Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Vòm Họng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Vòm Họng

24/07/2018 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 422 lượt xem

Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vòm họng chưa được xác định cụ thể nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm cả yếu tố có thể kiểm và không thể kiểm soát.

Ung thư vòm họng hay còn được gọi là ung thư mũi hầu xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển trong các mô của mũi hầu, khu vực sau khoang mũi và trên mặt sau của cổ họng. Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc cao nhất là 30 – 55 tuổi. Các yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm:

Thuốc lá, rượu mạnh

Chế độ dinh dưỡng kém

Những người có chế độ dinh dưỡng kém như chế độ ăn thiếu rau xanh, hoa quả tươi, sử dụng nhiều thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối, xì dầu, nước mắm có chứa Nitrosamin làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

Nhiễm HPV

HPV là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Người ta tin rằng sự gia tăng bạn tình và quan hệ tình dục bằng đường miệng làm tăng nguy cơ nhiều bệnh ung thư vùng đầu cổ, trong đó có ung thư vòm họng.

Vi rút EBV

Vi rút EBV (Epstein – Barr) là một loại phổ biến của vi rút herpes. Nhiều nghiên cứu cho biết EBV có thể gây ra những thay đổi di truyền trong tế bào và làm cho người bị nhiễm có nguy cơ phát triển ung thư vòm họng trong tương lai.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Ung thư vòm họng không di truyền nhưng những người có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn…

Ung thư vòm họng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực sớm. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh ung thư vòm họng đều là các biểu hiện “mượn” từ các cơ quan xung quanh như tai, mũi, thần kinh, hạch… nên rất dễ bị bỏ qua. Vì vậy, khám sức khỏe, tầm soát ung thư vòm họng định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt với những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Để đăng kí khám tầm soát ung thư hay nhận thêm thông tin về yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.

Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Bệnh Ung Thư Vòm Họng

Như chúng ta đều biết, mọi căn bệnh ung thư đều nguy hiểm và ung thư vòm họng cũng không phải là ngoại lệ. Vậy bạn đã biết, các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư vòm họng?

Nhiều người, hoặc phớt lờ, hoặc thiếu kinh nghiệm, kiến thức về căn bệnh này, dẫn đến khi phát hiện ra, bệnh đã ở thời kỳ cuối và không thể chạy chữa. Do vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên nắm rõ các yếu tố nguy cơ của bệnh để biết cách phòng tránh bệnh đúng đắn.

Chủng tộc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ung thư vòm họng xảy ra hổ biến nhất ở miền nam Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông), Singapore, Việt Nam, Malaysia, và Philippines và cả Tây Bắc Canada và Greenland.

Chế độ ăn uống

Người ăn nhiều thịt muối, cá muối, rau dưa muối đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người ít ăn những thực phẩm này. Và ngược lại, người ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ của ung thư vòm họng

Nhiễm virus Epstein-Barr

Các chuyên gia đã chứng minh rằng, các trường hợp nhiễm virus Epstein-Barr đều dễ dàng mắc phải bệnh ung thư vòm họng. Và điều này hoàn toàn đúng trong thực tiễn.

Yếu tố di truyền

Gen của một người có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.

Tiền sử gia đình

Người sinh ra trong gia đình có ó thân nhân mắc bệnh ung thư vòm họng có nguy cơ mắc bệnh tương tự cao hơn người khác.

Các yếu tố nguy cơ khác Lối sống thiếu lành mạnh

Hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia đều tạo điều kiện cho ung thư vòm họng sinh sản và phát triền.

Phơi nhiễm tại nơi làm việc: những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hay tiếp xúc với formaldehyde hoặc nơi làm việc bụi gỗ đều có khả năng mắc bệnh rất cao.

Khi “bản thân” nằm trong những diện đã nêu trên, các bạn cần lưu ý hơn đến vấn đề sức khỏe. Cần tới gặp bác sỹ để thăm khám thường xuyên nếu nghi ngờ sức khỏe có dấu hiệu bất thường.

