Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

: Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào ?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

Tầm soát ung thư cổ tử cung là điều cần thiết giúp chị phát hiện bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào? Độ tuổi xét nghiệm ung thư cổ tử cung; xét nghiệm Pap có đau không? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Khi triệu chứng xuất hiện, thông thường là lúc ung thư đã phát triển, khó điều trị. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp phòng bệnh rất hiệu quả. Để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung – Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì?

Trước khi tìm hiểu xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào cần hiểu xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì? Theo TTUT – BS phụ khoa Nguyễn Thị Huỳnh Mai, phòng khám ĐKQT HCM. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung (xét nghiệm PAP) là thử nghiệm tế bào cổ tử cung. Giúp chẩn đoán chính xác 96% bệnh nhân có mắc ung thư này không.

Xét nghiệm Pap thực hiện trên các chị em khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung. Ví dụ như: âm đạo chảy máu bất thường, cơ thể mệt mỏi, đau phần bụng dưới… Nếu như không có bất kì dấu hiệu nào chị em cũng nên xét nghiệm Pap ít nhất 1 lần. Để có thể tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Độ tuổi nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ không chỉ đang tăng cao qua các năm mà còn có xu hướng trẻ hóa. Theo bác sĩ Mai, độ tuổi nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung từ năm 21 tuổi. Tần suất thực hiện sẽ phụ thuộc vào tuổi và tiền sử bệnh của mỗi người. Cụ thể như sau:

Phụ nữ trong độ tuổi từ 21- 29 nên sàng lọc 3 năm/lần.

Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Và xét nghiệm HPV cùng lúc 5 năm/lần.

Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên không cần sàng lọc nếu không có tiền sử ung thư cổ tử cung. Và có 3 kết quả xét nghiệm Pap smear bình thường liên tiếp. Hoặc có hai kết quả xét nghiệm Pap smear và HPV bình thường liên tiếp trong giai đoạn 10 năm.

Phụ nữ nếu đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn phần. Và không có tiền sử ung thư cổ tử cung thì không cần sàng lọc.

Phụ nữ đã tiêm vắc-xin phòng HPV nên thực hiện sàng lọc tương tự như phụ nữ chưa tiêm vắc-xin.

Một số trường hợp cần sàng lọc thường xuyên gồm những người đã từng bị ung thư cổ tử cung. Dương tính với HIV hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung – Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, chị em phải khám phụ khoa định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Lúc đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm để kiểm tra có mắc ung thư hay không. Hiện nay, có các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung sau:

Pap Smear: Đây là phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung. Đồng thời còn được sử dụng trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Khi kết quả bình thường, có nghĩa là chưa bị ung thư cổ tử cung. Nếu Pap Smear bất thường, có thể bị viêm hoặc ung thư. Khi đó phải soi hoặc/và sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán mô bệnh học.

Xét nghiệm HPV DNA: Xét nghiệm này có thể được làm cùng với xét nghiệm Pap hoặc làm như riêng. Tuy nhiên, phụ nữ dưới 30 tuổi thường không được xét nghiệm HPV. Vì rất nhiều người trong nhóm tuổi này nhiễm HPV tạm thời và sẽ khỏi mà không cần điều trị.

Ngoài 2 xét nghiệm trên, còn có những phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung khác. Ví dụ như soi bàng quang, soi cổ tử cung, soi trực tràng…

Tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới – Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?

Tầm soát ung thư tử cung là cụm từ quen thuộc với các chị em. Thế nhưng ít ai biết rõ xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào. Theo đó, người bệnh sẽ được các bác sỹ tiến hành theo một quy trình như sau:

Khám lâm sàng

Khám phụ khoa, soi cổ tử cung

Thực hiện các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng sức khỏe

Thực hiện các xét nghiệm Pap smear và HPV. Trong đó, xét nghiệm Pap giúp phát hiện sớm ung thư hoặc tế bào bất thường có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Còn xét nghiệm HPV giúp phát hiện tình trạng nhiễm HPV, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Bác sĩ sẽ đọc kết quả và tư vấn cho người bệnh cách điều trị.

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào? – Xét nghiệm Pap có đau không?

