Xét Nghiệm Ung Thư Vú / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Ung Thư Vú

Xét nghiệm ung thư vú là phương pháp chẩn đoán chính xác để biết bạn có đang mắc ung thư vú hay không. Hãy đọc bài viết này để hiểu thêm về xét nghiệm ung thư vú.

Xét nghiệm ung thư vú bằng cách khám vú

Đây là hình thức thăm khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ kiểm tra cả vùng ngực và các hạch bạch huyết ở nách của bạn nhằm phát hiện xem có bất kỳ cục u hoặc bất thường nào khác không.

Chụp X – Quang tuyến vú

Chụp X – Quang tuyến vú hay còn gọi là chụp X – Quang vú thường được sử dụng để sàng lọc bệnh lý ung thư vú. Nếu phát hiện bất thường khi có kết quả chụp X – Quang tuyến vú, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện thêm các chẩn đoán khác trước khi có kết luận cuối cùng.

Siêu âm vú

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh thể hiện cấu trúc của các cơ quan nằm sâu bên trong cơ thể. Siêu âm có thể được sử dụng để xác định xem khối u là một khối rắn hay một nang chứa đầy chất lỏng.

Sinh thiết

Sinh thiết là cách xác định duy nhất để chẩn đoán ung thư vú. Khi chụp X – Quang hoặc thực hiện các chẩn đoán khác, nếu nghi ngờ khối u nào là ác tình thì bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết bằng cách sử dụng một thiết bị kim chuyên dụng để lấy mô tế bào đáng ngờ. Các mẫu sinh thiết sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích liệu các tế bào này có phải là ung thư hay không.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Máy MRI sử dụng nam châm và sóng radio để thể hiện lạa hình ảnh cấu trúc bên trong vú của bạn. Trước khi chụp MRI, bạn được tiêm thuốc nhuộm. Không giống như các loại xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác, MRI không sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết ung thư vú

Xét nghiệm ung thư vú ở đâu uy tín?

Xét nghiệm ung thư vú ở đâu tốt là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư bao gồm cả ung thư vú. Tuy nhiên, để đảm bảo bạn nên chọn những địa chỉ y tế uy tín, đảm bảo chất lượng.

Ung thư vú là căn bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ chúng ta. Hãy chủ động bảo vệ bản thân mình khi còn có thể. Bạn có thể liên hệ qua số hotline 1900 633698 hoặc đặt lịch tư vấn – khám online TẠI ĐÂY. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách tận tâm nhất.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Các Phương Pháp Xét Nghiệm Ung Thư Vú

Kiểm tra vú để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng rõ ràng được gọi là tầm soát ung thư vú. Theo ThS. DS. Nguyễn Thị Vũ Thành – Chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu, những phương pháp xét nghiệm ung thư vú được sử dụng phổ biến như chụp X-quang tuyến, siêu âm, chụp MRI, sinh thiết – tế bào học…

Chụp X-quang tuyến vú

Chụp X-quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh) là xét nghiệm ung thư vú được sử dụng thường xuyên trong xét nghiệm ung thư vú. Bác sĩ sử dụng các chùm tia X có cường độ thấp và bước sóng dài hơn, chiếu xuyên qua vú, ghi lại hình ảnh tuyến vú lên phim. Thời gian chụp tuy nhanh, nhưng quá trình chụp bắt buộc chèn ép vào vùng mô vú để chụp ảnh mô vú một cách toàn diện, nên có thể gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Theo khuyến cáo, phụ nữ trên 40 tuổi nên chụp X-quang định kỳ 6 tháng để tầm soát ung thư vú. Lưu ý không chụp nhũ ảnh trong kỳ kinh hay các ngày gần ngày kinh nguyệt, do nồng độ hormone nội tiết tố nữ tăng cao khiến tuyến vú căng tức hơn bình thường. Nếu chụp vào thời điểm này không chỉ gây nhầm lẫn các tổn thương trên phim, mà còn tăng cảm giác khó chịu cho người chụp. Thời điểm tốt nhất X-quang tuyến vú là 1 tuần sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.

Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm khó phát hiện khối u ác tính ở phụ nữ trẻ, do mô vú ở độ tuổi này khá dày đặc.

Siêu âm

Phương pháp này dùng các sóng siêu âm để phát hiện những bất thường ở vú hoặc xung quanh bầu ngực, chỉ ra những thương tổn nằm sâu trong mô vốn khó phát hiện nếu người bệnh chỉ thăm khám lâm sàng. Siêu âm cũng giúp phân biệt giữa u nang (túi chứa đầy dịch lỏng) và các khối rắn, tìm kiếm các hạch bạch huyết có kích thước lớn, xác định kích thước, mức độ tổn thương của các khối u.

Ưu điểm của siêu âm là xét nghiệm nhanh chóng, tiện lợi, cho kết quả ngay. Có thể thực hiện nhiều lần, không gây hại cho cơ thể. Có thể siêu âm với phụ nữ mang thai, bé gái đang dậy thì, người có tuyến vú to, dày. Bác sĩ phát hiện được tổn thương có đường kính dưới 5mm, nhất là giai đoạn đầu ung thư vú. Người bệnh cũng cảm thấy dễ chịu hơn chụp X-quang, không đau.

Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc vào người thực hiện siêu âm với nhiều năm kinh nghiệm và khả năng đọc tổn thương, nên việc tầm soát, xét nghiệm ung thư vú thông qua siêu âm cần được tiến hành ở các cơ sở y tế, bệnh viện tin cậy.

Chụp CT, chụp MRI

Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện ung thư và một số bất thường ở tuyến vú với độ chính xác cao. Hình ảnh hiển thị trên máy tính giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

Chụp MRI cho hình ảnh có chất lượng cao và độ phân giải tốt, giúp bác sĩ đánh giá chi tiết các tổn thương. Phương pháp thường dùng cho những phụ nữ có mô vú dày đặc hoặc có nguy cơ cao mắc ung thư vú, vì chụp MRI có thể phát hiện các khối u rất sớm. Tuy vậy, MRI tuyến vú có thể cho kết quả dương tính giả.

Xét nghiệm gen

Tầm soát xét nghiệm ung thư vú để phát hiện ra mang gen BRCA1 và BRCA2 đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm, đánh giá đúng nguy cơ mắc bệnh.

Sinh thiết vú

Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô rất nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi, phát hiện bệnh ung thư vú. Phương pháp này thực hiện sau khi chụp X-quang, siêu âm vẫn chưa xác định được bệnh.

Từ những phương phát xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, đánh giá theo các giai đoạn để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

(Nguồn: GoldHealth)

Những Xét Nghiệm Ung Thư Vú Chị Em Cần Biết

1. Thế nào là ung thư vú?

Ung thư vú là bệnh lý ác tính xuất phát từ các tế bào tuyến vú. Những khối tế bào ác tính này có thể lan ra các vùng xung quanh nhanh chóng (hay còn gọi là di căn tới các bộ phận khác của cơ thể). Đây là bệnh ung thư thường xuất hiện với phái nữ, ở mọi độ tuổi, không kể sắc tộc, màu da.

Nếu bệnh được phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu bằng các phương pháp xét nghiệm ung thư vú thì cơ hội sống, chữa khỏi bệnh của người bệnh rất cao.

2. Đối tượng nên sàng lọc, xét nghiệm ung thư vú

Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường cần thực hiện xét nghiệm ung thư vú:

Người lớn tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ càng lớn (sau 30 tuổi).

Tiểu sử gia đình có người mắc ung thư vú: nếu mẹ, chị gái, em gái của bạn bị mắc bệnh ung thư vú; nếu trong gia đình bạn có người mắc đồng thời 2 bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng thì nguy cơ bị bệnh ung bướu này của bạn thường cao hơn người khác.

Người thường xuyên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, hút thuốc lá.

Thời gian sử dụng các sản phẩm tăng cường hormone nội tiết tố nữ kéo dài, uống các thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều, không sinh con

Người thừa cân, béo phì.

