Xét Nghiệm Ung Thư Lưỡi / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Ung Thư Lưỡi Ở Đâu?

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất vùng khoang miệng bao gồm ung thư môi, sàn miệng, lưỡi. Rất nhiều người mong muốn xét nghiệm ung thư lưỡi nhưng lại băn khoăn không biết nên xét nghiệm ung thư lưỡi ở đâu.

Nên xét nghiệm ung thư lưỡi ở đâu?

Ung thư lưỡi giai đoạn sớm ít có biểu hiện. Một số triệu chứng bệnh như đau họng, xuất hiện các vết loét trắng, khó nhai, khó nuốt… thường chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn tiến triển.

Nên xét nghiệm ung thư lưỡi ở đâu? Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm ung thư lưỡi bao gồm cả các bệnh viện công, bệnh viện quốc tế và một số bệnh viện tư khác…

Là một trong những đơn vị y tế đi đầu trong khám xét nghiệm ung thư tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã nhận được sự tin tưởng của nhiều người bệnh. Ngoài việc đặt lịch khám nhanh chóng và tiện lợi qua Tổng đài, người bệnh không phải chờ đợi khám lâu, khám xét nghiệm ung thư lưỡi tại Bệnh viện Thu Cúc còn có một số ưu điểm như:

Trang thiết bị y tế hiện đại, môi trường khám bệnh thân thiện tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh

Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu trên 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám

Bệnh phẩm có thể được gửi sang Mỹ, Singapore xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất

Trường hợp không may nếu phát hiện bệnh, bệnh nhân sẽ được tư vấn khám và điều trị trực tiếp với đội ngũ bác sĩ Singapore trong đó có TS. BS Lim Hong Liang, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư vùng đầu – mặt – cổ.

Xét nghiệm ung thư lưỡi bao gồm những gì?

Xét nghiệm ung thư lưỡi có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Khám lâm sàng: bác sĩ kiểm tra khu vực lưỡi xem có xuất hiện các vết loét lâu lành hay khối u cục bất thường nào không.

Sinh thiết: một hay nhiều mẫu mô nghi ngờ sẽ được loại bỏ xét nghiệm đem quan sát dưới kính hiển vi để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Nội soi tai mũi họng, chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính có thể được chỉ định để xác định mức độ lan rộng của các tế bào ung thư lưỡi, đánh giá tình trạng bệnh sau khi chẩn đoán.

Ung thư lưỡi phát hiện sớm điều trị dễ dàng hơn và có tiên lượng tốt hơn nhiều so với giai đoạn bệnh tiến triển. Theo đó, bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối có khoảng 78% cơ hội sống trong 5 năm nếu được tích cực điều trị ở giai đoạn đầu.

Xét Nghiệm Ung Thư Phổi

Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 23.667 ca mới mắc và 20.170 ca tử vong do bệnh ung thư phổi. Sử dụng các phương pháp xét nghiệm ung thư phổi giúp sớm phát hiện bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư phổi là gì và có những quy trình gì?

Bệnh ung thư phổi là gì?

– Ung thư phổi là sự sinh sản và tăng trưởng một cách không kiểm soát của các tế bào bất thường trong phổi và không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể, thường là các tế bào lót ống dẫn khí. Khi các tế bào ác tính tăng lên, chúng gây cản trở đến chức năng của phổi. Các tế bào ung thư này có thể sẽ từ phổi lan dần đến các tuyến hạch quanh khí quản, chuyển qua lá phổi đối diện, đến xương, não, gan, tim, xương, thận và đến các cơ quan khác trong cơ thể.

– Ung thư phổi được chia thành 2 loại chính là:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (chiếm khoảng 80%)

Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm khoảng 20%). Trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ tiến triển rất nhanh và có tiên lượng xấu hơn.

