Tạm kết: Không chỉ ở người lớn, tràn dịch màng phổi còn có thể gặp ở cả trẻ nhỏ.
Có khá nhiều nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi và chỉ cần tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể khiến bệnh chuyển biến khó lường. Do đó, tốt nhất, nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh, bạn nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được khám, chuẩn đoán và điều trị dứt điểm.
Tràn Dịch Màng Phổi Là Bệnh Gì?
Tràn dịch màng phổi là gì?
Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ quá nhiều chất lỏng trong phổi hoặc giữa phổi và lồng ngực. Bình thường, trong phổi có một lượng nhỏ chất lỏng để bôi trơn màng phổi, giúp phổi di động mượt mà trong khoang phổi. Quá nhiều chất lỏng tích tụ có thể gây áp lực lên phổi, làm cho bạn thở khó khăn. Có rất nhiều tình trạng có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi.
Mức độ phổ biến của tràn dịch màng phổi Các triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng của tràn dịch màng phổi là gì?Bạn có thể cảm thấy đau ngực nhưng tràn dịch màng phổi thường không gây đau. Các triệu chứng phổ biến của tràn dịch màng phổi là:
Bạn sẽ có thêm những triệu chứng của nguyên nhân tiềm ẩn gây ra sự tích tụ chất lỏng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân Nguyên nhân nào gây ra tràn dịch màng phổi?Tràn dịch màng phổi là do một kích thích hoặc nhiễm trùng ở phổi gây ra. Nhiều bệnh có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi như:
Nhiễm trùng phổi (viêm phổi), bệnh lao và ung thư có thể gây ra viêm phổi và màng phổi
Suy tim sung huyết
Xơ gan (chức năng gan kém)
Ung thư hệ bạch huyết: loại ung thư bắt đầu trong hệ thống miễn dịch
Nồng độ protein trong máu thấp cũng có xu hướng cho phép chất lỏng thấm ra khỏi thành các mạch máu. Xơ gan và bệnh thận có thể gây ra nồng độ protein máu thấp. Tràn dịch màng phổi làm phức tạp bệnh gan giai đoạn cuối ở 5% bệnh nhân
Tắc mạch phổi: tắc nghẽn trong động mạch phổi
Bệnh thận nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể giữ chất lỏng
Lupus và các bệnh tự miễn khác.
Phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư hoặc phẫu thuật sau mổ tim hở có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi.
Nguy cơ mắc phải Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tràn dịch màng phổi?Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây tràn dịch màng phổi như:
Có các tình trạng bệnh lý nêu trên
Điều trị ung thư hoặc các thuốc có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể lưu giữ dịch.
Chẩn đoán & điều trịNhững thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tràn dịch màng phổi?Tràn dịch màng phổi được chẩn đoán với khám lâm sàng. Bác sĩ có thể nghe phổi với một ống nghe hoặc gõ ngực. Một số xét nghiệm hình ảnh có thể hiển thị mức độ chất lỏng tích tụ trong phổi, như chụp X-quang hoặc chụp CT.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tràn dịch màng phổi?Điều trị tràn dịch màng phổi bắt đầu với việc điều trị các nguyên nhân cơ bản và giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Tùy thuộc vào tình trạng gây ra sự tích tụ chất lỏng, việc điều trị có thể khác nhau. Kháng sinh được sử dụng khi có nguyên nhân nhiễm trùng, trong khi thuốc lợi tiểu như furosemide (Lasix) có thể được sử dụng để giảm dần lượng dịch ứ đọng trong màng phổi.
Chất lỏng thường không cần xử lý riêng, vì nó sẽ tự biến mất nếu nguyên nhân cơ bản được xử lý. Nếu chất lỏng tích tụ gây ra cảm giác khó chịu, bác sĩ sẽ rút chất lỏng bằng cách hút dịch màng phổi hoặc dẫn lưu màng phổi.
