Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Đối Tượng Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ thường gặp nhất là những phụ nữ trong độ tuổi từ 35-40 tuy nhiên không loại trừ khả năng bệnh có thể gặp phải ở bất cứ ai.

Tìm hiểu về xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung hay còn được gọi là xét nghiệm Pap smear. Đây là xét nghiệm thường được áp dụng đối với những trường hợp chị em đã quan hệ tình dục. Quy trình cụ thể là việc các bác sỹ sẽ lấy một que gỗ nhỏ (que Ayre) sau đó phết ra lame kính, cố định bằng cồn và ete rồi xét nghiệm soi trên kinh hiển vi.

Quy trình xét nghiệm pap smear mục đích phát hiện tết bào ung thư cổ tử cung, tầm soát ung thư cổ tử cung để chị em có thể chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe cho mình.

Phương pháp xét nghiệm Pap smear này đã được áp dụng và thực hiện trên toàn thế giới trong hơn 50 năm qua, có thể được thực hiện định kỳ.

Đối tượng làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Pap có thể được xem như một trong những bước chăm sóc sức khỏe định kỳ được thực hiện ơ phụ nữ đã có quan hệ tình dục bằng đầu từ độ tuổi 21. Đối với những chị em đã mãn kinh vẫn nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Việc thực hiện xét nghiệm Pap smear nên được thực hiện định kỳ như sau:

– Bắt đầu ở tuổi 21, nên thử nghiệm Pap mỗi 2 năm .

– Nếu phụ nữ từ 30 tuổi trở lên và đã có 3 xét nghiệm Pap bình thường trong 3 năm liên tiếp thì chị em nên xét nghiệm Pap mỗi 3 năm tiếp theo.

– Đối với những trường hợp phụ nữ trên 65 tuổi chị em cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, có thể dừng lại sau khi ít nhất 3 xét nghiệm Pap bình thường và không có kết quả bất thường trong 10 năm qua.

– Chị em không đặt thuốc âm đạo, bắt buộc phải kiêng giao hợp, kiêng thụt rửa âm đạo trong vòng 24-48 tiếng

– Không thực hiện xét nghiệm trong điều kiện chị em phát hiện bị viêm nhiễm phụ khoa điển hình như viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, xuất huyết bất thường ở âm đạo, tử cung

– Không thực hiện trong thời điểm đang hành kinh, thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung là ngày từ 15-20 của chu kỳ kinh nguyệt.

– Bệnh nhân nằm trong tư thế phụ khoa (bệnh nhân nằm ngửa, gối gập, hai chân dang rộng, thả lỏng người)

– Các bác sĩ sử dụng mỏ vịt để mở rộng âm đạo

– Sử dụng que gỗ nhỏ, còn được gọi là que Ayre đặt áp vào lỗ cổ tử cung, quay một vòng để lấy các tế bào trên bề mặt cổ tử cung. Các bác sĩ sẽ lấy 2 mẫu của cổ ngoài và cổ trong tử cung bằng 2 đầu của que.

– Sau khi lây mẫu các bác sĩ sẽ dùng que Ayre trải đều tế bào lên lame kính. Khi trải, lưu ý chỉ trải một lần duy nhất, không kéo nhiều lần sẽ làm thay đổi hình dạng tế bào.

– Mẫu xét nghiệm sẽ được cố định bằng cách nhúng vào dung dịch cồn + ete hoặc xịt một lớp keo mỏng lên bề mặt lame.

Ý nghĩa của việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung chính là việc giúp phát hiện các tế bào bất thường, đặc biệt là các tế bào ung thư để chị em có thể chủ động trong việc thăm khám và điều trị, khống chế bệnh kịp thời.

Địa chỉ xét nghiệm ung thư cổ tử cung uy tín, chất lượng

Khi bạn có mong muốn thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung thì phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là địa chỉ hoàn hảo dành cho bạn. Phòng khám là đơn vị được thành lập với mô hình chuẩn quốc tế, được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại giúp cho việc thăm khám, xét nghiệm cho kết quả nhanh chóng, chính xác.

Phòng khám là nơi hội tụ đội ngũ các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ là những người có hơn 40 năm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý phức tạp, thực hiện xét nghiệm và phát hiện chuẩn xác những bất thường của cơ thể. Đặc biệt, các bác sĩ áp dụng các phương pháp điều trị độc đáo, nhanh chóng đẩy lùi các bệnh lý.

Mọi băn khoăn về việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa khác chị em có thể vui lòng liên hệ về đường dây nóng 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 để được giải đáp và hỗ trợ đặt lịch hẹn khám ưu tiên.

