Xét Nghiệm Ung Thư Buồng Trứng Ở Đâu / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Ung Thư Buồng Trứng Ở Đâu?

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản ở nữ giới. Rất nhiều người muốn làm xét nghiệm ung thư buồng để phát hiện bệnh sớm nhưng lại băn khoăn không biết nên xét nghiệm ung thư buồng trứng ở đâu.

Nên xét nghiệm ung thư buồng trứng ở đâu?

Ung thư buồng trứng khởi phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại buồng trứng, cơ quan sản xuất trứng, các hoóc môn estrogen, progesterone và testosterone.

Nên làm xét nghiệm ung thư buồng trứng ở đâu cho kết quả chính xác là băn khoăn của không ít chị em bởi hiện nay có nhiều bệnh viện cùng thực hiện khám xét nghiệm bệnh ung thư này.

Là một trong những đơn vị đi đầu trong khám sàng lọc ung thư sớm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã nhận được sự đánh giá cao của nhiều người bệnh.

Với tiện ích đặt lịch hẹn nhanh chóng qua tổng đài, người bệnh sẽ không phải chờ đợi lâu khi đến thăm khám. Trang thiết bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Ung bướu trên 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Trường hợp có nghi ngờ, bệnh phẩm cũng có thể được gửi qua Mỹ, Singapore xét nghiệm.

Trường hợp không may phát hiện bệnh, bệnh nhân sẽ được tư vấn khám và điều trị với TS. BS See Hui Ti, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư ở nữ giới.

Khám xét nghiệm ung thư buồng trứng bao gồm những gì?

Khám xét nghiệm ung thư buồng trứng thường kết hợp nhiều xét nghiệm khác nhau để cho kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CA 125: CA 125 là một protein được tìm thấy trên bề mặt của tế bào ung thư buồng trứng và một số mô khỏe mạnh. Tuy không phải là xét nghiệm mang tính chất quyết định đến nữ giới có mắc bệnh ung thư hay không nhưng đây là xét nghiệm quan trọng có tính chất gợi ý thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác. Khoảng 80% nữ giới mắc ung thư buồng trứng được xác định là có chỉ số CA 125 tăng cao.

Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra cấu trúc bên trong buồng trứng. Siêu âm có thể giúp bác sĩ phát hiện những bất thường tại cơ quan này, ví dụ như những khối u nang.

Trường hợp xuất hiện nhiều biểu hiện nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định thêm sinh thiết, chụp X quang… để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Buồng Trứng

Ung thư buồng trứng được ví như một kẻ giết người thầm lặng bởi đây là căn bệnh rất nguy hiểm nhưng những biểu hiện của nó thường rất khó phát hiện. Vì vậy, việc xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng là phương pháp tối ưu nhất để phát hiện ra khối u buồng trứng.

Trên thực tế, nếu ung thư buồng trứng được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi rất cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, bệnh có tỷ lệ tử vong cao do thường được phát hiện muộn. Do vậy, việc phát hiện sớm ung thư buồng trứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp gia tăng cơ hội chữa khỏi với căn bệnh nguy hiểm này.

1. Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Việc này có lợi ích gì?

Tỉ lệ tử vong do ung thư cũng có xu hướng giảm nhưng thường là rất ít hoặc không đáng kể trong vòng hơn 30 năm qua.

Về cơ bản, các bệnh nhân thường không hiểu biết nhiều hoặc không có nhiều kiến thức về căn bệnh ung thư này nên thường không thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng từ sớm. Rất ít người hiểu biết cụ thể về cơ chế cũng như thời gian tiến triển của bệnh ung thư tử cung tại chỗ cho đến khi giai đoạn xâm lấn ra khỏi vùng mà nó nảy sinh vào thời điểm ban đầu.

