Zona Thần Kinh Bệnh Viện Da Liễu / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Bệnh Zona Thần Kinh Trên Mặt

Bệnh Zona thần kinh trên mặt có thể gây đau đớn và một số tác dụng phụ lâu dài. Do đó, người bệnh cần có biện pháp điều trị sớm để giảm các nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Zona thần kinh trên mặt

Bệnh Zona thần kinh gây ra phát ban đỏ, chứa chất dịch tạo thành một cụm ở một bên cơ thể hoặc khuôn mặt của người bệnh. Đôi khi các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở tai, mũi và trán của người bệnh.

Trong một số trường hợp, mụn nước có thể lan ra xung quanh mắt gây sưng, đỏ mắt và các khu vực xung quanh. Nếu gây ảnh hưởng đến miệng, mụn nước do bệnh Zona thần kinh có thể xuất hiện bên trong niêm mạc miệng của người bệnh.

Các nốt mụn nước do Zona thần kinh có thể lưu lại trên da vài ngày. Sau đó các lớp vải sẽ bị rơi ra tạo thành các mảng da đỏ tương tự như vết bỏng.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Ngứa, nóng rát hoặc có cảm giác châm chích trên da trong 1 – 2 ngày.

Nhạy cảm với một số tác nhân trong môi trường hoặc mỹ phẩm trang điểm.

Phát ban thường phát triển ở một khu vực nhất định trên mặt. Không phải là các mảng mụn nước ở nhiều khu vực khác nhau trên mặt. Ngoài ra, bệnh Zona thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mặt.

Sau một vài ngày các nốt mụn nước có thể phồng rộp, đau đớn, nứt nẻ, vỡ ra, chảy máu và đóng vảy.

Chẩn đoán bệnh Zona trên mặt

Nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh Zona, đặc biệt là khi bệnh xuất hiện trên khuôn mặt, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Thông thường Zona trên mặt thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra các dấu hiệu thể chất và tình trạng da. Đôi khi bác sĩ cũng có thể cạo một lớp da mỏng ở khu vực bệnh và gửi để phòng thí nghiệm để kiếm tra dưới kính hiển vi.

Ngoài ra, những người có dấu hiệu bệnh Zona thần kinh phát triển ở mắt và khu vực xung quanh mắt cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp, bệnh có thể dẫn đến một số vấn đề về mắt bao gồm bệnh tăng nhãn áp.

Biện pháp điều trị bệnh Zona trên mặt

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kê Valacyclovir hoặc Famciclovir để điều trị. Đối với bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu, bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác, chẳng hạn như Acyclovir để thay thế.

Bên cạnh đó, một số lựa chọn điều trị khác có thể bao gồm:

Thuốc Corticosteroid có tác dụng chống viêm, đặc biệt là trong các trường hợp Zona thần kinh ở mắt ở các khu vực gần mắt.

Over – The – Counter có tác dụng giảm đau.

Chườm lạnh để làm dịu các nốt mụn nước và hỗ trợ giảm đau.

Hầu hết các trường hợp thuốc điều trị Zona thần kinh an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, những đối tượng này cần cân nhắc về rủi ro và lợi ích khi sử dụng thuốc. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Biến chứng của bệnh Zona trên mặt

Bệnh Zona trên mặt có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau tùy thuộc vào nơi phát ban và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các biến chứng phổ biến thường bao gồm:

1. Ảnh hưởng đến mắt

Zona thần kinh có thể ảnh hưởng đến mắt và khu vực xung quanh mắt. Virus có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong và bên ngoài mắt bao gồm cả giác mạc, các tế bào thần kinh phản ứng với ánh sáng.

Các triệu chứng phổ biến khi Zona thần kinh ở mắt bao gồm:

Gây ra bọng mắt

Sưng mắt

Gây nhiễm trùng mắt

Tầm nhìn mờ hoặc có vấn đề về thị lực

Trong các trường hợp nghiêm trọng, Zona thần kinh ở mắt có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.

2. Ảnh hưởng đến miệng

Trong một số trường hợp, nếu bệnh Zona gây ra các nốt phát ban trong miệng, có thể gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và dung nạp thức ăn.

