Xét Nghiệm Ung Thư Buồng Trứng Như Thế Nào / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Ung Thư Buồng Trứng Như Thế Nào, Khi Nào Nên Đi Xét Nghiệm ?

Ung thư buồng trứng là tình trạng tế bào tại buồng trứng phát triển bất thường và lan nhanh dẫn đến việc hình thành khối u. Khối u sẽ lan rộng và gây nhiều biến chứng nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy xét nghiệm ung thư buồng trứng như thế nào?

1. Ung thư buồng trứng, bệnh diễn tiến âm thầm ở những giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, ung thư buồng trứng hiếm khi xuất hiện các dấu hiệu đặc biệt. Nếu có chúng thường rất nhẹ và hay biểu hiện trong các cơ quan khác. Các triệu chứng bệnh sẽ rõ rệt hơn khi bệnh tiến triển nặng. Đó là lý do tại sao phần lớn bệnh nhân thường chỉ phát hiện bệnh khi ung thư đã sang giai đoạn 3 và 4.

Ở các bệnh nhân ung thư nặng, người bệnh thường gặp các triệu chứng bệnh như chướng bụng khó tiêu, chảy máu âm đạo bất thường, nôn hoặc buồn nôn, táo bón, mất cảm giác ngon miệng, đau lưng, …

Hiện nay bệnh ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể điều trị khỏi được nếu được phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu thường khó bị phát hiện cho tới khi chúng lan rộng trong khung chậu và bụng. Ở bệnh nhân giai đoạn muộn, ung thư buồng trứng khó điều trị dứt điểm bởi khối u đã lan rộng tới các khu vực khác.

Thực tế nếu bệnh ung thư buồng trứng được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh rất cao lên tới 90%. Ước tính tỷ lệ sống sau 5 năm nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn I là 73%, giai đoạn II là 46%. Với bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn III và IV thì tỷ lệ sống giảm đáng kể chỉ còn từ 5% – 19%. Tuy nhiên bệnh lý này thường có tỷ lệ tử vong ca do chúng thường được phát hiện muộn. Vì thế, việc xét nghiệm ung thư buồng trứng để phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bệnh nhân sẽ gia tăng cơ hội chữa khỏi với căn bệnh nguy hiểm này.

2. Các phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng

Xét nghiệm ung thư buồng trứng bằng tầm soát ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện nếu bệnh đang trong giai đoạn đầu. Do đó, cách phát hiện ung thư buồng trứng sớm nhất đó chính là thực hiện tầm soát ung thư.

Tầm soát buồng trứng là phương pháp y học hiện đại giúp phát hiện nhanh bệnh lý ung thư buồng trứng ở nữ giới nhanh chóng. Các xét nghiệm tầm soát sẽ được thực hiện ở những chị em chưa có triệu chứng nào của căn bệnh. Sau khi thực hiện các xét nghiệm ung thư buồng trứng này, các bác sĩ sẽ thông báo tình trạng ung thư buồng trứng nếu có.

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư là cách nhanh nhất phát hiện bệnh. Với ung thư buồng trứng, bệnh nhân sẽ thực hiện làm xét nghiệm CA 125 phát hiện ung thư biểu mô buồng trứng; AFP, hoặc HCG trong các trường hợp u tế bào mầm.

Xét nghiệm ung thư buồng trứng bằng hình ảnh

Bệnh nhân khi thực hiện kiểm tra thể chất, các bác sĩ thường sẽ phát hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Tuy nhiên bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để thấy rõ hơn về tình trạng buồng trứng hiện tại.

Trong đó xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng là dùng thiết bị siêu âm đầu dò (transvaginal ultrasonography). Trong quá trình này, bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu dò vào âm đạo người bệnh. Sai đo, đầu dò sóng âm sẽ thoát ra khỏi các cấu trúc của cơ thể tạo thành các tiếng vang. Từ đó chúng tạo ra hình ảnh rõ nét trên màn hình máy tính.

