Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Đại Tràng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Đại Tràng

Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ phát triển và tử vong do ung thư đại trực tràng sẽ cao hơn những người có cân nặng bình thường. Thừa cân (đặc biệt là có vòng eo lớn hơn) làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng ở cả nam và nữ, nhưng mối liên kết dường như mạnh hơn ở nam giới.

Nếu bạn không hoạt động thể chất, bạn có nhiều khả năng bị ung thư ruột kết. Do đó, tập thể dục hoặc hoạt động thể chất tích cực hơn có thể giúp giảm nguy cơ của bạn.

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ (như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu hoặc gan) và các loại thịt chế biến sẵn (như xúc xích và một số loại thịt hộp) làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Nấu thịt ở nhiệt độ rất cao (chiên, nướng hoặc quay) sẽ tạo ra các hóa chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra liệu yếu tố này có thể làm tăng bao nhiêu nguy cơ ung thư đại trực tràng. Và liệu các thành phần chế độ ăn uống khác (ví dụ, một số loại chất béo) có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư đại trực tràng hay không.

Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng lên theo tuổi. Những người trẻ hơn cũng có thể mắc bệnh này, nhưng ung thư đại trực tràng phổ biến hơn nhiều sau 50 tuổi.

Có polyp đại trực tràng hoặc ung thư đại trực tràng

Nếu có tiền sử mắc polyps tuyến (Adenomatous polyps) thì bạn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có polyp với số lượng nhiều hoặc kích thước lớn hoặc nếu bất kỳ trong số chúng có loạn sản.

Nếu bạn đã bị ung thư đại trực tràng, mặc dù ung thư đã được loại bỏ hoàn toàn thì bạn vẫn có nhiều khả năng phát triển bệnh ung thư mới ở các phần khác của đại tràng và trực tràng. Khả năng này xảy ra sẽ lớn hơn nếu bạn bị ung thư đại trực tràng khi còn trẻ tuổi.

Tiền sử bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease)

Nếu bạn bị bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm cả viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn, nguy cơ ung thư đại trực tràng của bạn sẽ tăng lên.

IBD là tình trạng đại tràng bị viêm trong một thời gian dài. Những người đã bị IBD trong nhiều năm, đặc biệt là nếu không được điều trị, thường phát triển thành chứng loạn sản. Chứng loạn sản là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các tế bào trong niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng bất thường, nhưng không phải là tế bào ung thư thực sự. Tuy nhiên, theo thời gian, các tế bào này có thể thay đổi thành ung thư thực sự.

Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc polyp tuyến

Hầu hết các bệnh ung thư đại trực tràng được tìm thấy ở những người không có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, gần 1 trong 3 người bị ung thư đại trực tràng có các thành viên khác trong gia đình đã mắc bệnh này.

Những người có tiền sử ung thư đại trực tràng ở người thân trực hệ (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) có nguy cơ cao hơn. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn nếu người thân đó được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi họ dưới 45 tuổi hoặc nếu có nhiều hơn một người thân độ một bị mắc bệnh này.

Nguyên nhân cho sự gia tăng nguy cơ không rõ ràng trong mọi trường hợp. Ung thư có thể di truyền trong gia đình vì các gen được di truyền, sống chung trong một môi trường hoặc một số trường hợp là sự kết hợp giữa các yếu tố nguy cơ lại với nhau.

Khoảng 5% những người bị ung thư đại trực tràng đã di truyền những thay đổi gen (đột biến) gây ra hội chứng ung thư gia đình cho thế hệ sau và có thể khiến con cái họ mắc bệnh.

Hội chứng Lynch là hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền phổ biến nhất. Nó chiếm khoảng 2% đến 4% trong tất cả các loại ung thư đại trực tràng. Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn này là do khiếm khuyết di truyền ở gen MLH1 hoặc MSH2, nhưng những thay đổi ở các gen khác cũng có thể gây ra hội chứng Lynch.

Hội chứng polyp gia đình (Familial adenomatous Polyposis – FAP)

Nguyên nhân của FAP là do những thay đổi (đột biến) trong gen APC mà một người được thừa hưởng từ cha mẹ của mình. Khoảng 1% của tất cả các bệnh ung thư đại trực tràng là do FAP.

