Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Tuyến Tiền Liệt / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Yếu Tố Nguy Cơ Gây Ung Thư Tuyến Tiền Liệt

Do tuổi tác

Nam giới càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt. Theo một vài nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh ung thư này có xu hướng tấn công cả những người trẻ. Tiến sĩ Chodak tiết lộ các nghiên cứu đã tìm thấy khoảng 10% nam giới có các tế bào ung thư ở lứa tuổi 20, khoảng 30% được phát hiện trong độ tuổi 50 và đa số đàn ông có tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở tuổi 80.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm nên nhiều người có khả năng chết do một số nguyên nhân trước khi phát hiện ung thư.

Lịch sử gia đình

Nếu một người đàn ông có người thân như cha hoặc anh trai từng mắc ung thư tuyến tiền liệt thì có nguy cơ gấp đôi mắc chứng bệnh này và nguy cơ này tăng lên đến 4 lần nếu trong gia đình có đến 2 người bị bệnh.

Nguy cơ mắc của người đó sẽ cao hơn nếu cha của người đó được chuẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt trước 55 tuổi.

Béo phì

Khi cơ thể quá nặng nề, trọng lượng quá nặng có liên kết với nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt đặc biệt là ở những nam giới trẻ tuổi. Cơ thể quá nhiều mỡ gây cản trở việc sản xuất bình thường insulin và testosterone, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Nam giới da trắng nằm trong độ tuổi từ 20 – 30 bị béo phì đối mặt với nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt gấp đôi so với những người đàn ông có trọng lượng cân đối, theo kết quả một nghiên cứu năm 2009 tại Đại học Hawaii (Mỹ) công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention .

Chế độ ăn nhiều chất béo

Theo nghiên cứu năm 2012 tại Đại học Nam California (Mỹ), các nhà khoa học tìm thấy những người đàn ông thường xuyên ăn thịt đỏ có 40% khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt so với những người hạn chế ăn món này.

Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt

Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt sau đây rất cần được quan tâm vì có thể là dấu hiệu nhận biết ban đầu của căn bệnh nguy hiểm này:

Thay đổi vấn đề tiểu tiện

Xuất hiện các triệu chứng như đau khi đi tiểu, dòng nước tiểu yếu, hiện tượng khó tiểu hoặc dừng đột ngột giữa chừng. Người bệnh thường xuyên đi tiểu vào ban đêm, hoặc xuất hiện máu ở trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch.

Đau bụng

Tuyến tiền liệt có vị trí nằm bên cạnh trực tràng, do đó khi xuất hiện khối u ở tuyến tiền liệt có thể gây đau khi đi tiêu. Những triệu chứng này, cùng với máu trong phân, cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng.

Sưng chân và đau ở xương

Khi khối u ác tính phát triển có thể gây sưng ở chân và đau ở xương, do ung thư đã lan tới các khu vực khác của cơ thể.

Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị nếu được phát hiện sớm và kịp thời.

Cân nhắc các phương pháp điều trị

Ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm hơn ở nam giới lớn tuổi. Phẫu thuật có thể gây tác dụng phụ đáng kể chẳng hạn như khả năng rối loạn cương dương suốt đời hoặc hiện tượng tiểu không tự chủ kinh niên.

Đối với nam giới ở độ tuổi 30 hoặc 40, điều này có thể là một quyết định khó khăn. Cần có một sự cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định phẫu thuật.

Nam giới nên khám định kỳ và cần thiết để ngăn chặn ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác. Ung thư tuyến tiền liệt là một căn bệnh có thể điều trị khi được phát hiện kịp thời. Ở độ tuổi trên 40, thử nghiệm PSA là rất thích hợp cho bạn để bảo vệ sức khỏe.

Bạn Đã Biết Các Yếu Tố Làm Tăng Nguy Cơ Ung Thư Tuyến Tiền Liệt?

Bệnh về tuyến tiền liệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các quý ông, đặc biệt ung thư tuyến tiền liệt thường được phát triển nhiều ở lứa tuổi trung niên. Vì vậy các đấng mày râu cần đề phòng với căn bệnh này ngay từ khi còn trai trẻ. Để làm được điều đó cần hiểu rõ các yếu tố nguy cơ làm gia tăng căn bệnh nguy hiểm này.

Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tuy nhiên một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đột biến gen

Theo các nhà khoa học một số thay đổi gen di truyền sẽ làm tăng nguy cơ ung thư TLT. Trong đó, nam giới có đột biến di truyền gen BRCA1 hoặc BRCA2 hoặc mắc hội chứng Lynch có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người bình thường khác.

Tiền sử gia đình mắc bệnh

Những người có bố hoặc anh, em trai bị ung thư TLT có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần.

Đặc biệt, anh em sinh đôi cùng trứng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn sinh đôi khác trứng khi một trong số anh em trong gia đình mắc căn bệnh éo le này.