Bên cạnh đó, một xét nghiệm hình ảnh khác cũng cho kết quả hình ảnh cao là CT, viết tắt của “chụp cắt lớp điện toán”. Khi chụp CT, một chùm tia X sẽ đi quanh cơ thể, cho phép chụp ảnh với nhiều góc độ khác nhau. Máy tính sẽ xoay quanh cơ thể và chụp ảnh từ nhiều góc độ khác nhau. Sau đó máy tính sẽ tập hợp hết tất cả thông tin đó và tạo nên hình ảnh chi tiết về vị trí kiểm tra của cơ thể bạn.

Kiểm tra sinh thiết giúp phát hiện ung thư buồng trứng

Nếu bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, bạn có thể sẽ cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm khác. Các xét nghiệm này có thể là chụp MRI hoặc PET. Những kiểm tra này giúp bệnh nhân nắm được mức độ ung thư của bạn tiến triển đến mức nào để có thể quyết định kế hoạch điều trị hoặc các loại phẫu thuật khác.

3. Nên xét nghiệm ung thư buồng trứng vào thời điểm nào?

Ở những phụ nữ trên 50 tuổi nên thực hiện khám tầm soát bệnh ung thư buồng trứng.

Thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng trong thời gian 14 ngày kể từ thời điểm kết thúc kỳ kinh gần nhất.

Cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian từ 24 – 58 tiếng trước khi tiến hành các xét nghiệm ung thư. Điều này giúp cổ tử cung tránh bị tổn thương và tránh làm ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả chẩn đoán.

Tuyệt đối không nên sử dụng kem bôi trơn âm đạo trước khi thực hiện xét nghiệm vì chúng khiến những tế bào bất thường bị khuất trước khi xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng.

Như vậy để phát hiện chính xác ung thư buồng trứng, chị em có thể thực hiện xét nghiệm ung thư buồng trứng cho kết quả chính xác. Bệnh sẽ được điều trị cho kết quả khả quan nếu chúng được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Vì thế, chị em cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

Tầm Soát Ung Thư Buồng Trứng Như Thế Nào?

Tầm soát ung thư buồng trứng là cách làm hiệu quả để phòng và phát hiện bệnh ung thư buồng trứng sớm. Vậy cụ thể, tầm soát ung thư buồng trứng như thế nào?

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa ác tính thường gặp ở nữ giới. Ung thư buồng trứng thường gặp ở nữ giới trên 40 tuổi, đặc biệt là độ tuổi 63 – chiếm trên 50% tỷ lệ mắc bệnh. Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng mang gen đột biến BRCA1, BRCA2, béo phì, sinh con đầu lòng sau độ tuổi 35, tiền sử gia đình có người mắc bệnh… được xác định là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tầm soát ung thư buồng trứng như thế nào?

Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa ung bướu

Đây là bước đầu tiên trong khám tầm soát ung thư buồng trứng. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, một số dấu hiệu ung thư buồng trứng và kiểm tra vùng xương chậu bằng cách kiểm tra các phần tiếp xúc với bộ phận sinh dục ngoài. Trường hợp phát hiện nghi ngờ sẽ chuyển sang khám chuyên sâu.

Xét nghiệm máu, nước tiểu và chất chỉ điểm khối u

Xét nghiệm quan trọng giúp bác sĩ phát hiện sớm nguy cơ ung thư buồng trứng là định lượng CA 125. Đây là loại protein hiện diện với nồng độ cao trong máu khi có sự hiện diện của khối u. CA 125 bình thường trong cơ thể được xác định ở mức 35 U/ml. Bất kì sự tăng CA 125 nào đều có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường. Không chỉ bắt nguồn từ ung thư buồng trứng, CA 125 cũng có thể tăng trong nhiều trường hợp như mang thai, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm tụy, viêm vùng chậu…