2. Cơ chế phát sinh ung thư ở buồng trứng

Ung thư cổ tử cung có thể bắt đầu từ nhiều vùng trong ổ bụng. Trên thực tế, yếu tố nảy sinh ung thư vẫn phát triển ngay cả khi đã cắt bỏ buồng trứng bình thường. Việc thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng sớm sẽ có tác dụng giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư một cách đáng kể.

3. Cách xét nghiệm ung thư buồng trứng

Với bệnh ung thư tử cung hay buồng trứng, đối với những nhóm được chuẩn đoán là có nguy cơ cao mắc bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và lọc ra những cá nhân bị nghi ngờ mắc ung thư ở buồng trứng giai đoạn sớm. Đối với các trường hợp này các bác sĩ sẽ chuẩn đoán lại lần nữa để xác định lại chắc chắn họ có bị mắc bệnh ung thư hay không. Sau khi chuẩn đoán lần thứ 2 sẽ tiến tới việc tư vấn cho các bệnh nhân về thời gian thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng kịp thời.

Với những bước làm này, người ta gọi việc này là xét nghiệm tầm soát. Thế nào là xét nghiệm tầm soát? Xét nghiệm tầm soát có nghĩa là thực hiện kiểm tra, xét nghiệm trên những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng mà không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh biểu hiện ra ngoài. Ngược lại nếu người phụ nữ nào đó có dấu hiệu biểu hiện sẵn rồi thì việc đi xét nghiệm đó không còn được gọi là xét nghiệm tầm soát. Dựa vào xét nghiệm hay xét nghiệm tầm soát các bác sĩ có thể đánh giá được mức độ của bệnh ung thư và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

4. Các phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng nào là hiệu quả?

Phương pháp siêu âm xét nghiệm vùng bụng

Để tốt cho cơ thể phòng tránh bệnh ung thư thì phụ nữ tốt nhất nên được siêu âm định kỳ ở các vùng chậu, vùng ổ bụng để phát hiện ra những dấu hiệu hay những điểm bất thường hay những thay đổi đáng nghi ngờ của cơ quan sinh dục, đặc biệt là buồng trứng từ đó đánh giá xem bạn có bị mắc chứng ung thư ở buồng chứng hay không.

Nếu phát hiện ra bất cứ điểm bất thường gì trên hình ảnh của siêu âm vùng bụng và vùng chậu, đồng thời có triệu chứng và sự xuất hiện của các chất ung thư trong máu sẽ giúp đưa ra những chuẩn đoán chính xác hơn về kết quả siêu âm từ đó xem xét đưa ra quyết định xem có nên thực hiện việc tầm soát ung thư buồng trứng hay không.

Phương pháp phết cổ tử cung – PAP Smear

Phết cổ tử cung cũng có giá trị phát hiện từ 10 dến 30% trong tổng số các trường hợp bị ung thư.

Tuy nhiên, chất này không chỉ xuất hiện khi buồng trứng bị ung thư mà còn xuất hiện ở một số bệnh ung thư khác là yếu tố gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm khác như phổi, tuyến tiền liệt, đại tràng…

5. Một số phương pháp kiểm tra bệnh ung thư buồng trứng khác

Ngoài các phương pháp tầm soát ung thư trên ra còn có thêm một số phương pháp thường được sử dụng. Việc phát hiện kết quả buồng trứng có bị ung thư hay không có thể dựa trên một vài phương pháp khác nhau như chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.

Việc này chỉ được tiến hành ở những trường hợp được chỉ định và muốn đánh gía mức độ khối u hoặc tìm dấu hiệu bệnh ở các vùng khác nhau trong cơ thể.

Chụp X-quang cũng là một trong những phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng hữu hiệu được dùng nhiều với mục đích chuẩn đoán liệu các vùng khác của cơ thể có bị ảnh hưởng không. Ngoài ra, để chuẩn đoán bệnh ung thư từ buồng trứng thì phương pháp phẫu thuật thăm dò và sinh thiết sẽ được áp dụng và loại bỏ triệt để.