Ngoài ra, các nốt mụn nước cũng có thể làm thay đổi khẩu vị, chán ăn, ăn mất ngon.

3. Ảnh hưởng đến tai

Bệnh Zona thần kinh ảnh hưởng đến tai có thể gây nhiễm trùng. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng như:

Mất thính giác hoặc có vấn đề về thính giác

Mất thăng bằng

Yếu hoặc thiếu linh hoạt cơ mặt

Nếu không được điều trị phù hợp, các triệu chứng này có thể tồn tại rất lâu sau khi mụn nước đã lành. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể trở thành vĩnh viễn và không thể điều trị được.

4. Các biến chứng khác

Đau dây thần kinh Postherpetic là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh Zona trên mặt. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị phát ban kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm, ngay cả khi bệnh Zona đã được chữa lành.

Ngoài ra, các biến chứng khác có thể bao gồm:

Nếu khu vực phát ban bị nhiễm khuẩn, người bệnh có thể bị sẹo vĩnh viễn.

Zona trên mặt làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Gây ảnh hưởng đến não, tủy sống, mạch máu.

Gây viêm phổi và viêm não, mặc dù trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Gây ức chế hệ thống miễn dịch, tỷ lệ khoảng 1 – 4%.

Mặc dù tỷ lệ tử vong do Zona thần kinh rất thấp. Tuy nhiên, các biến chứng không được quản lý hoặc điều trị phù hợp có thể dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng ngừa Zona thần kinh trên mặt

Zona thần kinh không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, những người chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng có thể bị nhiễm virus và gây bệnh thủy đậu nếu tiếp xúc với vết thương hở.

Một số biện pháp có thể ngăn ngừa bệnh Zona bao gồm:

Tiêm vắc – xin phòng ngừa thủy đậu.

Tiêm vắc – xin phòng ngừa bệnh Zona nếu bác sĩ đề nghị.

Bệnh Zona Là Gì? Cách Chữa Bệnh Zona Thần Kinh Nhanh Nhất

Tìm hiểu bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh hay (còn có tên khác là bệnh giời leo) hình thành do siêu vi khuẩn Varicella Zoster – vi khuẩn gây bệnh thủy đậu tái hoạt động gây nên. Lý giải cụ thể hơn về điều này, các chuyên gia cho biết, vi khuẩn zoster khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra bệnh thủy đậu. Sau này, ngay cả khi bệnh thủy đậu được chữa khỏi thì loại vi khuẩn này cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn, chúng tiếp tục tồn tại và phát triển âm thầm trong các tế bào thần kinh trong cơ thể người.

Người mắc bệnh zona thường có một số dấu hiệu điển hình như: cảm giác ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa, hình thành các mảng mụn nước, khi gãi sẽ vỡ ra làm tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: sốt cao, nhức đầu, tê ngứa, ớn lạnh,…

Một số trường hợp người bệnh zona chủ quan, không chủ động cho việc khám chữa khiến bệnh diễn tiến nặng, các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng, dễ gây nhiễm trùng da, suy giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa.

Cách chữa trị bệnh zona thần kinh nhanh nhất

Chữa bệnh zona thần kinh theo dân gian

Chữa zona thần kinh với nha đam

Để chữa bệnh zona thần kinh bằng nha đam bạn thực hiện như sau: Sử dụng lá nha đam rửa sạch, gọt đi lớp vỏ bên ngoài chỉ giữ lại phần gel bên trong, sau đó bạn vệ sinh vùng da bị zona sạch sẽ rồi đắp trực tiếp gel nha đam lên. Để trong khoảng 15 – 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

Chữa zona thần kinh với lá sung

Theo Đông Y, lá sung có vị ngọt, tính bình, có khả năng tiêu viêm và sát trùng rất tốt do đó đặc biệt phù hợp để chữa trị các vết sưng, loét ngoài da. Để chữa zona với lá sung, bạn thực hiện như sau: Sử dụng lá sung rươi rửa sạch, để ráo nước sau đó cắt nhỏ, cho thêm giấm ăn vào và giã nát, sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị zona ngày 2 lần, thực hiện khi bạn có điều kiện nghỉ ngơi hoặc khi có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Cách này sẽ giúp cho các thương tổn do bệnh zona khô đi và bong dần.