Trong loại FAP phổ biến nhất thường bắt đầu từ 10 đến 12 tuổi, người bệnh sẽ có hàng trăm hoặc hàng ngàn polyp phát triển trong đại tràng và trực tràng. Ung thư thường phát triển ở 1 hoặc nhiều polyp này ngay từ tuổi 20. Đến 40 tuổi, hầu hết những người mắc FAP sẽ bị ung thư đại tràng trừ khi đại tràng của họ đã bị cắt bỏ để ngăn chặn ung thư. Những người mắc FAP cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, ruột non, tuyến tụy, gan và một số cơ quan khác.

Hội chứng Peutz-Jeghers (PJS): Những người mắc bệnh di truyền này có xu hướng bị tàn nhang quanh miệng (và đôi khi trên tay và chân) và một loại polyp đặc biệt gọi là hamartomas trong đường tiêu hóa của họ. Những người này có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn nhiều, cũng như các bệnh ung thư khác và họ thường được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ hơn so với tuổi bình thường. Hội chứng này do đột biến gen STK11 (LKB1).

Bị tiểu đường type 2

Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Cả bệnh tiểu đường type 2 và ung thư đại trực tràng đều có một số yếu tố nguy cơ chung như như thừa cân và không hoạt động thể chất. Nhưng ngay cả sau khi tính đến các yếu tố này, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 vẫn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng gia tăng hơn so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những đối tượng này thường có xu hướng tiên lượng xấu hơn sau khi được chẩn đoán ung thư.

Khám sàng lọc ung thư đường tiêu hoá là biện pháp khoa học và hiệu quả để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa (ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng) và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa (thực quản – dạ dày – đại tràng) kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng để đem lại kết quả chính xác nhất có thể.

Khi sàng lọc ung thư đường tiêu hóa tại Vinmec, Quý khách sẽ được:

Khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa với bác sĩ chuyên khoa ung bướu (có hẹn).

Nội soi dạ dày và nội soi đại tràng với máy nội soi NBI có gây mê.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser).

Xét nghiệm thời gian prothrombin bằng máy tự động.

Xét nghiệm thời gian thrombin bằng máy tự động.

Xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hoá (APTT: Activated Partial Thromboplastin Time) bằng máy tự động.

Siêu âm ổ bụng tổng quát

Để đăng ký sàng lọc và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Ung Thư Đại Tràng Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Mắc Bệnh

Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính ở đường tiêu hóa thường gặp. Đây là căn bệnh ung thư đứng hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong vì ung thư cho khoảng 630.000 người tử vong mỗi năm trên thế giới. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh ung thư đại tràng có thể hoành hành và có xu hướng ngày càng gia tăng? Hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng.

Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng là ung thư xảy ra tại đại tràng – phần cuối của ống tiêu hóa. Ung thư đại tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng: đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng.

Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt trong trường hợp phát hiện khi bệnh còn ở giai đoạn sớm hoặc các tổn thương tiền ung thư. Nếu phát hiện muộn thì tiên lượng bệnh kém, rất khó để chữa khỏi.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng

Nguyên nhân của ung thư đại tràng cho đến nay vẫn chưa xác định chắc chắn, nhưng có một số yếu tố nguy cơ đã được thừa nhận. Đây là các yếu tố có thể ảnh hưởng và làm tăng khả năng một người có thể mắc bệnh ung thư đại tràng.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị ung thư đại-trực tràng bao gồm:

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

Mặc dù một người bình thường có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng là 4,5%, nhưng có tới 90% các ca ung thư này xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Do đó, nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, đặc biệt nguy cơ tăng cao rõ rệt sau 50 tuổi Rủi ro tăng theo tuổi trong suốt cuộc đời.

Đa số polyp đại tràng là lành tính nhưng vẫn có một số khả năng trở thành ác tính (ung thư). Vì vậy, một người càng có nhiều polyp đại tràng hoặc có một vài polyp nhưng kích thước lớn thì cần phải lưu tâm, cảnh giác, không được chủ quan, bởi vì, rất có thể trở thành ung thư đại trực tràng bất cứ lúc nào.

Ở những người viêm đại – trực tràng trong thời gian dài, dẫn đến niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc tình trạng viêm loét tái phát liên tục, các tế bào biểu mô niêm mạc sẽ có nguy chuyển thành ác tính, gây ra ung thư đại tràng.

Các nghiên cứu đã chứng minh, nguy cơ ung thư tăng 20 – 25% ở những người bị viêm đại tràng mãn tính.

Mặc dù tất cả mọi người đều có thể mắc ung thư đại – trực tràng, và nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng của tất cả mọi người khoảng 5%.