Ở thời điểm hiện tại việc tầm soát ung thư buồng trứng và tìm ra phương pháp điều trị bệnh này vẫn đang là một thách thức thực sự đối với các bác sĩ vì hầu hết các bệnh nhân khi đến điều trị đều là những người ở giai đoạn muộn. Nếu phát hiện sớm có thể thực hiện phẫu thuật triệt căn là giải pháp tốt nhất để chữa trị bệnh thì khi ở giai đoạn muộn đặc biệt là khi mà đã sang giai đoạn ung thư di căn thì việc điều trị phải kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau cùng với phác đồ thực hiện điều trị toàn diện thì mới đưa đến được những kết quả khả quan cho người bệnh.

6. Địa chỉ tầm soát ung thư buồng trứng

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Địa chỉ Bệnh viện: tại số 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện được thành lập ngày 19/7/1955. Đây được đánh giá là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ và sơ sinh trong phạm vi cả nước.

Bệnh viện đã áp dụng các phương pháp phết tế bào cổ tử cung Pap Smear trong công tác chẩn đoán cũng như điều trị ung thư buồng trứng.

Phương pháp này có tác dụng giúp giảm đáng kể tỷ lệ xét nghiệm âm tính giả, đặc biệt là tăng tỉ lệ phát hiện những tổn thương của tế bào biểu mô tuyến, giúp chẩn đoán chính xác những giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị, tỷ lệ tử vong, giúp nâng cao hiệu quả xã hội.

Bệnh viện K Hà Nội

Địa chỉ bệnh viện tại số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh Viện K Hà Nội được thành lập vào năm 1969, tiền thân là Viện Radium Đông Dương, trực thuộc Bộ Y tế. Đây là đơn vị chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực phòng chống ung thư.

Năm 2000, Bệnh Viện K thành lập cơ sở II với mục đích giảm tải cho cơ sở 1, cũng như tạo cơ hội cho người dân được điều trị một cách nhanh chóng.

Hiện việc tầm soát ung thư được thực hiện ở Khoa Ngoại Vú – Bệnh Viện K. Khoa đã nghiên cứu ứng dụng máy SPECT trong việc phát hiện sớm di căn ung thư và PET CT trong chẩn đoán sớm, theo dõi và điều trị bệnh ung thư. Việc tầm soát được thực hiện từ đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao.

Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Đây là bệnh viện đầu ngành về ung bướu tại thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện được thành lập dựa vào sự hợp nhất của 3 đơn vị: bệnh viện Ung thư Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Ung thư Việt Nam và Khoa Ung bướu – bệnh viện Bình Dân. Đây là địa chỉ có thể khám và điều trị phần lớn các bệnh ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Bệnh nhân nếu có mong muốn tầm soát ung thư và điều trị có thể đến tại địa chỉ số 03 Nơ Trang Long – Phường 7 – Quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh hoặc gọi đặt khám qua số điện thoại đường dây nóng: 028.3841.2637/ 028.3843.3021.

Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM

Từ khi thành lập và phát triển cho đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy không ngừng cũng cố và xây dựng lại toàn bô hệ thống bệnh viện. Đến nay, bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa bao gồm:

– Khoa Tiết niệu; Khoa Tai Mũi Họng; Khoa Khám bệnh; Khoa Mắt; Khoa Nội soi; Khoa Nội Cơ Xương Khớp; Khoa Nội Phổi ; Khoa nội tiết, Khoa tạo hình thẩm mỹ;

– Khoa Chẩn đoán hình ảnh; Khoa Siêu âm – Thăm dò chức năng; Khoa Phẫu thuật mạch máu; Phẫu thuật – Gây mê hồi sức; Phẫu thuật tim; Hồi sức cấp cứu; Hồi sức Ngoại thần kinh;