– Bệnh khó phát hiện do không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng để phát hiện bệnh ung thư phổi. Trong giai đoạn đầu bệnh thường diễn biến âm thầm, biểu hiện kín đáo, đến khi có biểu hiện rõ rệt thì hầu hết người bệnh đã ở giai đoạn muộn, có thể là di căn, rất khó điều trị dứt điểm.

– Theo WHO dự báo, tới năm 2020, ở Việt Nam sẽ có 23.000 ca mắc mới và 19.500 bệnh nhân tử vong vì ung thư phổi.

Chính vì vậy, sàng lọc, xét nghiệm ung thư phổi để phát hiện bệnh càng sớm thì càng giúp nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh ung thư phổi.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi là gì?

– Ho khan là triệu chứng hay gặp nhất

– Ho khạc đờm hoặc lẫn máu

– Hội chứng viêm phế quản phổi cấp hoặc bán cấp

khi xuất hiện các triệu chứng này thì UTP thường đã ở giai đoạn muộn.

– Nuốt nghẹn

– Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên

– Hội chứng 3 giảm do TDMP

– Di căn hạch: sờ thấy hạch vùng nách, cổ

– Di căn não: đau đầu, buồn nôn, nôn, đôi khi bệnh nhân xuất hiện liệt.

– Di căn xương: đau xương ở vị trí di căn, gãy xương bệnh lý.

– Di căn gan: đau hạ sườn phải, sờ thấy gan to, u vùng hạ sườn phải

– Di căn da vùng ngực: thấy nốt di căn dưới da vùng ngực.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm ung thư phổi

Những đối tượng sau cần tiến hành thực hiện xét nghiệm ung thư phổi:

– Người có thói quen hút thuốc lá và đã hút thuốc lá trong nhiều năm.

– Tiền sử gia đình có người từng mắc ung thư phổi.

– Những người sống tại nơi có nhiều người mắc ung thư phổi.

– Người ở độ tuổi trung niên trên 40 tuổi.

– Người làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm như: hóa chất, bụi, phóng xạ.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư phổi

Khi thực hiện chẩn đoán, sàng lọc bệnh ung thư phổi, bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử bệnh lý cũng như các triệu chứng lâm sàng của người được xét nghiệm để xem xét cũng như đánh giá về khả năng mắc bệnh. Để kết quả chẩn đoán và sàng lọc được chính xác nhất, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số thăm dò về hình ảnh hay các xét nghiệm tế bào. Những xét nghiệm ung thư phổi này được tiến hành để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường trong tế bào phổi hay các khối u, hạch ác tính hoặc lành tính xuất hiện tại phổi hoặc các khu vực xung quanh.

– Là 1 trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh luôn được ưu tiên sử dụng đầu tiên khi tầm soát, chẩn đoán bệnh ung thư phổi.

– Cung cấp hình ảnh chụp vùng phổi và các khu vực quanh phổi chuẩn xác, dễ dàng phát hiện: đám đục mờ trong phổi, dịch màng phổi, các khối hạch hoặc u, tổn thương lạ ở 2 lá phổi.

– Phương pháp chụp CT sẽ được thực hiện sau khi bạn nhận được kết quả chụp X – quang với những hình ảnh bất thường hay nghi ngờ có các khối u tại phổi.

– Giúp nhận được những hình ảnh thay đổi nhỏ nhất tại phổi dễ dàng, kể cả những tổn thương có kích thước dưới 1mm.

– Sử dụng tia X tạo ra hình ảnh chân thực về mặt cắt ngang ngực và bụng trên. Hình ảnh chụp 2 lá phổi bằng phương pháp chụp CT có khả năng phát hiện vị trí và kích thước hay mức độ xâm lấn của khối u (nếu có) cũng như quan sát những thay đổi của phổi. Qua đó, bác sĩ sẽ có kết quả chính xác về loại bệnh u bướu này.

– Để xác định chính xác khả năng mắc ung thư phổi khi xuất hiện các tế bào bất thường hoặc khối u thì việc lấy tế bào để sinh thiết là cần thiết.