3. Những xét nghiệm ung thư vú

Kiểm tra vú để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng rõ ràng được gọi là tầm soát ung thư vú. Những phương pháp xét nghiệm ung thư vú được sử dụng phổ biến hiện nay là: Chụp X – quang tuyến vú, siêu âm, chụp MRI, sinh thiết – tế bào học…

Chụp X – quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh) là 1 xét nghiệm ung thư vú đã có từ lâu và được sử dụng thường xuyên trong việc xét nghiệm ung thư vú.

Bác sĩ sử dụng các chùm tia X (chuyên biệt chụp mô tuyến vú có cường độ thấp và bước sóng dài hơn) chiếu xuyên qua vú để ghi lại hình ảnh của tuyến vú lên phim. Thời gian chụp X – quang tuy nhanh nhưng có thể quá trình chụp bắt buộc sẽ chèn ép vào vùng mô vú để chụp hình ảnh toàn diện của mô vú nên có thể sẽ đem lại cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên tiến hành chụp X – quang định kỳ 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh ung thư vú.

Không chụp nhũ ảnh trong kỳ kinh hay các ngày gần ngày kinh nguyệt, do nồng độ hormone nội tiết tố nữ tăng cao khiến tuyến vú căng tức hơn bình thường. Nếu chụp vào thời điểm này không chỉ gây ra nhầm lẫn các tổn thương trên phim mà còn tăng cảm giác khó chịu cho người chụp. Thời điểm tốt nhất chụp X quang tuyến vú là 1 tuần sau khi bạn đã sạch kinh.

Nhược điểm: Chụp X – quang tuyến vú khó phát hiện khối u vú ác tính ở phụ nữ trẻ do mô vú ở độ tuổi này khá dày đặc.

Xét nghiệm ung thư vú – siêu âm

Siêu âm vú là phương pháp xét nghiệm ung thư vú bằng cách dùng các sóng siêu âm (sóng âm có tần số cao) để phát hiện những bất thường ở vú hoặc xung quanh bầu ngực. Bằng những hình ảnh tái hiện những bất thường của vú, siêu âm vú cho thấy những thương tổn nằm sâu trong mô vú mà không thể phát hiện được nếu người bệnh chỉ thăm khám lâm sàng thông thường: giúp phân biệt giữa u nang (túi chứa đầy dịch lỏng) và các khối rắn, tìm kiếm các hạch bạch huyết có kích thước lớn, xác định được kích thước, mức độ tổn thương của các khối ung bướu trên vú.

Tầm soát, xét nghiệm ung thư vú nhanh chóng, tiện lợi, cho kết quả ngay.

Có thể siêu âm vú nhiều lần, lại không độc hại.

Có thể siêu âm được với phụ nữ mang thai, bé gái đang dậy thì, người có tuyến vú to, dày.

Cảm thấy dễ chịu hơn chụp X – quang, không đau.

Phát hiện được tổn thương có đường kính dưới 5mm.

Có giá trị phát hiện giai đoạn đầu ung thư vú.

Nhược điểm: bị phụ thuộc vào người thực hiện siêu âm với nhiều năm kinh nghiệm và khả năng đọc tổn thương của người đó nên việc tầm soát, xét nghiệm ung thư vú thông qua siêu âm cần được tiến hành ở các cơ sở y tế, bệnh viện tin cậy.

Xét nghiệm ung thư vú – Chụp CT, chụp MRI

Chụp cắt lớp vi tính CT và chụp cộng hưởng từ là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện ung thư và một số bất thường khác ở tuyến vú có độ chính xác cao. Hình ảnh sẽ được hiển thị trên máy tính để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

Chụp cộng hưởng từ MRI cho hình ảnh có chất lượng cao và độ phân giải tốt, giúp bác sĩ đánh giá chi tiết các tổn thương và chẩn đoán bệnh chính xác, dùng cho những phụ nữ có mô vú dày đặc hoặc có nguy cơ cao mắc ung thư vú vì chụp MRI có thể phát hiện các khối u rất sớm. Nhược điểm của phương pháp chụp MRI tuyến vú là hay cho kết quả dương tính giả nhưng lại không phải là ung thư vú.