– Ngoại thần kinh (3B1 + 3B3); Chấn thương sọ não; Ngoại Tiêu hoá (4B1); Gan Mật Tụy (4B3); U Gan; Ngoại tiết niệu (5B1); Chấn thương chỉnh hình (5B3); Tai-Mũi-Họng (6B1)…

– Thời gian làm việc:

Thứ Hai – Thứ Sáu: 07h00 đến 16h00

Thứ Bảy: 07h00 đến 11h00

– Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM

– SĐT: 028 3855 4137 – 028 3855 4138 – 028 3856 3534

7. Xét nghiệm sàng lọc ung thư buồng trứng ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander giới thiệu đến bạn gói Sàng lọc ung thư phụ nữ (bao gồm Xét nghiệm CA 12-5 chấn đoán ung thư buồng trứng)

Xét nghiệm tại nhà – Xander luôn cam kết

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.

Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

Chi tiết gói xét nghiệm

Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư phụ nữ của Xander gồm các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,

Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan

Xét nghiệm CA 19 – 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng

Xét nghiệm CA 72 – 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.

Xét nghiệm Cyfra 21 – 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi

Xét nghiệm CA 15 – 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú

Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.

Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cách tính tổng chi phí xét nghiệm

Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm

Phí xử lý : 30.000đ

Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư phụ nữ của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 – 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)

Thời gian lấy mẫu: 06:00 – 20:30

Bài viết vừa mang đến cho bạn những thông tin cơ bản về tầm soát ung thư buồng trứng. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ được nguồn gốc và vai trò của chứng bệnh này như thế nào đối với người bệnh.

6 dấu hiệu nghi ngờ ngay đến ung thư buồng trứng

Cách phát hiện ung thư buồng trứng hiệu quả nhất

Đăng ký nhận tư vấn

Các Xét Nghiệm Ung Thư Buồng Trứng Có Giá Trị

1. Định nghĩa bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là bệnh lý xuất hiện tế bào ung thư ác tính ở 1 hay cả 2 bên buồng trứng. Các tế bào này phát triển sinh sôi không ngừng trong cơ thể tạo nên những khối u ác tính. Dựa vào vị trí phát sinh ra tế bào ung thư, các nhà nghiên cứu đã chia ra làm 3 loại ung thư buồng trứng:

Ung thư loại biểu mô: Đây là loại ung thư buồng trứng phổ biến nhất. Tế bào ung thư ác tính khởi phát từ tế bào biểu mô của buồng trứng.

Ung thư tế bào mầm: Tế bào ung thư sinh ra bởi sự đột biến của tế bào sản xuất trứng, loại ung thư ít gặp hơn ung thư biểu mô.

Ung thư mô đệm: Tế bào ung thư phát sinh ra từ tế bào các tổ chức nâng đỡ buồng trứng, và đây cũng là loại ung thư buồng trứng hiếm gặp nhất.

2. Các chỉ số xét nghiệm ung thư buồng trứng có ý nghĩa

Hiện nay các chuyên gia đã tìm ra được chất chỉ điểm ung thư buồng trứng là CA125 và HE4:

2.1. CA125 ( cancer antigen 125 )

CA125 là một chất chỉ điểm ung thư đặc biệt đối với ung thư buồng trứng loại biểu mô. Để phát hiện ra bệnh ung thư buồng trứng, ngoài việc dựa vào biểu hiện trên lâm sàng thì CA125 là một dấu ấn quan trọng để phát hiện bệnh. Chỉ số bình thường của CA125 nằm trong khoảng 0 – 35U/ mL. Chỉ số này tăng trong khoảng 80% trường hợp ung thư buồng trứng và sẽ tỉ lệ thuận với sự phát triển của bệnh. Đối với người bình thường khỏe mạnh thì độ đặc hiệu là 99%, những người mắc viêm phần phụ là 83% và người mang khối u buồng trứng lành tính là 92%.

