Xét Nghiệm Ung Thư Vú Như Thế Nào / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Ung Thư Buồng Trứng Như Thế Nào, Khi Nào Nên Đi Xét Nghiệm ?

Ung thư buồng trứng là tình trạng tế bào tại buồng trứng phát triển bất thường và lan nhanh dẫn đến việc hình thành khối u. Khối u sẽ lan rộng và gây nhiều biến chứng nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy xét nghiệm ung thư buồng trứng như thế nào?

1. Ung thư buồng trứng, bệnh diễn tiến âm thầm ở những giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, ung thư buồng trứng hiếm khi xuất hiện các dấu hiệu đặc biệt. Nếu có chúng thường rất nhẹ và hay biểu hiện trong các cơ quan khác. Các triệu chứng bệnh sẽ rõ rệt hơn khi bệnh tiến triển nặng. Đó là lý do tại sao phần lớn bệnh nhân thường chỉ phát hiện bệnh khi ung thư đã sang giai đoạn 3 và 4.

Ở các bệnh nhân ung thư nặng, người bệnh thường gặp các triệu chứng bệnh như chướng bụng khó tiêu, chảy máu âm đạo bất thường, nôn hoặc buồn nôn, táo bón, mất cảm giác ngon miệng, đau lưng, …

Hiện nay bệnh ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể điều trị khỏi được nếu được phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu thường khó bị phát hiện cho tới khi chúng lan rộng trong khung chậu và bụng. Ở bệnh nhân giai đoạn muộn, ung thư buồng trứng khó điều trị dứt điểm bởi khối u đã lan rộng tới các khu vực khác.

Thực tế nếu bệnh ung thư buồng trứng được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh rất cao lên tới 90%. Ước tính tỷ lệ sống sau 5 năm nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn I là 73%, giai đoạn II là 46%. Với bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn III và IV thì tỷ lệ sống giảm đáng kể chỉ còn từ 5% – 19%. Tuy nhiên bệnh lý này thường có tỷ lệ tử vong ca do chúng thường được phát hiện muộn. Vì thế, việc xét nghiệm ung thư buồng trứng để phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bệnh nhân sẽ gia tăng cơ hội chữa khỏi với căn bệnh nguy hiểm này.

2. Các phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng

Xét nghiệm ung thư buồng trứng bằng tầm soát ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện nếu bệnh đang trong giai đoạn đầu. Do đó, cách phát hiện ung thư buồng trứng sớm nhất đó chính là thực hiện tầm soát ung thư.

Tầm soát buồng trứng là phương pháp y học hiện đại giúp phát hiện nhanh bệnh lý ung thư buồng trứng ở nữ giới nhanh chóng. Các xét nghiệm tầm soát sẽ được thực hiện ở những chị em chưa có triệu chứng nào của căn bệnh. Sau khi thực hiện các xét nghiệm ung thư buồng trứng này, các bác sĩ sẽ thông báo tình trạng ung thư buồng trứng nếu có.

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư là cách nhanh nhất phát hiện bệnh. Với ung thư buồng trứng, bệnh nhân sẽ thực hiện làm xét nghiệm CA 125 phát hiện ung thư biểu mô buồng trứng; AFP, hoặc HCG trong các trường hợp u tế bào mầm.

Xét nghiệm ung thư buồng trứng bằng hình ảnh

Bệnh nhân khi thực hiện kiểm tra thể chất, các bác sĩ thường sẽ phát hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Tuy nhiên bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để thấy rõ hơn về tình trạng buồng trứng hiện tại.

Trong đó xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng là dùng thiết bị siêu âm đầu dò (transvaginal ultrasonography). Trong quá trình này, bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu dò vào âm đạo người bệnh. Sai đo, đầu dò sóng âm sẽ thoát ra khỏi các cấu trúc của cơ thể tạo thành các tiếng vang. Từ đó chúng tạo ra hình ảnh rõ nét trên màn hình máy tính.

