Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Sớm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Sàng Lọc Sớm Ung Thư Cổ Tử Cung

Xét nghiệm sàng lọc sớm Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong

Việt Nam là một trong những nước có số lượng phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung cao. Do vậy, biết được những biện pháp phòng ngừa bệnh tích cực có vai trò rất quan trọng. Bởi hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh đều do quá chủ quan trong phòng ngừa.

1. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Nhiễm Virus Papilloma ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất và yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung.

Virus HPV có hơn 100 type, trong đó có khoảng 15 týp có khả năng gây ung thư gọi là type “nguy cơ cao” và phổ biến nhất là các type HPV 16 và 18 gây ra hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn cầu

HPV lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh:

Phụ nữ trong độ tuổi trên 35

Phụ nữ quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người và quan hệ tình dục không an toàn

Phụ nữ sinh nở nhiều lần

Phụ nữ bị nhiễm virus HPV

2. Một số dấu hiệu nhận biết sớm ung thư CTC

Khi chị em mắc ung thư CTC ở giai đoạn đầu hoặc có những tổn thương về tiền ung thư thì thường không có hay có ít các triệu chứng đặc hiệu nào về bệnh.

Dấu hiệu ung thư CTC chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển nhanh và xâm lấn vào các tổ chức lân cận. Khi đó, ung thư CTC có thể gây ra những triệu chứng sau:

Chảy máu âm đạo

Đau lưng

Đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục

Táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì

Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo

Một chân bị sưng

Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo

3. Các biện pháp phòng ngừa ung thư CTC: Nên phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ

Không quan hệ tình dục sớm

Quan hệ tình dục sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV vì trong giai đoạn này, khả năng tự bảo vệ  trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh rất kém.

Lứa tuổi này cũng dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì các màng nhầy đang trong giai đoạn này vô cùng nhạy cảm.

Tiêm phòng: Tiêm vaccin trước lần quan hệ đầu tiên

Tại Việt Nam, và bệnh viện đa khoa Đức Giang hiện nay có 2 loại vacxin tiêm ngừa HPV là: Cervarix (ngừa 2 chủng virus HPV 16 và 18) và Gardasil (ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18).

Tiêm vaccin phòng bệnh trước lần quan hệ đầu tiên cho phép chị em phòng bệnh được tới trên 90% nguy cơ.

Khám phụ khoa định kỳ. Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV

Cần thực hiện khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần

Tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ, ít nhất 1 năm/ 1 lần, để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Bên cạnh đó, chị em nên giữ gìn vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

Nếu đang có vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa như khí hư bất thường, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến CTC… chị em cần đi khám và chữa trị dứt điểm để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Với các trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, khoa Phụ Bệnh viện đa khoa Đức Giang là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy giúp chị em phụ nữ phát hiện nhanh chóng các bệnh lý phụ khoa; tầm soát sớm ung thư CTC để có phương án điều trị phù hợp.

Cùng với đó, hiện tại phòng tiêm chủng của bệnh viện đa khoa Đức Giang cũng đang triển khai dịch vụ tiêm vaccin phòng ngừa HPV – Virus gây ung thư cổ tử cung cho các chị em có mong muốn dự phòng sớm.

Xét Nghiệm Hpv Định Kỳ Để Phát Hiện Sớm Ung Thư Cổ Tử Cung

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Phúc, Phó Trưởng Khoa Phụ sản (Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh) cho biết, nếu người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với HPV thì sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố bất thường và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Ung thư cổ tử cung là ung thư hình thành trong các mô cổ tử cung (cơ quan nối tử cung và âm đạo). Nguyên nhân chính của bệnh là do nhiễm virút Papilloma ở người (gọi tắt là HPV). Loại vi rút này lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. HPV có hơn 100 tuýp, trong đó có 4 tuýp có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung. Các tuýp HPV này tồn tại trong cổ tử cung, làm thay đổi các gen di truyền tạo nên các tế bào và dẫn đến chứng loạn sản (còn gọi là sự phát triển bất thường của các tế bào). Nếu không được điều trị kịp thời, chứng loạn sản này có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung. Mọi phụ nữ đã có quan hệ tình dục đều có khả năng mắc căn bệnh này; trong đó, đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ có nhiều bạn tình, phụ nữ tảo hôn, sinh đẻ, nạo hút thai nhiều lần…