Qua câu trả lời trên, các chị em có thể hình dung xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào. Vậy xét nghiệm Pap có đau không? Bác sĩ Mai cho hay, xét nghiệm Pap đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn không đau. Tuy nhiên, trong quá trình làm xét nghiệm bạn sẽ thấy hơi khó chịu. Nhưng điều này sẽ qua nhanh chóng khi xét nghiệm kết thúc. Do đó, chị em không nên quá lo lắng về vấn đề đau khi làm xét nghiệm. Cần tiến hành sớm để phát hiện kịp thời ung thư cổ tử cung.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung – Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Việc tầm soát ung thư đã trở nên phổ biến hiện nay. Thế nhưng, rất nhiều chị em còn lo lắng nhiều vấn đề xoay quanh tầm soát ung thư. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào; tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?… Riêng về vấn đề tầm soát có đau không thì chị em không quá lo lắng. Với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện nay, tất cả những xét nghiệm đều có kết quả trong 1 ngày.

Nếu kết quả là bình thường thì bạn không có dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung. Nếu kết quả bất thường, như vậy có nghĩa là các tế bào cổ tử cung có vấn đề. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn đề bạn được khám chuyên sâu hơn. Từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap cũng có thể phát hiện thấy dấu hiệu của nhiễm trùng. Tuy nhiên, để chính xác hơn bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác. Nếu phát hiện nhiễm trùng, sẽ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Xét nghiệm Pap – Lưu ý trước khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Trước khi tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung nói chung hay thực hiện xét nghiệm PAP. Người bệnh cần phải ghi nhớ những l ưu ý trước khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung sau:

Thời gian hợp lý khi đi xét nghiệm là sau khi sạch kinh 3 – 5 ngày.

Trường hợp bạn đang bị viêm nhiễm hay đang đặt thuốc điều trị viêm âm đạo. Nếu cần thiết phải làm xét nghiệm có thể trì hoãn đến lần sạch kinh của tháng tiếp tới.

Không quan hệ trong 24 – 58 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Vì hoạt động tình dục sẽ gây ra trầy xước ở cổ tử cung. Điều này sẽ làm thay đổi chất lượng của các tế bào mẫu, khiến cho kết quả không chính xác.

Không dùng kem bôi âm đạo, thuốc men, băng vệ sinh hay thụt rửa âm đạo trong 24 – 48 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Bất kì một tác động nào vào âm đạo sẽ che khuất những tế bào bất thường. Có thể gây nên một kết quả Pap smear không chính xác.

Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Được Tiến Hành Như Thế Nào?

Ung thư cổ tử cung là 1 trong 2 bệnh ung thư nguy hiểm nhất, gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ tại Việt Nam cùng với ung thư vú. Để phát hiện bệnh kịp thời, bạn cần tới bệnh viện làm các xét nghiệm ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là gì?

– Cổ tử cung là khe hẹp nối âm đạo và tử cung và có thể nhìn thấy được trong quá trình khám âm đạo. Cổ tử cung được tạo thành từ hàng triệu tế bào nhỏ.

– Cổ tử cung khỏe mạnh thường có màu hồng với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. Ống cổ tử cung được tạo thành bởi một dạng tế bào khác gọi là tế bào trụ.

– Khu vực giao nhau của hai dạng tế bào này được gọi là khu chuyển đổi. Đây là nơi các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư dễ phát triển nhất. Nhiễm trùng cổ tử cung với vi rút u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung phổ biến nhất. Nếu không được điều trị, chúng dần dần có thể trở thành ung thư.

– Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung (80 – 90%) là ung thư biểu mô tế bào vảy.

– Ung thư tế bào tuyến là dạng ung thư phổ biến thứ hai của ung thư cổ tử cung, được ghi nhận khoảng 10 – 20% số ca. Dạng ung thư này phát triển từ các tuyến tiết chất nhờn trong ống cổ tử cung.

– Ung thư cổ tử cung có xu hướng xảy ra ở độ tuổi trung niên, thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 – 44, hơn 15% chẩn đoán được thực hiện ở phụ nữ trên 65 tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Bạn nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung để phát hiện bệnh kịp thời cũng như được xác định phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

Thông thường ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung thì hầu như không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, việc cần thiết là tầm soát, sàng lọc bệnh định kỳ bằng các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung.

Những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đã mắc ung thư cổ tử cung:

– Chảy máu âm đạo.

– Thường xuyên cảm thấy đau lưng, mệt mỏi.

– Đi tiểu liên tục, khi tiểu tiện thấy đau hoặc khó khăn, tiểu dắt và nước tiểu đục.

– Táo bón mãn tính, luôn cảm thấy muốn đi đại tiện mặc dù ruột trống rỗng, không có gì bên trong.

– Luôn cảm thấy đau trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo.

– Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo.

– Đau tức vùng xương chậu, bụng dưới.

