Xét Nghiệm Ung Thư Hạch / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm, Sinh Thiết, Chẩn Đoán Hình Ảnh Trong Đánh Giá Ung Thư Hạch

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Hương – Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ung thư hạch là bệnh phát triển trong các tế bào của hệ thống bạch huyết. Xét nghiệm máu hoặc sinh thiết hạch là cách để chẩn đoán bệnh. Để xác định xem mức độ lây lan của ung thư, bệnh nhân có thể phải làm sinh thiết tủy xương, chọc dò thắt lưng và các chẩn đoán hình ảnh khác. Điều trị bệnh tùy thuộc vào loại ung thư hạch, giai đoạn của bệnh cũng như tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

1. Ung thư hạch và những điều cần biết

Ung thư bạch huyết là bệnh ung thư phát triển trong các tế bào bạch cầu (tế bào bạch huyết) của hệ thống bạch huyết. Tế bào bạch cầu là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống bạch huyết bao gồm một mạng lưới các kênh nhỏ tương tự như các mạch máu lưu thông chất lỏng (gọi là bạch huyết), các hạch bạch huyết, tủy xương và một số cơ quan trong cơ thể đều được tạo thành từ tế bào bạch huyết. Hạch bạch huyết có hình bầu dục dẹp, chúng có mặt ở khắp cơ thể nhưng chúng tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn.

Có hai loại ung thư hạch chính: Hodgkin (HL) và không Hodgkin (NHL). Ở mỗi loại lại có một số loại phụ. U hạch Hodgkin còn được gọi là bệnh Hodgkin ít phổ biến hơn. U hạch không Hodgkin là các u hạch riêng lẻ khác nhau về cách hoạt động, cách chúng lan tràn và cả cách chúng đáp ứng với điều trị.

Ung thư hạch được xác định bằng cách kiểm tra một số tế bào ung thư dưới kính hiển vi. Khi u có tế bào tế bào Reed-Sternberg thì ung thư hạch được phân loại là Hodgkin. Khi nó không xuất hiện, ung thư được phân loại là không Hodgkin.

Các triệu chứng của ung thư hạch có thể bao gồm: nổi hạch ở cổ, nách, bẹn, giảm cân không giải thích được, sốt, đổ mồ hôi đêm, ngứa toàn thân, mệt mỏi, ăn mất ngon, ho hoặc khó thở đau bụng, ngực hoặc xương, bụng sưng lên.

2. Xét nghiệm, sinh thiết, chẩn đoán hình ảnh trong đánh giá ung thư hạch

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu về bệnh sử, các triệu chứng và thực hiện khám cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể đề xuất cho bệnh nhân được thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây.

Xét nghiệm máu: Thông thường số lượng bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu sẽ thấp khi ung thư hạch di căn đến tủy xương. Kết quả xét nghiệm máu cũng hỗ trợ trong đánh giá mức độ hoạt động của gan và thận.

Sinh thiết hạch bạch huyết: Là thủ thuật trong đó phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ hạch bạch huyết để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm tìm kiếm sự hiện diện của tế bào ung thư hạch. Các xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm có thể được thực hiện trên mẫu sinh thiết, bao gồm cả xét nghiệm di truyền phân tử. Sinh thiết thường được sử dụng để xác định tình trạng bệnh lý, mức độ tiến triển của bệnh và quyết định các xét nghiệm và phương pháp điều trị tiếp theo. Trước khi làm sinh thiết, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm thường quy, chẩn đoán hình ảnh. Rủi ro của thủ thuật sinh thiết được đánh giá là rủi ro thấp, nguy cơ thường gặp chỉ có thể xảy ra là chảy máu tại chỗ và nhiễm trùng nhưng rất ít khi xảy ra.