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Hân Hoan, Trưởng Khoa Xét nghiệm di truyền y học, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, sở dĩ người ta nói ung thư cổ tử cung là “sát thủ thầm lặng” với phụ nữ vì phần lớn các trường hợp nhiễm HPV đều không có triệu chứng, có thể phải mất nhiều năm để HPV gây bất thường ở các tế bào. Do đó, bệnh nhân thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn với các biểu hiện như: ra máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, đau bụng, đau khi đi tiểu, rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo… Lúc này ung thư đã phát triển và khó điều trị.

Xét nghiệm HPV tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh được thực hiện trên máy Cobass 4800 – Thụy Sỹ.

Mặc dù ung thư cổ tử cung rất phổ biến và nguy hiểm ở phụ nữ nhưng nó có thể được phát hiện ngay khi chưa xuất hiện tế bào ung thư. Đặc điểm này không hề có ở các loại ung thư khác. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Từ tháng 1-2016, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh đã triển khai xét nghiệm HPV nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Đây là cơ sở y tế đầu tiên và duy nhất hiện nay ở khu vực Tây Nguyên triển khai hoạt động này, góp phần giúp người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại ngay tại địa phương, hạn chế tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Thông thường trước đây, để tầm soát ung thư cổ tử cung, bệnh nhân được làm một xét nghiệm đơn giản gọi là PAP’s Smear nhằm phát hiện những thay đổi trên tế bào cổ tử cung. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Hân Hoan, trên thực tế, PAP’s Smear có thể bỏ sót từ 45% yếu tố nguy cơ. Do vậy, việc tái khám phải thực hiện nhiều lần hơn, khoảng từ 6 tháng đến 1 năm/1 lần. Xét nghiệm HPV có độ bao phủ rộng hơn có thể tìm ra sự hiện diện của các chủng HPV nguy cơ cao ngay cả khi chưa có những biến đổi trên tế bào cổ tử cung và cả trước khi ung thư phát triển. Do đó, nếu bệnh nhân có kết quả âm tính với HPV thì phải từ 3-5 năm sau mới cần tầm soát lại. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, kinh phí cho người bệnh mà còn hạn chế sự quá tải cho các cơ sở y tế, từ đó chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe sẽ tốt hơn.

Quy trình xét nghiệm HPV diễn ra đơn giản như một cuộc thăm khám phụ khoa thông thường. Đầu tiên, bệnh nhân được bác sĩ khám và lấy tế bào niêm mạc cổ tử cung để xét nghiệm. Kết quả sẽ được bác sĩ điều trị thông báo đến bệnh nhân trong vòng từ 2-3 ngày. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Phúc, Phó Trưởng Khoa Phụ sản (Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh) cho biết, nếu người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với HPV thì sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố bất thường và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải mọi trường hợp nhiễm HPV đều trở thành ung thư bởi thời gian từ khi xét nhiệm HPV cho kết quả dương tính đến khi trở thành ung thư có thể mất từ 10-15 năm. Do đó, phụ nữ từ 25 tuổi trở lên, đã có quan hệ tình dục được khuyến cáo nên tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV từ 3-5 năm/1 lần để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đồng thời, cần hình thành và duy trì lối sống lành mạnh, chung thủy trong tình yêu, tình dục, không hút thuốc lá, tiêm phòng vắcxin HPV đối với các em gái.

: Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào ?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Tầm soát ung thư cổ tử cung là điều cần thiết giúp chị phát hiện bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào? Độ tuổi xét nghiệm ung thư cổ tử cung; xét nghiệm Pap có đau không? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Khi triệu chứng xuất hiện, thông thường là lúc ung thư đã phát triển, khó điều trị. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp phòng bệnh rất hiệu quả. Để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung – Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì?