– Các mẫu tế bào sinh thiết được dùng có thể được lấy từ quá trình soi phế quản. Mẫu vật sau khi lấy từ phổi người được xét nghiệm ung thư phổi sẽ được nhuộm màu và quan sát bằng kính hiển vi. Từ đó, đưa ra kết quả chẩn đoán ung thư phổi cuối cùng đối với người được tiến hành xét nghiệm rằng liệu người đó có bị ung thư phổi không.

Phương pháp xét nghiệm đờm qua kính hiển vi giúp bác sĩ có thể phát hiện ra tế bào ung thư. Tuy nhiên, vì xét nghiệm này không nhạy nên bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác nếu xét nghiệm đàm âm tính và có nghi ngờ ung thư phổi.

– Trước khi tiến hành xét nghiệm ung thư phổi bằng phương pháp nội soi phế quản, bệnh nhân sẽ được cho ngủ hoặc xịt thuốc tê tại chỗ vào thành họng để giảm triệu chứng khó chịu.

– Sử dụng một ống soi mềm có đèn chiếu sáng đưa vào khí quản qua mũi. – Một mẫu nhỏ của khối u nghi ngờ có chứa tế bào ung thư sẽ được làm sinh thiết dưới kính hiển vi.

– Bác sĩ có thể quan sát được khối u xuất phát từ phế quản rồi thực hiện được các kĩ thuật để lấy bệnh phẩm làm tế bào học, mô bệnh học như sinh thiết phế quản, chải rửa phế quản, sinh thiết phế quản xuyên thành ở vùng tương ứng với khối u.

Phương pháp này giúp chẩn đoán xác định thông qua bệnh phẩm được lấy từ nội soi phế quản, hoặc qua sinh thiết xuyên thành ngực dưới dưới dẫn cắt lớp vi tính .

Bác sĩ sẽ thực hiện chọc hút tế bào hạch, chọc dò dịch màng phổi giúp phát hiện tế bào ác tính trong phổi của người bệnh trong giai đoạn sớm.

– Cách thực hiện: Bác sĩ/ kĩ thuật viên sử dụng 1 chiếc kim nhỏ được đưa vào lồng ngực của bệnh nhân lấy mẫu dịch hoặc tế bào. Các mẫu vật này được đem đi phân tích theo các tiêu chuẩn riêng.

– Bệnh nhân sẽ được gây mê.

– Bác sĩ sẽ dùng ống soi luồn qua lỗ thông mở ở cổ để kiểm tra hạch trung thất có bị tế bào ung thư xâm nhập hay không.

– Xét nghiệm Xạ hình xương: phát hiện các tổn thương di căn xương.

– Xét nghiệm Chụp CT scanner.

– PET/CT: đánh giá chính xác các tổn thương di căn, từ đó chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh.

– Chụp cộng hưởng từ sọ não: phát hiện di căn não.

– Kỹ thuật sinh học phân tử (PCR, FISH), giải trình gen…

– Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng: phát hiện ổ di căn gan, thượng thận…

– Xét nghiệm máu chỉ điểm khối u như CEA, SCC, Cyfra 21-1.

– Kỹ thuật sinh học phân tử như FISH, PCR, giải trình tự gen là cơ sở để điều trị liệu pháp trúng đích.

Để kiểm tra phát hiện bệnh ung thư, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để tầm soát ung thư 6 tháng một lần.

Vietlife Antican giảm tác dụng phụ của xạ trị và tăng cường miễn dịch, tăng thể trạng cho người bệnh ung bướu

– Curcumin trong củ nghệ được nano hoá có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá, chống gốc tự do, ức chế hình thành mạch máu, hạn chế cung cấp máu tới các tế bào ung thư và hạn chế di căn.

