Xquang Ung Thư Xương / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Tìm Hiểu Về Dịch Vụ Chụp Xquang Xương Ức Thẳng, Nghiêng

Khảo sát bàng quang b ng cách chụp X quang bàng quang có bơm thuốc đối quang i-ốt tan trong nước sau khi chọc kim trực tiếp vào bàng quang qua da, trên xương mu.

I. ĐẠI CƯƠNG

Khảo sát bàng quang b ng cách chụp X quang bàng quang có bơm thuốc đối quang i-ốt tan trong nước sau khi chọc kim trực tiếp vào bàng quang qua da, trên xương mu.

II. CHỈ ĐỊNH

VÀ CH NG CHỈ ĐỊNH 1. Chỉ định – Chụp bàng quang trên xương mu có thể được chỉ định chẩn đoán các bất thường về hình thái bàng quang, niệu đạo; chức năng bài xuất nước tiểu bàng quang, niệu đạo. – Kỹ thuật này giúp tránh được tai biến nhiễm khuẩn so với chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng ở nam giới. 88

2. Chống chỉ định – Đang nhiễm trùng đường tiểu; nếu nghi ngờ phải xét nghiệm nước tiể u. – Rối loạn đông máu. III. CHUẨN BỊ 1. Người th ực hiện – Bác sỹ chuyên khoa – Kỹ thuật viên điện quang 2. Phương tiện – Máy chụp X quang tăng sáng truyền hình – Phim, cát -xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh Vật tư tiêu hao – Bơm tiêm 10; 20ml – Kim chọc tủy số ng 18-20G – Thuốc đối quang i -ốt tan trong nước – Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc – Nước cất ho c nước muối sinh lý – Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật – Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật. – Bông, gạc phẫu thuật. – Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai b iến thuốc đối quang. – Ống thông Foley. – Bô đi tiểu loại nam giới và loại nữ giới có vạch đo dung tích. 3. Người bệnh – Cho thuốc an thần nhẹ 1 giờ trước xét nghiệm. – Bàng quang phải căng đầy là điều kiện chủ yếu. Có thể cho thuốc lợi tiểu để bàng quang chóng đầy (tiêm tĩnh mạch 01 ống Lasilix 20mg). 4. Phi u xét nghiệm – Các xét nghiệm cơ bản. – Nghi ngờ nhiễm khuẩn phải xét nghiệm nước tiểu 89

I

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chọc kim vào bàng quang – Người bệnh n m ngữa – Sát khuẩn da, trải khăn vô trùng – Chọc kim vào điểm trên đường gi ữa, cách khớp mu 2 đốt ngón tay trong khi chiếu tăng sáng truyền hình. Hướng kim th ng góc da ho c chếch lên phía đầu 100. Cảm giác qua thành bàng quang, đẩy kim vào 2cm, rút nòng, nước tiểu trào ống thông ho c bơm vài ml thuốc đối quang để xác định ống thông đã vào bàng quang. Sau đó luồn dây dẫn vào bàng quang, rồi đẩy ống thông vào theo dây dẫn. 2. Tháo nư ớc tiểu h t bàng quang bằng cách cho người bệnh đi tiểu. – Hứng nước tiểu vào bô có vạch đo dung tích để đo lượng nước tiểu. 3. Bơm thu ốc đối quang vào b àng quang – Bơm lượng thuốc tương đương ho c gần tương đương lượng nước tiểu vừa bài xuất. – Có thể chuyền ho c bơm thuốc đối quang vào bàng quang. – Phim chụp trong quá trình đầy bàng quang: th ng, chếch, đôi khi nghiêng. – Phim chụp lúc bàng quang đầy (300 -400ml thuốc đối quang + nước muối sinh lý), khi người bệnh có cảm giác muốn tiểu: th ng, chếch hai bên, nghiêng. 4. Chụp thì đi ti ểu – Giữ cố định và khoá ống thông. Không bao giờ rút ống thông lúc bàng quang đầy ho c có áp lực cao tránh nguy cơ thoát nước tiểu. – Chụp đứng chếch sau phải ho c chếch sau trái. Đối với nam giới có thể chụp n m. – Chụp lúc đi tiểu tự nhiên và lúc làm tắc niệu đạo b ng kẹp phần sau dương vật, mức độ vừa đủ làm tắc niệu đạo: th ng, chếch hai bên, đôi khi nghiêng. 5. Chụp thì sau đi ti ểu – Rút ống thông sau khi chụp thì đi tiểu. – Cho đi tiểu hết ở nhà vệ sinh. – Chụp th ng ngay sau khi đi tiểu. V. NHẬN Đ ỊNH KẾT QUẢ – Bàng quang bờ đều, đáy bàng quang bình thường ở sát bờ trên khớp mu 90

