Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Cổ Tử Cung / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Yếu Tố Tăng Nguy Cơ Ung Thư Cổ Tử Cung

Yếu tố nguy cơ là bất kỳ điều gì có thể làm tăng cơ hội mắc một bệnh nào đó, như ung thư chẳng hạn. Các ung thư khác nhau có những yếu tố nguy cơ khác nhau. Ví dụ, tiếp xúc với ánh mặt trời mạnh là yếu tố nguy cơ của ung thư da, nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung. Hút thuốc lại là yếu tố nguy cơ của nhiều loại ung thư khác nhau. Nhưng sở hữu một yếu tố nguy cơ, hay thậm chí là nhiều đi nữa, cũng không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh.

Nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển ung thư cổ tử cung. Những phụ nữ không có yếu tố nguy cơ nào trong số này hiếm khi phát triển ung thư cổ tử cung. Mặc dù những yếu tố nguy cơ này làm tăng tỷ lệ phát triển ung thư cổ tử cung, nhiều phụ nữ có những nguy cơ này lại không phát triển bệnh. Khi một người phát triển ung thư cổ tử cung hay các tổn thương tiền ung thư, không thể khẳng định một cách chắc chắn rằng một yếu tố nguy cơ đặc biết nào là nguyên nhân.

Khi suy nghĩ về các yếu tố nguy cơ, nó giúp bạn tập trung vào những yếu tố có thể tránh thay đổi (như hút thuốc hay HPV) hơn là nhưng yếu tố không thể thay đổi được (như là tuổi hay tiền sử gia đình). Dù vậy, việc biết về các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được vẫn rất quan trọng, bởi vì nó thậm chí còn quan trọng hơn cho những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ này để tiến hành tầm soát sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap thường quy.

Những yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung bao gồm:

Đây là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của ung thư cổ tử cung.

Về vấn đề HPV, mọi người có thể tìm đọc lại bài viết HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử ung & vaccine phòng ngừa.

Khi một người hút thuốc, họ và những người xung quanh đang “hưởng” rất nhiều những chất hoá học gây ung thư vốn tác động lên nhiều cơ quan khác chứ không phải chỉ có phổi. Những chất hoá học nguy hại này được hấp thụ qua phổi rồi theo dòng máu đi khắp cơ thể. Những phụ nữ có hút thuốc có khả năng mắc ung thư cổ tử cung gấp 2 lần người không hút. Những sản phẩm phụ của thuốc lá đã được tìm thấy trong chất nhầy cổ tử cung của những phụ nữ có hút thuốc. Các nhà nghiên cứu tiên rằng những chất này phá huỷ DNA của những tế bào cổ tử cung và có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm hiệu quả của hệ miễn dịch để có thể chiến đấu chống chọi với HPV.

HIV phá huỷ hệ miễn dịch và đặt phụ nữ vào một nguy cơ mắc HPV cao hơn. Điều này có thể giải thích tại sao phụ nữ mắc AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, do HIV gây ra) có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn. Hệ miễn dịch có vài trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư cũng như làm chậm sự phát triển và lây lan của nó. ở phụ nữ nhiễm HIV, một tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể diễn tiến thành ung thư xấm lấn nhanh hơn bình thường.

Một nhóm khác có nguy cơ cao là những phu nữ đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, ví dụ như những người đang phải điều trị bệnh tự miễn (là bệnh mà hệ miễn dịch của nhầm lẫn mô của cơ thể với các tác nhân từ bên ngoài và tấn công nó) hoặc để chống thải ghép.

Chlamydia là một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm sinh dục tương đối phổ biến, lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Nhiếm Chlamydia có thể gây ra viêm khung chậu, dẫn đến vô sinh. Một số nghiên cứu đã thấy rằng nguy cơ ung thư cổ tử cung là cao hơn ở những người phụ nữ mà kết quả xét nghiệm máu chỉ ra bằng chứng của việc đã hoặc đang nhiễm chlamydia (so với những phụ nữ có kết quả xét nghiệm trong giới hạn bình thường). Những phụ nữ đã nhiễm chlamydia thường không cảm nhận thấy triệu chứng nào. Thực tế, họ không thể biết mình đã bị nhiễm trừ khi làm xét nghiệm tìm chlamydia khi đến khám phụ khoa.

Những phụ nữ có chế độ ăn không đủ rau và trái cây có thể tăng nguy cơ đối với ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ thừa cân tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào tuyến nội mạc tử cung.

Sử dụng thuốc tranh thai trong thời gian dài

Chúng tôi đã có đề cập đến sử dụng thuốc tránh thai đường uống với các nguy cơ ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Bạn có thể đọc lại bài viết Thuốc tránh thai – yếu tố nguy cơ hay bảo vệ trước ung thư .

Một nghiên cứ gần đây thấy rằng những phụ nữ đã từng sử dụng dụng cụ tử cung có nguy cơ ung thư cổ tử cung thấp hơn. Hiệu quả này thậm chí cũng được thấy trên những phụ nữ sử dụng dụng cụ tử cung dưới một năm, và hiệu quả bảo vệ còn được duy trì sau khi đã chấm dứt đặt dụng cụ tử cung.