– Nhờ tính kháng viêm mạnh, Nano Curcumin ức chế các yếu tố gây viêm, loét, cải thiện các triệu chứng sau hoá trị – xạ trị hiệu quả.

– Các vết loét hoặc tổn thương niêm mạc do tiếp xúc với hoá – xạ trị cũng nhanh chóng được hồi phục và tái tạo.

– Hoạt chất 6 – shogaol, 6 – Gingerol trong Gừng ức chế sự phát triển khối u ở đại tràng.

– Khả năng chống viêm, chống nhiễm trùng của gừng rất mạnh, đặc biệt khi chúng hiệp đồng tác dụng với Curcumin, hạn chế tối đa sự phát triển của tế bào ung thư.

Chiết xuất từ hoa hoè được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ:

– Giúp cơ thể tăng khả năng chịu bức xạ.

– Tăng hoạt tính của enzym chống oxy hoá.

– Tăng sức đề kháng cho người bệnh, nâng cao thể trạng để chống chọi với các tác dụng từ các phương pháp điều trị ung thư.

Liên hệ – nhận tư vấn từ chuyên gia

PGS.TS. Đỗ Thị Thảo nhấn mạnh, chế phẩm có ba khả năng nổi trội là:

1) Hoạt tính kháng U, ở liều cao có khả năng ức chế tới 50% khối U;

2) Tăng cường hoạt tính của thuốc trong hóa trị khối U;

3) Giảm độc tính hóa xạ trị, chống oxy hóa, chống gốc tự do.

Xét Nghiệm Máu Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày. Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày là cách để phát hiện bệnh sớm. Quy trình xét nghiệm ung thư dạ dày như thế nào để điều trị kịp thời? Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh nhiều bệnh ung thư khác nhau: Xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào, xét nghiệm sinh thiết chẩn đoán ung thư, nội soi phát hiện ung thư.

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày là cách phát hiện bệnh sớm. Phương pháp này mang lại cho mọi người sức khỏe toàn diện, phòng tránh ung thư hiệu quả nhất. Bởi ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao nếu phát hiện bệnh trễ.

Phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư giúp tìm một số chất tăng trong ung thư dạ dày như CA125, CA19.9 và CA72.4. Tuy nhiên, các chất này tăng lên không có nghĩa là bạn bị ung thư dạ dày. Lý do là có một số các chất cũng sẽ tăng lên trong những loại bệnh lý khác. Do đó, để phát hiện chính xác mình có bị ung thư dạ dày hay không, ngoài xét nghiệm máu bạn cần làm thêm phương pháp nội soi dạ dày kết hợp với sinh thiết. Quy trình xét nghiệm như sau:

Bắt đầu phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày bằng đánh giá của các bác sĩ. Đầu tiên là thông tin chung về bệnh nhân để xác định yếu tố nguy cơ. Bao gồm:

Tình trạng sức khỏe;

Tên, tuổi, địa chỉ;

Bệnh sử cá nhân và gia đình;

Những triệu chứng bệnh nghi ngờ đang mắc phải.

Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày cơ bản. Thực hiện những xét nghiệm tầm soát cơ bản là nội soi dạ dày, chỉ định thêm những triệu chứng để xác định bệnh.

Để tiến hành tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ bắt đầu thực hiện nội soi dạ dày cho bệnh nhân. Luồn 1 ống nội soi vào thực quản xuống dạ dày để quan sát bên trong dạ dày ra sao. Bác sĩ sẽ xác định bệnh như sau:

Xác định vị trí các khối u;

Hình dạng, kích thước các tổn thương trong dạ dày;

Lấy mẫu tổn thương để tiến hành sinh thiết;

Đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh.

Nếu phát hiện những vấn đề đáng ngại khác thì bác sĩ nên thực hiện một số xét nghiệm khác bao gồm:

Chụp cắt lớp vi tính (CT);

Sinh thiết;

Xét nghiệm CA 72-4;

Sau khi tiến hành tầm soát ung thư dạ dày xong, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thông báo kết quả bệnh. Nếu khẳng định bệnh nhân mắc chứng bệnh này thì bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị.