Ngoài xét nghiệm CA 125, người bệnh khám còn được thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu khác để phát hiện một số bệnh lý và nguy cơ ung thư khác như bệnh lý về gan mật, viêm nhiễm đường sinh dục…

Chẩn đoán hình ảnh

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh để phát hiện ung thư buồng trứng sớm là siêu âm tử cung phần phụ qua đường âm đạo để phát hiện những bất thường tại tử cung, buồng trứng; siêu âm ổ bụng giúp phát hiện những bất thường ở các cơ quan trong ổ bụng, trong đó có buồng trứng – cơ quan nằm ở bụng dưới cơ thể.

Ngoài ra, một số chẩn đoán hình ảnh là siêu âm tuyến giáp, siêu âm tuyến vú…

Chi tiết: Gói tầm soát ung thư buồng trứng

Tầm soát ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Thu Cúc

Nhằm thuận tiện cho chị em khám và phát hiện sớm ung thư buồng trứng, Bệnh viện Thu Cúc – đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư buồng trứng với đầy đủ các xét nghiệm và chẩn đoán. Trường hợp nghi ngờ, bệnh phẩm có thể được gửi sang Mỹ, Singpore để cho kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Trường hợp không may nếu phát hiện bệnh, bệnh nhân sẽ được tư vấn điều trị trực tiếp với TS. BS See Hui Ti, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư ở nữ giới.

Để đặt lịch khám, điều trị hoặc nhận thêm thông tin tư vấn trực tiếp về tầm soát ung thư buồng trứng như thế nào, vui lòng liên hệ Hotline 0904 970 909.

Ung Thư Buồng Trứng Thường Biểu Hiện Như Thế Nào?

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà hiện nay chị em phụ nữ thường mắc phải. Ban đầu, các dấu hiệu của bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Chị em phụ nữ cần hết sức chú ý khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau, bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng. Đau bụng và vùng xương chậu

Xuất hiện những cơn đau nhói và kéo dài dai dẳng ở vùng bụng hay vùng chậu, khác với cơn đau của chứng khó tiêu. Hơn nữa bạn đang không trong chu kỳ kinh nguyệt, thì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bạn sắp phải đối mặt với căn bệnh ung thư buồng trứng.

Khi các tế bào ung thư phát triển, nó có thể tác động đến các cơ quan, bộ phận khác xung quanh vùng có khối u, thường gặp nhất là vùng bụng và vùng xương chậu, từ đó gây nên triệu chứng đau bụng.

Khó tiêu, đầy hơi

Bạn thường xuyên bị đầy hơi, ngay cả khi bạn chưa ăn gì. Đó có thể do các khối u đang phát triển và gây chèn ép vùng bụng. Bị khó tiêu, đầy hơi không có nghĩa là bạn bị ung thư buồng trứng, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên trong thời gian dài, bạn nên chú ý và đi khám bác sĩ.

Nhanh no và chán ăn

Hầu hết phụ nữ mắc ung thư buồng trứng thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng và ăn ít cũng thấy nhanh no.

Táo bón

Táo bón thường là triệu chứng của các bệnh lý về tiêu hóa, nhưng nó cũng xuất hiện ở những bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng do đó bạn không nên chủ quan. Đó có thể do khối u đang bắt đầu to lên và tạo áp lực lên ruột, dạ dày.

Sút cân đột ngột

Sút cân quá nhiều mà không phải do chế độ ăn kiêng hay luyện tập thể dục thể thao, vận động nhiều, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng.

Cơ thể mệt mỏi

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đó là một điều bất thường, nhất là khi bạn không làm việc quá sức. Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên và thiếu năng lượng là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư chung, trong đó có ung thư buồng trứng.

Đi tiểu thường xuyên

Nếu bạn có hiện tượng đi tiểu thường xuyên, nhiều hơn ba hoặc bốn lần trong một giờ đồng hồ, không kiềm chế được những cơn buồn tiểu cũng có thể là một dấu hiệu của khối u ở buồng trứng đang lớn dần gây ảnh hưởng tới bàng quang.