Chọc hút và sinh thiết tủy xương: Đây là thủ thuật bằng cách dùng một cây kim mỏng, rỗng được đưa vào xương hông để lấy một lượng nhỏ tủy xương lỏng và phân tích dưới kính hiển vi. Thủ tục này thường được thực hiện sau khi ung thư hạch đã được chẩn đoán để xác định xem bệnh đã di căn đến tủy xương hay chưa.

Chọc dò thắt lưng (ống tủy sống): Đây là một xét nghiệm xâm lấn tối thiểu bằng việc lấy một lượng nhỏ dịch não tủy (CSF), chất lỏng bao quanh não và tủy sống để phân tích sự hiện diện của tế bào ung thư hạch. Xét nghiệm này thường chỉ được thực hiện đối với một số loại ung thư hạch nhất định hoặc nếu bệnh nhân có các triệu chứng cho thấy ung thư hạch có thể đã di căn đến não.

Chụp X quang ngực: Chụp X quang ngực được sử dụng để tìm các hạch bạch huyết ở trung thất.

Chụp CT: CT được sử dụng để phát hiện các hạch bạch huyết hoặc các bất thường ở bụng, xương chậu, ngực, đầu và cổ. Trong một số trường hợp, chụp CT có thể được sử dụng để hướng dẫn kim sinh thiết chính xác vào khu vực nghi ngờ để có thể lấy mẫu mô ra và kiểm tra dưới kính hiển vi. Thủ tục này được gọi là sinh thiết kim có hướng dẫn CT.

Chụp PET: Chụp PET là cách sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ để xác định xem hạch bạch huyết mở rộng có phải là ung thư hay không và tìm hiểu sự phát triển của các tế bào ung thư trên khắp cơ thể mà có thể không thấy khi chụp CT. Một số bệnh nhân ung thư hạch được quét PET sau khi điều trị để xem ung thư có đáp ứng với điều trị hay không. Chụp PET thường được kết hợp với chụp CT hoặc MRI để cung cấp những cái nhìn chi tiết cao về cơ thể.

Chụp nhấp nháy: Trong quá trình quét xương, một đồng vị phóng xạ gọi là technetium-99m được tiêm vào tĩnh mạch và di chuyển đến các vùng xương bị tổn thương. Xét nghiệm này thường được thực hiện nếu bệnh nhân bị đau xương hoặc các xét nghiệm khác cho thấy ung thư hạch đã di chuyển đến xương.

Chụp MRI: Chụp MRI rất hữu ích trong việc phát hiện ung thư hạch đã di căn đến tủy sống hoặc não. Nó cũng có thể hữu ích ở các vùng khác của cơ thể như vùng đầu và cổ.

Siêu âm bụng: Siêu âm bụng có thể được sử dụng để kiểm tra các hạch bạch huyết mở rộng, đặc biệt là trong ổ bụng. Siêu âm cũng được sử dụng để hình ảnh hóa các cơ quan trong ổ bụng và thận, đây là những nơi có thể bị ảnh hưởng bởi các hạch bạch huyết mở rộng.

Đối với bệnh nhân là nữ giới thì phải thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chụp x-quang nếu họ có khả năng đang mang thai. Đối với phụ nữ mang thai bị ung thư hạch, MRI và siêu âm có thể được sử dụng để phân giai đoạn bệnh đồng thời bảo vệ thai nhi khỏi bức xạ có hại.

Ung thư hạch là bệnh lý có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh tiến triển nặng và không có khả năng điều trị khỏ

Khám sức khỏe định kỳ là thế mạnh của Vinmec do được tổ chức tốt, kết quả chính xác, theo dõi và đánh giá bệnh nhân liên tục nên có thể phát hiện sớm các bất thường toàn thân đặc biệt của hệ thống hạch. Nhân sự được đào tạo có tay nghề cao, máy móc hiện đại đặc biệt hệ thống CT 640 và MRI 3 Tesle chụp toàn thân tìm hạch bất thường rất tốt.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục trang bị đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hiện đại như: PET/CT, SPECT/CT, MRI…, xét nghiệm huyết tủy đồ, mô bệnh học, xét nghiệm hóa mô miễn dịch, xét nghiệm gen, xét nghiệm sinh học phân tử, cũng như có đầy đủ các loại thuốc điều trị đích, thuốc điều trị miễn dịch tiên tiến nhất trong điều trị ung thư. Điều trị ung thư đa mô thức từ phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, ghép tế bào gốc tạo máu, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư, các điều trị mới như liệu pháp miễn dịch tự thân, nhiệt trị…