Ung thư dạ dày không phải là bệnh khó chữa trị cho nên phát hiện bệnh sớm sẽ kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân sớm. Nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để khẳng định bệnh không còn cơ hội hoành hành trong cơ thể bạn.

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư sẽ cho bạn kết quả bệnh chính xác 100%. Từ đó có cách chữa trị và xóa bỏ bệnh sớm nhất, kéo dài sự sống cho người bệnh.

Xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ đánh giá tình hình bệnh nặng, nhẹ khác nhau. Từ đó đánh giá được diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị một cách toàn diện nhất.

Khi sử dụng xét nghiệm máu và nước tiểu có thể phát hiện một số bệnh ung thư như:

Ung thư tuyến tiền liệt;

Ung thư buồng trứng;

Ung thư tuyến tụy

Ung thư dạ dày.

Nhưng không hẳn ung thư máu sẽ cho bệnh nhân biết mình bị ung thư 100%. Bởi kết quả bệnh nhân khi xét nghiệm có khi âm tính, có khi dương tính. Chính vì thế muốn biết bệnh chắc chắn nên khám thêm và tầm soát ung thư.

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

Một khi dùng phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bệnh nhân xác định vị trí ung thư di căn hoàn hảo nhất. Không những vậy phương pháp này còn xác định vị trí ung thư nguyên phát và tiên lượng bệnh nhân sống được bao lâu.

Sử dụng xét nghiệm sinh thiết phù hợp với mọi loại ung thư. Bởi kết quả sinh thiết mang tới kết quả ung thư chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm, chấn đoán các khối u …

Nếu nghi ngờ mình bị ung thư máu hãy đi xét nghiệm tủy sống ngay lập tức. Phương pháp xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm Immunophenotyping;

Xét nghiệm dịch não tủy;

Xét nghiệm tế bào di truyền.

Các chuyên gia sẽ tiến hành chọc vào tủy bệnh nhân rồi lấy một chút tủy và đi xét nghiệm. Sua đó bác sĩ sẽ phân loại và các định các loại tế bào máu ở trong tủy sống. Nếu bệnh nhân có lượng Junvenile cell trong máu vượt quá 5 – 30 % thì nguy cơ mắc ung thư máu cao.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là xét nghiệm Pap để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi phát triển mạnh. Nếu tế bào ung thư cổ tử cung được tìm thấy thì dễ dàng tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi bị ung thư.

Những xét nghiệm cần làm khi bị ung thư dạ dày – Báo An ninh thủ đô

Nội soi đại trực tràng phù hợp với bệnh nhân chưa bị bệnh và đang bị ung thư đại tràng. Hầu như những bệnh nhân bị chứng bệnh này sẽ được nội soi đại trực tràng ống mềm để kiểm tra bệnh. Đây là phương pháp duy nhất có thể tiến hành sinh thiết để chẩn đoán bệnh dễ dàng nhất.

Hi vọng rằng với những thông tin về xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày như trên, bệnh nhân sẽ biết phòng và bảo vệ mình trước bệnh lý này. Nếu không tầm soát sớm, ung thư sẽ gõ cửa hỏi thăm cơ thể bạn mà không hề nhắc trước.

Xét Nghiệm Dấu Ấn Ung Thư

Chất chỉ điểm khối u là một dấu ấn sinh học được sản xuất và giải phóng vào máu bởi các tế bào ung thư hoặc bởi chính các tế bào lành của cơ thể để phản ứng với sự hiện diện của các tế bào ung thư hoặc trong một số tình trạng bệnh lý lành tính khác (không phải ung thư). Những chất này có thể được tìm thấy trong máu, nước tiểu, phân, tại chính khối u hoặc trong dịch màng phổi, dịch ổ bụng của một số bệnh nhân ung thư. Chất chỉ điểm khối u được dùng để đánh giá sự có mặt của một hay nhiều loại ung thư. Có rất nhiều loại chất chỉ điểm khối u khác nhau, mỗi loại đại diện cho một quá trình bệnh lý nhất định và được sử dụng để phát hiện ung thư.