Chảy máu âm đạo bất thường

Nếu bạn bị chảy máu âm đạo bất thường kèm theo đau đớn hoặc có sự thay đổi khác thường trong chu kỳ kinh nguyệt, tốt nhất bạn nên đi khám và nói rõ với bác sĩ những triệu chứng mà bạn gặp phải để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Đau khi quan hệ tình dục

Những phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn phát triển thường bị đau trong khi quan hệ tình dục. Cơn đau đó thường xuất hiện ở bên phải hoặc bên trái khung xương chậu. Cho dù việc đau đớn khi quan hệ xuất phát từ nguyên nhân gì đi chăng nữa thì cách tốt nhất là bạn hãy đi khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư buồng trứng thường xảy ra âm thầm, và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác về đường tiêu hóa, tiết niệu, xương khớp…

Do đó, để bảo vệ mình trước căn bệnh nguy hiểm này, chị em phụ nữ cần hết sức chú ý khi cơ thể có các biểu hiện lạ, đặc biệt là khi xuất hiện cùng lúc nhiều các triệu chứng trên. Bạn nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết, theo chỉ định theo chỉ dẫn của bác sĩ để biết mình có mắc ung thư buồng trứng hay không.

Theo Vietnamnet

Tầm Soát Ung Thư Buồng Trứng Quan Trọng Như Thế Nào?

ầm soát ung thư buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong, phát hiện sớm mầm mống ung thư và tăng khả năng chữa khỏi bệnh thành công, kéo dài sự sống cho người bệnh.

1. Giải mã căn bệnh ung thư buồng trứng

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, ung thư buồng trứng đứng thứ 5 tỷ lệ tử vong do ung thư ở nữ giới tại Việt Nam. Ước tính, mỗi năm có khoảng 1,200 trường hợp phụ nữ chẩn đoán bị mắc ung thư buồng trứng.

1.1. Thế nào là ung thư buồng trứng?

Buồng trứng là cơ quan sinh sản của phụ nữ, bao gồm 2 buồng và nằm ở vị trí xương chậu. Buồng trứng có chức năng sản xuất trứng tham gia vào quá trình thụ tinh và sản xuất nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone) – có tác động đến quá trình phát triển của phụ nữ, thời kỳ dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt, thai nghén.

Tầm soát Ung thư buồng trứng là khối u ác tính, xuất phát từ một hay hai buồng trứng, hoặc từ các mô nâng đỡ buồng trứng, phát triển bất thường không theo sự kiểm soát của cơ thể. Các tế bào ung thư xâm lấn và phá hủy các mô và các cơ quan xung quanh nó. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể di căn đến những cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát.

Chướng bụng, đầy hơi

Đau ở vùng dưới

Đau khi quan hệ

Chảy máu âm đạo bất thường sau thời kỳ mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, khó ăn

Tăng cân, giảm cân thất thường

1.2. Ung thư buồng trứng nghiêm trọng như thế nào?

So với ung thư vú và ung thư cổ tử cung – căn bệnh phổ biến thường mắc ở nữ giới – ung thư buồng trứng chỉ chiếm 10% nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao do bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn.

Ung thư buồng trứng thường lặng lẽ và ít dấu hiệu, hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh đều đã rơi vào giai đoạn muộn, tỷ lệ khỏi bệnh là rất thấp. Ung thư buồng trứng thường có 4 giai đoạn và thời gian sống thêm của bệnh nhân còn được phụ thuộc vào giai đoạn phát bệnh. Vào giai đoạn cuối, khả năng phục hồi và tăng tuổi thọ chỉ còn 10%. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư và có biện pháp điều trị kịp thời là điều kiện tiên quyết để chữa trị thành công ung thư.