Chữa bệnh zona thần kinh tại nhà với mật ong

Chữa zona bằng mật ong là một trong những cách chữa bệnh zona thần kinh theo dân gian được đánh giá cao. Bởi mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Bạn chỉ cần sử dụng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị zona thì ngay lập tức bạn sẽ cảm nhận được sự dịu mát, bớt ngứa ngáy, đau rát tại vùng da này.

Thực hiện đắp mật ong lên các vết zona trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ bệnh zona sẽ được đẩy lùi hiệu quả.

Chữa zona thần kinh theo Tây Y

Đây được đánh giá là phương pháp chữa zona được nhiều người hướng đến nhờ độ tiện lợi, dễ sử dụng, hiệu quả nhanh.

Để chữa trị zona thần kinh theo Tây Y, người bệnh có thể:

Sử dụng thuốc bôi: Việc sử dụng các loại thuốc Tây dưới dạng thuốc bôi sẽ mang lại hiệu quả chữa trị nhanh chóng, tác dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách làm này cũng tiềm ẩn nguy cơ cao gây hiệu ứng nhờn thuốc hoặc gây tác dụng phụ do thuốc.

Thuốc giảm đau: Đúng như tên gọi, loại thuốc này có tác dụng tức thời giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh zona, hoàn toàn không có khả năng chữa trị bệnh triệt để, tận gốc. Việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn và dưới sự theo dõi của chuyên gia, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng.

Việc điều trị bệnh zona bằng các loại thuốc Tây Y, chỉ mang tính chất tạm thời, áp dụng với các trường hợp bệnh mới khởi phát, các triệu chứng bệnh zona không quá phức tạp và chỉ được áp dụng nhằm mục đích hỗ trợ mà hoàn toàn không thể thay thế phương pháp điều trị chính. Vậy đâu là cách chữa zona thần kinh nhanh nhất, hiệu quả nhất?

Biện pháp miễn dịch gen hiện đang được đánh giá là cách chữa bệnh zona thần kinh nhanh nhất, hiệu quả nhất. Biện pháp này sẽ trải qua 3 bước:

‍Bước 1: Thăm khám lâm sàng, tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tình hình sức khỏe của người bệnh, tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, phạm vi và mức độ bệnh.

‍Bước 2: Áp dụng các trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại dưới sự theo dõi trực tiếp, sát sao của các chuyên gia đầu ngành để loại bỏ tận gốc các mầm bệnh.

‍Bước 3: Hệ thống giám sát thông minh sẽ giám sát trực tiếp và ghi lại toàn bộ quá trình điều trị, giúp việc điều trị được chuẩn xác, không có bất kỳ sai sót nào, hiệu quả chữa trị cao, quá trình hồi phục nhanh.

Đây là phương pháp được áp dụng tại nhiều quốc gia có nền y học hàng đầu thế giới trong đó có Việt Nam, với hiệu quả chữa trị tận gốc, nhanh chóng, an toàn, không gây đau đớn, quá trình điều trị và hồi phục nhanh nhờ đó giúp người bệnh giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí, công sức cho việc điều trị.

Bị Zona Thần Kinh Ở Cổ

Bệnh zona thần kinh ở cổ có các triệu chứng rất dễ nhận biết như: Da nổi nhiều cụm mụn nước nhỏ li ti, ngứa da cổ, đau rát ở khu vực tổn thương, sốt… Việc chăm sóc và điều trị đúng cách có thể giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục da, ngăn ngừa biến chứng xấu cho người bệnh.

Nếu có tiền sử mắc bệnh thủy đậu, bạn có thể bị zona thần kinh ở cổ. Cả hai căn bệnh này đều do Varicella Zoster gây ra. Thông thường sau khi điều trị khỏi bệnh thủy đậu, một số lượng virus nhất định vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Chúng có thể tái hoạt động mạnh mẽ và tấn công vào các dây thần kinh ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng cổ.