– Khảo sát khẩu kính và bờ niệu đạo. Niệu đạo nam có 4 đoạn: đoạn tiền liệt, đoạn màng, đoạn hành và đoạn hang. Niệu đạo nữ là ống th ng hướng từ trên xuống dưới và từ sau ra trước. – Không có trào ngược bàng quang niệu quản thụ động ho c chủ động; không sa cổ bàng quang thì đi tiểu. – Không có nước tiểu tồn lưu. VI. TAI BIẾN VÀ X Ử TRÍ Tai biến hiếm g p và không n ng nếu bàng quang đầy – Thất bại do không đưa được ống thông vào bàng quang – Tiêm thuốc đối quang vào thành bàng quang, khoang Retzius, trong phúc mạc. – Thủng trực tràng: rất hiếm – Nhiễm khuẩn: rất hiếm. 91

SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN

Quy trình 26. Siêu âm các khối u có tiêm thuốc đối quang siêu m

Chẩn Đoán Hình Ảnh Xquang Dạ Dày Và Tá Tràng

Hiện nay, nội soi kết hợp với sinh thiết có nhiều ưu điểm hơn, nhưng chụp lưu thông dạ dày-tá tràng vẫn giữ nguyên giá trị trong việc chẩn đoán một số tổn thương bệnh lý vùng này. Nó vẫn rất hữu ích để xác định vị trí cũng như mức độ lan rộng tại chỗ của ổ loét hoặc ung thư dạ dày, để chẩn đoán và tiên lượng các thoát vị hoành, để đánh giá tình trạng hẹp dạ dày tá tràng.

1. KỸ THUẬT X QUANG

1.1. Chuẩn bị bệnh nhân

Thăm khám được tiến hành vào buổi sáng với bệnh nhân nhịn đói, không uống, không hút thuốc từ khi ngủ dậy. Bệnh nhân không được uống các chất cản quang ít nhất 3 ngày trước khi chụp.

1.2.1. Kỹ thuật cổ điển: Dưới sự kiểm tra của chiếu X quang (tốt nhất là chiếu có tăng sáng truyền hình) bệnh nhân uống một ngụm sau đó một cốc (80-100ml) dịch treo barite. Các phim được chụp theo các tư thế khác nhau.

1.2.2. Kỹ thuật đối quang kép: Kỹ thuật này tinh vi hơn, chỉ áp dụng được cho những bệnh nhân có hợp tác tốt và di chuyển dễ dàng trên bàn khám. Hai đối quang được sử dụng: Đối quang âm tính (hơi) và đối quang dương tính (baryte). Sau khi uống một lượng nhỏ dịch treo baryte kèm theo chế phẩm chống bọt khí, dạ dày được làm phồng lên bởi hơi được bơm qua ống thông hoặc được tạo ra bằng các chất sinh hơi. Bệnh nhân tự xoay người cho dịch treo baryte trải đều trên bề mặt dạ dày và các phim được chụp ở các thì khác nhau. Phương pháp này cho phép phát hiện được các tổn thương nhỏ khu trú ở niêm mạc, đặc biệt là các tổn thương ở mặt dạ dày.

Ngày nay, ngoài chụp dạ dày có cản quang, siêu âm, đặc biệt là siêu âm nội soi và chụp cắt lớp vi tính cũng có thể được chỉ định trong một số bệnh lý dạ dày, tá tràng, nhất là bệnh lý khối u.

2. GIẢI PHẪU X QUANG BÌNH THƯỜNG

2.1. Giải phẫu và hình thái

Trên các phim chụp dạ dày cũng được phân chia thành các vùng như trên giải phẫu thường và được mô tả trên hình 1.9. Tuỳ theo trương lực của dạ dày, theo tạng người cao thấp, béo hay gầy mà dạ dày có thể có những hình thái thay đổi như hình 1.10.

Mặt trong của dạ dày và tá tràng được phủ bởi niêm mạc có độ dày khác nhau tạo nên các nếp nằm song song với nhau và với đường bờ.