Những phụ nữ có từ 3 lần sinh trở lên có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn bình thường. không ai có thể nói chính xác tại sao điều này lại đúng. Một lý thuyết cho rằng những phụ nữ này ắt đã quan hệ tình dục mà không thực hiện các biện pháp bảo vệ , do đó làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Nhiều nghiên cứu cũng hướng đến sự thay đổi hormone trong thai kỳ như một khả năng có thể khiến phụ nữ trở nên nhạy cảm với nhiễm HPV cũng như phát triển ung thư. Một suy nghĩ khác là phụ nữ trong thai kỳ có hệ miễn dịch yếu hơn, cho phép HPV dễ dàng xâm nhập hơn cũng như ung thư dễ phát triển hơn

Phụ nữ sinh con trước 17 tuổi có nguy cơ ung thư cổ tử cung sau này gấp 2 lần so với những người đợi đến 25 tuổi hoặc hơn.

Nhiều phụ nữ có thu nhập thấp không có khả năng để sử dụng đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bao gồm Pap test. Điều này có nghĩa họ không thể được tầm soát hay điều trị các tổn thương tiền ung thư.

Tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung

Nếu mẹ hoặc chị của bạn mắc ung thư cổ tử cung, xác suất để bạn có thể mắc cao hơn từ 2 đến 3 lần so với nếu không ai trong gia đình từng mắc nó. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng một số trường hợp mang tính gia đình này bị gây ra bởi một tình trạng được thừa hưởng mà làm cho người phụ nữ ít có khả năng chống chọi HPV hơn so với những người khác. Trong nhiều trường hợp khác, những phụ nữ trong cùng gia đình với bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiều khả năng có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đã chỉ ra ở trên.

Mặc dù, yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung thì có nhiều, nhưng quan trọng nhất vẫn là HPV. Việc nhận thức được các yếu tố nguy cơ cùng với tiêm ngừa HPV cũng như tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm tỉ lệ phát triển ung thư và tử vong do ung thư cổ tử cung.

Chịu trách nhiệm thông tin: Đặng Phước Hưng. Cố vấn Y học: Dr. Dustin Nguyen, chúng tôi Inc. USA.

‘;

Những Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Cổ Tử Cung

Những yếu tố nguy cơ của Ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung là một phần của cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung. Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi từ 30 trở lên, xếp hàng thứ 7 trong 10 loại ung thư thường gặp ở nữ giới. Theo Globocan năm 2018, tại Việt Nam, ước tính mỗi ngày có 11 phụ nữ mắc mới và 07 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung

Yếu tố nguy cơ gây Ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chính gây Ung thư cổ tử cung là do nhiễm kéo dài một số chủng vi rút HPV. Vi rút HPV có hơn 100 típ vi rút gây bệnh được phân loại thành các típ nguy cơ cao và các típ nguy cơ thấp. Có 14 típ nguy có cao có khả năng gây ung thư ở các vị trí như cổ tử cung, âm hộ, âm đạo hậu môn, dương vật… 70% các trường hợp Ung thư cổ tử cung là do HPV típ 16, 18.

Một số yếu tố nguy cơ khác sau đây có thể tăng khả năng mắc bệnh:Quan hệ tình dục sớm; Quan hệ tình dục với nhiều người; Quan hệ tình dục không an toàn; Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, suy giảm miễn dịch; Hút thuốc lá;  Sinh nhiều con (từ 3 con trở lên)

Minh họa ung thư cổ tử cung (nguồn internet)

Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguyên Nhân Và Yếu Tố Gây Nguy Cơ Ung Thư Cổ Tử Cung Cho Phụ Nữ

Có đến 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus HPV – tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Virus HPV (Human Papilloma Virus) có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da. HPV lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả âm đạo, hậu môn và thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng.

Có hai loại HPV:

– HPV nguy cơ cao: Nổi bật là HPV 16, HPV 18, HPV 31, HPV 33 và HPV 45. Trong đó HPV 16 và HPV 18 là thủ phạm gây ra 70% trường hợp ung thư cổ tử cung, 30% còn lại là do các tuýp khác. Ngoài ra, HPV loại nguy cơ cao cũng là nguyên nhân gây ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư miệng họng.

Vài năm sau khi bắt đầu sinh hoạt tình dục, người phụ nữ có khả năng nhiễm HPV và nguy cơ mắc bệnh tăng theo số bạn tình trong đời. Phần lớn, cơ thể con người có miễn dịch tạo ra kháng thể để tiêu diệt virus. Tuy nhiên, một số trường hợp người phụ nữ không diệt được siêu vi trùng và bị nhiễm dần nặng lên. Sau vài năm, ADN của virus chui vào được DNA của tế bào người, làm tế bào cổ tử cung sinh sôi nảy nở không ngừng gây ung thư cổ tử cung.

