Yêu Cầu Khi Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Nào?

Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, HPV là loại vi rút phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục sẽ nhiễm vào một thời điểm nào đó trong đời.

Bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh cho biết, nữ giới 9-26 tuổi có thể tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV, song thời điểm tốt nhất là 9-16 tuổi.

Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, HPV là loại vi rút phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục sẽ nhiễm vào một thời điểm nào đó trong đời. Vi rút gây ra mụn cóc sinh dục hoặc ung thư: cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hầu họng.

Tính riêng ung thư cổ tử cung, mỗi năm Việt Nam có hơn 5.000 người mắc và 2.500 phụ nữ tử vong. Bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin ngừa HPV cũng như tầm soát, song nhiều phụ huynh lo sợ tác dụng phụ hoặc ngại giải thích kiến thức giới tính cho trẻ em gái, nên chần chừ không tiêm vắc xin ngừa HPV từ sớm.

“Tôi có nghe bạn bè nói nên cho con tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, nhưng nghĩ đến chuyện phải giải thích cho con kiến thức giới tính, lại sợ vẽ đường cho hươu chạy. Hơn nữa, con bé mới 9 tuổi, còn quá sớm để nghĩ đến ung thư”, chị T.T, một phụ huynh ở quận 3, TP HCM chia sẻ.

9-16 tuổi là độ tuổi lý tưởng nhất để cho con tiêm vắc xin ngừa HPV

Theo bác sĩ Ngọc Linh, có nhiều lý do khoa học để các nước tiên tiến trên thế giới khuyến cáo bố mẹ nên tiêm vắc xin sớm cho con gái. Thứ nhất, tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung ở người càng trẻ thì đáp ứng miễn dịch càng cao, do kháng thể được sản sinh ra nhiều hơn.

Thứ hai, trẻ có thể nhiễm vi rút HPV dù không quan hệ hoặc tiếp xúc tình dục. Nguy cơ lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi… Ngày nay, một số bé gái bắt đầu có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn và phụ huynh thường không dự đoán được. Do đó, chủng ngừa càng sớm thì càng tránh được nguy cơ trẻ đã phơi nhiễm và nhiễm HPV trước khi tiêm.

Thứ ba, vắc xin này có hiệu quả kéo dài đến 30 năm. Phụ huynh cũng không lo tiêm vắc xin sớm sẽ giảm hiệu quả lâu dài về sau. Chuyên gia khuyên, trẻ nên tiêm đủ ba mũi theo phát đồ 0-2-6 tháng và không cần làm xét nghiệm gì trước khi tiêm.

Suốt nhiều năm làm việc, bác sĩ Linh thường xuyên nhận được câu hỏi: “Nếu đã quan hệ tình dục thì tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung còn tác dụng không?”. Trên thực tế, chị em có thể nhiễm một hoặc vài chủng HPV sau khi gần gũi bạn đời. Việc tiêm vắc xin ngừa HPV sẽ giúp phòng chống các chủng nguy cơ cao chưa mắc phải.

Song song với việc tiêm vắc xin ngừa HPV, cần tầm soát ung thư định kỳ để phòng bệnh triệt để, đặc biệt với phụ nữ trung niên.

HPV dễ tái nhiễm, tức là sau khi cơ thể loại thải vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc xin ngừa được vấn đề này. Song song với việc tiêm vắc xin ngừa HPV, phụ nữ vẫn cần tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

Bác sĩ Linh dẫn báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ cho thấy, có hơn 205 triệu liều vắc xin ngừa HPV đã sử dụng trên thế giới. Vắc xin ngừa HPV cũng được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận tính an toàn. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào vì vắc xin này.

(Theo Vnexpress)

Tại Sao Cần Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung? Khi Nào Nên Tiêm Phòng?

” Bác sĩ ơi, tôi đọc được thông tin trên mạng về việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung cho nữ giới những không biết khi nào nên tiêm. Con gái tôi đang là sinh viên và chưa quan hệ tình dục nhưng được nhiều người khuyên là nên đưa cháu đi tiêm, tại sao cần tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thưa bác sĩ? Tôi đang rất băn khoăn không biết có nên đưa cháu đi tiêm không, đặc biệt là khi cháu chưa lập gia đình và sức khỏe rất ổn định, không có bệnh tật gì. Mong bác sĩ sớm giải đáp sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn “.

Nguyễn Thanh Hà (Thanh Xuân – Hà Nội, hanguyen****@gmail.com )

Đáp:

Virus HPV là một loại virus phổ biến có sức sống mãnh liệt và chủ yếu lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Theo số liẹu thống kê từ WHO, hàng năm, có hơn 6 triệu người ở Mỹ bị nhiễm HPV. Gần một nửa số những người bị nhiễm ở lứa tuổi 15 và 25 tuổi. Theo đó, con số ở Việt Nam cũng đang trong tình trạng báo đông và không có dấu hiệu dừng lại.