1. Phim lớp mỏng để thấy niêm mạc, 2. Phim đầy thuốc thẳng,3. Chụp tư thế chếch trước phải có ép để thăm khám góc bờ cong nhỏ, 4. Phim ép vào hành tá tràng;5. Phim hàng loạt lấy hang vị và hành tá tràng; 6Phim nằm ngửa toàn bộ để thăm khám mặt sau; 7Phim nằm sấp lấy toàn bộ dạ dày (tư thế c và d chỉ chụp trong những trường hợp cần thiết).

1. Thực quản bụng, 2.Tâm vị, 3. Góc His, 4.Phình vị hay túi hơi dạ dày, 5.Bờ cong lớn, 6.Bờ cong nhỏ, 7. Phần đứng hay thân dạ dày, 8. Phần ngang hay hang vị, 9. Ống môn vị, 10. Hành tá tràng, 11. Gối trên, 12. Đoạn 2 tá tràng, 13. Gối dưới, 14. Đoạn 3 tá tràng, 15. Đoạn 4 tá tràng, 16. Góc tá-hỗng tràng hay góc Treitz, 17. Quai hỗng tràng đầu tiên, 18. Sàn phình vị lớn, 19. Mặt sau, 20.Mặt trước, 21. Cơ hoành.

3. TRIỆU CHỨNG ĐIỆN QUANG

3.1. Hình ổ loét

Là một vết cản quang được tạo nên bởi baryte chui vào trong vùng mất tổ chức của thành dạ dày và được tồn tại thường xuyên và không thay đổi hình dạng trên các phim chụp. Ổ loét dễ dàng thấy được nếu nằm ở bờ dạ dày; nếu ở mặt, nó chỉ được thấy trên các phim chụp nghiêng hoặc phim chụp niêm mạc hoặc chụp đối quang kép. Hình dạng, kích thước của ổ thay đổi tuỳ theo ổ loét nằm trên thành dạ dày bình thường hay thành bị thâm nhiễm và sùi.

3.1.1. Hình ổ loét trên thành bình thường

Thường là ổ loét lành tính. Nhìn nghiêng, ổ loét có hình tam giác đáy tròn, bờ đều, nhô lên khỏi bờ dạ dày bình thường. Tại vùng tiếp giáp giữa ổ loét và thành bình thường có chỗ lõm nhẹ vào lòng dạ dày gọi là thành ổ loét. Ổ loét mặt biểu hiện như một vết cản quang tròn được bao quanh bởi vòng sáng đều đặn, các nếp niêm mạc hội tụ sát thành ổ loét và không bị biến dạng.

3.1.2. Hình ổ loét trên thành bị thâm nhiễm

Hay còn gọi là ổ loét trừ. Ổ loét này có hình tam giác hoặc hình phẳng nông nằm trên một đoạn bờ dạ dày sụt nhẹ vào trong lòng so với đường bờ bình thường. Nó thể hiện ổ loét nông trên vùng thành dạ dày bị thâm nhiễm hay viêm dày lên.

Ổ loét trên thành bị sùi: ổ loét nằm sụt và đục khoét sâu vào lòng nhiều so với bờ cong dạ dày. Nó phân cách với lòng dạ dày và các nếp niêm mạc bởi một băng sáng rộng, không đều tạo nên gờ ổ loét, xung quanh gờ này nếp niêm mạc hội tụ dày lên và phình to. Ổ loét này thường là ác tính.

3.2. Hình khuyết

– Hình khuyết tròn hoặc bầu dục đường bờ đều và có thể thay đổi hình dáng thường gặp trong các loại u dạ dày lành tính.

– Hình khuyết bờ nham nhở, cứng thường là biểu hiện của ung thư thể sùi.

3.3. Hình cứng

Biểu hiện sự đứng im của một phần hoặc toàn bộ thành dạ dày khi sóng nhu động lan tới. Nếu tổn thương lan rộng thì toàn bộ dạ dày như đông cứng lại. Nếu hình cứng ngắn, sóng nhu động dừng lại tại vùng này và đoạn cứng được nâng lên như”tấm ván trên mặt sóng”. Đoạn cứng có thể cong hoặc thẳng và nếu nằm ở góc bờ cong nhỏ làm cho góc này mở rộng.