Vì vậy, những người có yếu tố nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung đồng nghĩa với những người có nguy cơ cao bị nhiễm HPV. Đó là những người quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, người mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục. Không phải ai bị HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Nhưng ngược lại, có đến 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện thấy virus HPV.

Bao cao su có thể bảo vệ trước hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS, nhưng lại không hoàn toàn chống lại được HPV. Bởi vì virus HPV có thể lây truyền trực tiếp thông qua tiếp xúc tại vùng da không được bao phủ bởi bao cao su, theo VnExpress.

Triệu chứng của ung thư cổ tử cung

Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sớm và tiền ung thư thường không có triệu chứng. Triệu chứng sẽ xuất hiện trong giai đoạn muộn, khi đó ung thư đã xâm lấn. Khi điều này xảy ra, các triệu chứng phổ biến nhất là:

– Chảy máu âm đạo bất thường, chẳng hạn như chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu khi mãn kinh, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau khi thụt rửa hoặc sau khi khám phụ khoa.

– Đau khi quan hệ tình dục.

– Đau lưng.

– Đi tiểu bị đau hoặc tiểu khó khăn và nước tiểu đục.

– Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn hôi từ âm đạo.

Yếu tố tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

– Nhiễm HPV

Đây là yếu tố nguy cơ phổ biến của ung thư cổ tử cung. HPV (vi-rút gây u nhú ở người) là loại vi-rút lây truyền qua đường tình dục). Có hơn 100 loại HPV và ít nhất 13 trong số chúng có thể là nguyên nhân gây ung thư. Vắc-xin ngừa HPV có trên thị trường chỉ có thể chữa được 2 chủng vi-rút và do vậy, cần phải kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên.

– Có nhiều bạn tình

Có nhiều bạn tình hoặc có quan hệ tình dục sớm có thể là một yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung. Vì HPV lây truyền qua đường tình dục nên việc có nhiều bạn tình sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm loại vi-rút này.

– Mang thai sớm

Phụ nữ sinh con trước tuổi 17 có nguy cơ cao hơn đáng kể bị ung thư cổ tử cung.

– Mang thai nhiều lần

Phụ nữ mang thai từ 3 lần trở lên có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn đáng kể so với những phụ nữ chưa bao giờ sinh con.

– Hệ miễn dịch suy yếu

Nguy cơ cao hơn ở những người bị nhiễm HIV hoặc AIDS và những người bị ghép tạng cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

– Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm Chlamydia, lậu, giang mai làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

– Hút thuốc

Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác. Nicotine và thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch, kết quả là stress oxy hóa làm thay đổi cân bằng của các gien sinh ung thư trong cơ thể và dẫn đến sự phát triển ung thư, theo SKĐS.

– Phụ nữ béo phì, thừa cân

Phụ nữ béo phì, thừa cân, tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến tình trạng thừa lượng mỡ trong cơ thể từ đó dẫn tới tăng sinh nội mạc tử cung gây ra ung thư.

– Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường không có đối kháng progesterone, do đó sẽ xuất hiện hiện tượng tăng sinh nội mạc tử cung, dẫn đến ung thư cổ tử cung, Vietnamnet cho hay.

Tổng hợp

Yếu Tố Nguy Cơ Ung Thư Vòm Họng

24/07/2018 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 422 lượt xem

Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vòm họng chưa được xác định cụ thể nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm cả yếu tố có thể kiểm và không thể kiểm soát.

Ung thư vòm họng hay còn được gọi là ung thư mũi hầu xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển trong các mô của mũi hầu, khu vực sau khoang mũi và trên mặt sau của cổ họng. Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc cao nhất là 30 – 55 tuổi. Các yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm:

Thuốc lá, rượu mạnh

Chế độ dinh dưỡng kém

Những người có chế độ dinh dưỡng kém như chế độ ăn thiếu rau xanh, hoa quả tươi, sử dụng nhiều thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối, xì dầu, nước mắm có chứa Nitrosamin làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

Nhiễm HPV

HPV là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Người ta tin rằng sự gia tăng bạn tình và quan hệ tình dục bằng đường miệng làm tăng nguy cơ nhiều bệnh ung thư vùng đầu cổ, trong đó có ung thư vòm họng.

Vi rút EBV

Vi rút EBV (Epstein – Barr) là một loại phổ biến của vi rút herpes. Nhiều nghiên cứu cho biết EBV có thể gây ra những thay đổi di truyền trong tế bào và làm cho người bị nhiễm có nguy cơ phát triển ung thư vòm họng trong tương lai.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Ung thư vòm họng không di truyền nhưng những người có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn…

Ung thư vòm họng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực sớm. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh ung thư vòm họng đều là các biểu hiện “mượn” từ các cơ quan xung quanh như tai, mũi, thần kinh, hạch… nên rất dễ bị bỏ qua. Vì vậy, khám sức khỏe, tầm soát ung thư vòm họng định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt với những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Để đăng kí khám tầm soát ung thư hay nhận thêm thông tin về yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.