Lê Tâm tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,… Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Lê Tâm sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

Xét Nghiệm Sàng Lọc Sớm Ung Thư Cổ Tử Cung

Xét nghiệm sàng lọc sớm Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong

Việt Nam là một trong những nước có số lượng phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung cao. Do vậy, biết được những biện pháp phòng ngừa bệnh tích cực có vai trò rất quan trọng. Bởi hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh đều do quá chủ quan trong phòng ngừa.

1. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Nhiễm Virus Papilloma ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất và yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung.

Virus HPV có hơn 100 type, trong đó có khoảng 15 týp có khả năng gây ung thư gọi là type “nguy cơ cao” và phổ biến nhất là các type HPV 16 và 18 gây ra hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn cầu

HPV lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh:

Phụ nữ trong độ tuổi trên 35

Phụ nữ quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người và quan hệ tình dục không an toàn

Phụ nữ sinh nở nhiều lần

Phụ nữ bị nhiễm virus HPV

2. Một số dấu hiệu nhận biết sớm ung thư CTC

Khi chị em mắc ung thư CTC ở giai đoạn đầu hoặc có những tổn thương về tiền ung thư thì thường không có hay có ít các triệu chứng đặc hiệu nào về bệnh.

Dấu hiệu ung thư CTC chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển nhanh và xâm lấn vào các tổ chức lân cận. Khi đó, ung thư CTC có thể gây ra những triệu chứng sau:

Chảy máu âm đạo

Đau lưng

Đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục

Táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì

Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo

Một chân bị sưng

Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo

3. Các biện pháp phòng ngừa ung thư CTC: Nên phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ

Không quan hệ tình dục sớm

Quan hệ tình dục sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV vì trong giai đoạn này, khả năng tự bảo vệ  trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh rất kém.

Lứa tuổi này cũng dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì các màng nhầy đang trong giai đoạn này vô cùng nhạy cảm.

Tiêm phòng: Tiêm vaccin trước lần quan hệ đầu tiên

Tại Việt Nam, và bệnh viện đa khoa Đức Giang hiện nay có 2 loại vacxin tiêm ngừa HPV là: Cervarix (ngừa 2 chủng virus HPV 16 và 18) và Gardasil (ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18).

Tiêm vaccin phòng bệnh trước lần quan hệ đầu tiên cho phép chị em phòng bệnh được tới trên 90% nguy cơ.

Khám phụ khoa định kỳ. Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV

Cần thực hiện khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần

Tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ, ít nhất 1 năm/ 1 lần, để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Bên cạnh đó, chị em nên giữ gìn vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

Nếu đang có vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa như khí hư bất thường, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến CTC… chị em cần đi khám và chữa trị dứt điểm để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Với các trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, khoa Phụ Bệnh viện đa khoa Đức Giang là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy giúp chị em phụ nữ phát hiện nhanh chóng các bệnh lý phụ khoa; tầm soát sớm ung thư CTC để có phương án điều trị phù hợp.

Cùng với đó, hiện tại phòng tiêm chủng của bệnh viện đa khoa Đức Giang cũng đang triển khai dịch vụ tiêm vaccin phòng ngừa HPV – Virus gây ung thư cổ tử cung cho các chị em có mong muốn dự phòng sớm.

Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau và đang dần trẻ hóa. Tìm hiểu về xét nghiệm ung thư cổ tử cung để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Thống kê về số ca mắc bệnh ung thư cho thấy, tỷ lệ ca được chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở nữ giới Việt Nam vẫn không ngừng tăng. Năm 2000, cả nước chỉ có khoảng 5 nghìn ca mắc bệnh thì số ca mắc năm 2010 đã tăng lên 10 nghìn ca. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 17 nghìn nữ giới bị chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư này.

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì? Ung thư cổ tử cung bắt đầu từ sự phát triển bất thường ở cổ tử cung, phần dưới của tử cung, lộ vào trong âm đạo. Đây là một trong những bệnh ung thư ảnh hưởng lớn nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ giới.

Ung thư cổ tử cung có 5 giai đoạn phát triển, phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư càng cao. Ở giai đoạn sớm nhất, khi khối u có kích thước rất nhỏ và giới hạn trong cổ tử cung, cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư có thể lên tới trên 90%.

HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.

Nhiều nữ giới băn khoăn không biết ung thư cổ tử cung là bệnh gì do chưa biết được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ác tính này.

HPV có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin HPV. Vắc xin HPV được khuyến khích tiêm cho nữ giới 9 – 26 tuổi.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

Sinh nhiều con, sinh con ở độ tuổi còn quá trẻ.