3.4. Thay đổi các nếp niêm mạc

Độ dày của các nếp niêm mạc có thể thay đổi tuỳ theo độ căng của dạ dày. Sự thành sẹo hay tiến triển xơ hoá của ổ loét gây co kéo niêm mạc. Viêm dạ dày thể phì đại các nếp niêm mạc phình to, thô; ngược lại viêm teo niêm mạc thì các nếp niêm mạc bị xoá làm cho bề mặt dạ dày nhẵn, đồng đều. Nhưng những hình ảnh này không có giá trị chẩn đoán vì thường không phù hợp với kết quả nội soi sinh thiết.

4. MỘT SỐ BỆNH LÝ DẠ DÀY – TÁ TRÀNG HAY GẶP

4.1. Loét dạ dày

Tất cả các vùng của dạ dày đều có thể bị loét, nhưng vị trí hay gặp nhất là bờ cong nhỏ, sau đó đến ống môn vị, sàn phình vị, các mặt của hang vị và bờ cong lớn.

4.1.1. Loét bờ cong nhỏ: là những ổ loét ở bờ cong nhỏ giải phẫu trừ đoạn sát tâm vị và tiền môn vị.

Dấu hiệu X quang trực tiếp là hình ổ loét, gồm: – Loét nông: ổ loét chỉ nằm ở lớp niêm mạc nên hình lồi rất bé như gai hoa hồng.

– Loét trong thành: ổ loét đã ăn sâu vào lớp cơ có hình đáy tròn hoặc vuông

– Loét sắp thủng: ổ loét đào sâu tới lớp thanh mạc, có cuống như hình nấm hoặc hình dùi trống.

– Loét thủng bít: ổ loét đã bị thủng nhưng sau đó được bít lại, có khi có hình giả túi thừa gọi là ổ loét Haudeck có 3 mức cản quang baryte, dịch ứ đọng và hơi; đôi lúc có hình ngón tay đeo găng. Đôi khi do phù nề xung quanh làm cho chân hay thành ổ loét hơi lõm vào trong lòng dạ dày, hình này nông và mềm mại. Dấu hiệu gián tiếp gồm:

– Các nếp niêm mạc hội tụ về chân ổ loét.

+ Bờ cong nhỏ trên và dưới ổ loét có thể bị cứng trên một đoạn ngắn hoặc bị co rút và dính lại làm cho dạ dày có hình ốc sên. Trong trường hợp này thường ổ loét bị che lấp bởi phần dạ dày dính vào nhau.

+ Bờ cong lớn phía đối diện có ngấn lõm hình chữ V, lúc đầu dấu hiệu này tồn tại không thường xuyên về sau thường xuyên do xơ hoá.

+ Hang vị có thể bị viêm, tăng trương lực. Chẩn đoán xác định loét bờ cong nhỏ chủ yếu dựa vào dấu hiệu trực tiếp; các dấu hiệu gián tiếp quan trọng là các nếp niêm mạc hội tụ, bờ cong nhỏ bị co rút.

Chẩn đoán phân biệt đặt ra với các hình giống ổ loét: Các sóng nhu động, nếp niêm mạc nằm ngang, ổ đọng thuốc nằm giữa các nếp niêm mạc, hình chồng lên của góc treitz hoặc của túi thừa tá tràng… Trên phim chụp hàng loạt hình ổ loét tồn tại thường xuyên, cố định về hình dạng, kích thước, vị trí và số lượng, còn các hình giả ổ loét thường thay đổi.

4.1.2. Loét các vị trí khác của dạ dày

Dù vị trí nào khi bị loét cũng có các dấu hiệu như loét bờ cong nhỏ. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm hình thái từng vị trí mà có những dấu hiệu khác:

– Loét tiền môn vị: Là ổ loét nằmg sát môn vị, thường ổ loét nhỏ, chân lõm sâu; đồng thời vùng này thường có nhiều hình giả do sóng nhu động, do nếp niêm mạc nằm ngang…tạo nên những hình giống ổ loét. Vì vậy, chẩn đoán loét tiền môn vị nhiều khi gặp khó khăn.

– Loét môn vị: Ổ loét có thể nằm ở ống môn vị hoặc lệch về phía dạ dày hoặc về phía hành tá tràng. Ngoài ổ loét, ống môn vị có thể bị lệch hướng hoặc gập góc.

– Loét phình vị lớn thường gặp vùng dưới tâm vị và vùng sàn, ổ loét thường thấy trên phim chụp nghiêng hoặc dưới dạng vết treo thuốc.