Các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện ra khoảng 100 chủng loại virus này. Trong đó, HPV là virus thường xuyên nhất gây ra ung thư cổ tử cung, nhưng cũng có thể gây ung thư hậu môn và ung thư bộ phận sinh dục khác. Một số virus HPV gây ra các loại mụn u nhú trên cơ thể người còn gọi là bệnh sùi mào gà.

Chị Hà thân mến, theo chị có chia sẻ thì hiện tại chị đang rất băn khoăn không biết tại sao cần tiêm ngừa ung thư cổ tử cung và có nên có con gái đi tiêm hay không? Trước hết, chúng tôi sẽ giúp chị nắm rõ hơn thông tin xung quanh việc tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Tại sao cần tiêm ngừa ung thư cổ tử cung? Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung chính là việc các bác sĩ sẽ sử dụng một loại vaccin được chứng minh ngăn chặn một loại bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ, ung thư cổ tử cung. Theo thống kê thì thuốc chủng này thực tế đã cứu sống hàng ngàn phụ nữ mỗi năm và việc tiêm phòng vaccin ung thư cổ tử cung có hiệu quả cao đối với những loại virus HPV hay gây ung thư cổ tử cung nhất. Vắc xin phòng chống HPV được đưa vào cơ thể dưới dạng nước bằng cách tiêm vào bắp tay.

Virus HPV chiếm khoảng 99,7% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung do đó tiêm vacxin ngừa HPV là biện pháp tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay. Trên thị trường hiện nay có 2 loại vacxin ngừa ung thư cổ tử cung đó là:

+ Vaccine Gardasil giúp bảo vệ chống các chủng loại HPV 16 và 18. Đây là chủng vi khuẩn gây ra 70% bệnh ung thư cổ tử cung. Nó cũng bảo vệ chống các chủng loại HPV 6 và 11 – gây ra 90% mụn có sinh dục.

Tại sao cần tiêm ngừa ung thư cổ tử cung?

Tại sao cần tiêm ngừa ung thư cổ tử cung? Không chỉ chị Hà mà rất nhiều người cũng thắc mắc về vấn đề này. Các bác sĩ của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, bởi ung thư cổ tử cung là bệnh lý gây tử vong cao thứ 2 trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Và bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm tuy nhiên tỷ lệ tử vong lên đến 50% do phát hiện muộn.

Ở giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Đa số, chị em phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Việc điều trị không còn tác dụng chữa khỏi mà chỉ là duy trì sự sống thêm một thời gian. Cũng chính vì đó, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung là thật sự cần thiết để giúp chị em hạn chế tối đa nhất khả năng mắc bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe của chính mình trước những yếu tố nguy cơ gây các bệnh ung thư khác không chỉ riêng ung thư cổ tử cung.

Chị Hà thân mến, chị có chia sẻ là con gái chị chưa quan hệ tình dục có nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung hay không? Xin trả lời rằng, tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất khi con chị chưa biết thực hành quan hệ tình dục. Các độ tuổi nên đưa đi tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung là:

+ Khi con gái bạn 11-12 tuổi, nhưng có thể được tiêm sớm hơn khi 9 tuổi.

+ Nữ giới trong độ tuổi 13-26 mà chưa được tiêm phòng hoặc đã thực hiện tiêm các mũi chích ngừa không đầy đủ.

Bên cạnh đó, Vaccine Gardasil cũng có thể tiêm phòng cho cả nam giới trong độ tuổi từ 9-26 để ngăn ngừa bệnh sùi mào gà.

Tại sao cần tiêm ngừa ung thư cổ tử cung? Các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này. Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một type HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những type HPV khác.

Tại sao cần tiêm ngừa ung thư cổ tử cung? Khi đã nắm rõ những lợi ích của việc làm này, chúng tôi khuyên chị Hà nên đưa con gái đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín có thực hiện tiêm vắc xin để thực hiện theo đúng quy trình được Bộ Y tế kiểm định để được khám và tư vấn tốt nhất.

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,… Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

Những Lưu Ý Khi Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là việc làm hữu ích giúp chị em chủ động ngăn ngừa bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn đọc những lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung.

Những lưu ý khi tiêm vắc xin HPV

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này là virus HPV, chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục.

Vắc xin ngừa vi rút HPV (Human papilloma virus) – nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lý sinh dục khác mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo… được các bác sĩ quốc tế lẫn trong nước đánh giá là biện pháp có hiệu quả cao nhất để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Trong vòng 3-5 năm trở lại đây, đã có nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, khuyến khích chủ động tiêm vắcxin phòng bệnh, khám phụ khoa tầm soát thường xuyên, giúp tỷ lệ mắc bệnh tại nước ta có xu hướng giảm.