Hiện nay, để phát hiện ung thư vòm họng, các bác sỹ thường tiến hành làm các xét nghiệm như chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học. Ngoài ra, một số xét nghiệm thông dụng khác giúp nhận diện bệnh sớm được nhiều người lựa chọn là: chụp X-quang hộp sọ, chụp cắt lớp vi tính, chụp X-quang phổi, siêu âm gan, xét nghiệm miễn dịch về virus EBV.

Nguồn: Tổng hợp

Các Yếu Tố Nguy Cơ Và Cách Phát Hiện Bệnh Ung Thư Vòm Họng

Ở tuổi 45, thầy giáo Đ.H được chẩn đoán xác định mắc ung thư vòm họng khi đi khám bệnh sau gần một tuần bị khàn tiếng, đau đầu và đau quanh mắt, ho, đau họng, ngạt mũi và xuất hiện một hạch nhỏ ở bên trái cổ. Với kỹ thuật nội soi, các bác sỹ khoa Tai-mũi-họng (TMH) đã phát hiện một tổ chức loét, sùi trong vòm họng của thầy H. Nghi ngờ đó là biểu hiện lâm sàng của UTVH, bác sỹ đã tư vấn với thầy H. về việc tầm soát ung thư vòm họng gồm các xét nghiệm cơ bản cần thiết. Kết quả siêu âm và chụp cộng hưởng từ được thực hiện sau đó cho thấy trong vòm họng của thầy H. có khối u và một vài thâm nhiễm rải rác dưới niêm mạc đã thuyết phục thầy H. đồng ý làm sinh thiết u vòm họng qua mũi. Kết quả sinh thiết được bác sỹ thông báo là thầy H. đã bị mắc UTVH cùng với việc giải thích về loại tế bào gây ung thư và hướng điều trị.

Được khoa Ung bướu điều trị bệnh UTVH gần một tháng nay, bà chúng tôi thường nói với người vừa kết thân trong phòng bệnh rằng bà luôn thấy nhớ, thèm ăn món dưa cải chua và trứng muối của nhà mình làm. “Bác sỹ điều trị bảo tôi không được ăn dưa chua nữa vì mấy cái chất có trong món đó ảnh hưởng tế bào vòm họng. Gia đình tôi có truyền thống muối dưa nổi tiếng mấy chục năm nay nhưng chỉ mình tôi bữa nay bị UTVH nên cả nhà tôi rất lo lắng”, bà Ph. nói. Cùng với thầy giáo Đ.H. thường xuyên hútthuốc lá mỗi khi soạn giáo án, bà Ph. được các bác sỹ cho biết, có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh UTVH, trong đó có khá nhiều thói quen trong ăn uống và sinh hoạt như ăn các thực phẩm được chế biến theo phương pháp lên men, ướp muối, thức ăn nướng cháy, thực phẩm nhiều dầu mỡ, tiếp xúc với khói thuốc lá, sử dụngrượu bia và đồ uống có cồn trong thời gian dài, các bệnh lý TMH không được điều trị triệt để hoặc tiếp xúc lâu với một số hóa chất độc hại như hợp chất hữu cơ formaldehyde dễ bay hơi có trong sơn tường, sơn cửa, keo dán, gỗ ép công nghiệp… Bởi trong khói thuốc lá có rất nhiều hóa chất độc hại gây tổn thương tế bào lành, làm phát sinh ung thư; trong dưa chua, thịt và cá ướp muối mặn, trứng muối chứa nitrate và nitrite có khả năng phản ứng với protein tạo thành hợp chất nitrosamine có thể làm thay đổi cấu trúc gen của các tế bào, kích hoạt quá trình trở thành tế bào ung thư gây UTVH khi người sử dụng có một chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất, thiếu luyện tập thể chất và sống trong môi trường ô nhiễm.