Một số điều trị khác để làm giảm tích tụ là:
Pleurodesis. Một chất lỏng đặc biệt được tiêm vào khu vực màng phổi, gây ra một tình trạng viêm nhỏ. Cách này giúp ngăn chặn chất lỏng tái tích tụ gây tràn dịch. Hóa chất gây xơ hóa được sử dụng phổ biến bao gồm tetracycline, talc vô trùng và bleomycin. Pleurodesis thường được sử dụng trong việc điều trị tràn dịch lặp đi lặp lại (thường xuyên) do ung thư.
Đặt ống dẫn lưu cố định tại chỗ để chất lỏng có thể thoát ra ngoài liên tục.
Phẫu thuật để chèn một ống shunt (ống dẫn lưu nội bộ) cho phép chất lỏng thoát ra từ ngực vào khoang bụng.
Cắt bỏ màng phổi. Đây là phẫu thuật loại bỏ các màng phổi. Cách này đôi khi được sử dụng ở những người bị tràn dịch do ung thư khi các điều trị khác đã thất bại.
Chế độ sinh hoạt phù hợp Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý tràn dịch màng phổi?Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tràn dịch màng phổi:
Tránh rượu và các chất ma túy bất hợp pháp
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Tràn Dịch Màng Phổi Có Lây Không?
1. Tràn dịch màng phổi có lây không?
Tràn dịch màng phổi có lây không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới tràn dịch màng phổi bao gồm: nguyên nhân do vi khuẩn, virus (bệnh lao) có thể lây lan và nguyên nhân do va chạm, tổn thương vùng ngực, không lây lan.
Phần lớn nguyên nhân tràn dịch màng phổi là do virus lao gây nên. Bệnh lao là một căn bệnh khá nguy hiểm do hoạt động của trực khuẩn lao gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi. Nguy hiểm hơn, bệnh lao còn có khả năng lây lan, vì vậy bệnh nhân cần được cách ly với người khỏe mạnh, tránh sự cố đáng tiếc.
2. Điều trị tràn dịch màng phổi như thế nào? 2.1. Điều trị nội khoaĐiều trị nguyên nhân: Phải căn cứ vào vi khuẩn của dịch màng phổi và kháng sinh đồ. Nếu chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào bệnh cảnh lâm sàng, tính chất dịch màng phổi, kinh nghiệm lâm sàng yếu tố dịch tễ và diễn tiến của bệnh. Chủ yếu là kháng sinh bằng đường toàn thân và tại chỗ vào màng phổi.
Kháng sinh đường toàn thân: Nên phối hợp ít nhất 2 kháng sinh diệt khuẩn bằng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch trong các trường hợp nặng, có nguy cơ kháng thuốc cao…
Kháng sinh vào màng phổi: Thực hiện sau khi chọc dò tháo dịch màng phổi, súc rửa màng phổi bằng dung dịch muối sinh lý, đưa kháng sinh vào màng phổi, có chỉ định nhất là trong trường hợp màng phổi dày, kháng sinh không thể ngấm vào được.
Điều trị triệu chứng: Tiến hành điều trị giảm đau và hạ sốt cho người bệnh. Nếu bệnh nhân khó thở nhiều thì tháo bớt dịch, không quá 500 ml/lần hoặc thở oxy qua sonde mũi. Điều trị chống dày dính màng phổi.
Điều trị hỗ trợ: Nghỉ ngơi tại giường giai đoạn bệnh tiến triển; ăn nhẹ, dễ tiêu, nhiều đạm, đủ calo và vitamin nhóm B, C; bù nước và điện giải đủ, nhất là có sốt cao, lấy dịch màng phổi nhiều…
2.2. Điều trị ngoại khoaDẫn lưu màng phổi tối thiểu, súc rửa màng phổi và đưa kháng sinh vào màng phổi nhất là trường hợp mủ quá đặc.
Bóc tách màng phổi khi có dày dính, tạo vách, kén…
Bệnh được xem là khỏi khi toàn trạng khỏe, ăn ngon, không sốt, hết triệu chứng thực thể,
X-quang và chọc dò không có dịch, xét nghiệm về máu trở về bình thường.
Tràn dịch màng phổi cần được theo dõi và điều trị lâu dài, dưới hướng dẫn của các bác sĩ điều trị, trong thời gian điều trị, người bệnh cần tránh làm việc nặng, quá sức.