Sau khi có chẩn đoán chính xác bệnh, giai đoạn, người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Quá trình điều trị luôn được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, chuyên khoa tim mạch, Tế bào gốc và công nghệ gen; khoa Sản phụ, khoa nội tiết, khoa Phục hồi chức năng, khoa tâm lý, khoa Dinh dưỡng…để đem lại hiệu quả cũng như sự thoải mái cao nhất cho người bệnh. Sau khi trải qua giai đoạn điều trị, bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi, tái khám để nhận định việc điều trị ung thư có đem lại hiệu quả hay không?

Đặc biệt, hiện nay để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn triển khai nhiều gói sàng lọc ung thư có thể giúp Quý khách hàng phát hiện bệnh lý ung thư từ sớm trước khi chưa có triệu chứng, đem lại tiên lượng điều trị và cơ hội phục hồi bệnh cao.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Xét Nghiệm Ung Thư Máu

Trong các bệnh ung thư, ung thư máu là bệnh lý ác tính có tỷ lệ gây tử vong cao nhất hiện nay. Các xét nghiệm ung thư máu là giải pháp hiệu quả giúp các bác sĩ xác nhận kết quả chẩn đoán, loại và giai đoạn của căn bệnh này từ đó đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh. Hiện nay, các loại xét nghiệm ung thư máu rất đa dạng. Tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe mà mỗi bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm nhất định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua các thông tin sau đây.

1. Hiểu đúng về bệnh ung thư máu

Ung thư máu (hay còn được gọi là bệnh bạch cầu, máu trắng) là loại ung thư ác tính có tỷ lệ gây tử vong ở mức báo động trên toàn cầu. Bệnh xuất hiện khi cơ thể chúng ta bắt đầu xuất hiện sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Đột biến tủy xương và ăn dần các tế bào hồng cầu – thành phần quan trọng của máu là hậu quả của hiện tượng này. Từ đó, người bệnh sẽ gặp các vấn đề như thiếu máu nghiêm trọng, chảy máu, nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

Bệnh ung thư máu được chia thành 3 loại chính, bao gồm: bệnh bạch cầu, đa u tủy và ung thư hạch bạch huyết. Trong đó, mỗi loại ung thư máu sẽ có những triệu chứng và đặc trưng riêng. Đặc biệt, tỷ lệ mắc ung thư máu ở người lớn và trẻ em hiện nay đều rất cao – ở mức báo động toàn cầu. Tuy nhiên, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Để phục vụ hiệu quả cho việc điều trị chắc chắn không thể thiếu các xét nghiệm ung thư máu.

2. Các triệu chứng bệnh ung thư máu

Các triệu chứng của bệnh ung thư máu thường rất dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng sức khỏe khác. Hãy thực hiện các xét nghiệm ung thư máu ngay nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau:

Có những triệu chứng thiếu máu như thường xuyên mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…

Thường xuyên bị sốt hoặc ớn lạnh

Dễ bầm tím và có hiện tượng chảy máu không kiểm soát

Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng

Hạch bạch huyết bị sưng, các khu vực háng, bụng, cánh tay, cổ và mặt bị phù bất thường

Có biểu hiện đau nhức xương khớp

Biếng ăn, sụt cân không kiểm soát

Gặp các vấn đề về răng, nướu

Giảm thị lực và co giật

3. Các xét nghiệm ung thư máu thường được bác sĩ chỉ định

Các xét nghiệm ung thư máu sẽ giúp bác sĩ tầm soát, xác định ung thư máu cũng như loại ung thư máu mà bạn mắc phải. Khi bắt đầu liệu trình điều trị căn bệnh quái ác này, người bệnh cần phải thường xuyên xét nghiệm định kỳ để theo dõi khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể.