Tuổi nào nên tiêm HPV

Trước khi tiêm phòng HPV, chị em cần lưu ý:

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa quan hệ tình dục và ở trong độ tuổi từ 9-26.

Phụ nữ đã lập gia đình hoặc có quan hệ tình dục vẫn hoàn toàn có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung vì các nghiên cứu đều cho thấy vắc-xin vẫn có hiệu quả trên các đối tượng này.

Thuốc không có tác dụng với bệnh nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Không tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung trong thời gian mang thai và cho con bú

Trước khi tiêm bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV.

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung gồm 3 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu tiên 2 tháng, mũi thứ ba cách mũi đầu tiên 6 tháng.

Cần phải tiêm đủ và đúng lịch. Nếu để muộn so với lịch tiêm thì tiêm bổ sung mũi tiếp theo, khôn nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.

Để phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, bạn nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn

Lưu ý: Bệnh viện Thu Cúc không tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung. Bạn có thể tiêm phòng ung thư cổ tử cung tại các bệnh viện phụ sản, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm y tế địa phương… Để phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, bạn nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn và không quan hệ với nhiều bạn tình.

Để đăng ký khám tầm soát ung thư cổ tử cung, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.

Tiêm Chủng Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Nào Hiệu Quả Nhất?

Tiêm chủng phòng ngừa ung thư cổ tử cung khi nào hiệu quả nhất? là câu hỏi mà nhiều chị en phụ nữ đặt ra cần lời giải đáp và hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn biết rõ hơn về thời điểm tiêm để phòng tránh bệnh một cách tốt hơn. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa quan hệ tìnhdục và ở trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới, bên cạnh việc thay đổi lối sống, thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, quan tâm hơn tới sức khỏe cá nhân thì tiêm vắc xin chính là biện pháp được khuyến khích nhiều nhất hiện nay. Nhưng nhiều người vẫn đang băn khoăn vì không biết rằng nên tiêm vào lúc nào, tiêm như thế nào để có thể mang lại kết quả như mong muốn, góp phần đầy lùi được bệnh tình.

Hỏi đáp thắc mắc về việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung khi nào thì hiệu quả nhất?

Hỏi

Em nay năm 22 tuổi, chưa có gia đình nhưng đã quan hệ tìnhdục với bạn trai. Vậy em có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung nữa được hay không? Em có nghe bạn bè nói rằng khi đi tiêm ngừa người ta có hỏi mình là đã quan hệ tìnhdục hay chưa nên em rất lo lắng. Vì có mẹ đi cùng nên em sẽ nói là chưa quan hệ tìnhdục. Em nói dối như vậy thì có ảnh hưởng gì đến quá trình tiêm phòng cũng như cách sử dụng và tác dụng của thuốc khi bác sĩ tiêm cho em không? Mong bác sĩ tư vấn và giải đáp cho em. Em xin cảm ơn bác sĩ! (N. Uyên).

Trả lời

Bạn N. Uyên thân mến!

Đã từ lâu, virus HPV (Human Papilloma Virus) được cho là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung. Phụ nữ có thể bị nhiễm loại virus “thầm lặng” và dễ lây này thông qua các con đường quan hệ tìnhdục. HPV có đến hơn 100 loại khác nhau, trong đó có hơn 40 loại lây lan dễ dàng thông qua tiếp xúc sinh dục; và trong số này chỉ khoảng 30 loại có khả năng gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục, gây ra mụn cóc, u nhú lành tính hoặc ác tính (ung thư).

Tiêm vắc-xin HPV được coi là phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa quan hệ tìnhdục và ở trong độ tuổi từ 9-26. Phụ nữ đã lập gia đình hoặc có quan hệ tìnhdục vẫn hoàn toàn có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung vì các nghiên cứu đều cho thấy vắc-xin vẫn có hiệu quả rất tốt cho các đối tượng này. Thuốc chỉ không có tác dụng với những người đã bị ung thư mà thôi.

Tuy nhiên, trước khi tiêm bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV. Ngoài ra, đây cũng là 1 dịp để kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người phụ nữ, biết được tình trạng bệnh tật của bạn ở thời điểm hiện tại để dễ theo dõi sau này. Một vài nước trên thế giới vẫn áp dụng tiêm ngừa cho lứa tuổi trên 26. Hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng. Cho dù tiêm phòng hay không, việc khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là cần thiết.

Bạn không nên chần chừ nữa mà hãy tới các cơ sở y tế tin cậy để được tư vấn và tiêm sớm.