-Loét mặt: Loét mặt sau hay gặp hơn loét mặt trước, thường chỉ thấy trên phim chụp niêm mạc, chụp đối quang kép hoặc phim nghiêng.

-Loét bờ cong lớn: Ổ loét thường lớn và nằm trên một vùng khuyết do bờ cong lớn lõm xuống

Hình ảnh thay đổi tuỳ theo giai đoạn tiến triển của ổ loét:

– Giai đoạn phù nề: Hành tá tràng không biến dạng, ổ loét được bao quanh bởi một viền sáng do phù nề và niêm mạc hội tụ về chân ổ loét. Giai đoạn này thường thấy được trên phim vơi thuốc có ép.

– Giai đoạn xơ phù: Hành tá tràng biến dạng do quá trình xơ hoá co kéo, có nhiều kiểu biến dạng như hình hai cánh, ba cánh, hình đồng hồ cát, hình hai túi một túi giãn to và một teo nhỏ.

– Giai đoạn xơ teo: Hành tá tràng bị teo nhỏ, chỉ còn lại hình ảnh của ổ loét. Giai đoạn này thường kèm theo hẹp môn vị.

Thường thấy hình ảnh ổ loét với phần tá tràng trước và sau bị teo nhỏ (chủ yếu do phù nề) tạo nên hình ảnh”hạt ngọc xâu chỉ”.

4.4. Ung thư dạ dày

4.4.1. Ung thư giai đoạn đầu hay còn gọi là ung thư nông, tổn thương chỉ khu trú ở lớp niêm mạc chưa ăn sâu vào lớp cơ. Hình điện quang được chia làm 3 thể:

– Thể thâm nhiễm: Có thể biểu hiện bằng những hình cứng sau:

+ Một đoạn cứng nằm trên bờ cong.

+ Hình đục khoét là biểu hiện của một vùng cứng sụt thấp vào trong lòng dạ dày.

+ Hình phễu hay hình nón tương ứng với tổn thương thâm nhiễm vòng quanh vùng tiền môn vị

+ Hình uốn sóng hay hình mái tôn hay gặp ở bờ cong lớn. Nếu ung thư khu trú ở môn vị làm môn vị hẹp kéo dài và gập góc. Chẩn đoán phân biệt: Thể này cần phân biệt với viêm xơ hang vị, hình cứng do sẹo loét cũ.

+ Loét hình khay hay hình đĩa: Ổ loét rộng, nông, đáy có thể phẳng hoặc cong

+ Loét thấu kính: Ổ loét rộng, nông, có hình thấu kính, không lồi lên khỏi bờ cong mà nằm trong hình khuyết. Nó biểu hiện của ổ loét ở cả mặt trước và mặt sau, vắt ngang qua bờ cong nhỏ.

+ Loét có chân đục khoét: Có thể là loét lành tính hoặc ác tính. Ổ loét ác tính có chân đục khoét sâu, ổ loét nằm sụt hẳn xuống, giới hạn giữa vùng lành và tổn thương là một góc đột ngột.

+ Ngoài ra một số ổ loét sau cũng có thể có khả năng ác tính: Ổ loét có đáy không đều; loét nằm trong hình khuyết; loét nằm trên một đoạn cứng hoặc ngay dưới ổ loét bờ cong có một đoạn cứng lún.

– Thể sùi: Biểu hiện bằng hình khuyết bờ không đều, cứng.

4.4.2. Ung thư giai đoạn muộn: Chẩn đoán tương đối dễ, các dấu hiệu của giai đoạn sớm rõ hơn, có khi cả ba thể phối hợp với nhau.

-Ung thư phình vị lớn thường là thể u sùi tạo nên hình mờ trong túi hơi dạ dày (hình”núi mặt trăng”)

-Ung thư hang vị làm hang vị hẹp, cứng có hình lõi táo hay hình đường hầm.

-Ung thư phần đứng chia dạ dày thành hai túi, ở giữa thắt hẹp nham nhở.

-Thể chai teo: Thường gặp ở bệnh nhân trẻ. Toàn bộ dạ dày xơ cứng lan toả, teo nhỏ. Thể này tiến triển rất nhanh.

4.5. Dạ dày đã mổ

4.5.1. Các loại phẫu thuật

– Phẫu thuật bảo tồn có mục đích làm giảm a xít dạ dày bằng cách cắt dây thần kinh X kết hợp với nối dạ dày ruột hoặc tạo hình môn vị.