Triệu chứng bị zona thần kinh ở cổ

Khi virus Varicella Zoster phát triển mạnh, chúng có thể gây ra những tổn thương trên da cổ có dạng mụn nước nhỏ mọc thành cụm. Bên trong mụn chứa đầy dịch lỏng. Do ,mọc san sát nhau, những mụn nước nhỏ có thể kết hợp tạo thành một bọc nước lớn hơn.

Khu vực da nổi mụn thường có biểu hiện sưng đỏ. Tổn thương có thể lan rộng ra xung quanh, xuống dưới phía ngực, thậm chí là lan lên mặt của bệnh nhân.

Sau khi xuất hiện trên da cổ khoảng vài ngày, những nốt mụn zona vỡ ra để lại mảng da đỏ ửng. Da có thể bị chảy máu nhưng sau đó từ từ khô lại, đóng vảy khô và hóa sẹo.

Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị zona thần kinh ở cổ bao gồm:

Da ngứa nhiều, có cảm giác châm chích khó chịu ở khu vực tổn thương trong 1 – 2 ngày đầu khi mới bị bệnh

Đau rát da

Da cổ nơi bị bệnh trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi sử dụng mỹ phẩm, tiếp xúc với xà phòng hay các tác nhân từ bên ngoài môi trường.

Các biểu hiện khác ngoài da: Bên cạnh các dấu hiệu trên, người bị zona thần kinh ở cổ còn có các triệu chứng toàn thân như sốt, nhức đầu, nôn ói, có cảm giác trong người luôn mệt mỏi, đau dạ dày…

Cách điều trị bệnh zona thần kinh ở cổ

Để điều trị bệnh zona thần kinh ở cổ, nhiều bệnh nhân có khuynh hướng lựa chọn các giải pháp khắc phục tại nhà bằng mẹo tự nhiên. Trường hợp bị nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc để làm giảm triệu chứng và giúp bệnh nhân kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi da.

Mẹo chữa bệnh zona thần kinh ở cổ tại nhà

– Chườm lạnh:

Bọc đá lạnh vào trong một miếng vải sạch và áp nó lên vùng da cổ bị zona trong 15 phút. Nhiệt độ lạnh có thể giúp giảm sưng ở khu vực bị bệnh, xoa dịu cơn đau rát bằng cách tạm thời đóng băng các tế bào và gây tê các dây thần kinh.

Khi thực hiện lưu ý tránh áp đá lạnh trực tiếp lên da vì làm như vậy da có thể bị bỏng nhiệt. Da cổ cũng khá mỏng và rất nhạy cảm nên có thể bị kích ứng nếu bạn để đá tiếp xúc với da.

– Thoa gel nha đam:

Gel nha đam hoạt động như một chất kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, làm dịu cơn ngứa khi bị zona thần kinh ở cổ.

Hàng ngày, bạn có thể nấu nha đam chung với đậu xanh lấy nước uống để giải nhiệt, đẩy lùi virus gây bệnh zona từ bên trong. Kết hợp dùng gel nha đam thoa lên da cổ mỗi ngày 1 lần để tổn thương nhanh phục hồi.

– Cách trị zona thần kinh ở cổ bằng tỏi:

Tỏi có thể giúp tiêu diệt virus gây bệnh, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng da nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin. Để sử dụng, bạn chỉ cần lột vỏ tỏi, sau đó thái lát mỏng và đắp lên vùng da cần điều trị. Cố gắng giữ mặt nạ trong vòng 15 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch. Tránh đắp tỏi lên những vùng da có mụn nước đã vỡ.

– Bài thuốc từ rau sam:

Theo y học cổ truyền, rau sam có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, giải độc cho da và làm bề mặt tổn thương nhanh se lành.

Dân gian thường sử dụng loại rau này để chữa zona thần kinh ở cổ theo cách sau: Giã nát rau sam lấy nước cốt, sau đó thêm vào một ít bột băng phiến và hòa tan. Dùng bông gòn thấm dung dịch bôi lên da cổ 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi hết bệnh.

– Sử dụng tinh dầu tràm:

Tinh dầu tràm từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn, chống virus tự nhiên. Chính vì vậy mà nguyên liệu này thường được sử dụng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, viêm da, dị ứng và cả bệnh zona thần kinh ở cổ.

Khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy một ít tinh dầu pha loãng với một ít nước sạch theo tỷ lệ 2:1. Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da cổ nơi bị zona 3 lần mỗi ngày.

Bị zona thần kinh ở cổ nên uống thuốc gì?

Bệnh zona thần kinh ở cổ có thể không được kiểm soát tốt dù bạn đã tích cực chữa trị tại nhà. Nếu bệnh tình vẫn có khuynh hướng tiến triển nặng hơn và tổn thương trên da có nguy cơ bị nhiễm trùng, lan rộng thì bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị bằng thuốc.

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị zona thần kinh ở cổ bao gồm:

– Thuốc chống virus:

Phổ biến nhất là các thuốc Acyclovir, Famciclovir hay Valacyclovir. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của virus gây bệnh zona, làm giảm mức độ ảnh hưởng của chúng trên da.

Thuốc kháng virus có tác dụng tốt nhất nếu được sử dụng trong vòng 72 giờ kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên. Sử dụng loại thuốc này kịp thời sẽ giúp người bệnh giảm thiểu được nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm của bệnh, chẳng hạn như đau dây thần kinh sau zona, viêm phổi, nhiễm trùng da.

– Thuốc giảm đau:

Tổn thương do zona thần kinh gây ra có thể khiến bạn bị đau rát ở vùng da cổ bị ảnh hưởng. Trường hợp bị đau nặng gây khó chịu, mất ngủ bác sĩ có thể thêm một số thuốc giảm đau vào trong đơn. Thường dùng là Acetaminophen hay Naproxen…

Các thuốc giảm đau khi dùng theo đường uống kéo dài có thể gây hại cho gan, thận, dạ dày. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết.

– Kem capsaicin

Thuốc có tác dụng giảm đau tại chỗ được sử dụng bằng cách bôi ngoài tổn thương. Sau khi làm sạch và lau khô vùng da cổ cần điều trị, bạn thoa một lớp mỏng kem capsaicin lên da. Đều đặn sử dụng theo liều lượng được bác sĩ chỉ định và chú ý tuyệt đối không để thuốc dính vào mắt gây kích ứng giác mạc.

– Thuốc chống co giật:

Nhóm thuốc này được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh nhưng nó có thể hữu ích cho những người bị đau thần kinh do ảnh hưởng của bệnh zona ở cổ. Người bệnh có thể dùng Gabapentin hay các loại thuốc khác theo đơn bác sĩ.

– Thuốc kháng sinh:

Sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết cho những trường hợp da cổ có biểu hiện nhiễm trùng, bội nhiễm. Nhóm thuốc này không có tác dụng đối với virus gây zona.

– Thuốc gây tê:

Ví dụ như Lidoderm hay Xylocaine. Thuốc được điều chế dưới các hình thức như kem bôi ngoài da, thuộc xịt hay miếng dán… Nó giúp giảm đau rát bằng cách tạm thời làm tê liệt các dây thần kinh xung quanh khu vực bị tổn thương, ngăn chặn sự truyền phát tín hiệu đau nên não bộ.

– Thuốc chống trầm cảm ba vòng:

Nhóm thuốc này có thể giúp giảm đau thần kinh sau khi bệnh đã lành. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể được chỉ định cho người bị zona thần kinh ở cổ bao gồm: Amitriptyline, Aventyl, hayDesipramine.

– Corticosteroid:

Bác sĩ có thể yêu cầu dùng các thuốc corticosteroid dạng tiêm hoặc uống nếu bệnh zona ở cổ gây viêm da nặng.

Bị zona thần kinh ở cổ bao lâu thì khỏi?

Thời gian ủ bệnh của virus gây bệnh zona thần kinh ở cổ thường là 2 – 3 ngày. Sau đó người bệnh thường có triệu chứng sốt và mệt mỏi và bắt đầu xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti trên da cổ. Ở giai đoạn cuối, mụn nước vỡ ra, đóng vảy và để lại sẹo mất sắc tố trên da cổ. Toàn bộ quá trình này kéo dài trung bình từ 3 – 5 tuần.