Bên cạnh đó, một xét nghiệm hình ảnh khác cũng cho kết quả hình ảnh cao là CT, viết tắt của “chụp cắt lớp điện toán”. Khi chụp CT, một chùm tia X sẽ đi quanh cơ thể, cho phép chụp ảnh với nhiều góc độ khác nhau. Máy tính sẽ xoay quanh cơ thể và chụp ảnh từ nhiều góc độ khác nhau. Sau đó máy tính sẽ tập hợp hết tất cả thông tin đó và tạo nên hình ảnh chi tiết về vị trí kiểm tra của cơ thể bạn.

Kiểm tra sinh thiết giúp phát hiện ung thư buồng trứng

Nếu bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, bạn có thể sẽ cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm khác. Các xét nghiệm này có thể là chụp MRI hoặc PET. Những kiểm tra này giúp bệnh nhân nắm được mức độ ung thư của bạn tiến triển đến mức nào để có thể quyết định kế hoạch điều trị hoặc các loại phẫu thuật khác.

3. Nên xét nghiệm ung thư buồng trứng vào thời điểm nào?

Ở những phụ nữ trên 50 tuổi nên thực hiện khám tầm soát bệnh ung thư buồng trứng.

Thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng trong thời gian 14 ngày kể từ thời điểm kết thúc kỳ kinh gần nhất.

Cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian từ 24 – 58 tiếng trước khi tiến hành các xét nghiệm ung thư. Điều này giúp cổ tử cung tránh bị tổn thương và tránh làm ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả chẩn đoán.

Tuyệt đối không nên sử dụng kem bôi trơn âm đạo trước khi thực hiện xét nghiệm vì chúng khiến những tế bào bất thường bị khuất trước khi xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng.

Như vậy để phát hiện chính xác ung thư buồng trứng, chị em có thể thực hiện xét nghiệm ung thư buồng trứng cho kết quả chính xác. Bệnh sẽ được điều trị cho kết quả khả quan nếu chúng được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Vì thế, chị em cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

Xét Nghiệm Ung Thư Trực Tràng Như Thế Nào?

Xét nghiệm ung thư trực tràng bao gồm các quy trình như khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa ung bướu, xét nghiệm máu, nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, quan trọng nhất là nội soi trực tràng và sinh thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Thăm khám lâm sàng

Đây là quy trình khám tổng quát với bác sĩ chuyên khoa ung bướu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám thể lực cho bệnh nhân bao gồm chiều cao, cân nặng, huyết áp… để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật, một số dấu hiệu bệnh ung thư điển hình và nếu bệnh nhân có các biểu hiện như đi ngoài phân lỏng, đi ngoài phân dính máu, đau bụng, mệt mỏi kéo dài… bác sĩ sẽ có kết quả khám ban đầu và chuyển người bệnh sang khám chuyên sâu.

Xét nghiệm CEA Xét nghiệm CA 19-9 Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT)

Đây là xét nghiệm chẩn đoán có hay không có máu trong phân chứ chưa thể khẳng định chắc chắn có hay không bệnh ung thư trực tràng, đại tràng. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện chẩn đoán bằng các phương pháp chuyên sâu khác.

Nội soi trực tràng, sinh thiết

Quan trọng nhất trong xét nghiệm ung thư trực tràng là nội soi trực tràng kết hợp sinh thiết để đánh giá tính chất khối u. Nội soi trực tràng là phương pháp thăm dò chức năng trực tiếp sử dụng ống soi mềm có kích thước nhỏ, khoảng 1cm qua đường hậu môn. Quan sát hình ảnh qua camera gắn ở đầu ống nội soi, nếu xuất hiện polyp trực tràng sẽ tiến hành cắt bỏ và đem sinh thiết. Tuy polyp thường lành tính nhưng chúng có khả năng biến đổi thành ung thư sau nhiều năm nên cắt polyp trực tràng luôn là cách phòng bệnh sớm.