Thừa cân – béo phì

Theo phân tích của các nhà khoa học, các tế bào chất béo có thể phóng thích một loại protein làm gia tăng bệnh ung thư TLT ở nam giới. Vì vậy việc duy trì cân nặng sẽ giúp các quý ông ngăn ngừa nguy cơ ung thư TLT.

Tuổi tác

Số liệu thống kê cho thấy, ung thư tuyến tiền liệt chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới trên 50 tuổi. Cụ thể, độ tuổi trung bình của những người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt từ khoảng 65 – 69 tuổi.

Với các số liệu trên có thể thấy tuổi cao là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư TLT. Do đó tuổi càng cao, càng dễ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Thắt ống dẫn tinh

Thắt ống dẫn tinh là biện pháp tránh thụ tinh ngoài ý muốn cho phái mạnh. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đàn ông đã thắt ống dẫn tinh có thể làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư TLT.

Lời khuyên: Những người đã thắt ống dẫn tinh cần thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện những bất thường trong cơ thể.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Thực tế đã ghi nhận những người ăn nhiều thịt đỏ, hải sản các sản phẩm từ sữa có chất béo cao.

Ngoài ra, người ít ăn trái cây, rau xanh và đặc biệt là tiêu thụ nhiều canxi (qua thực phẩm hoặc bổ sung) có nguy cơ cao phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe, các quý ông nên đảm bảo chế độ ăn khoa học và tập luyện thể thao đều đặn.

Ngoài những nguyên nhân trên, những người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong quá trình làm việc cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Do đó các chuyên gia khuyên nam giới làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất nên đi khám định kỳ ít nhất 1 lần/năm.

chúng tôi (Theo vtv.vn)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Thông tin y học chuyên sâu về ung thư tiền liệt tuyến

Các Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Phổi

1. Thuốc lá, xì gà và hút thuốc lào:

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư phổi. Thuốc lá, xì gà và hút thuốc lào đều làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Các nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc lá tăng theo số lượng thuốc lá hút mỗi ngày và số năm hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với những người không hút thuốc.

2. Khói thuốc:

Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư phổi. Khói thuốc là khói bốc ra từ thuốc lá đang cháy hoặc sản phẩm thuốc lá khác, hoặc bốc ra bởi những người đang hút thuốc. Những người hít phải khói thuốc lá tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư giống như những người hút thuốc, mặc dù với số lượng nhỏ hơn. Hít khói thuốc lá được gọi là hút thuốc không tự nguyện hoặc thụ động.

3. Tiền sử gia đình:

Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Những người có người thân bị ung thư phổi có thể bị ung thư phổi cao gấp đôi so với những người không có người thân bị ung thư phổi. Bởi vì hút thuốc lá có xu hướng tăng trong các gia đình và các thành viên gia đình tiếp xúc với khói thuốc lá, thật khó để biết liệu nguy cơ ung thư phổi gia tăng là từ tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi hay do tiếp xúc với khói thuốc lá.

4. Nhiễm HIV:

5. Yếu tố rủi ro môi trường:

Phơi nhiễm phóng xạ: Tiếp xúc với bức xạ là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Bức xạ bom nguyên tử, xạ trị, chẩn đoán hình ảnh và radon là nguồn tiếp xúc với bức xạ

Bức xạ bom nguyên tử: Tiếp xúc với bức xạ sau vụ nổ bom nguyên tử làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Xạ trị: Liệu pháp xạ trị vào ngực có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư, như ung thư vú và ung thư hạch biểu hiện tại trung thất. Xạ trị sử dụng tia X, tia gamma hoặc các loại phóng xạ khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Liều lượng phóng xạ nhận được càng cao, nguy cơ càng cao. Nguy cơ ung thư phổi sau xạ trị cao hơn ở những bệnh nhân hút thuốc so với những người không hút thuốc.

Chẩn đoán hình ảnh: Các chỉ định chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT, cho bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ. Chụp CT xoắn ốc liều thấp làm cho bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ ít hơn so với chụp CT liều cao hơn. Trong sàng lọc ung thư phổi, việc sử dụng CT scan xoắn ốc liều thấp có thể làm giảm tác hại của bức xạ.

Radon: Radon là một loại khí phóng xạ xuất phát từ sự phân hủy uranium trong đá và đất. Nó thấm qua mặt đất và rò rỉ vào không khí hoặc nguồn nước. Radon có thể vào nhà thông qua các vết nứt trên sàn, tường hoặc nền móng và mức độ radon có thể tích tụ theo thời gian.

Phơi nhiễm nơi làm việc: Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với các chất sau đây làm tăng nguy cơ ung thư phổi:

Amiăng.

Asen.

Crom.

Niken.

Beryllium.

Cadmium.

Tar và bồ hóng.

Những chất này có thể gây ung thư phổi ở những người tiếp xúc với chúng tại nơi làm việc và chưa bao giờ hút thuốc. Khi mức độ tiếp xúc với các chất này tăng lên, nguy cơ ung thư phổi cũng tăng theo. Nguy cơ ung thư phổi thậm chí còn cao hơn ở những người tiếp xúc và hút thuốc.