của UTVH có thể bao gồm: Ù tai, có cảm giác ứ nước trong tai, nghe kém, đau tai, chảy mủ tai, viêm tai giữa tái phát nhiều đợt. Ngạt mũi, chảy dịch mũi lẫn máu, chảy máu mũi. Đau họng, ho, khịt khạc ra dịch nhầy lẫn máu. Mắt nhìn mờ, nhìn đôi. Đau đầu dai dẳng, đau tê vùng mặt. Nói khó, khàn tiếng. Nổi hạch bất thường ở vùng cổ. Nguyên nhân gây UTVH: Nếu cha hoặc mẹ đã từng mắc UTVH thì khả năng con bị UTVH sẽ cao. Virus hướng lympho Epstein Barr thuộc nhóm Herpes gây u. Tiếp xúc với hơi của các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, phóng xạ, điều kiện sống thấp. Uống rượu, hút thuốc lá. Ăn nhiều dưa muối, mắm, thực phẩm chiên, các món nướng, thức phẩm đã bị ẩm mốc. Hít nhiều khói nhang.

Giới chuyên môn đã khẳng định, không khó để phát hiện bệnh UTVHnếu khi có bất kỳ triệu chứng nào như đã nêu trên thì đến ngay cơ sở y tế để được khám sớm, khám sức khỏe định kỳ đểtầm soát UTVH nếu có người thân bị UTVH. Việc tầm soát UTVH do các bác sỹ thực hiện thông qua hỏi bệnh và thăm khám toàn diện với sự hỗ trợ của các phương tiện y tế hiện đại như nội soi TMH, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, chụp PET CT toàn thân, sinh thiết khối u vùng vòm họng, xét nghiệm định lượng nồng độ EBV trong huyết tương (sinh thiết lỏng) để phát hiện virus Epstien Barr trong tế bào UTVH giúp xác định rõ loại tế bào gây ung thư, chẩn đoán giai đoạn bệnh, tiên lượng bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ với nhiều rau, củ, quả và hạn chế các thức ăn ướp nhiều muối, thực phẩm lên men, món ăn được nướng cháy, thức ăn nhiều dầu mỡ đồng thời tập luyện thể dục thể thao đều đặn; tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh, đặc biệt là vaccine cúm và vệ sinh mũi họng hàng ngày để phòng tránh các bệnh TMH thông thường là cách phòng bệnh UTVH tốt nhất hiện nay. Khi có một trong các biểu hiện của UTVH, cần đến sớm cơ sở y tế để được tầm soát UTVH nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giai Đoạn, Yếu Tố Nguy Cơ Và Các Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Vòm Họng

Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam và đứng hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ. Khối u khởi đầu từ các tế bào biểu mô ở khu vực vòm họng- là phần cao nhất của hầu họng, ngay sau mũi, chủ yếu gặp ởphía sau hoặc chỗ thắt vòm họng – khi chúng sinh sản mất kiểm soát, không tuân theo quy luật bình thường của chu trình tế bào và tạo thành khối u. Tế bào ung thư sau một khoảng thời gian sẽ di căn dần xuống các cơ quan khác và dẫn tới tử vong.

Ung thư vòm họng có mấy giai đoạn?

Dựa theo bảng phân loại TNM của Ủy ban Liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) và Hiệp hội phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC), ung thư vòm họng được chia ra làm 5 giai đoạn (từ 0 đến 4):

Giai đoạn 0: Khối u chỉ ở lớp tế bào biểu mô vòm họng.Ung thư ở giai đoạn này rất khó phát hiện dù đi kiểm tra định kỳ.

Giai đoạn 1: Khối u nhỏ hơn 2 cm và giới hạn ở phần cổ họng nơi nó bắt đầu.Giai đoạn này chưa có biểu hiện gì, bệnh nhân may mắn có thể phát hiện thông qua sàng lọc hoặc thăm khám định kỳ.

Giai đoạn 2: Khối u có kích thước khoảng từ 2 đến 4 cm, chưa di căn sang các cơ quan khác.Xuất hiện một số triệu chứng như tắc mũi, đau đầu, ù tai, nghe kém…

Giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 4 cm, đã xâm lấn vào các cơ quan khác trong cổ họng hoặc đã lan sanghạch bạch huyết.Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường đau đầu kéo dài và liên tục.