Tuy nhiên, nguy cơ này tăng lên ở người có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, người bệnh có bệnh sử ung thư buồng trứng, tử cung, vú, người bệnh hoặc gia đình có bệnh sử mắc polyp hoặc viêm loét đại trực tràng… Theo thống kê cứ 1 trong 5 bệnh nhân ung thư đại-trực tràng có thành viên trong gia đình cũng bị ung thư đại-trực tràng, thường gặp nhất ở bố mẹ, anh chị em ruột.

5 – 10% bệnh nhân ung thư đại – trực tràng có các đột biến gen di truyền, phổ biến nhất là các trường hợp bị đa polyp dạng tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis – FAP) và hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không đa polyp di truyền – hereditary non-polyposis colon cancer – HNPCC). Các bệnh nhân này thường bị bệnh khi tuổi còn trẻ.

Người Mỹ gốc Phi và người Do Thái gốc Đông Âu có tỷ lệ mắc và tử vong ung thư đại-trực tràng cao nhất trong các nhóm chủng tộc.

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao và tiên lượng kém hơn khi được chẩn đoán ung thư đại trực tràng do:

​​​​​​​Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

Nghiên cứu do Đại học Y Washington, Mỹ thực hiện dựa trên thu thập dữ liệu từ 85.256 phụ nữ tuổi từ 25 đến 44, được thực hiện từ năm 1989. Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin chi tiết về trọng lượng cơ thể theo chu kỳ 2 – 4 năm/lần. Tính đến năm 2011, các bác sĩ đã chẩn đoán 114 trường hợp ung thư đại trực tràng dưới 50 tuổi.

So với những phụ nữ có chỉ số BMI thấp nhất, tương đương 18,5 – 22,9 kg/m2, những phụ nữ có chỉ số BMI cao nhất, lớn hơn 30, có gần gấp đôi nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng sớm.

Theo kết quả của một nghiên cứu, những người có hoạt động thể lực thường xuyên có thể giảm 27% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra việc hoạt động thể lực thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ béo phì- là một yếu tố cũng làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng.

Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn ở những người có chế độ ăn giàu protein động vật, đặc biệt là thịt đỏ.

Một nghiên cứu của châu Âu năm 2005 đã kết luận rằng, những người ăn nhiều thịt đỏ mỗi ngày tăng 33% nguy cơ ung thư đại trực tràng. Mặt khác, chế độ ăn uống giàu rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, do đó bạn nên cân chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp.

Tại Việt Nam, số ca mắc ung thư đại trực tràng mỗi năm khoảng 8.000 ca, dự kiến đến năm 2023 sẽ tăng lên hơn 13.000 ca.

Người có thói quen sử dụng thuốc lá lâu dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn người bình thường 30 – 40%.

Làm sao để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Như phần 2 chúng ta đã tìm hiểu, các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng được chia làm 2 nhóm là nhóm yếu tố có thể thay đổi được và nhóm yếu tố không thể thay đổi được.

Để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ta có thể tác động vào nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.

Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng:

+ Hạn chế ăn thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn

+ Ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không ăn đồ ăn ở vỉa hè, những nơi bụi bặm

+ Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất khoáng

Xu hướng của điều trị các bệnh lý đại tràng hiện nay là kết hợp giữa y học hiện đại và các sản phẩm thảo dược, nhờ vậy mà giảm được các tác dụng phụ do điều trị bằng thuốc tây y mà vẫn cho hiệu quả điều trị tốt.

BoniBaio là sản phẩm đến từ Canada được kết hợp giữa 6 tỷ lợi khuẩn, 5- HTP và thảo dược thiên nhiên như Bạch truật, hạt Thìa là, lá Bạc Hà, Hoàng Liên… nhờ vậy mà cho hiệu quả làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh lý đại tràng nhờ vậy có tác dụng tốt trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đại tràng, giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Vú

Ung thư vú được hình thành bởi một hay rất nhiều yếu tố nguy cơ trong đó có yếu tố nguy cơ chúng ta có thể thay đổi và có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi.

Hiện nay, rất nhiều phụ nữ mặc dù không có bất kỳ dấu hiệu của yếu tố ung thư nào nhưng vẫn bị ung thư vú và ngược lại, có những phụ nữ có rất nhiều yếu tố nguy cơ nhưng không hề phát hiện ra bệnh. Việc xác định các yếu tố nguy cơ chỉ là một phần rất nhỏ trong việc có thể chấn đoán được bệnh ung thư vú sớm ở phụ nữ ngày nay.

1. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được

Giới tính, độ tuổi, gen di truyền là một trong các yếu tố nguy cơ của ung thư vú bạn không thể thay đổi được. Những yếu tố này là yếu tố chính khiến có nguy cơ mắc ung thư vú của bạn trở lên cao hơn. Tuy nhiên, khi bạn có những yếu tố này chưa chắc bạn đã bị mắc ung thư vú.

Điều đơn giản nhất bạn có thể hiểu, khi bạn là phụ nữ thì đó chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vú. Tuy nhiên, ung thư vú chỉ bị ở phụ nữ là hiểu lầm khá phổ biến trong nhận thức của mọi người. Ở nam giới, vẫn có nguy cơ mắc ung thư vú nhưng khả năng mắc bệnh thường ít hơn 100 lần so với phụ nữ, nguyên nhân có thể do nam có ít estrogen và progesterone, những hormone sinh dục nữ có khả năng xúc tiến sự trưởng thành của các tế bào ung thư vú.

Sau giới tính thì tuổi là yếu tố nguy cơ lớn thứ nhì của ung thư vú. Phần lớn ung thư vú được phát hiện sau tuổi 50 và hầu hết ung thư vú xâm lấn được tìm thấy ở phụ nữ trên 55 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc ung thư vú đang dần trẻ hóa nên các bạn nữ cũng nên chú ý đến các dấu hiệu nguy cơ để có thể phát hiện bệnh sớm.

c, Một số gien di truyền nhất định

Khoảng 5-10% số ca bị ung thư vú được cho là do di truyền một số đột biến gien từ cha mẹ, mà thông thường là do do đột biến gien BCRA1 và BCRA2. (Bình thường, hai gien này tổng hợp các protein giúp ngăn ngừa sự tăng sinh tế bào bất thường. Khi bị đột biến, chúng mất đi khả năng kiểm soát tế bào, dẫn tới ung thư.) Ngoài ra, còn một số đột biến gien khác cũng có thể dẫn đến ung thư vú di truyền, nhưng BCRA1 và BCRA2 là có thể tầm sóat khi thử nghiệm gien.

d, Tiền sử gia đình bị ung thư vú

Cần lưu ý rằng khoảng 8/10 phụ nữ bị ung thư vú không có người nào trong gia đình mắc bệnh này, tuy nhiên:

– Phụ nữ nếu có người thân trong gia đình bị ung thư vú sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

– Phụ nữ có một người thuộc thế hệ thứ nhất (mẹ, chị, con gái) bị ung thư vú sẽ tăng nguy cơ bản thân lên gấp 2 lần. Nếu có hai người thuộc thế hệ này bị bệnh, nguy cơ sẽ tăng 3 lần.

– Nguy cơ cũng sẽ tăng lên nếu phụ nữ có ba hoặc một anh trai bị bệnh này.

e, Tiền sử bản thân bị bệnh vú lành tính ở vú hay bị ung thư vú

Phụ nữ mắc một bệnh lành tính ở vú thì tăng 3.5 đến 5 lần nguy cơ bị ung thư vú.

Hơn nữa, một người phụ nữ bị ung thư 1 vú tăng nguy cơ phát triển ung thư ở vú còn lại hay ở vùng khác ở cùng bên vú bệnh (khác với sự tái phát của bệnh ung thư lần đầu).

Nhìn chung, phụ nữ da trắng tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư vú hơn phụ nữ Mỹ gốc châu Phi, nhưng khi mắc bệnh, nguy cơ tử vong ở phụ nữ Mỹ gốc châu Phi lại cao hơn. Phụ nữ châu Á, châu Mỹ và châu Mỹ latin nguy cơ mắc và tử vong vì ung thư vú thấp hơn.

Như đã biết, mô vú được tạo thành từ mô mỡ, mô sợi và mô tuyến. Mô vú được gọi là đặc (phát hiện trên nhũ ảnh) khi có nhiều mô tuyến và mô sợi, và có ít mô mỡ. Phụ nữ có mô vú đặc nguy cơ bị ung thư vú tăng gấp 1.2 đến 2 lần so với mô vú bình thường. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ đặc của mô vú như tuổi, tình trạng mãn kinh, sử dụng thuốc (dùng hormone thay thế sau mãn kinh), thai kỳ, và di truyền.

h, Có kinh sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi)

Phụ nữ có nhiều chu kỳ kinh, vì có kinh sớm hoặc mãn kinh muộn đều tăng nguy cơ mắc ung thư vú, do họ có nhiều thời gian tiếp xúc với hormone estrogen và progesterone hơn.