Tràn Dịch Màng Phổi Và Tràn Dịch Màng Phổi Ác Tính
Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ dịch bất thường trong khoảng giữa nhu mô phổi và thành ngực. Khoảng không này được gọi là khoang màng phổi. Khoảng một nửa số bệnh nhân ung thư sẽ bị tràn dịch màng phổi.
Tràn dịch màng phổi ác tính là khi tế bào ung thư phát triển trong khoang màng phổi gây tràn dịch màng phổi. Tình trạng này là một dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan rộng, hoặc di căn, đến các khu vực khác của cơ thể. Các nguyên nhân thường gặp của tràn dịch màng phổi ác tính là u lymphoma, ung thư vú, phổi và buồng trứng. Mặc dù có thể điều trị được nhưng tràn dịch màng phổi có thể gây nên một tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Giảm các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư. Đây được gọi là điều trị triệu chứng hoặc chăm sóc giảm nhẹ. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng gặp phải và bất kỳ các thay đổi nào của các triệu chứng đó.
Những người bị tràn dịch màng phổi có thể gặp các triệu chứng sau:
Khó thở
Ho khan
Đau
Cảm giác nặng ngực hoặc thắt ngực
Phải nằm đầu cao
Không thể tập thể dục
Cảm giác không khỏe nói chung
Chẩn đoán tràn dịch màng phổiCác xét nghiệm sau đây có thể giúp định vị, chẩn đoán, hoặc lên kế hoạch điều trị tràn dịch màng phổi ác tính:
Khám sức khoẻ.
X-quang ngực: giúp khảo sát hình ảnh dịch tích tụ bên trong cơ thể.
Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT): tạo ra một hình ảnh 3 chiều bên trong cơ thể bằng máy X-quang.
Siêu âm: sử dụng sóng âm tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể.
Chọc dịch: sử dụng một cây kim để hút dịch ra khỏi khoang màng phổi để làm xét nghiệm.
Điều trị tràn dịch màng phổiTràn dịch màng phổi cần được điều trị tại bệnh viện hoặc tại phòng khám. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là làm dẫn lưu dịch màng phổi ác tính. Phương pháp này có thể thực hiện bằng nhiều cách:
Chọc dịch (xem ở trên).
Dẫn lưu màng phổi: sử dụng ống dẫn đưa vào trong khoang màng phổi để dẫn lưu dịch ra ngoài và lưu lại trong 24 tiếng. Quá trình này được gọi là dẫn lưu dịch màng phổi. Sau quá trình này có thể sử dụng các chất như talc, để cho cạnh của phổi dính vào thành ngực được gọi là gây dính màng phổi. Điều này làm giảm khả năng dịch tái phát.
Đặt tạm thời một dẫn lưu vào khoang màng phổi. Bệnh nhân hoặc thành viên gia đình sẽ để ống dẫn lưu với một chai để chứa dịch bên ngoài theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tạo một đường dẫn lưu dịch đến một nơi khác hoặc giúp hấp thu dịch (ví dụ: dẫn lưu khoang màng phổi ổ bụng).
Hóa trị để ngăn ngừa tràn dịch tái phát.
http://www.cancer.net/navigating-cancer-care/side-effects/fluid-around-lungs-or-malignant-pleural-effusion
https://jamanetwork.com/journals/jamaoncology/fullarticle/2250349
Tràn Dịch Màng Phổi Ác Tính Là Gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Xuân Cường – Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu và chống độc.
Tràn dịch màng phổi ác tính là do các tế bào ung thư phát triển trong khoang màng phổi gây ra tổn thương và dẫn đến tràn dịch. Tràn dịch màng phổi ác tính là bệnh có thể điều trị, tuy nhiên bệnh thường có tiến triển nặng dần đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
1. Tràn dịch màng phổi ác tính là gì?Khoang màng phổi là một khoang ảo nằm giữa phổi và thành ngực. Bình thường trong khoang màng phổi có một ít dịch khoảng từ 10-15ml, giúp có màng phổi trượt lên nhau một cách dễ dàng khi hô hấp, lượng dịch này gọi là dịch sinh lý trong khoang màng phổi. Tràn dịch màng phổi là tình trạng lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức bình thường.