Giai đoạn 4: Khối u lan rộng, di căn và xâm lấn đến nhiều cơ quan như phổi,gan, não,…Giai đoạn này thể trạng bệnh nhân giảm sút nghiêm trọng.

Hầu hết các bệnh nhân ung thư vòm họng chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Việc phát hiện bệnh muộn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần và việc đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

Các yếu tố nguy cơ

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, bao gồm:

Hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động:Trong thuốc lá có chứa hơn 7000 tạp chất trong đó có 70 chất gây ung thư, là nguyên nhân gây ranhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng. Hơn nữa, những người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) cũng có nguy cơ cao mắc ung thư.

Uống rượu: Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư họng do khả năng kích thích biểu mô vòm họng của rượu cũng giống với thuốc lá.

Các chất liệu, nguyên liệu công nghiệp: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng amiăng (được sử dụng để sản xuất tấm lợp AC, vật liệu cách nhiệt, cách âm…) hay các loại sợi tổng hợp dùng trong nhiều ngành công nghiệp có thể dẫn tới ung thư vòm họng cũng như ung thư thanh quản.

Virus Epstein-Barr (EBV): Các nhà khoa học đã tìm ra bộ gen di truyền của virus EBV trong tế bào ung thư vòm họng. Ngoài ra, các bệnh nhân ung thư thường có nồng độ kháng huyết thanh anti-EBV cao hơn  người bình thường (cơ chế tự miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập của virus EBV)

Virus HPV: HPV là một loại virus gây u nhú ở người, lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra ung thư vòm họng do thói quan quan hệ tình dục đường miệng. Ung thư do nhiễm virus HPV thường gặp ở quanh amiđan hay mặt dưới của lưỡi.

Trào ngược dạ dày mãn tính: Trào ngược dạ dày là tình trạng acid ở trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản.Nếu như bệnh đã ở giai đoạn mạn tính thì bạn nên cẩn thận vì đây cũng có thể là một nguyên nhân khiến nguy cơ mắc phải ung thư họng tăng lên.

Bất thường nhiễm sắc thể:Trường hợp nhiều người cùng mắc ung thư vòm họng trong một gia đình thì rất có thể những người này bị di truyền nhiễm sắc thể bất thường. Các nghiên cứu về biến đổi di truyền ở những bệnh nhân ung thư vòm họng đã phát hiện tổn thương nhiễm sắc thể có ảnh hưởng đến gen ức chế hình thành u.

Các bệnh hoa liễu: lậu, giang mai, sùi mào gà… do việc quan hệ tình dục không an toàn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư vòm họng.

Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng

Dựa vào giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.  Các lựa chọn điều trị ung thư vòm họng bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, liệu pháp miễn dịch,…

Xạ trị

Xạ trị là sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với ung thư vòm họng, các khu vực được điều trị bao gồm không gian phía sau mũi cũng như hai bên cổ. Hiện nay, các kỹ thuật xạ trị mới có thể đưa bức xạ tới khu vực dự định một cách chính xác hơn, kiểm soát khối u tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn.

Trong trường hợp ung thư vòm họng mới ở giai đoạn đầu thì có thể áp dụng xạ trị đơn thuần. Đối với các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, khi khối u đã xâm lấn đáy hộp sọ hoặc xâm nhiễm hạch lớn, hóa trị kết hợp với xạ trị sẽ được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Tỉ lệ điều trị thành công ung thư vòm họng cao hơn các bệnh ung thư khác. Nếu phát hiện càng sớm, tỉ lệ thành công càng cao.