Tuy nhiên, nếu da bị bội nhiễm thì bệnh zona thần kinh ở cổ có thể kéo dài trong vài tháng liền. Lúc này, vi khuẩn tấn công vào khu vực tổn thương gây viêm loét, tạo mủ và thúc đẩy tổn thương lan rộng sang các vùng da lành trên cơ thể khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.

Cách chăm sóc khi bị zona thần kinh ở cổ

Tránh dùng tay chạm vào da hay cào gãi ở khu vực bị zona khiến da bị trầy xước, bội nhiễm vi khuẩn.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước và sau khi bôi thuốc.

Giữ cho vùng da bị bệnh luôn sạch sẽ. Tránh để ánh nắng mặt trời hay bụi bẩn tiếp xúc được với da. Nếu khu vực cổ đổ nhiều mồ hôi, nên dùng khăn giấy mềm thấm khô thường xuyên.

Không để tổn thương bị dính nước. Khi cần có thể dùng khăn ẩm để làm sạch vùng da này. Tránh để sữa rửa mặt hay sữa tắm tiếp xúc với vùng cổ bị zona.

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6, B12 ( chuối, sò biển, cá, khoai ), vitamin C ( cam, quýt, kiwi, cà chua). Chúng có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho da và giảm thiểu tác hại của virus tới dây thần kinh.

Bên cạnh đó, một vấn đề người bị zona thần kinh ở cổ cần đặc biệt chú ý đó là không để vùng da bị bệnh tiếp xúc với người khác hoặc sử dụng chung đồ vật cá nhân với người thân. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng lây nhiễm bệnh cho gia đình và những người xung quanh.

Bạn cần biết

Bệnh Zona Thần Kinh Và Những Điều Cần Biết

Bệnh zona thần kinh là một bệnh do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu có tên gọi là varicella zoster virus (VZV) gây nên. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức, nóng rát và khó chịu tại vị trí tổn thương.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh zona thần kinh không phải là một tình trạng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vậy bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh hay còn gọi là bệnh zona tên tiếng Anh là shingles, trong dân gian còn được gọi với tên gọi là “giời leo”. Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) – virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên. Sau khi người bệnh bị bệnh thuỷ đậu đã khỏi thì vẫn còn một số virus Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh. Các virus này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể… loại virus này sẽ tái hoạt. Chúng nhân lên và phát triển lan truyền ra các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc, da từ đó gây nên bệnh zona. Đó chính là lý do mà zona là một bệnh ngoài da nhưng lại có tổn thương gốc ở dây thần kinh.

Triệu chứng bệnh

Bệnh zona chỉ phát triển ở một bên cơ thể hoặc tập trung ở những vị trí đặc biệt chứ không phát triển trên toàn bộ cơ thể. Nơi bệnh hình thành phổ biến nhất là ở cổ, vai, cánh tay hoặc quanh trán, mắt và đầu. Ngoài ra, zona cũng có thể tập trung dọc từ hông xuống đùi hoặc liên sườn từ một bên ngực lan ra sau lưng. Ở một số trường hợp cá biệt, bệnh có thể bị cả hai bên hay lan tỏa.

Bệnh khởi đầu với cảm giác bất thường trên một vùng da như bỏng, nóng rát, châm chích, tê, đau, nhất là về đêm, hiếm gặp hơn là dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi phối từ 1-5 ngày. Kèm theo có thể nhức đầu, sợ ánh sáng và khó chịu. Thời kỳ này được cho là thời kỳ virus lan truyền dọc dây thần kinh.

Giai đoạn khởi phát: Khoảng nửa ngày đến một ngày sau, trên vùng da có dấu hiệu xuất hiện những mảng đỏ, hơi nề nhẹ, đường kính khoảng vài cm, gờ cao hơn bề mặt da, sắp xếp dọc theo đường phân bố thần kinh và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.