Hiện nay, ung thư đại trực tràng là căn bệnh phổ biến, số lượng người mắc phải ngày càng tăng cao. Bởi vậy, dùng những sản phẩm để hỗ trợ cho sức khỏe được nhiều người lựa chọn để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc ung thư, chủ động kiểm soát nguy cơ tái phát. Mọi người có thể sử dụng sản phẩm GenK STF – sản phẩm có chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, đã được các nhà khoa học nghiên cứu

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – Hotline 096 268 6808.

Tọa đàm trực tuyến: Giải pháp nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư

Tìm hiểu về bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối

GenK STF – Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung bướu

Quy Trình Xét Nghiệm Gen Di Truyền Trong Ung Thư Vú Như Thế Nào?

Bệnh ung thư vú do di truyền

Nhưng ở một số phụ nữ các gen này lại không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, từ đó có sự biến đổi, phát triển bất thường. Việc này có thể là nguy cơ gia tăng mắc bệnh ung thư vú và những đột biến gen bất thường có khả năng sẽ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trên thực tế, trong cuộc đời của người phụ nữ những đột biến trong gen BRCA1 hoặc BRCA2 có đến 80% nguy cơ có thể mắc bệnh ung thư vú do di truyền. Nhưng ngược lại, có gen đột biến không đồng nghĩa là bạn sẽ mắc căn bệnh này.

Xét nghiệm di truyền trong ung thư vú là gì?

Nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc phẫu thuật, đồng thời giúp hạn chế số lượng trẻ mắc căn bệnh này còn có phương pháp tránh thai và tư vấn sinh sản.

Quy trình xét nghiệm Gen di truyền trong ung thư vú

Đầu tiên, việc chuẩn bị tâm lý cực kì quan trọng cho mọi kết quả trường hợp có thể xảy ra, để biết rủi ro cũng như thủ tục chi tiết xét nghiệm bạn có thể nói chuyện với những người thân xung quanh hoặc tham vấn bởi các bác sĩ.

Kết quả xét nghiệm sẽ tác động đến tâm lý của bạn cũng như người thân trong gia đình và thêm vào đó chi phí xét nghiệm sẽ khá tốn kém và không được bảo hiểm chi trả.

Để việc xét nghiệm diễn ra thuận lợi, trước khi tiến hành bạn cần phải hiểu rõ những lưu ý và cảnh báo. Nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và thông tin chi tiết, chính xác nhất.

Quy trình tiến hành xét nghiệm

Phòng xét nghiệm có những mẫu theo quy định gồm:

Máu: Có thể bác sĩ sẽ lấy máu ở tĩnh mạch rồi cho vào ống nghiệm nắp tím. Còn đối với trẻ sơ sinh có thể lấy màu từ dây rốn

Tế bào niêm mạc miệng: Dùng một cây tăm bông và đặt ở giữa nướu và niêm mạc má, sau đó bác sĩ sẽ quệt và đặt trong một thùng chứa đặc biệt hoặc trên một loại giấy đặc biệt. Thường sẽ cần từ 2 đến 4 mẫu bệnh phẩm.

Nước ối: Cần ít nhất 20ml chất lỏng

Bào thai: Cần 10mg mô nhau thai và được bảo quản trong môi trường vô trùng

Mẫu sinh thiết gai nhau: 10mg gai nhau sạch lấy theo quy định của phòng xét nghiệm

Bộ phận cơ thể khác: Sẽ lấy mô đưa đi xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm gen thường có kết quả sớm hoặc 1 -3 tuần tùy thuộc vào mỗi đơn vị, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận hay có thể yêu cầu thêm xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra, khẳng định chắc chắn hơn.

Sau khi thực nghiệm xét nghiệm Gen di truyền ung thư vú bạn sẽ làm gì?

Tại vị trí đâm kim bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ, nhưng mức độ đau sẽ tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của bạn, tình trạng tĩnh mạch hay tay nghề kỹ năng lấy máu của điều dưỡng. Sau khi tiến hành lấy máu, cần dùng băng và ép nhẹ tay lên vùng bị chọc kim để cầm máu và hoạt động bình thường.