Hóa trị

Hóa trị làphương pháp sử dụng các hóa chất để điều trị ung thư.Trước đây hóa chất chỉ được sử dụng khi ung thư vòm họng có di căn xa hoặc khi điều trị tia xạ thất bại.Xu hướng mới hiện nay là xạ trị kết hợp với hóa trị ngay từ đầu để tăng hiệu quả điều trị. Hóa trị có dạng thuốc uống và dạng thuốc truyền tĩnh mạch.  Chúng xâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể, từ đó tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan rộng ra ngoài khu vực cổ. Hóa trị được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:

Kết hợp với xạ trị để điều trị ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển vì một số loại thuốc hóa trị làm cho tế bào ung thư nhạy cảm với các tia bức xạ hơn

Hóa trị dùng sau xạ trị để điều trị bổ trợ

Hóa trị dùng cho những bệnh nhân ung thư vòm họng di căn xa

Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư vòm họng thường nhằm mục đích giúp loại bỏ những khối u, hạch bạch huyết vùng cổ khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Đối với ung thư vòm họng, phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị chính và ít khi được bác sĩ chỉ định do mũi họng là vị trí khó tiếp cận để phẫu thuật, hơn nữa ung thư vòm họng dễ đáp ứng với các phương pháp điều trị không xâm lấn khác như hóa trị, xạ trị. Phẫu thuật ung thư vòm họng thường chỉ được thực hiện để loại bỏ các hạch bạch huyết không đáp ứng với phương pháp khác. Có một số phương thức phẫu thuật sau:

Phẫu thuật nội soi: Ở thủ thuật này, các bác sĩ quan sát khối u qua một ống nội soi (ống dài mỏng có gắn đèn và camera). Thông qua đó sử dụng dụng cụ phẫu thuật hoặc tia lazer để loại bỏ khối u.

Cắt bỏ dây chằng: Thủ thuật này loại bỏ tất cả hoặc một phần dây thanh âm nếu khối u đã lan đến đây.

Phẫu thuật bóc tách hạch bạch huyết: Bệnh nhân cần được mổ mở bóc tách các nút bạch huyết nếu ung thư vòm họng lan rộng ra các hạch vùng cổ,

Liệu pháp miễn dịch

Hầu hết bệnh nhân ung thư đều có sự suy giảm miễn dịch.Việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch sẽ có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cho bệnh nhân, thúc đẩy khả năng chiến đấu lại các tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của khối u và ngăn ngừa di căn.

Liệu pháp điều trị đích

Liệu pháp điều trị đích là sử dụng các loại thuốc ngăn chặn sự lây lan và tăng trưởng của các tế bào ung thư bằng cách tấn công trực tiếp vào các phân tử cụ thể chịu trách nhiệm cho sự phát triển khối u. Bác sĩ có thể kết hợp liệu pháp này cùng với hóa trị và xạ trị chuẩn.

Kết luận

PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn, Chủ tịch hội Tai Mũi Họng Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, số lượng bệnh nhân mắc ung thư ngày càng nhiều, ước tính cả nước mỗi năm ghi nhận thêm 126.000ca mắc mới ung thư trong đó ung thư vòm họng là loại ung thư rất phổ biến.90% ca mắc là do hút thuốc lá hoặc lạm dụng rượu bia chất có cồn; ô nhiễm nguồn nước, không khí, hoá chất; thực phẩm độc hại không rõ nguồn gốc,…Cũng vì thế, các nhà y học đã khuyến cáo người dân hạn chế uống rượu và hút thuốc lá, hạn chế thực phẩm lên men như khi ăn dưa cà cần rửa sạch, không để dính váng.

Cũng theo Bác sĩ Nguyễn Hoàng Sơn, ung thư vòm họng – cũng giống như đa số loại ung thư khác, không có dấu hiệu đặc trưng để nhận biết sớm bệnh. Tuy nhiên, khi thấy một số dấu hiệu như: nổi hạch ở mang tai, ù tai một bên, nghe kém, ngạt một bên mũi, chảy một bên mũi, rỉ máu mũi, đau vòm họng, đau đầu một bên … thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị sớm. Hãy là người có trách nhiệm với sức khỏe của chính bản thân mình!

                                           

Tài liệu tham khảo