– Cắt 2/3 dạ dày nối dạ dày-tá tràng (kiểu Péan), nối dạ dày-hỗng tràng (kiểu Polya hoặc Finsterer).

4.5.2. Biến chứng

– Ngay sau mổ: Rò miệng nối, phát hiện bằng chụp dạ dày tá tràng với thuốc cản quang tan trong nước.

– Muộn: Viêm miệng nối; loét miệng nối hoặc loét quai đi, hội chứng quai tới.

Nghiên Cứu Đặc Điểm Hình Ảnh Và Giá Trị Của Chụp Xquang, Cắt Lớp Vi Tính Trong Chẩn Đoán U Tế Bào Khổng Lồ Xương

U xương được biết từ rất sớm khoảng 2500 năm trước công nguyên và tỷ lệ chết do u xương khoảng 1% mà trong đó chủ yếu do ung thư xương [12]

U xương nói chung là một khối tổ chức bệnh lý ở xương phát sinh từ mô xương, mô sụn, mô tuỷ và mô nâng đỡ của xương, phát triển và tiến triển lành tính hoặc ác tính, vừa tăng sinh ,vừa phá huỷ xương, vừa xâm lấn vừa tác hại đến sinh tồn của cơ thể.

U xương hiếm gặp nhưng rất đa dạng [32]. UTBKL xương gặp nhiều ở Trung quốc và các nước Đông Nam Á, chiếm 20% trong tổng số u xương, ở Mỹ chiếm 5 %. Tại bệnh viện Việt Đức hàng năm có khoảng 50 ca u xương trong đó u tế bào khổng lồ chiếm khoảng 20%.

U tế bào khổng lồ được chia thành nhiều giai đoạn, và có nhiều trường phái phân chia khác nhau, ở từng giai đoạn khác nhau cần có những phương pháp điều trị khác nhau nên rất cần sự đóng góp xác đáng của chẩn đoán hình ảnh vì đối với u tế bào khổng lồ ở độ I, II được coi là lành tính nhưng sang đến độ III thì được cho là ác tính. [26].

Việc chẩn đoán u xương điển hình thường dễ, song cũng có nhiều loại u có ranh giới không rõ gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán và tiên lượng. Ngày nay người ta đã có nhiều hiểu biết về lâm sàng, Xquang và giải phẫu bệnh học của u xương. Hơn thế nữa còn có những kỹ thuật và phương tiện hiện đại giúp cho việc chẩn đoán như: Chụp mạch, chụp cắt lớp vi tính, chụp đồng vị phóng xạ hay chụp cộng hưởng từ [20],[26],[37]. Tất cả đều nhằm mục đích có được một chẩn đoán chính xác giúp cho việc điều trị.

Điều mà các nhà phẫu thuật đòi hỏi các nhà chẩn đoán hình ảnh là xem tổn thương u còn nằm trong vỏ xương hay đã phát triển ra ngoài lớp vỏ xương.

Nguyễn Văn Thạch và cộng sự qua nghiên cứu 35 trường hợp UTBKLX điều trị tại bệnh viện Việt Đức thì cho rằng việc xác định chính xác tổn thương u đã phá vỡ vỏ xương và xâm lấn phần mềm xung quanh là rất quan trọng, nếu đã phá vỡ vỏ thì chỉ định cắt đoạn chi để tránh tái phát.[4],[62].

” Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp Xquang, cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u tế bào khổng lồ xương” với hai mục tiêu sau:

1 .Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của chụp Xquang và CLVT trong UTBKLX. 2.Giá trị của chụp XQ và CLVT trong chẩn đoán UTBKLX.

Ung Thư Xương Có Thể Chữa Khỏi Không? Phòng Và Chữa Ung Thư Xương

Ung thư xương có thể chữa khỏi không? Ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm thế nào? Ung thư xương có thể chữa khỏi không là câu hỏi của nhiều người bệnh. Cách phòng và chữa ung thư xương. Ngăn ngừa ung thư xương bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cách phòng chống ung thư xương bằng chế độ sinh hoạt khoa học.

Ung thư xương có thể chữa khỏi không là câu hỏi của nhiều người bệnh gửi về cho chúng tôi. Các độc giả đều mong muốn được giải đáp về vấn đề ung thư xương có thể chữa khỏi không. Vì vậy, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin để trả lời câu hỏi: Ung thư xương có thể chữa khỏi không?