Trước khi tìm hiểu xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào cần hiểu xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì? Theo TTUT – BS phụ khoa Nguyễn Thị Huỳnh Mai, phòng khám ĐKQT HCM. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung (xét nghiệm PAP) là thử nghiệm tế bào cổ tử cung. Giúp chẩn đoán chính xác 96% bệnh nhân có mắc ung thư này không.

Xét nghiệm Pap thực hiện trên các chị em khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung. Ví dụ như: âm đạo chảy máu bất thường, cơ thể mệt mỏi, đau phần bụng dưới… Nếu như không có bất kì dấu hiệu nào chị em cũng nên xét nghiệm Pap ít nhất 1 lần. Để có thể tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Độ tuổi nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ không chỉ đang tăng cao qua các năm mà còn có xu hướng trẻ hóa. Theo bác sĩ Mai, độ tuổi nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung từ năm 21 tuổi. Tần suất thực hiện sẽ phụ thuộc vào tuổi và tiền sử bệnh của mỗi người. Cụ thể như sau:

Phụ nữ trong độ tuổi từ 21- 29 nên sàng lọc 3 năm/lần.

Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Và xét nghiệm HPV cùng lúc 5 năm/lần.

Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên không cần sàng lọc nếu không có tiền sử ung thư cổ tử cung. Và có 3 kết quả xét nghiệm Pap smear bình thường liên tiếp. Hoặc có hai kết quả xét nghiệm Pap smear và HPV bình thường liên tiếp trong giai đoạn 10 năm.

Phụ nữ nếu đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn phần. Và không có tiền sử ung thư cổ tử cung thì không cần sàng lọc.

Phụ nữ đã tiêm vắc-xin phòng HPV nên thực hiện sàng lọc tương tự như phụ nữ chưa tiêm vắc-xin.

Một số trường hợp cần sàng lọc thường xuyên gồm những người đã từng bị ung thư cổ tử cung. Dương tính với HIV hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung – Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, chị em phải khám phụ khoa định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Lúc đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm để kiểm tra có mắc ung thư hay không. Hiện nay, có các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung sau:

Pap Smear: Đây là phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung. Đồng thời còn được sử dụng trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Khi kết quả bình thường, có nghĩa là chưa bị ung thư cổ tử cung. Nếu Pap Smear bất thường, có thể bị viêm hoặc ung thư. Khi đó phải soi hoặc/và sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán mô bệnh học.

Xét nghiệm HPV DNA: Xét nghiệm này có thể được làm cùng với xét nghiệm Pap hoặc làm như riêng. Tuy nhiên, phụ nữ dưới 30 tuổi thường không được xét nghiệm HPV. Vì rất nhiều người trong nhóm tuổi này nhiễm HPV tạm thời và sẽ khỏi mà không cần điều trị.

Ngoài 2 xét nghiệm trên, còn có những phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung khác. Ví dụ như soi bàng quang, soi cổ tử cung, soi trực tràng…

Tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới – Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?

Tầm soát ung thư tử cung là cụm từ quen thuộc với các chị em. Thế nhưng ít ai biết rõ xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào. Theo đó, người bệnh sẽ được các bác sỹ tiến hành theo một quy trình như sau:

Khám lâm sàng

Khám phụ khoa, soi cổ tử cung

Thực hiện các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng sức khỏe

Thực hiện các xét nghiệm Pap smear và HPV. Trong đó, xét nghiệm Pap giúp phát hiện sớm ung thư hoặc tế bào bất thường có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Còn xét nghiệm HPV giúp phát hiện tình trạng nhiễm HPV, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Bác sĩ sẽ đọc kết quả và tư vấn cho người bệnh cách điều trị.

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào? – Xét nghiệm Pap có đau không?