Trong các xét nghiệm ung thư máu, xét nghiệm máu và sinh thiết là các xét nghiệm phổ biến thường được chỉ định thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ cũng cần các xét nghiệm hình ảnh để theo dõi hoặc kiểm tra hiệu quả của phác đồ điều trị ung thư máu cho bệnh nhân.

Tùy thuộc vào từng triệu chứng và loại ung thư máu của người bệnh cũng như cơ địa của mỗi người mà việc thực hiện các xét nghiệm ung thư máu có thể khác nhau.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Với xét nghiệm này, để đo số lượng từng loại tế bào trong máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu thì bác sĩ sẽ dùng một máy chuyên dụng để phân tích mẫu máu. Mẫu máu của bạn sẽ được tiếp tục kiểm tra dưới kính hiển vi nếu kết quả xét nghiệm cho thấy những bất thường trong số lượng tế bào trong máu.

Xét nghiệm kiểm tra sàng lọc nhiễm trùng/ nhiễm virus: Việc xác định rõ về tình trạng sức khỏe của người bệnh là việc làm cần thiết để quá trình điều trị ung thư máu diễn ra thuận lợi. Do đó, người mắc bệnh ung thư máu có thể làm một số xét nghiệm cho các tình trạng như HIV, viêm gan B và C. Bác sĩ phải kết hợp điều trị các bệnh do các virus này gây ra cùng lúc với quá trình chữa ung thư máu nếu kết quả bạn bị nhiễm bệnh với những virus này.

Xét nghiệm máu ngoại biên: Để kiểm tra kích cỡ, hình dạng và tình trạng sức khỏe của các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu bác sĩ sẽ cho người bệnh ung thư máu thực hiện xét nghiệm máu ngoại biên.

Xét nghiệm Ure và chất điện giải trong máu: Loại xét nghiệm ung thư máu này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra chức năng của thận để có những chỉ định liều thuốc thích hợp, đồng thời xác định xem phương pháp điều trị ung thư có làm tổn thương thận không.

Các xét nghiệm khác: Người bệnh ung thư máu có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm phân tích tế bào dòng chảy, xét nghiệm di truyền tế bào,…

Sinh thiết tủy xương

Thực hiện sinh thiết tủy xương giúp bác sĩ phát hiện ra những tế bào bất thường. Để tiến hàng thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẩu nhỏ tủy xương và kiểm tra dưới kính hiển.

Sinh thiết tủy xương có hai loại, bao gồm: lấy dịch tủy xương bằng cách chọc hút và lấy tủy xương xốp cùng với một số xương khác bằng cách khoan.

Sinh thiết tủy xương là loại xét nghiệm ung thư máu được sử dụng để chẩn đoán ung thư máu. Kết quả xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ảnh hưởng của ung thư đến cơ thể và đưa ra phương pháp điều trị ung thư máu phù hợp và hiệu quả.

Sinh thiết hạch bạch huyết

Sinh thiết hạch bạch huyết là một trong những loại xét nghiệm ung thư máu khác thường được bác sĩ chỉ định thực hiện đối với người bệnh. Việc lấy mẫu hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi ung thư để xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ xác định ung thư hạch bạch huyết hoặc một số loại ung thư khác.

Các xét nghiệm hình ảnh

Để chẩn đoán loại ung thư máu cũng như theo dõi, kiểm tra các triệu chứng của bệnh thì các xét nghiệm hình ảnh là hoàn toàn cần thiết.