Ung thư xương có thể chữa khỏi không? Ung thư xương là bệnh lý bắt đầu ở xương, chủ yếu là xương dài như cánh tay, chân do sự phát triển bất thường của các tế bào trong xương. Triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân ung thư xương là đau xương, sưng và đau ở khu vực có khối u xương phát triển, xương bị suy yếu, đôi khi có thể bị gãy xương, cơ thể suy yếu, mệt mỏi, nghỉ ngơi không đỡ mệt, giảm cân nhiều không rõ nguyên nhân…

Ung thư xương là bệnh hiếm gặp (chiếm tỷ lệ chỉ khoảng 0,5% trong các bệnh ung thư) nhưng mức độ nguy hiểm lại rất cao. Bệnh xuất hiện khi khối u trong xương bắt đầu hình thành. Khối u này thường phát triển rất nhanh. Tốc độ di căn của ung thư xương cao gấp 3 – 4 lần so với các bệnh ung thư khác. Đa phần những trường hợp phát hiện ung thư xương đều ở giai đoạn muộn, rất khó chữa trị.

Ung thư xương có thể chữa khỏi không?

Bệnh ung thư xương có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng liệu trình. Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư xương bằng cách loại bỏ khối u và một phần xương lành cùng những mô lành xung quanh khối u. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể sử dụng miếng kim loại đặc biệt để thay thế phần xương bị mất. Với những khối u lớn hơn, người bệnh thường được phẫu thuật đoạn chi – cắt bỏ hoàn toàn chi mang khối u để ngăn ngừa nguy cơ tái phát hoặc di căn.

Hóa trị thường được áp dụng cùng với phương pháp phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật hoặc hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư còn lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật để phòng ngừa bệnh tái phát. Trong một vài trường hợp ung th xương, người ta có thể áp dụng phương pháp xạ trị thay cho phẫu thuật để phá hủy khối u và những tế bào ung thư.

Cách phòng chống ung thư xương

Phòng chống ung thư xương bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn nha đam và các chế phẩm từ nha đam. Nha đam có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển một cách hiệu quả. Nha đam có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Nha đam không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Bổ sung thêm canxi, magie và stronti trong chế độ ăn: Một trong những cách ngăn ngừa ung thư xương và tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả nhất chính là bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày. Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi dồi dào. Ngoài ra, bạn cũng cần tăng cường bổ sung magie và stronti để cải thiện sức khỏe xương khớp.

Giảm lượng chất béo, tăng lượng trái cây, rau quả trong các bữa ăn hằng ngày.

Sử dụng các loại thảo dược như bột nghệ, nhân sâm, trà xanh, nấm linh chi, cỏ ba lá đỏ,… để phòng bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chứ không tự ý sử dụng những loại thảo dược này để tránh hậu quả đáng tiếc.

Ăn nhiều cá – thực phẩm giàu acid béo Omega-3 thay thịt đỏ và thịt nạc.

Ngăn ngừa ung thư bằng chế độ sinh hoạt hợp lý

Ung thư xương có tiên lượng kém nhưng có thể điều trị bằng cách kết hợp hóa trị, xạ trị và phẫu thuật để chữa khỏi bệnh, giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng và mau chóng hồi phục, sinh hoạt bình thường.

Duy trì lối sống khỏe mạnh

Tránh xa khói thuốc

Giải tỏa căng thẳng bằng các phương pháp. Ví dụ như: Tập thiền, yoga, xem phim và luyện tập thể dục thể thao những khi có thời gian rảnh.

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Tập thể dục để nâng cao sức khỏe cơ thể để:

+ Cải thiện hệ thống tim mạch.

+ Tăng cường tuần hoàn máu.

+ Giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm.

+ Phòng ngừa ung thư xương.

Tập thể dục cũng làm tăng khả năng miễn dịch và giúp xương luôn chắc khỏe. Đồng thời àm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập với thời lượng phù hợp.

Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh: nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư xương thì bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện những dấu hiệu sớm của ung thư xương.

Tránh tiếp xúc với hóa trị và xạ trị đối với người trẻ tuổi. Nếu thường xuyên tiếp xúc với các phương pháp điều trị ung thư này, người trẻ tuổi có thể mắc bệnh ung thư sau khoảng 5 năm sau đó.