6. Ô nhiễm không khí:

Các nghiên cứu cho thấy sống ở những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

7. Bổ sung beta carotene ở người nghiện thuốc lá nặng

Uống bổ sung beta carotene (thuốc viên) làm tăng nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt ở những người hút thuốc hút một hoặc nhiều gói mỗi ngày. Nguy cơ cao hơn ở những người hút thuốc có ít nhất một thức uống có cồn mỗi ngày.

Nguồn: cancer.net

Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Dạ Dày

Ở Việt Nam Ung thư dạ dày đang là vấn đề y tế lớn trong nhân dân, đặc biệt là ở nam giới trên 40 tuổi. Ước tính hàng năm có khoảng 15000 – 20000 người bị Ung thư dạ dày, đứng thứ 2 sau ung thư phổi (ở nam); đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung (ở nữ)

Ung thư dạ dày là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Theo Hiệp hội Ung thư quốc tế (UICC), mỗi năm trên thế giới có trên bảy triệu ung thư mới được phát hiện, trong đó khoảng 30% là Ung thư dạ dày. Riêng đối với ung thư tiêu hoá thì Ung thư dạ dày là loại gặp nhiều nhất.

Ở Việt Nam đang là vấn đề y tế lớn trong nhân dân, đặc biệt là ở nam giới trên 40 tuổi. Ước tính hàng năm có khoảng 15000 – 20000 người bị Ung thư dạ dày vẫn được coi là bệnh lý ác tính tiến triển và tiên lượng nặng nề, tỉ lệ tử vong cao. Cho đến nay nguyên nhân Ung thư dạ dày vẫn chưa rõ ràng, người ta chỉ nói đến các yếu tố nguy cơ.

Bình thường 6% thanh niên và trung niên, 20 – 30% người già có tình trạng giảm acid chlorhydric sinh lý. Trong trường hợp Ung thư dạ dày thì acid chlorhydric có thể giảm hoặc không có. Trước một ổ loét dạ dày có dịch vị vô toan cần nghĩ đến tính chất ác tính hoặc diễn biến ác tính của ổ loét.

Trong cộng đồng có nguy cơ cao quá trình này thường bắt đầu từ năm thứ 20 đến 30 của tuổi đời. Qua thời gian viêm teo niêm mạc sẽ phát triển lan rộng trong dạ dày. Cho đến 60 – 70 tuổi kết quả là những tế bào tiết acid giảm đi dẫn tới sự thay đổi pH tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng với các yếu tố khác dẫn đến Ung thư dạ dày.

3. Vai trò của Helicobacter Pylori trong ung thư dạ dày

Marshall và Warren lần đầu tiên phân lập trực khuẩn HP vào năm 1982, kể từ đó có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của nó trong bệnh lý dạ dày, nhất là bệnh lý loét và bệnh lý ung thư dạ dày.Parsonet ( 1991 ) theo dõi những người mắc ung thư dạ dày và người bình thường thì thấy rằng tỷ lệ nhiễm HP ở bệnh nhân ung thư dạ dày là 84% còn ở nhóm chứng là 64%.Blaser ( 1995 ) thấy rằng, vai trò của HP trong ung thư dạ dày rõ ràng hơn ở những người mang HP có chuỗi Cag A. Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Tạ Long và cs tiến hành ở 104 bệnh nhân ung thư dạ dày cho thấy có đến 77,1% bệnh nhân nhiễm HP theo chẩn đoán mô bệnh học và hầu hết trong số này đều mang chuỗi Cag A.

4. Một số yếu tố khác với ung thư dạ dày

Tính chất gia đình: ung thư dạ dày có tính chất gia đình chiếm khoảng 1 – 15% các trường hợp ung thư. Yatsuya (2001) nghiên cứu yếu tố gia đình của bệnh thì thấy rằng những gia đình có từ hai thành viên trở lên mắc ung thư dạ dày thì có nguy cơ mắc bệnh rất cao cho cả hai giới và nguy cơ tử vong do ung thư dạ dày cũng cao hơn so với các bệnh nhân ung thư dạ dày không có tiền sử gia đình.

Bệnh thiếu máu ác tính, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không polyp, dị sản ruột.. là những yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày.

Các yếu tố khác như điều kiện kinh tế khó khăn, tiếp xúc với phóng xạ, công nhân mỏ than, công nhân cao su… là những điều kiện thuận lợi cho ung thư dạ dày phát triển.

Như vậy cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày là có một chế độ ăn hợp lý, nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế thực phẩm muối hay hun khói, điều trị triệt để các bệnh lý dạ dày khác; với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, có tính chất gia đình nên thường xuyên nội soi dạ dày 6tháng một lần để kiểm tra, kịp thời phát hiện sớm tổn thương, và cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống để chúng ta có cuộc sống thật sự khoẻ mạnh.