Xạ trị vùng ngực để chữa cho một loại ung thư khác (như bệnh Hogkin và lymphoma non-Hogkin) làm tăng đáng kể nguy cơ bị ung thư vú, bắt đầu từ 10 năm sau tiếp xúc tia xạ và kéo dài sau đó. Yếu tố nguy cơ này phụ thuộc vào liều và độ tuổi tiếp xúc với tia xạ: tăng cao nhất khi tiếp xúc ở tuổi dậy thì (mô vú đang phát triển) và hầu như không tăng khi xạ trị sau 40 tuổi.

Lượng rượu tiêu thụ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Giả thiết được đặt ra là rượu làm hạn chế khả năng kiểm soát lượng estrogen trong máu của gan, dẫn tới tăng khả năng ung thư vú.

Thừa cân hay béo phì sau mãn kinh là yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Tình trạng này được giải thích bởi sau mãn kinh, mô mỡ là nguồn estrogen chính của cơ thể, khi hai buồng trừng ngừng sản xuất hormone này. Có nghĩa là mô mỡ càng nhiều thì lượng estrogen càng cao, và nguy cơ ung thư vú càng tăng.

Ít vận động là một yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tập thể dục đều đặn 4 đến 7 giờ mỗi tuần và sự giảm nguy cơ ung thư vú. Tập thể dục giúp tiêu thụ và kiểm soát lượng đường huyết, hạn chế nồng độ insulin – hormone có thể ảnh hưởng tới sự phát triển mô vú. Mặt khác, người có thói quen tập thể dục thường khỏe mạnh, ít mỡ thừa hơn so với người ít vận động. Mỡ tạo estrogen, và mỡ thừa tạo estrogen thừa.

Nhìn chung, phụ nữ không có con hay có con đầu sau 30 tuổi tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giảm nhẹ nguy cơ ung thư vú, nhất là kéo dài 1.5 đến 2 năm. Nguyên nhân được cho là cho con bú làm giảm số chu kỳ kinh, dẫn đến giảm lượng estrogen, đồng thời, trong khoảng thời gian này, phụ nữ thường có xu hướng ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng và duy trì lối sống lành mạnh (không uống rượu hay hút thuốc).

f, Điều trị kết hợp hormone thay thế

Điều trị kết hợp hormone thay thế estrogen – progesterone (HT) sau mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc và tử vong vì ung thư vú. Nguy cơ này bắt đầu tăng sau 2 năm sử dụng liệu pháp và trở về bình thường sau 5 năm ngừng sử dụng.

Chế độ ăn được cho là đóng khoảng 30 – 40% nguyên nhân gây ung thư nói chung. Không có loại thực phẩm hay chế độ ăn nào giúp phòng ngừa ung thư vú, nhưng dưỡng chất từ các loại thực phẩm sạch (không thuốc trừ sâu hay thuốc tăng trưởng) như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc giúp bảo vệ cơ thể khỏi những đột biến tế bào có hại.

Mặc dù rất nhiều nghiên cứu trên phụ nữ ở Mỹ chưa tìm ra được mối liên hệ giữa ung thư vú và lượng chất béo ăn vào, nhưng thống kê cho thấy ung thư vú ít gặp ở các nước có chế độ ăn ít chất béo toàn phần.

– Gây tổn hại phổi khi điều trị xạ trị ung thư vú.

– Khó lành vết thương sau phẫu thuật và tái tạo hình vú.

– Tăng nguy cơ tạo cục máu đông khi điều trị hóa trị liệu.

Một vài nghiên cứu cho rằng phụ nữ làm việc ban đêm, như công nhân, bác sĩ, điều dưỡng, có thể tăng nguy cơ ung thư vú. Giả thiết được đặt ra là do sự hạ thấp nồng độ melatonin khi cơ thể tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm.

4. Các yếu tố chưa được chứng minh hay còn đang tranh cãi

Liệu mặc áo ngực có thể gây tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và dẫn đến ung thư vú không? Cho tới hiện tại, câu trả lời là không. Một nghiên cứu gần đây trên hơn 1 500 phụ nữ cho thấy không có sự liên hệ nào giữa hai sự việc này.