Qua câu trả lời trên, các chị em có thể hình dung xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào. Vậy xét nghiệm Pap có đau không? Bác sĩ Mai cho hay, xét nghiệm Pap đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn không đau. Tuy nhiên, trong quá trình làm xét nghiệm bạn sẽ thấy hơi khó chịu. Nhưng điều này sẽ qua nhanh chóng khi xét nghiệm kết thúc. Do đó, chị em không nên quá lo lắng về vấn đề đau khi làm xét nghiệm. Cần tiến hành sớm để phát hiện kịp thời ung thư cổ tử cung.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung – Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Việc tầm soát ung thư đã trở nên phổ biến hiện nay. Thế nhưng, rất nhiều chị em còn lo lắng nhiều vấn đề xoay quanh tầm soát ung thư. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào; tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?… Riêng về vấn đề tầm soát có đau không thì chị em không quá lo lắng. Với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện nay, tất cả những xét nghiệm đều có kết quả trong 1 ngày.

Nếu kết quả là bình thường thì bạn không có dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung. Nếu kết quả bất thường, như vậy có nghĩa là các tế bào cổ tử cung có vấn đề. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn đề bạn được khám chuyên sâu hơn. Từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap cũng có thể phát hiện thấy dấu hiệu của nhiễm trùng. Tuy nhiên, để chính xác hơn bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác. Nếu phát hiện nhiễm trùng, sẽ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Xét nghiệm Pap – Lưu ý trước khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Trước khi tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung nói chung hay thực hiện xét nghiệm PAP. Người bệnh cần phải ghi nhớ những l ưu ý trước khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung sau:

Thời gian hợp lý khi đi xét nghiệm là sau khi sạch kinh 3 – 5 ngày.

Trường hợp bạn đang bị viêm nhiễm hay đang đặt thuốc điều trị viêm âm đạo. Nếu cần thiết phải làm xét nghiệm có thể trì hoãn đến lần sạch kinh của tháng tiếp tới.

Không quan hệ trong 24 – 58 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Vì hoạt động tình dục sẽ gây ra trầy xước ở cổ tử cung. Điều này sẽ làm thay đổi chất lượng của các tế bào mẫu, khiến cho kết quả không chính xác.

Không dùng kem bôi âm đạo, thuốc men, băng vệ sinh hay thụt rửa âm đạo trong 24 – 48 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Bất kì một tác động nào vào âm đạo sẽ che khuất những tế bào bất thường. Có thể gây nên một kết quả Pap smear không chính xác.

Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Bao Nhiêu Tiền

Một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp của phụ nữ đó là ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này khá nhiều, nếu sớm phát hiện đây có thể là một loại u lành tính.

Tuy nhiên nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời rất dễ gây ra những tình trạng nguy hiểm và biến chứng thành u ác tính.

Ung thư cổ tử cung làm việc các biểu mô trong ống tuyến cổ tử cung xuất hiện những bệnh lý ác tính. Nghĩa là các tế bào bình thường đột nhiên phát triển một cách bất thường nhân lên mất kiểm soát tạo thành u cục có khả năng lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Độ tuổi mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ thường rơi vào khoảng 30 đến 60 tuổi. Đây là độ tuổi phụ nữ thường xuyên sinh hoạt tình dục. Rất ít trường hợp mắc bệnh dưới 20 tuổi trừ những trường hợp có ngu bẩm sinh hoặc di căn. Trên 60 tuổi mới phát hiện bệnh thường do do quá trình xét nghiệm trước đó không được tốt.

Các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm:

Phụ nữ trên 30 tuổi nhiễm virus (HPV) nguy cơ cao. Hầu như tất cả phụ nữ ở độ tuổi này đều mắc HPV ít nhất một lần vì quan hệ tình dục, tuy nhiên loại vi rút nay nhanh chóng bị kiểm soát bới hệ thông cơ chế miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên nếu không bảo vệ tốt, nó cũng rất dễ dàng phát triển và hình thành u bứu trong cổ tử cung phụ nữ.