Tràn dịch màng phổi ác tính là do các tế bào ung thư phát triển trong khoang màng phổi gây ra tổn thương màng phổi và dẫn đến tràn dịch màng phổi.
Các nguyên nhân thường gặp của tràn dịch màng phổi ác tính:
Tràn dịch màng phổi ác tính còn gặp trong trường hợp ung thư di căn vào các hạch bạch huyết ở trung thất, làm tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và dẫn đến tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi do theo cơ chế này thường hiếm khi bắt được tế bào ác tính trong dịch màng phổi, nếu sinh thiết màng phổi làm xét nghiệm mô bệnh học thường là âm tính.
Tràn dịch màng phổi ác tính dù được điều trị, nhưng cũng có thể gây ra tình trạng tái phát nhiều lần, đe dọa tính mạng người bệnh.
2. Triệu chứng tràn dịch màng phổi ác tínhTràn dịch màng phổi ác tính thường xảy ra ở người già, tuổi thường từ trên 40, 50 tuổi. Dịch màng phổi thường tái lập nhanh, tồn tại lâu mặc dù được hút nhiều lần. Các triệu chứng tràn dịch màng phổi ác tính bao gồm:
Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân thường ít khi sốt, cơ thể mệt mỏi, ăn kém, gầy sút cân nhanh, da niêm mạc xanh nhợt, thiếu máu. Có thể bệnh nhân có tiền sử phát hiện các bệnh lý ác tính trước đó.
Khó thở: Thường thì tràn dịch màng phổi ác tính gây tràn dịch nhiều nên bệnh nhân cũng có khó thở nhiều, người bệnh phải ngồi dậy để thở. Cũng có khi tràn dịch ít nhưng bệnh nhân lại khó thở nhiều, có thể là do khối u chèn ép đường thở
Đau ngực nổi trội, đau âm ỉ kéo dài, tăng dần theo thời gian.
Ho khan hoặc ho ra máu.
3. Chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tínhĐể chẩn đoán bệnh ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng cần kết hợp với dấu hiệu cận lâm sàng.
Chụp Xquang phổi:
Hình ảnh tràn dịch màng phổi thường là nhiều, có khi mờ hết cả một bên phổi gọi là hội chứng tối mờ nửa lồng ngực
Có thể thấy các hình ảnh kèm theo tràn dịch màng phổi như khối u ở nhu mô phổi, hạch trung thất, hình ảnh xẹp phổi, hình ảnh thả bóng ở hai phổi.
Chụp Xquang sau khi hút hết dịch phát hiện khối u và hạch trung thất dễ dàng hơn .
Chụp CT – Scan: Lồng ngực giúp phát hiện vị trí khối u và hạch trung thất.
Siêu âm màng phổi giúp phát hiện chính xác có dịch màng phổi, đồng thời siêu âm ổ bụng giúp phát hiện các khối u trong ổ bụng và các hạch di căn .
Xét nghiệm dịch màng phổi:
Đặc điểm là dịch tiết, có máu, hiếm hơn là dịch có màu vàng chanh.
Có thể tìm thấy các tế bào ác tính trong dịch màng phổi.
Sinh thiết màng phổi bằng kim hoặc qua nội soi lồng ngực làm xét nghiệm mô bệnh dương tính với ung thư là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi ác tính.
4. Điều trị tràn dịch màng phổi ác tínhĐiều trị tràn dịch màng phổi ác tính hiệu quả đạt được hết dịch là rất hạn chế. Chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Chọc hút dịch màng phổi và dẫn lưu dịch.
Sau quá trình dẫn lưu dịch, sử dụng các chất gây dính màng phổi giúp giảm nguy cơ tái phát tràn dịch màng phổi.
Ngoài điều trị hóa chất toàn thân hoặc tia xạ tùy thuộc vào vị trí ung thư nguyên phát
Tràn dịch màng phổi ác tính là căn bệnh nguy hiểm, điều trị gặp nhiều khó khăn. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư sớm là cách để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, mang lại cơ hội điều trị bệnh cao hơn.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bệnh Tràn Dịch Màng Phổi Có Lây Không?