– Chu kì kinh nguyệt dài, không đều và ra rất nhiều kinh.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân.

– 1 chân bị sưng.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Những yếu tố gây bệnh ung thư cổ tử cung:

– Nhiễm các vi rút Papilloma ở người (HPV): lây truyền do quan hệ tình dục bằng đường miệng (oral sex), âm đạo hoặc hậu môn. Đặc biệt với những phụ nữ quan hệ với nhiều người, quan hệ tình dục sớm, quan hệ thô bạo, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn.

– Virus HPV: là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99.7%), lây truyền qua đường tình dục. Có 14 loại vi rút HPV có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này (chủng virus HPV 16,18…)

– Ức chế miễn dịch: thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung.

– Những người trên 35 tuổi nguy cơ mắc bệnh tăng dần.

– Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

– Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con.

– Một số nguyên nhân khác: béo phì, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài ….

Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Với nền y học hiện đại ngày nay cùng các trang thiết bị hiện đại, việc tầm soát và xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kì hàng năm sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh.

Phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung – Pap:

– Phương pháp xét nghiệm Pap smear (hay xét nghiệm Pap – phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm ung thư cổ tử cung rất đơn giản. Được thực hiện để tìm kiếm sự thay đổi các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Pap giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị theo dõi tiếp theo cho người bệnh.

– X ét nghiệm Pap được thực hiện khi khám phụ khoa bằng các dụng cụ chuyên dụng: Bác sĩ lấy các mẫu tế bào trong tử cung, bác sĩ sẽ phết chúng lên lam kính, nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi. Nếu xuất hiện các tế bào rỗng thì bệnh nhân đã bị nhiễm virus HPV.

Không thụt rửa âm đạo trước khi xét nghiệm.

Không sử dụng kem bôi, thuốc âm đạo… hay có những tác động nào vào vùng âm đạo gây ảnh hưởng tới kết quả.

Những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, đã tiêm ngừa HPV vẫn cần thiết phải làm xét nghiệm Pap.

Thời gian tốt nhất để đi xét nghiệm Pap là 2 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt.

Định kỳ xét nghiệm Pap khoảng 2 – 3 năm/ lần, với người nhiễm vi rút HPV thì nên tầm soát 1 năm/ lần.

Xét nghiệm virus HPV – xét nghiệm ung thư cổ tử cung:

– HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục, có khoảng 100 loại. Trong đó, HPV 16 và HPV 18 là hai loại nguy hiểm nhất.

– Xét nghiệm vi rút HPV tương tự kỹ thuật lấy tế bào âm đạo cổ tử cung.

– Xét nghiệm HPV được khuyến cáo nên kết hợp song song với xét nghiệm Pap để mang tới kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung chính xác nhất.

Sàng lọc VIA xét nghiệm ung thư cổ tử cung:

– Quan sát trực tiếp cổ tử cung sau khi test Acid acetic – 1 loại acid có nồng độ thấp, không gây hại.

– Quá trình thực hiện chỉ mất khoảng vài phút: bác sĩ đưa mỏ vịt vào âm đạo để quan sát cổ tử cung rồi nhỏ dung dịch Acid acetic, quan sát những thay đổi sau đó.

– Đối tượng phù hợp nhất với phương pháp sàng lọc VIA là từ 30 – 50 tuổi, không áp dụng cho phụ nữ mãn kinh, nên xét nghiệm 2 năm/ lần.

– Sử dụng phương pháp sàng lọc VIA được áp dụng tại cơ sở y tế cơ sở khi không có đủ điều kiện xét nghiệm HPV, Pap smear.

Phương pháp Sinh thiết xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Lấy ra một lượng mô lớn hơn so với những gì thu được trong phết tế bào Pap có thể giúp xác định kích thước và tính chất của các tế bào cổ tử cung hoặc loạn sản – nếu có bất thường được xác định trên phết tế bào Pap.

Chụp X – quang, chụp CT scan, siêu âm, MRI:

Nếu bạn bị ung thư cổ tử cung có dấu hiệu xâm lấn ra ngoài xung quanh, bạn có thể cần phải làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để phát hiện kịp thời.

Ngoài ra, một số phương pháp khác như soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo… cũng được bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện trong quá trình thăm khám.

Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào? Gồm Bao Nhiêu Bước?

Không nhất thiết phải nắm quá rõ quy trình xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung diễn ra như thế nào. Thế nhưng, những thông tin cơ bản xung quanh vấn đề này chị em cần hiểu để có thể chủ động phòng ngừa cũng như giảm tỷ lệ tử vong về căn bệnh này tốt nhất.