Một số nghiên cứu đã cung cấp các dữ liệu mạnh mẽ rằng phá thai hay sảy thai tự nhiên cũng không ảnh hưởng gì đến nguy cơ ung thư vú.

Mặc dù nâng ngực bằng silicone có thể tạo mô sẹo ở ngực, nhưng vẫn các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy nguy cơ nào dẫn đến ung thư vú. Tuy nhiên, cần lưu ý là nâng ngực khiến mô vú khó quan sát trên nhũ ảnh chuẩn, do đó, nếu ngực bạn có túi silicone, phải thông báo với kĩ thuật viên để chụp thêm một số hình ảnh giúp chẩn đoán mô vú chính xác hơn.

Tóm lại, bản thân phụ nữ đã là một nguy cơ của ung thư vú, và mỗi người lại có thêm những nguy cơ riêng – một số thay đổi được, một số không. Bằng cách chọn cho mình một lối sống lành mạnh nhất, cùng với việc thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ về yếu tố ung thư vú của mình, thì bạn đã trao cho bản thân khả năng giảm thiểu tối đa những nguy cơ này.

Nguồn bài viết: Ruy băng tím – Kiến thức phòng chống ung thư cho mọi người

Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Buồng Trứng

Các gen BRCA1 và BRCA2 thấy trong gia đình nhiều người bị ung thư vú. Phụ nữ mang đột biến các gen này cũng tăng nguy cơ ung thư buồng chứng.

Tiền sử gia đình: Những người thân có quan hệ gia đình cấp I (mẹ, con gái, chị hoặc em gái) với người phụ nữ bị ung thư buồng trứng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Khả năng mắc bệnh đặc biệt cao nếu có từ hai người thân cấp I trở lên bị mắc căn bệnh này. Nguy cơ mắc bệnh có phần ít hơn, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình, nếu những người thân khác (bà, cô, chị em họ) mắc ung thư buồng trứng. Tiền sử gia đình có ung thư vú hoặc ung thư đại tràng cũng gắn với tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

Độ tuổi: Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng lên khi người phụ nữ già đi. Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng xuất hiện ở những phụ nữ trên 50 tuổi, nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở những phụ nữ trên 60 tuổi.

Sinh con: Những phụ nữ chưa bao giờ sinh con có khả năng mắc bệnh nhiều hơn những phụ nữ đã sinh con. Thực tế cho thấy phụ nữ càng có nhiều con thì nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng càng ít.

Tiền sử cá nhân: Phụ nữ đã bị ung thư vú hoặc đại tràng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ không bị ung thư vú hay ung thư đại tràng.

Thuốc kích thích sinh sản: Thuốc kích thích rụng trứng có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Các nhà nghiên cứu đang xem xét mối quan hệ có thể này.

Bột tan: Một số nghiên cứu chỉ ra rẳng những phụ nữ sử dụng bột tan (phấn) ở vùng sinh dục trong nhiều năm có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Điều trị hoóc-môn thay thế: Một số bằng chứng cho thấy phụ nữ sử dụng hoóc-môn sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng nhẹ.

Khi chúng ta biết được nhiều hơn về các nguyên nhân sinh ung thư buồng trứng thì chúng ta cũng biết làm thế nào để làm giảm khả năng mắc bệnh này. Một số nghiên cứu cho thấy cho con bú và dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Các biện pháp này làm giảm số lần phóng noãn, và các nghiên cứu cho rằng giảm số lần phóng noãn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Những phụ nữ đã được phẫu thuật tránh thai như thắt vòi trứng hoặc cắt tử cung sẽ có ít nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Thêm vào đó, 1 số nghiên cứu cho thấy giảm lượng mỡ trong khẩu phần ăn có thể sẽ là giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Điều đáng lưu ý là có 1 hay nhiều trong số các yếu tố nguy cơ nêu trên không có nghĩa là chắc chắn người phụ nữ đó sẽ bị ung thư buồng trứng, nhưng khả năng mắc phải sẽ cao hơn bình thường. Những chị em quan tâm đến bệnh có thể nói chuyện với các thầy thuốc chuyên khoa như bác sỹ phụ khoa, bác sỹ phụ khoa ung thư hoặc bác sỹ nội khoa ung thư. Bác sỹ có thể gợi ý các cách làm giảm khả năng mắc bệnh và có thể đưa ra 1 kế hoạch, 1 lịch trình kiểm tra sức khoẻ cụ thể.