Một số xét nghiệm hình ảnh thường được bác sĩ chỉ định như:

Chụp CT: Thực tế, chụp CT không phải là xét nghiệm ung thư máu thông thường cho bệnh nhân. Chụp CT chỉ cần thiết khi người bệnh có những dấu hiệu như sưng gan hoặc lá lách.

Chụp MRI: Thực hiện loại xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát những phần mô mềm để kiểm tra tình trạng tổn thương do ung thư gây ra. Đặc biệt, MRI sử dụng sóng vô tuyến nên không làm cản trở đến quá trình điều trị bệnh ung thư máu.

Chụp PET: Loại xét nghiệm ung thư máu này thường đề nghị nếu bạn bị sưng hạch bạch huyết.

Chụp X-quang: Để có thể quan sát rõ hơn các cơ quan trong cơ thể, các bác sĩ thường chỉ định chụp X-quang đối với bệnh nhân. Ngoài ra, ở lần chẩn đoán đầu tiên hoặc bạn bị u tủy thì cũng có thể cần chụp X-quang để kiểm tra xương và tình trạng nhiễm trùng.

Siêu âm: Để có thêm thông tin về tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm. Hơn nữa, đây cũng là loại xét nghiệm giúp bác sĩ nhìn thấy các hạch bạch huyết trong quá trình sinh thiết.

Như vậy, các xét nghiệm ung thư máu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư máu. Việc thực hiện các xét nghiệm định kỳ sẽ giúp bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh lý và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư

1. Xét nghiệm máu có phát hiện được bệnh ung thư hay không ?

Xét nghiệm máu giúp chúng ta tìm ra các dấu ấn ung thư, đó là các protein đặc biệt, do tế bào ung thư sinh ra hoặc các hormon (ví dụ ung thư gan là AFP, ung thư đại tràng là CEA, ung thư tụy CA19-9, ung thư phổi là CYFRA 21, ung thư buồng trứng là CA 125 …

Xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư: Đây là một phương pháp rất mới vì có quan điểm cho rằng ung thư là do đột biến gen gây ra, ví dụ xét nghiệm máu tìm gen ung thư vú BRCA2, ung thư đại tràng là gen APC… Xét nghiệm này có khả năng phát hiện bệnh ung thư từ giai đoạn rất sớm.

2. Xét nghiệm máu không thể hiện 100% bản chất ung thư

Cần khẳng định rằng, xét nghiệm máu không thể hiện 100% bản chất ung thư, vì có thể cho kết quả dương tính giả do máu có những chất tương đồng với khối u. Để xác định có khối u ung thư hay không, thường phải làm lại xét nghiệm sau một thời gian 3- 6 tháng… Nếu đúng là có khối u ung thư thì các chỉ số này sẽ tăng theo tỷ lệ kích thước khối u. Khi các chỉ số tăng lên sẽ kết hợp với các chẩn đoán hình ảnh khác để xác định “đối tượng”. Ví dụ chụp CT toàn thân, chụp hình cộng hưởng khuếch tán toàn thân phát hiện ung thư giai đoạn rất sớm. Nếu là dương tính giả, chỉ số sẽ vọt lên rồi sụt xuống.

Điều lo ngại nhất là hiện tượng âm tính giả, tức là người bệnh thực sự có ung thư nhưng xét nghiệm máu lại không phát hiện được, ví dụ ung thư gan không tiết AFP vào máu. Đây là vấn đề nan giải, vì đôi khi bệnh nhân tưởng mình không mắc bệnh, nhưng thật ra bệnh vẫn âm thầm phát triển.

Dấu ấn ung thư còn được sử dụng để theo dõi điều trị và tiên lượng tình hình bệnh nhân. Trước khi điều trị bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm, ví dụ trước mổ chỉ số là 100 đơn vị, thì sau khi mổ sẽ giảm xuống còn vài chục thậm chí là một-hai đơn vị. Nhưng sau mổ một thời gian, xét nghiệm lại, thấy chỉ số tăng cao là báo hiệu có di căn. Song, giá trị của các chỉ số ung thư không phải tuyệt đối, nó chưa thể kết luận chính xác bạn có mắc ung thư hay không. Tuy nhiên nếu xét nghiệm mà các dấu ấn ung thư tăng cao, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu khác.