Sau khi nhận kết quả hãy chuẩn bị tâm lý và đảm bảo được tư vấn đầy đủ về vấn đề di truyền, và nếu có bất kì thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được giải đáp tận tình.

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, trong đó có ung thư vú và những điều bạn nên biết theo di truyền. Việc nhận biết và kiểm tra càng sớm càng tốt giúp bản thân mình có phương pháp điều trị hiệu quả và hữu ích cho người thân và cộng đồng về căn bệnh này.

: Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào ?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Tầm soát ung thư cổ tử cung là điều cần thiết giúp chị phát hiện bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào? Độ tuổi xét nghiệm ung thư cổ tử cung; xét nghiệm Pap có đau không? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Khi triệu chứng xuất hiện, thông thường là lúc ung thư đã phát triển, khó điều trị. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp phòng bệnh rất hiệu quả. Để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung – Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì?

Trước khi tìm hiểu xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào cần hiểu xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì? Theo TTUT – BS phụ khoa Nguyễn Thị Huỳnh Mai, phòng khám ĐKQT HCM. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung (xét nghiệm PAP) là thử nghiệm tế bào cổ tử cung. Giúp chẩn đoán chính xác 96% bệnh nhân có mắc ung thư này không.

Xét nghiệm Pap thực hiện trên các chị em khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung. Ví dụ như: âm đạo chảy máu bất thường, cơ thể mệt mỏi, đau phần bụng dưới… Nếu như không có bất kì dấu hiệu nào chị em cũng nên xét nghiệm Pap ít nhất 1 lần. Để có thể tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Độ tuổi nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ không chỉ đang tăng cao qua các năm mà còn có xu hướng trẻ hóa. Theo bác sĩ Mai, độ tuổi nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung từ năm 21 tuổi. Tần suất thực hiện sẽ phụ thuộc vào tuổi và tiền sử bệnh của mỗi người. Cụ thể như sau:

Phụ nữ trong độ tuổi từ 21- 29 nên sàng lọc 3 năm/lần.

Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Và xét nghiệm HPV cùng lúc 5 năm/lần.

Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên không cần sàng lọc nếu không có tiền sử ung thư cổ tử cung. Và có 3 kết quả xét nghiệm Pap smear bình thường liên tiếp. Hoặc có hai kết quả xét nghiệm Pap smear và HPV bình thường liên tiếp trong giai đoạn 10 năm.

Phụ nữ nếu đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn phần. Và không có tiền sử ung thư cổ tử cung thì không cần sàng lọc.

Phụ nữ đã tiêm vắc-xin phòng HPV nên thực hiện sàng lọc tương tự như phụ nữ chưa tiêm vắc-xin.

Một số trường hợp cần sàng lọc thường xuyên gồm những người đã từng bị ung thư cổ tử cung. Dương tính với HIV hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung – Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, chị em phải khám phụ khoa định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Lúc đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm để kiểm tra có mắc ung thư hay không. Hiện nay, có các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung sau:

Pap Smear: Đây là phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung. Đồng thời còn được sử dụng trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Khi kết quả bình thường, có nghĩa là chưa bị ung thư cổ tử cung. Nếu Pap Smear bất thường, có thể bị viêm hoặc ung thư. Khi đó phải soi hoặc/và sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán mô bệnh học.

Xét nghiệm HPV DNA: Xét nghiệm này có thể được làm cùng với xét nghiệm Pap hoặc làm như riêng. Tuy nhiên, phụ nữ dưới 30 tuổi thường không được xét nghiệm HPV. Vì rất nhiều người trong nhóm tuổi này nhiễm HPV tạm thời và sẽ khỏi mà không cần điều trị.

Ngoài 2 xét nghiệm trên, còn có những phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung khác. Ví dụ như soi bàng quang, soi cổ tử cung, soi trực tràng…

Tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới – Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?