Một vài yếu tố ngoại cảnh cũng yếu tố ngoại cảnh cũng góp phần gân nên tình trạng ung thư cổ tử cung ở phụ nữ như:

Hút thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh về đường hô hấp mà đối với phụ nữ nó còn là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư cổ tử cung.

Quan hệ tình dục khi tuổi đời còn quá trẻ, quan hệ nhiều lần với nhiều người và không sử dụng các biện pháp an toàn rất dễ gây viêm nhiễm dẫn đến tình trạng ung thư cổ tử cung.

Sinh con quá nhiều lần ( trên 5 lần ) hoặc sinh con khi còn quá trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng ung thư cổ tử cung.

Nạo phá thai bừa bãi, không chỉ gây ung thư cổ tử cung mà còn có khả năng gây vô sinh ở phụ nữ rất cao.

Sử dụng bừa bãi thuốc tránh thai cấp tốc hoặc thuốc tránh thai lâu năm

Suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể tạo điều kiện chủng virut HPV phát triển.

Dấu hiệu phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là gì?

Một số dấu hiệu thường thấy khiến bạn cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra đó là:

– Kinh nguyệt bất thường, chảy máu giữa kì kinh, hoặc sau tuổi mãn kinh bổng nhiên thấy có máu.

– Đau nhức khi quan hệ tình dục, đau âm ỉ bụng dưới

– Dịch âm đạo có mùi hôi, tanh khó chiu, khí hư ra nhiều.

– Gia tăng số lần đi vệ sinh nhẹ, và đi tiểu có lẫn máu.

Xét nghiệm cổ tử cung là những xét nghiệm nhằm tìm ra những tổn thương, những tiểu tế bào ung thư, tại tử cung của người phụ nữ. Mục đích sau khi xét nghiệm là thay đổi các tế bào ung thư trong cổ tử cung của bạn.

Xét nghiệm cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap hoặc tầm soát cổ tử cung, đó là một nghiên cứu do nhà bác sĩ người Hi Lạp sáng lập. Nghiên cứu này vẫn được phổ biến đến tận bây giờ.

Việc tiến hành xét nghiệm là đi thu thập một lượng mẫu nhỏ tế bào của tử cung sau đó thêm dung dịch kiểm tra dưới kính hiển vi.

Dưới kính hiển vi sẽ tìm ra những thay đổi bất thường của tế bào tùy vào độ tuổi mà mà kết quả xét nghiệm sẽ có thời gian khác nhau.

Khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung người ta còn phát hiện ra một loại chủng virus có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung có tên HPV, loại vi rut này thường có ở phụ nữ trên 30 tuổi.

Vì vậy ngày nay xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường có thêm bước xét nghiệm HPV Tuy nhiên xét nghiệm này chỉ dành cho phụ nữ nữ trên 30 tuổi.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu?

Bạn nên đến các trung tâm chuyên khoa phụ sản tại các bệnh viện hoặc tới các phòng khám uy tín để có những xét nghiệm chính xác. Đã có rất nhiều trường hợp do không xét nghiệm tốt đã gây ra tình trạng không phát hiện bệnh và khi phát hiện thì tình trạng bệnh đã quá nặng.

Giá của việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung là bao nhiêu?

Tùy vào bệnh viện cũng như các gói dịch vụ mà giá thành của việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung là khác nhau. Tuy nhiên bạn nên hiểu rằng xét nghiệm ung thư cổ tử cung là việc làm hết sức cần thiết. Là phụ nữ cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra vài lần trong đời để biết được rằng thành tử cung của mình vẫn được khỏe mạnh. Cũng không nên ham rẻ đến những trung tâm thiếu uy tín, tránh tình trạng tiền mất tật mang. Nên tìm hiểu các trung tâm và giá thành hình các loại dịch vụ vụ trước khi đi xét nghiệm.

Sau cùng, chúc chị em phái đẹp gìn giữ tốt sức khỏe của mình và có thêm nhiều thông tin bổ ích về chính cơ thể bạn.