3. Xét nghiệm máu có thể phát hiện nguy cơ những loại ung thư nào ?

– Chỉ số CEA tăng cao trong máu có thể bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư vùng đầu cổ, phổi, dạ dày, gan, tụy, ung thư tuyến giáp, buồng trứng, cổ tử cung.

– Chỉ số AFP tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư gan nguyên phát, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.

– CA 125 tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư buồng trứng, ngoài ra có thể tăng trong ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tử cung và các ung thư đường tiêu hóa.

– CA 19-9 tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư dạ dày, tuyến tụy và ung thư đường tiêu hóa khác.

– CA 15-3 tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư vú, đôi khi trong ung thư phổi. HCG tăng cao (ngoài kỳ mang thai) có thể xuất hiện trong ung thư tinh hoàn, ung thư màng đệm.

– CYFRA 21-1 tăng cao trong ung thư thực quản, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư vú, tuyến tụy, cổ tử cung.Ngoài ra Cyfra 21-1 có thể tăng cao trong các bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng máu, suy thận..

– Kháng nguyên PSA (PSA toàn phần và PSA tự do) giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.

– CA 72-4 tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.

– NSE (Neuro Specifc Enolase) tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư phổi tế bào nhỏ, u nguyên bào thần kinh, u nội tiết …

Các chỉ số trong xét nghiệm máu tăng cao có thể do rất nhiều nguyên nhân, vì thế để chẩn đoán chính xác bạn có mắc ung thư hay không người bệnh cần làm kết hợp nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT, chụp MRI, chụp PET, siêu âm, nội soi, sinh thiết… (tùy từng trường hợp bệnh cụ thể).

4. Xét nghiệm tầm soát ung thư tại Buôn Ma Thuột

Hiện tại, nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm tầm soát ung thư tại Buôn Ma Thuột, bạn có thể đến trực tiếp 2 cơ sở của Trung tâm để được tư vấn cụ thể và lấy mẫu máu xét nghiệm. Các mẫu máu của bạn sẽ được gửi liền xuống Cơ sở Mẹ của Trung tâm ở chúng tôi làm xét nghiệm – Phòng khám đa khoa Hạnh Phúc. Tại Cơ sở Mẹ có đầy đủ các máy móc hiện đại để phục vụ cho việc xét nghiệm tầm soát ung thư, đảm bảo kết quả chính xác, nhanh chóng.

BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT UNG THƯ TẠI TRUNG TÂM

* Cơ sở Chính: Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – Chủ nhật.

Xét Nghiệm Ung Thư Vòm Họng

Hiện nay, bệnh ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc cao đứng đầu trong số các bệnh ung thư thường gặp vùng đầu và cổ. Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm tưởng với các bệnh khác chính vì thế câu hỏi đặt ra là Xét nghiệm ung thư vòm họng – khi nào nên thực hiện là vấn đề mà nhiều người quan tâm.

Tỉ lệ phát bệnh ung thư vòm họng có sự khác biệt ở từng chủng tộc, dễ gặp ở người da vàng (Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines…), ít gặp ở người da trắng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt ở độ tuổi 30 – 50. Xét nghiệm ung thư vòm họng giúp phát hiện bệnh sớm sẽ làm tăng khả năng điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân.

Ung thư vòm họng còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào vòm họng (phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi). Đây là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư vùng đầu – mặt – cổ; đứng thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 10 – 12% số bệnh nhân ung thư trong nước.

Bệnh hiếm gặp với người da trắng nhưng lại phổ biến ở người da vàng. Đặc biệt ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á với tỷ lệ mắc bệnh là 20 – 30/ 100.000 người.