Tầm soát ung thư tử cung là cụm từ quen thuộc với các chị em. Thế nhưng ít ai biết rõ xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào. Theo đó, người bệnh sẽ được các bác sỹ tiến hành theo một quy trình như sau:

Khám lâm sàng

Khám phụ khoa, soi cổ tử cung

Thực hiện các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng sức khỏe

Thực hiện các xét nghiệm Pap smear và HPV. Trong đó, xét nghiệm Pap giúp phát hiện sớm ung thư hoặc tế bào bất thường có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Còn xét nghiệm HPV giúp phát hiện tình trạng nhiễm HPV, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Bác sĩ sẽ đọc kết quả và tư vấn cho người bệnh cách điều trị.

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào? – Xét nghiệm Pap có đau không?

Qua câu trả lời trên, các chị em có thể hình dung xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào. Vậy xét nghiệm Pap có đau không? Bác sĩ Mai cho hay, xét nghiệm Pap đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn không đau. Tuy nhiên, trong quá trình làm xét nghiệm bạn sẽ thấy hơi khó chịu. Nhưng điều này sẽ qua nhanh chóng khi xét nghiệm kết thúc. Do đó, chị em không nên quá lo lắng về vấn đề đau khi làm xét nghiệm. Cần tiến hành sớm để phát hiện kịp thời ung thư cổ tử cung.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung – Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Việc tầm soát ung thư đã trở nên phổ biến hiện nay. Thế nhưng, rất nhiều chị em còn lo lắng nhiều vấn đề xoay quanh tầm soát ung thư. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào; tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?… Riêng về vấn đề tầm soát có đau không thì chị em không quá lo lắng. Với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện nay, tất cả những xét nghiệm đều có kết quả trong 1 ngày.

Nếu kết quả là bình thường thì bạn không có dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung. Nếu kết quả bất thường, như vậy có nghĩa là các tế bào cổ tử cung có vấn đề. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn đề bạn được khám chuyên sâu hơn. Từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap cũng có thể phát hiện thấy dấu hiệu của nhiễm trùng. Tuy nhiên, để chính xác hơn bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác. Nếu phát hiện nhiễm trùng, sẽ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Xét nghiệm Pap – Lưu ý trước khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Trước khi tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung nói chung hay thực hiện xét nghiệm PAP. Người bệnh cần phải ghi nhớ những l ưu ý trước khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung sau:

Thời gian hợp lý khi đi xét nghiệm là sau khi sạch kinh 3 – 5 ngày.

Trường hợp bạn đang bị viêm nhiễm hay đang đặt thuốc điều trị viêm âm đạo. Nếu cần thiết phải làm xét nghiệm có thể trì hoãn đến lần sạch kinh của tháng tiếp tới.

Không quan hệ trong 24 – 58 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Vì hoạt động tình dục sẽ gây ra trầy xước ở cổ tử cung. Điều này sẽ làm thay đổi chất lượng của các tế bào mẫu, khiến cho kết quả không chính xác.

Không dùng kem bôi âm đạo, thuốc men, băng vệ sinh hay thụt rửa âm đạo trong 24 – 48 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Bất kì một tác động nào vào âm đạo sẽ che khuất những tế bào bất thường. Có thể gây nên một kết quả Pap smear không chính xác.

Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau và đang dần trẻ hóa. Tìm hiểu về xét nghiệm ung thư cổ tử cung để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Thống kê về số ca mắc bệnh ung thư cho thấy, tỷ lệ ca được chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở nữ giới Việt Nam vẫn không ngừng tăng. Năm 2000, cả nước chỉ có khoảng 5 nghìn ca mắc bệnh thì số ca mắc năm 2010 đã tăng lên 10 nghìn ca. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2023, cả nước sẽ có khoảng 17 nghìn nữ giới bị chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư này.

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì? Ung thư cổ tử cung bắt đầu từ sự phát triển bất thường ở cổ tử cung, phần dưới của tử cung, lộ vào trong âm đạo. Đây là một trong những bệnh ung thư ảnh hưởng lớn nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ giới.