Các bác sĩ chuyên ngành có thể dựa vào chỉ số xét nghiệm ung thư buồng trứng CA125 để ước lượng được kích thước khối u. Khi kích thước khối u khoảng dưới 1cm thì chỉ số này có thể nằm trong mức giới hạn bình thường. Nhưng khi khối u ở buồng trứng phát triển kích thước lớn hơn 2cm thì chỉ số CA125 lúc này có thể lớn hơn 65 U/mL. Trong trường hợp những phụ nữ tiền mãn kinh hoặc sau mãn kinh mà sờ thấy khối u ở vùng bụng dưới, xét nghiệm máu thấy chỉ số CA125 lớn hơn 65 U/mL thì khả năng cao đã mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Bên cạnh đó, trong hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng thì chỉ số này còn mang ý nghĩa quan trọng. Khoảng 3 tuần sau điều trị phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u thì chỉ số này sẽ nằm trong giới hạn bình thường. Theo dõi trong quá trình điều trị ung thư, chỉ số này giảm dần thể hiện người bệnh đang đáp ứng tốt với phác đồ điều trị. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, nếu theo dõi thấy chỉ số này tăng trong quá trình điều trị hoặc sau điều trị thì có nghĩa là người bệnh đáp ứng kém với phác đồ đưa ra hoặc tái phát bệnh trở lại.

Ngoài ra, chỉ số CA125 còn được dùng để tiên lượng bệnh ung thư buồng trứng. Tiên lượng xấu khi trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, sau quá trình hóa xạ trị chỉ số này vẫn tăng cao. Người bệnh sẽ sống thêm khoảng 5 năm nữa nếu chỉ số CA125< 10 U/mL sau 3 đợt điều trị và chỉ sống thêm khoảng 6-7 tháng nữa khi chỉ số này lớn hơn 100 U/mL.

Tuy nhiên, CA125 không đặc trưng cho bệnh ung thư buồng trứng. Trong một số trường hợp người bệnh được chẩn đoán bệnh ung thư buồng trứng mà chỉ số này vẫn trong giới hạn bình thường thì CA125 không được dùng.

2.2. HE4 (Human epididymal protein 4)

HE4 là một loại glycoprotein chiết xuất từ mào tinh người với trọng lượng phân tử là 11kD. So với CA125 thì HE4 là một chất chỉ điểm chính xác hơn. Trong quá trình chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng thì HE4 tăng trước CA125 và có độ nhạy cao hơn.

Tương tự như CA125, HE4 cũng được dùng để theo dõi đáp ứng điều trị cũng như tiên lượng bệnh ung thư buồng trứng. Giới hạn bình thường của HE4 phụ thuộc vào độ tuổi của phụ nữ. Ở những người phụ nữ khỏe mạnh HE4 sẽ nhỏ hơn 70 pmol/L, hiện nay giá trị thường dùng là nhỏ hơn 150 pmol/L.

Khi kết hợp CA125 và HE4 chúng ta sẽ có được độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với việc theo dõi đơn lẻ từng chỉ số.

3. Làm các xét nghiệm ung thư buồng trứng khi nào ?

3.1. Khi có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng

Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ sau thì bạn nên chủ động thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư buồng trứng: Nếu trong những người họ hàng gần với bạn mắc bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. Và nguy cơ mắc sẽ cao hơn nếu bố mẹ hoặc anh chị em ruột. Không chỉ vậy, nếu trong tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư vú, tử cung thì khả năng bạn mắc ung thư buồng trứng cũng sẽ cao hơn.

Khi mang trong mình những bất lợi về thai sản: Đối với những phụ nữ hiếm muộn hoặc vô sinh thì sẽ có khả năng mắc ung thư buồng trứng và sẽ cao hơn khi phải điều trị bằng thuốc kích thích phóng noãn. Bạn nên chủ động yêu cầu được làm các xét nghiệm ung thư buồng trứng để loại trừ khả năng mắc bệnh.

Chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng.

Làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm. Đối với những người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại ( thuốc sâu, hóa chất nhuộm…) thì nên chủ động tầm soát ung thư.

3.2. Mắc bệnh ung thư buồng trứng đã điều trị ổn định

Bạn nên làm các xét nghiệm ung thư buồng trứng định kỳ để theo dõi nguy cơ tái phát bệnh sau khi đã điều trị ổn định. Nếu các chỉ số HE4 và CA125 tăng so với giới hạn bình thường thì có thể bệnh đã tái phát. Bên cạnh đó, khi làm các xét nghiệm khám định kỳ ở những phụ nữ có nguy cơ cao, bạn nên yêu cầu được làm thêm các xét nghiệm đặc hiệu.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn thực hiện xét nghiệm này để thông qua đó đánh giá sự đáp ứng điều trị và tiên lượng bệnh.

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu sẽ mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Tiếc rằng hầu hết các trường hợp bệnh được phát hiện ra khi đã ở giai đoạn muộn. Khi đó việc điều trị sẽ gặp nhiều trở ngại và vô cùng tốn kém. Vì vậy bạn nên chủ động tầm soát ung thư để có những biện pháp dự phòng sớm nhất.

Xét Nghiệm Ung Thư Lưỡi Ở Đâu?

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất vùng khoang miệng bao gồm ung thư môi, sàn miệng, lưỡi. Rất nhiều người mong muốn xét nghiệm ung thư lưỡi nhưng lại băn khoăn không biết nên xét nghiệm ung thư lưỡi ở đâu.

Nên xét nghiệm ung thư lưỡi ở đâu?

Ung thư lưỡi giai đoạn sớm ít có biểu hiện. Một số triệu chứng bệnh như đau họng, xuất hiện các vết loét trắng, khó nhai, khó nuốt… thường chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn tiến triển.

Nên xét nghiệm ung thư lưỡi ở đâu? Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm ung thư lưỡi bao gồm cả các bệnh viện công, bệnh viện quốc tế và một số bệnh viện tư khác…

Là một trong những đơn vị y tế đi đầu trong khám xét nghiệm ung thư tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã nhận được sự tin tưởng của nhiều người bệnh. Ngoài việc đặt lịch khám nhanh chóng và tiện lợi qua Tổng đài, người bệnh không phải chờ đợi khám lâu, khám xét nghiệm ung thư lưỡi tại Bệnh viện Thu Cúc còn có một số ưu điểm như:

Trang thiết bị y tế hiện đại, môi trường khám bệnh thân thiện tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh

Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu trên 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám

Bệnh phẩm có thể được gửi sang Mỹ, Singapore xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất

Trường hợp không may nếu phát hiện bệnh, bệnh nhân sẽ được tư vấn khám và điều trị trực tiếp với đội ngũ bác sĩ Singapore trong đó có TS. BS Lim Hong Liang, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư vùng đầu – mặt – cổ.

Xét nghiệm ung thư lưỡi bao gồm những gì?

Xét nghiệm ung thư lưỡi có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Khám lâm sàng: bác sĩ kiểm tra khu vực lưỡi xem có xuất hiện các vết loét lâu lành hay khối u cục bất thường nào không.

Sinh thiết: một hay nhiều mẫu mô nghi ngờ sẽ được loại bỏ xét nghiệm đem quan sát dưới kính hiển vi để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Nội soi tai mũi họng, chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính có thể được chỉ định để xác định mức độ lan rộng của các tế bào ung thư lưỡi, đánh giá tình trạng bệnh sau khi chẩn đoán.

Ung thư lưỡi phát hiện sớm điều trị dễ dàng hơn và có tiên lượng tốt hơn nhiều so với giai đoạn bệnh tiến triển. Theo đó, bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối có khoảng 78% cơ hội sống trong 5 năm nếu được tích cực điều trị ở giai đoạn đầu.