Chính vì vậy, tiêm vắc xin HPV kết hợp xét nghiệm tầm soát UTCTC định kỳ được cho là giải pháp tối ưu nhất để ngăn ngừa và giảm thiểu tỷ lệ tử vọng về căn bệnh này ở thời điểm hiện tại.

Trong đó, xét nghiệm tầm soát UTCTC sớm nhằm mục đích kiểm tra xem bạn có mắc phải ung thư hoặc có dấu hiệu bất thường nào có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung hay không, trước khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu rõ rệt. Một số các xét nghiệm và quy trình sau đây có thể được sử dụng để sàng lọc ung thư cổ tử cung:

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap’smear):

Đây là xét nghiệm thường làm nhất nhằm phát hiện sớm các bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, từ đó có phương án can thiệp sớm khi cần. Bởi lẽ, hầu hết ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa hoàn toàn và có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Xét nghiệm Pap có thể được kết hợp với xét nghiệm HPV.

Ưu điểm của xét nghiệm Pap là đơn giản, nhanh chóng và không gây đau. Thế nhưng tỷ lệ sai sót lại khá cao (33%), đặc biệt là dễ bỏ sót vì tỷ lệ âm tính giả cao, không phát hiện được nhiễm virus HPV nguy cơ cao gây ung thư.

Xét nghiệm ADN HPV phát hiện các tuyp nguy cơ cao gây ung thư

Xét nghiệm này được thực hiện trên một mẫu tế bào được lấy ra từ cổ tử cung của người phụ nữ, mẫu tương tự được sử dụng cho xét nghiệm Pap. Ưu điểm của xét nghiệm này là có thể phát hiện các trường hợp bị bỏ sót từ xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đơn độc, dự đoán được các trường hợp có nguy cơ cao bị UTCTC.

Soi cổ tử cung có thể kèm sinh thiết

Soi cổ tử cung áp dụng với các trường hợp xét nghiệm Pap có dấu hiệu bất thường hoặc khi có những tổn thương không ung thư cần điều trị như viêm nhiễm, lộ tuyến. Soi sinh thiết cổ tử cung luôn được thực hiện dưới hướng dẫn của máy soi để hạn chế tối đa kết quả âm tính giả do sinh thiết không đúng chỗ.

Soi và sinh thiết cổ tử cung là xét nghiệm quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Kiểm tra bằng mắt với axit acetic (VIA)

VIA (Visual inspection with acetic acid) là một xét nghiệm sàng lọc có thể được thực hiện với một vài công cụ và mắt thường. Dùng dung dịch axit axetic 3-5% pha loãng bôi lên bề mặt cổ tử cung rồi quan sát bằng mắt thường sau 1 phút, nếu thấy hình ảnh trắng axit axetic gần khu vực chuyển tiếp thì được coi là dương tính đối với các thay đổi tế bào tiền ung thư hoặc ung thư xâm lấn sớm. Phương pháp này dễ thực hiện cho kết quả ngay lập tức, phù hợp với sàng lọc và phòng chống ung thư tại các tuyến y tế, không có phòng xét nghiệm.

Theo các chuyên gia, xét nghiệm Pap được khuyến cáo ở tất cả các phụ nữ đã quan hệ tình dục và cần ưu tiên cho nhóm có nguy cơ cao từ 30-50 tuổi.

Đối với xét nghiệm HPV, ASCO (Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ) khuyến nghị, tất cả các chị em nên ít nhất 1 lần trong đời tiến hành xét nghiệm HPV để sàng lọc ung thư cổ tử cung (UTCTC) . Thời điểm lý tưởng nhất là từ 25 đến 65 tuổi, nên được xét nghiệm HPV cứ sau 5 năm một lần.

Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể ngưng sàng lọc nếu kết quả xét nghiệm HPV của họ chủ yếu là âm tính trong 15 năm trước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những phụ nữ từ 65 tuổi trở lên và đã được xét nghiệm dương tính với virus cũng có thể phải tiếp tục sàng lọc cho đến khi họ 70 tuổi.

Tuy nhiên, nhìn chung, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên bắt đầu xét nghiệm tầm soát UTCTC khoảng 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên nhưng chú ý là không trễ hơn 21 tuổi. Phụ nữ dưới 30 tuổi thì nên xét nghiệm mỗi 2 năm.

Trong khi đó phụ nữ trên 30 tuổi có 3 lần xét nghiệm PAP liên tiếp bình thường có thể tầm soát mỗi 2-3 năm. Ngưng tầm soát nếu phụ nữ trên 70 tuổi có 3 lần xét nghiệm PAP liên tiếp bình thường hoặc không có kết quả bất thường trong 10 năm trước 70 tuổi.