Định lượng chất chỉ điểm khối u có thể phát hiện ung thư nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác gây tăng các chất này (dương tính giả).

Chất chỉ điểm khối u có thể được sản xuất trực tiếp bởi khác tế bào của khối hoặc các tế bào chịu ảnh hưởng bởi sự có mặt của khối u

Lưu ý ký hiệu (*):Chỉ điểm nguyên phát (đặc hiệu); (**): Chỉ điểm thứ phát

Hầu hêt những chỉ điểm u có bản chất là phân tử protein. Tuy nhiên, xu hướng phát triển gần đây của chuyên ngành sinh học phân tử cho phép sử dụng ngay chính các đoạn gien hay thành phần phân tử ADN của tế bào ung thư với vai trò như một chỉ điểm khối u.

Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u trong máu

Phần lớn các chất chỉ điểm khối u có độ đặc hiệu không cao, mặc dù kết quả xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u tăng trên giới hạn bình thường gặp nhiều hơn trong các bệnh ung thư nhưng cũng có thể gặp trong một số tình trạng bệnh lý lành tính khác và một loại chỉ điểm khối u có thể tăng trong nhiều bệnh lý ung thư khác nhau. Do đó, tăng nồng độ các chỉ điểm khối u không cho phép khẳng định chẩn đoán có hay không có mắc bệnh ung thư.

Mặc dù giá trị cụ thể của chất chỉ điểm u cũng không phản ánh một cách chính xác tình trạng giai đoạn bệnh ung thư (sớm hay muộn), tuy nhiên, ung thư ở giai đoạn sớm thường không làm tăng các chất chỉ điểm khối u trong máu. Do đó, với các bằng chứng khoa học hiện có, hầu hết các chất chỉ điểm khối u hiện tại không được sử dụng trên thực tế lâm sàng với mục đích chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh ung thư.

Cho đến hiện tại, các chỉ điểm khối u được áp dụng trên thực tế như thế nào? Các chất chỉ điểm khối u được sử dụng trong chẩn đoán bệnh ung thư với ý nghĩa giúp dự đoán mức độ tiến triển và lan rộng của tế bào ung thư (giai đoạn bệnh). Một bệnh nhân ung thư có chất chỉ điểm khối u tăng cao gợi ý cho bác sỹ điều trị khả năng bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển, xâm lấn rộng hay có di căn đến các cơ quan, bộ phận khác, từ đó có các chỉ định thăm dò, tiên lượng, kế hoạch điều trị phù hợp. Chỉ điểm khối u được xét nghiệm định kỳ trong quá trình điều trị bệnh ung thư, một tiêu chí quan trọng giúp bác sỹ đánh giá đáp ứng của bệnh với điều trị.

Xét nghiệm chỉ điểm khối u giảm hoặc quay về mức bình thường có thể phản ánh bệnh đang đáp ứng tốt với điều trị, trong khi đó các xét nghiệm này không thay đổi đáng kể hoặc tăng cao hơn cho thấy bệnh đáp ứng kém hoặc tiếp tục tiến triển xấu.

Sau khi kết thúc điều trị bệnh ung thư, bác sỹ có thể chỉ định xét nghiệm chỉ điểm khối u trong các lần tái khám theo dõi định kỳ sau điều trị nhằm mục đích phát hiện sớm tình trạng bệnh ung thư tái phát quay trở lại. Chất chỉ điểm u tăng cao dần qua các lần theo dõi là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo bác sỹ điều trị nguy cơ các tế bào ung thư bắt đầu phát triển trở lại gây ra tái phát bệnh