Tràn dịch màng phổi có lây không? Bệnh chỉ lây trong trường hợp bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi do trực khuẩn lao gây nên, tuy nhiên không cần quá lo lắng bởi bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi, trong đó nguyên nhân do vi khuẩn, vi rút chiếm phần lớn các ca mắc bệnh, phổ biến nhất là bệnh lao. Nhiều bệnh nhân thường rất lo lắng tràn dịch màng phổi sẽ lây lan cho người thân, thậm chí di truyền cho con cái, tuy nhiên nếu đã được chữa khỏi tràn dịch màng phổi trước khi mang thai, tỉ lệ lây gần như không có, người bệnh không cần quá lo lắng.
Một con đường lây truyền khác qua đường nước bọt, đờm lan truyền vi khuẩn trong không khí, người bệnh cũng như gia đình cần chú ý đặc biệt.
Bệnh dịch tràn màng phổi có lây không, cơ chế lây lan như thế nàoCó hai nguyên nhân chính dẫn tới tràn dịch màng phổi bao gồm: nguyên nhân do vi khuẩn, vi rút (bệnh lao) có thể lây lan và nguyên nhân do va chạm, tổn thương vùng ngực, không lây lan. Phần lớn nguyên nhân tràn dịch màng phổi là do vi rút lao gây nên, vì thế người bệnh cần được bác sĩ chuẩn đoán và có sự cách li phù hợp, tránh sự lây lan đáng tiếc.
Tràn dịch màng phổi có lây lan nếu nguyên nhân do bệnh laoBệnh lao là một căn bệnh khá nguy hiểm do hoạt động của trực khuẩn lao gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, và một biểu hiện phổ biến của người bệnh chính là tràn dịch màng phổi. Nguy hiểm hơn, bệnh lao còn có khả năng lây lan, vì vậy bệnh nhân cần được cách li với người khỏe mạnh, tránh sự cố đáng tiếc.
Tràn dịch màng phổi lây lan như thế nàoNếu nguyên nhân tràn dịch màng phổi do lao gây nên, cơ chế lây lan từ bệnh nhân tới những người xung quanh như sau:
– Lây lan qua nước bọt khi bệnh nhân ho, trực khuẩn lao tiếp xúc với không khí, xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh, thậm chí chỉ cần nói chuyện, ăn chung đồ ăn cũng có thể bị lây; tương tự với đờm và dịch phổi bị tràn cũng có thể gây lây lan nếu tiếp xúc phải.
– Do vi rút lao tiếp xúc với vết thương hở ngoài da
– Tràn dịch màng phổi do lao có thể lây lan di truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ chưa điều trị dứt điểm tràn dịch màng phổi do lao mà đã sinh con.
Làm cách nào để ngăn chặn tràn dịch màng phổi lây lanĐể ngăn chặn quá trình lây lan tràn dịch màng phổi, cách tốt nhất là chuẩn đoán sớm khi cơ thể có những dấu hiệu lạ, cách li kịp thời những trường hợp tràn dịch màng phổi do vi rút lao. Ngay khi có những biểu hiện như đau tức lồng ngực, khó thở (do dịch phổi làm hạn chế hoạt động hô hấp) hãy nhờ bác sĩ chuẩn đoán nguyên nhân ngay lập tức.
Không phải 100% trường hợp tràn dịch màng phổi sẽ lây lan, ngay cả trong trường hợp bệnh nhân mắc lao phổi. Trong quá trình điều trị, chỉ cần cách li bệnh nhân, áp dụng phác đồ điều trị thích hợp, khi đã điều tị dứt điểm, bệnh nhân sẽ quay về cuộc sống bình thường, có thể sinh con mà không lo di truyền sang con.
Tóm lại, bệnh tràn dịch màng phổi có lây, nhưng nếu được phát hiện sớm và cách li, điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể hòa nhập lại cộng đồng, có thể sinh con mà không sợ di truyền.
Tràn dịch màng phổi là gì? triệu chứng tràn dịch màng phổi Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi
Cập nhật thông tin chi tiết về Tràn Dịch Màng Phổi Có Thể Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Ung Thư Phổi Gđ Cuối trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!