Xét nghiệm gen

Tầm soát xét nghiệm ung thư vú để phát hiện ra mang gen như BRCA1 và BRCA2 là đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán sớm, đánh giá đúng nguy cơ của bệnh ung thư vú.

Xét nghiệm ung thư vú – sinh thiết vú

Bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu mô rất nhỏ từ vú để kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện bệnh ung thư vú.

Sinh thiết vú dùng sau khi chụp X quang, siêu âm mà vẫn chưa xác định được bệnh.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh. Ung thư vú sẽ được đánh giá theo các giai đoạn để lựa chọn phương pháp điều trị. Để được tư vấn thêm thông tin về xét nghiệm ung thư vú, giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư vú, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – hotline 0962686808.

Xét Nghiệm Máu Có Phát Hiện Ung Thư Vú Không?

19/06/2018 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 844 lượt xem

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư có những giá trị nhất định trong hỗ trợ phát hiện sớm ung thư vú. Vậy chỉ xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư vú không?

1.Xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư vú không?

Ung thư vú là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở nữ giới Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nhiều số liệu thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam có khoảng 11 nghìn ca mắc mới ung thư vú và 5 nghìn ca tử vong do bệnh gây ra. Ung thư vú rất dễ mắc, gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị tích cực là một trong những điều kiện cần để chữa khỏi bệnh, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư.

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CA 15 – 3 là xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư vú và chỉ có giá trị hỗ trợ phát hiện bệnh chứ không phải là xét nghiệm duy nhất để chẩn đoán bệnh. Bởi lẽ, Không phải bệnh nhân ung thư vú nào cũng có chỉ số CA 15 – 3 tăng cao và chỉ số này biến động có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, không xuất phát từ ung thư vú.

Thực tế, CA 15 – 3 không đủ độ nhạy và độ đặc hiệu để sàng lọc ung thư vú trong cộng đồng. Mục đích sử dụng chính xét nghiệm CA 15 – 3 là để theo dõi đáp ứng điều trị và tái phát ung thư vú. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mà chỉ số này không tăng trước điều trị thì không thể sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị và tái phát được.

Ở người bình thường, giá trị CA 15 – 3 thường ở mức dưới 35 U/ml. Giá trị này có thể tăng trong một số bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư nội mạc tử cung hay các bệnh lý lành tính như viêm gan, xơ gan, viêm nội mạc tử cung…

2.Xét nghiệm phát hiện ung thư vú bằng cách nào?

Để phát hiện bệnh ung thư vú, ngoài xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư mang tính chất gợi ý, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như:

Chụp nhũ ảnh: là phương tiện phổ biến để sàng lọc, đánh giá ban đầu một trường hợp ung thư vú. Hình ảnh tổn thương trên nhũ ảnh thường có hình sao, bờ không đều, độ đậm cản quang không đều, cấu trúc bị biến dạng… Chụp nhũ ảnh cũng được khuyến khích thực hiện định kì trong tầm soát ung thư vú, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. Trường hợp chụp nhũ ảnh phát hiện bất thường bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Siêu âm vú: thường được chỉ định cho những nữ giới trẻ tuổi hay có kèm theo xơ nang vú. Siêu âm có thể chẩn đoán phân biệt khối u đặc hay nang. Siêu âm cũng hướng dẫn cho việc chọc sinh thiết.

Sinh thiết: chọc hút sinh thiết là kỹ thuật có độ chẩn đoán ung thư vú cao với độ nhạy khoảng 90% và độ đặc hiệu gần như tuyệt đối…

Ung thư vú rất phổ biến, không loại trừ bất kì nữ giới nào, ngay cả người trẻ tuổi. Chính vì vậy, tầm soát ung thư vú định kì luôn được khuyến khích, đặc biệt với những người có nguy cơ mắc bệnh cao như mang gen đột biến BRCA1, BRCA2, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, phát hiện kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, béo phì…