Lạm dụng thuốc tránh thai.

Quan hệ tình dục không an toàn.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư cổ tử cung…

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu ít có biểu hiện, dễ bị bỏ qua. Một số triệu chứng có thể gặp ở giai đoạn ung thư tiến triển là:

Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những biểu hiện thường gặp ở người bệnh.

Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu giữa các kì kinh, sau mãn kinh.

Đau khi quan hệ.

Đau vùng xương chậu.

Xuất hiện dịch âm đạo bất thường, dịch có màu lạ, mùi hôi rất khó chịu.

Ở giai đoạn ung thư tiến triển và di căn đến các bộ phận ở xa, bệnh nhân còn có nhiều biểu hiện phức tạp hơn như đau xương, đau tức ngực, khó thở, chướng bụng, sưng bụng…

2. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư dễ dàng phòng ngừa và phát hiện sớm nhờ vào việc sàng lọc ung thư định kỳ. Tuy nhiên, các chuyên gia quy định độ tuổi bắt đầu sàng lọc, cũng như mỗi độ tuổi thì nên làm các xét nghiệm khác nhau. Vì sao độ tuổi đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Xét nghiệm Pap nhằm kiểm tra các tế bào lấy từ cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV tìm kiếm sự hiện diện của virus HPV – đây là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và giúp xác định chủng HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.

Mặc dù việc thực hiện 2 xét nghiệm này khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí nhưng rất nhiều phụ nữ đã bỏ qua (có thể chủ quan hoặc có thể chưa có kiến thức về phòng bệnh), khiến ung thư cổ tử cung vẫn là mối đe dọa đối với phụ nữ.

Đối với mọi phụ nữ bình thường, các chuyên gia khuyến cáo nên sàng lọc ung thư cổ tử cung với xét nghiệm Pap bắt đầu từ khi 29 tuổi. Ung thư cổ tử cung có quá trình hình khá dài và chậm, vì vậy nếu như theo dõi xét nghiệm Pap thường xuyên có thể phát hiện ra vấn đề bất thường sớm và điều trị kịp thời.

Đối với phụ nữ trên 30 có gì khác? Bạn càng lớn tuổi thì nguy cơ nhiễm HPV càng lớn. Để phát hiện sớm tình trạng này, phụ nữ trên 30 cần kết hợp giữa xét nghiệm Pap và HPV. Nếu như kết quả của cả 2 xét nghiệm đều bình thường, chị em có thể thực hiện lại sau 1 vài năm. Ngược lại, nếu kết quả có bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác, hoặc theo dõi, sàng lọc thường xuyên hơn.

Phụ nữ dưới 21 tuổi không được khuyến cáo sàng lọc, hoặc những người đã cắt bỏ tử cung.

Ngoài ra, phụ nữ sau 65 tuổi nếu như những năm trước đó kết quả xét nghiệm sàng lọc đều bình thường thì có thể không cần tiếp tục sàng lọc nữa.

Tiêm phòng HPV chỉ giúp ngừa 4 loại HPV (bao gồm 2 loại nguy cơ cao là 16, 18 và 2 loại gây mụn cóc sinh dục là 6 và 11), do vậy bạn vẫn cần thực hiện sàng lọc theo hướng dẫn cho từng độ tuổi.

Chi phí để thực hiện xét nghiệm Pap và HPV không quá tốn kém, chỉ vào khoảng trên dưới 1 triệu đồng (tùy loại xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap).

kiến thức đó để có cách kiểm soát bệnh một cách hợp lý.

Xét Nghiệm Tế Bào Ung Thư Cổ Tử Cung Là Gì? Chi Phí Xét Nghiệm

Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là biện pháp phát hiện nguy cơ ung thư hiệu quả. Quá trình xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào? Kết quả của xét nghiệm ung thư cổ tử cung giúp phán đoán tình trạng bệnh của bạn. Chi phí xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền? Xét nghiệm ung thư cổ tử cung có đau không?

Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là một phần của quy trình khám vùng chậu. Xét nghiệm này thường được tiến hành từ tuổi 21. Trừ khi bạn có những yếu tố nguy cơ đặc biệt, ví dụ như các vấn đề về miễn dịch hay HIV, thì bạn có thể sẽ phải làm xét nghiệm sớm hơn. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là cách duy nhất để kiểm tra xem các tế bào ở cổ tử cung của bạn có thay đổi gì có thể dẫn đến ung thư hay không.

Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) phát hiện nguy cơ ung thư cổ tử cung. Đây là một xét nghiệm đơn giản, được tiến hành bằng cách lấy tế bào cổ tử cung. Sau đó, tế bào được nhuộm rồi soi dưới kính hiển vi. Xét nghiệm thường xuyên có thể giúp phát hiện bệnh sớm trong 90% trường hợp.

Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung như thế nào?

Xét nghiệm Pap Smear công nghệ cao (E-PREP): Với màng lọc 2 lớp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư. Đặc biệt là phát hiện ung thư cổ tử cung – một căn bệnh khó phát hiện và nguy cơ tử vong cao ở phụ nữ.

Soi tươi dịch âm đạo: Đây là một bước quan trọng trong quá trình xét nghiệm âm đạo có vai trò quan trọng đối với kết quả điều trị bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Khi vùng kín có những biểu hiện bất thường như: Khí hư ra nhiều, lẫn máu, có màu khác lạ và có mùi hôi, quan hệ tình dục đau rát, tiểu buốt, tiểu rắt… hãy đến ngay các phòng khám phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xét nghiệm HPV-DNA định tính: Xét nghiệm này giúp kiểm tra và phát hiện sự hiện diện của virus u nhú ở người (HPV), một loại virus có thể dẫn đến sự phát triển ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm định type gây ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật Realtime PCR: Kỹ thuật Realtime PCR cho phép định lượng và kiểm tra kiểu gen của một virus. Xét nghiệm sẽ phát hiện được những căn bệnh truyền nhiễm, ung thư và các bất thường di truyền.

Kết quả xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung

Mặc dù đa số các kết quả xét nghiệm sẽ là bình thường. Nhưng đôi khi, kết quả sẽ là bất thường đối với một vài bạn gái ở tuổi vị thành niên. Một vài kết quả thường thấy khi làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung:

Bình thường: Cổ tử cung của bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Bác sỹ sẽ cho bạn biết sau bao lâu nữa bạn sẽ cần làm xét nghiệm lại

Không đạt yêu cầu: Vì một vài lý do nào đó mà mẫu tế bào lấy từ cổ tử cung của bạn không phải là mẫu tế bào tốt. Do đó, cán bộ phòng thí nghiệm không thể đọc được kết quả và có thể bạn sẽ phải làm lại xét nghiệm một lần nữa.

Thay đổi lành tính: Kết quả xét nghiệm của bạn là bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể bị nhiễm trùng nào đó gây viêm các tế bào cổ tử cung. Bác sỹ sẽ khám vùng chậu của bạn để tìm ra nguyên nhân nhiễm trùng và kê đơn điều trị. Bác sỹ cũng sẽ cho bạn biết bao lâu nữa bạn cần tiến hành xét nghiệm lần tiếp theo.

ASCUS – (Atypical Squamous Cells of Undetermined Significance – không xác định được các tế bào vảy không điển hình): Điều này nghĩa là có một vài tế bào lạ và bạn có thể cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để tìm ra liệu có phải virus HPV – Human Papiloma Virus là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi của những tế bào này không.

Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung có đau không?

Như một phần của quy trình khám vùng chậu, bác sỹ sẽ dùng một dụng cụ riêng nho nhỏ, nhẹ nhàng cạo một vài tế bào từ cổ tử cung của bạn. Đa số những bạn gái đã làm xét nghiệm này sẽ không cảm thấy bất cứ vấn đề gì. Một vài bạn gái sẽ cảm thấy hơi co rút vì cổ tử cung bị chà xát nhẹ nhàng. Nếu bạn cảm thấy hơi khó chịu, thì chuyện đó chỉ xảy ra trong vòng 1 phút mà thôi.

Xét nghiệm này đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn không đau. Phụ nữ sau hai năm kể từ lần giao hợp đầu nên xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này nên được thực hiện liên tục cho tới khi bạn 70 tuổi. Nếu kết quả xét nghiệm đầu tiên của bạn bình thường, cần nhắc lại 2 năm một lần. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, bác sĩ sẽ cho làm lại xét nghiệm sau 3 – 6 tháng.

Chi phí xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung

Phí khám chuyên khoa: 300 nghìn đồng

Xét nghiệm Pap Smear: 180 nghìn đồng

Soi cổ tử cung: 250 nghìn đồng

Xét nghiệm HPV: chi phí từ 400 – 650 nghìn đồng

Sau khi thăm khám, hỏi tiền sử gia đình, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác nhằm chẩn đoán sớm bệnh. Ngoài ra, khi nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung, người bệnh có thể cần tiến hành soi cổ tử cung hoặc làm sinh thiết… nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.