Giai đoạn đầu các triệu chứng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các biểu hiện bệnh hô hấp lành tính khác.

Ung thư vòm họng thường diễn biến theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Không có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Khối u vẫn khu trú tại khu vực vòm họng, kích thước nhỏ. Dây thanh âm vẫn di chuyển bình thường.

Giai đoạn 2: Khối u có kích thước lớn hơn, phát triển sâu hơn nhưng vẫn khu trú tại vòm họng. Dây thanh âm vẫn di chuyển bình thường.

Giai đoạn 3: Khối u có kích thước rất lớn, có thể chèn ép khiến dây thanh không thể di chuyển. Hoặc khối u có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn nhưng tế bào ung thư đã có mặt tại hạch bạch huyết.

Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến môi, miệng, phá hủy các hạch bạch huyết.

Những ai có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao cần xét nghiệm ung thư vòm họng là:

Có tiền sử người thân trong gia đình (cha/mẹ/anh chị em) bị ung thư vòm họng

Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp…

Ăn nhiều cá muối, thức ăn lên men như đồ muối chua, thịt hun khói…

Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích.

Người nhiễm virus Epstein-Barr: Virus Epstein-Barr thuộc nhóm virus Herpes: gen (ADN) của Epstein-Barr có trong tế bào ung thư vòm họng .

Nếu có những triệu chứng sau, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện các xét nghiệm ung thư vòm họng:

– Đầu đau nhức âm ỉ.

– Ù tai: có thể ù liên tục 1 bên, tình trạng này ngày càng tăng. Mất, suy giảm thính lực nặng. Tai thường xuyên bị nhiễm trùng.

– Tình trạng nghẹt mũi: hỉ mũi có máu hoặc chảy máu cam thường xuyên.

– Cổ nổi hạch, thường gặp nhất là hạch góc hàm, lúc đầu nhỏ sau to, không đau. Khi vào giai đoạn cuối, hạch to gây lở loét và rất đau.

– Dây thần kinh bị liệt: tê mặt, liệt lưỡi, lác mắt, sụp mi, nhìn gì cũng như phân đôi ra…. nếu muộn hơn có thể nuốt sặc.

– Phát hiện có máu trong nước bọt. Khó thở hoặc khó nói, khó nuốt khi ăn.

– Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, ù tai, các bệnh nội khoa về thần kinh mạch máu, các bệnh tai mũi họng.

Nếu nhận thấy có những biểu hiện bất thường ở họng cần đi khám ngay

Các phương pháp xét nghiệm ung thư vòm họng

Nội soi thanh quản gián tiếp: Các ống được di chuyển qua mũi và cổ họng cho phép bác sĩ nhìn thấy bất kỳ tổn thương ẩn nào trong mũi và cổ họng.

Xét nghiệm hình ảnh: Giúp xác đinh mức độ xam lấn và các giai đoạn của ung thư vòm họng. Xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm: chụp quét cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp xạ hình cắt lớp bằng bức xạ positron (PET) và X – quang.

Sinh thiết tế bào: được chỉ định khi có nghĩ ngờ di căn hạch cổ. Bác sĩ có thể lấy đi một mảnh nhỏ mô khối u để phân tích giải phẫu tế bào.

Xét nghiệm huyết thanh: Thử các phản ứng huyết thanh IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị để đánh giá tiên lượng bệnh.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh. Ung thư vòm họng sẽ được đánh giá theo các giai đoạn để lựa chọn phương pháp điều trị.

Nói tóm lại, câu hỏi xét nghiệm ung thư vòm họng – khi nào nên thực hiện? Bài viết trên đã phần nào giái đáp giúp bạn đọc đồng thời cũng chỉ ra cho bạn đọc phương pháp xét nghiệm ung thư vòm họng nào là an toàn. Nếu có bất kì thắc mắc thêm về các triệu chứng ung thư vòm họng, bạn đóc có thể liên hệ số Hotline 0911241022 để được chuyên gia giải đáp!