Ung thư cổ tử cung có 5 giai đoạn phát triển, phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư càng cao. Ở giai đoạn sớm nhất, khi khối u có kích thước rất nhỏ và giới hạn trong cổ tử cung, cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư có thể lên tới trên 90%.

HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.

Nhiều nữ giới băn khoăn không biết ung thư cổ tử cung là bệnh gì do chưa biết được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ác tính này.

HPV có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin HPV. Vắc xin HPV được khuyến khích tiêm cho nữ giới 9 – 26 tuổi.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

Sinh nhiều con, sinh con ở độ tuổi còn quá trẻ.

Lạm dụng thuốc tránh thai.

Quan hệ tình dục không an toàn.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư cổ tử cung…

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu ít có biểu hiện, dễ bị bỏ qua. Một số triệu chứng có thể gặp ở giai đoạn ung thư tiến triển là:

Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những biểu hiện thường gặp ở người bệnh.

Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu giữa các kì kinh, sau mãn kinh.

Đau khi quan hệ.

Đau vùng xương chậu.

Xuất hiện dịch âm đạo bất thường, dịch có màu lạ, mùi hôi rất khó chịu.

Ở giai đoạn ung thư tiến triển và di căn đến các bộ phận ở xa, bệnh nhân còn có nhiều biểu hiện phức tạp hơn như đau xương, đau tức ngực, khó thở, chướng bụng, sưng bụng…

2. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư dễ dàng phòng ngừa và phát hiện sớm nhờ vào việc sàng lọc ung thư định kỳ. Tuy nhiên, các chuyên gia quy định độ tuổi bắt đầu sàng lọc, cũng như mỗi độ tuổi thì nên làm các xét nghiệm khác nhau. Vì sao độ tuổi đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Xét nghiệm Pap nhằm kiểm tra các tế bào lấy từ cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV tìm kiếm sự hiện diện của virus HPV – đây là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và giúp xác định chủng HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.

Mặc dù việc thực hiện 2 xét nghiệm này khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí nhưng rất nhiều phụ nữ đã bỏ qua (có thể chủ quan hoặc có thể chưa có kiến thức về phòng bệnh), khiến ung thư cổ tử cung vẫn là mối đe dọa đối với phụ nữ.

Đối với mọi phụ nữ bình thường, các chuyên gia khuyến cáo nên sàng lọc ung thư cổ tử cung với xét nghiệm Pap bắt đầu từ khi 29 tuổi. Ung thư cổ tử cung có quá trình hình khá dài và chậm, vì vậy nếu như theo dõi xét nghiệm Pap thường xuyên có thể phát hiện ra vấn đề bất thường sớm và điều trị kịp thời.

Đối với phụ nữ trên 30 có gì khác? Bạn càng lớn tuổi thì nguy cơ nhiễm HPV càng lớn. Để phát hiện sớm tình trạng này, phụ nữ trên 30 cần kết hợp giữa xét nghiệm Pap và HPV. Nếu như kết quả của cả 2 xét nghiệm đều bình thường, chị em có thể thực hiện lại sau 1 vài năm. Ngược lại, nếu kết quả có bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác, hoặc theo dõi, sàng lọc thường xuyên hơn.

Phụ nữ dưới 21 tuổi không được khuyến cáo sàng lọc, hoặc những người đã cắt bỏ tử cung.

Ngoài ra, phụ nữ sau 65 tuổi nếu như những năm trước đó kết quả xét nghiệm sàng lọc đều bình thường thì có thể không cần tiếp tục sàng lọc nữa.

Tiêm phòng HPV chỉ giúp ngừa 4 loại HPV (bao gồm 2 loại nguy cơ cao là 16, 18 và 2 loại gây mụn cóc sinh dục là 6 và 11), do vậy bạn vẫn cần thực hiện sàng lọc theo hướng dẫn cho từng độ tuổi.

Chi phí để thực hiện xét nghiệm Pap và HPV không quá tốn kém, chỉ vào khoảng trên dưới 1 triệu đồng (tùy loại xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap).

kiến thức đó để có cách kiểm soát bệnh một cách hợp lý.