Một số lưu ý chị em cần biết khi tiến hành xét nghiệm tầm soát UTCTC:

– Không áp dụng tầm soát UTCTC với phụ nữ có thai

– Không rửa sâu vào âm đạo trước khi xét nghiệm

– Không điều trị bệnh phụ khoa trước thời gian xét nghiệm UTCTC 7 ngày

– Không xét nghiệm tầm soát UTCTC với trường hợp phá, sảy thai trong 20 ngày trước đó.

– Không xét nghiệm tầm soát UTCTC khi mắc phải viêm âm đạo cấp, viêm phần phụ khoa cấp.

– Không nên xét nghiệm tầm soát UTCTC khi đang trong thời gian hành kinh.

Do đó, thay vì chỉ tìm hiểu quy trình xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào thì tốt nhất nếu có ý định xét nghiệm tầm soát UTCTC thì chị em nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn, áp dụng phương pháp sàng lọc phù hợp nhất.

Ngoài ra, để chủ động phòng ngừa UTCTC, tốt nhất chị em từ 9-26 tuổi cần tiến hành tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt, các bậc phụ huynh nên cho con em mình tiêm vắc xin từ 9-14 tuổi để đảm bảo an toàn cao nhất trước căn bệnh nguy hiểm này.

Ung Thư Cổ Tử Cung Điều Trị Như Thế Nào

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Trong năm 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Chuyên gia Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) khuyến cáo sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng. Khi đó cơ hội điều trị thành công cao.

Ung thư cổ tử cung xếp thứ 2 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú.

Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn bệnh. 100% phụ nữ được chữa khỏi khi tổn thương ở dạng vi thể (tổn thương chỉ được quan sát bằng kính hiển vi), 80-90% khỏi bệnh khi chẩn đoán ở giai đoạn I, 75% cho giai đoạn II.

Tỉ lệ này giảm xuống còn 30-40% cho giai đoạn III, 15% và tháp hơn nữa cho giai đoạn IV. Khi đã có di căn thì tiên lượng sống 5 năm là vô cùng thấp.

Có 3 phương pháp điều trị kinh điển có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc phối hợp là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị (dùng thuốc độc tế bào để tiêu diệt tế bào ung thư).

Đối với ung thư cổ tử cung, xạ trị có thể áp dụng cho mọi giai đoạn vì tế bào ung thư nhạy cảm với tia bức xạ trong khi ngoại khoa không thể giải quyết được.

Với giai đoạn sớm, ung thư tại chỗ giai đoạn Ia1, Ia2, nếu bệnh nhân còn trẻ, có nhu cầu sinh con và có điều kiện theo dõi thì tiến hành khoét chóp cổ tử cung. Nếu diện khoét còn tế bào ung thư thì phải chuyển cắt tử cung toàn bộ và vét hạch chọn lọc.

Từ giai đoạn Ib đến IIa phải phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ và 2 phần phụ, vét hạch chậu trong và chậu ngoài. Nếu tổn thương rộng hơn 2-4cm thì cần phải tiến hành xạ áp sát trước rồi phẫu thuật như trên.

Nếu hạch có di căn cần xạ tiểu khung sau mổ. Nếu không phẫu thuật có thể xạ tiểu khung (nguồn xạ ngoài) sau đó xạ áp sát, khi có hạch di căn phải tiếp tục xạ tiểu khung tiếp theo.

Từ giai đoạn IIb đến IIIa/b thì cần phối hợp xạ áp sát và xạ tiểu khung, hạch động mạch chủ bụng hoặc phối hợp xạ trị và hóa trị. Vai trò của phẫu thuật ở các giai đoạn này rất hạn chế.

Sau điều trị bệnh nhân phải tuân thủ chế độ theo dõi chặt chẽ. Cụ thể là khám 3 tháng/lần trong năm đầu, 6 tháng/lần trong năm thứ 2 và thứ 3, 1 năm/lần trong năm thứ 4 và 5. Nếu tái phát được phát hiện sớm thì điều trị vẫn cho kết quả khả quan.

Giai đoạn IVa và IVb là giai đoạn rất muộn. Khối ung thư xâm lấn lan rộng đến bàng quang, trực tràng, niệu quản… và di căn xa đến phổi, xương, gan… Vai trò của phẫu thuật hoặc phối hợp xạ trị, hóa trị chỉ là chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân.

Hà An