2. Ý nghĩa của tầm soát ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phụ khoa có tỷ lệ tử vong cao đối chị em phụ nữ Việt Nam vì diễn biến âm thầm, khó phát hiện sớm. Việc tầm soát ung thư buồng trứng là giải pháp hiệu quả để tăng khả năng điều trị thành công và nâng cao tuổi thọ ở nữ giới.

2.1. Đối tượng nên tầm soát ung thư buồng trứng

Căn bệnh ung thư buồng trứng giống như một bản án “tử hình” đối với chị em phụ nữ nếu như mắc phải. Do đó, nữ giới nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư toàn diện để phát hiện mầm mống ung thư, loại bỏ nguy cơ mắc bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Trong gia đình có người thân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao

Phụ nữ trên 50 tuổi do tuổi già, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm, dễ để tế bào ung thư xâm lấn, cơ quan chức năng hoạt động kém khó đào thải

Phụ nữ chưa bao giờ mang thai

Người có các triệu chứng bất thường, biểu hiện nghi ngờ ung thư buồng trứng: đau bụng dưới, đau khi quan hệ, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, khó thở, chướng bụng…

Thời điểm thích hợp tầm soát, sàng lọc ung thư buồng trứng càng sớm càng tốt để phát hiện mầm mống ung thư trước khi chúng kịp phát triển và xâm lấn cơ thể.

2.2. Tại sao nói tầm soát ung thư buồng trứng là cần thiết?

Ung thư buồng trứng gồm 4 giai đoạn phát triển bệnh, và tại mỗi giai đoạn bệnh đều được tiên lượng tỷ lệ bệnh nhân sống thêm 5 năm:

Nếu bệnh nhân ung thư buồng trứng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Tuy nhiên, nếu tế bào ung thư đã di căn đến những bộ phận quan trọng khác như phổi hoặc gan, việc điều trị lúc này chỉ nhằm kiểm soát khối u ở tại vị trí, không để chúng lan sang vị trí mới, giảm đau và cố gắng kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Trường hợp tệ hơn khi khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ, nhưng tế bào ung thư vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn và tái phát thành khối u mới.

Do đó, tầm soát ung thư là việc làm quan trọng, đóng vai trò giúp phụ nữ phát hiện sớm rủi ro gây bệnh ung thư, đánh giá thể trạng sức khỏe và có biện pháp phòng ngừa chống nguy cơ ung thư, giảm tỷ lệ tử vong.

3. Phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng

Hiện nay, các cơ sở y tế và bệnh viện tại Việt Nam thường áp dụng các chẩn đoán y khoa cùng trang thiết bị tiên tiến nhằm hỗ trợ phát hiện tổn thương ở buồng trứng, giúp chị em phụ nữ dễ dàng tầm soát bệnh.

Xét nghiệm máu chất chỉ điểm CA – 125: là xét nghiệm nồng độ protein trong máu. Mức CA-125 có trong máu cao thường là biểu hiện của những người u xơ tử cung, xơ gan, nhiễm trùng vùng chậu… Tuy nhiên, CA-125 cao cũng có thể là khi phụ nữ bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thực hiện các phương pháp khác.

Siêu âm vùng chậu: các bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh của các bộ phận vùng chậu, xung quanh vùng chậu và buồng trứng để tìm ra những thương tổn tại vị trí và kiểm tra ngả âm đạo, thành bụng. Ngoài ra, bước khám siêu âm giúp xác định vị trí, kích thước của khối u.

Chẩn đoán hình ảnh: bao gồm chụp CT, chụp MRI giúp kiểm tra và đánh giá mức độ xâm lấn của tế bào ung thư.

Ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính gây tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu tầm soát sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, ung thư buồng trứng sẽ không còn là nỗi lo dai dẳng nữa. Hy vọng thông qua bài viết này, quý vị sẽ có cái nhìn rộng hơn về tầm quan trọng của tầm soát buồng trứng.