Triệu trứng bệnh zona thần kinh. (sưu tầm)

Giai đoạn toàn phát: Vài ngày sau, trên những mảng đỏ da xuất hiện mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho, lúc đầu mụn nước trong căng khó vỡ nhưng về sau, chúng bắt đầu đục dần và vỡ ra tạo thành các vết loét. Khi lành, mụn đóng kết vẩy và để lại sẹo. Thời gian kể từ khi xuất hiện mụn nước cho đến khi vỡ và lành lại kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh zona thần kinh còn gây đau nhức như kiểu bỏng buốt ở quanh khu vực bệnh. Nguyên nhân gây đau chủ là do virus gây bệnh tấn công dây thần kinh cảm giác. Thông thường, triệu chứng đau thường diễn ra mạnh mẽ ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Ở trẻ em tổn thương ít, tiến triển nhanh.

Tùy thuộc vào vị trí bệnh zona thần kinh phát triển mà bệnh được chia thành các thể sau: Zona thần kinh ở cổ, zona thần kinh ở đầu, zona sọ não, zona hạch gối, zona mắt,..  Ngoài các vị trí nêu trên, đôi khi zona thần kinh còn xảy ra ở bộ phận sinh dục, hông, cánh tay, xương cùng và ụ ngồi,… Do đó, khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường ở những vị trí này, bệnh nhân nên thăm khám sớm.

Đường lây truyền

Bệnh zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, có thể dễ lây lan trong gia đình, cộng đồng khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh zona, người tiếp xúc có khả năng bị nhiễm virus varicella zoster (nguyên nhân gây bệnh). Vào mùa hè, mùa mưa, khi thời tiết giao mùa bệnh dễ bùng phát. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2 – 3 tuần và có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.

Biến chứng

Bệnh zona thần kinh thường tiến triển lành tính và khỏi sau 2 – 3 tuần chữa trị. Tuy nhiên, tổn thương dây thần kinh kéo dài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm sau:

Gây ảnh hưởng đến mắt, nặng có thể gây mất thị lực tạm thời hoặc mù

Viêm phổi

Gặp các vấn đề về thính giác

Viêm não

Điều trị

Điều trị bệnh nhằm mục tiêu làm giảm tổn thương, giảm đau, ngăn ngừa biến chứng.

Thuốc điều trị tại chỗ: Thuốc thường được chỉ định ở giai đoạn cấp nhằm mục đích giảm đau và ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu. Một số loại thuốc điều trị tại chỗ có tính sát trùng, chống viêm như dung dịch xanh metylen 1%, tím methyl 1%, hồ nước, thuốc mỡ acyclovir và dung dịch castellani,…

Thuốc điều trị toàn thân: Bao gồm thuốc kháng sinh chống bội nhiễm hoặc thuốc kháng virus acyclovir…  Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn cần phải dùng kháng sinh, kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, chống phù nề…

Với zona thần kinh, trong những trường hợp đau nhiều, kéo dài và gây mất ngủ cần được dùng thuốc an thần, giảm đau mạnh. Các loại thuốc này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua để dùng.

Phòng bệnh

Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh zona thần kinh là tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu. Vắc xin này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh nhờ tăng cường hệ miễn dịch cơ thể kháng lại varicella zoster virus hoặc giữ cho chúng ở trạng thái bất hoạt. Liều tiêm vắc xin ở người lớn khỏe mạnh thường được khuyến cáo tiêm 2 liều. Tùy thuộc vào độ tuổi mà bác sĩ sẽ khuyến nghị liều vắc xin phòng ngừa thích hợp ở mỗi người.

Trong trường hợp mắc bệnh zona, để ngăn ngừa virus gây bệnh lây truyền cho những người xung quanh, người bệnh nên:

Sử dụng băng gạc hay quần áo che lại vết phát ban hoặc mụn nước.

Thường xuyên vệ sinh cá nhân, đặc biệt là tay sạch sẽ.

Không dùng tay chạm mụn nước tiếp xúc thân mật với người có hệ miễn dịch yếu hoặc người chưa từng bị thủy đậu.

Bệnh zona thần kinh có tính chất lây truyền từ người này sang người khác. Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh cần có biện pháp điều trị sớm nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và hạn chế biến chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có kế hoạch chăm sóc tại nhà kết hợp chế độ dinh dưỡng và thể dục thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch, phòng bệnh tái phát.

Đỗ Hương

ad syt ad