Các xét nghiệm ung thư bàng quang cần thực hiện như khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, soi bàng quang, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính… Kết quả thu được qua các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng, mức độ bệnh cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tuổi tác: Những người trên 40 tuổi có nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang
Thuốc lá: Nguy cơ bị ung thư bàng quang ở những người hút thuốc tăng cao gấp 2-3 lần so với người không hút thuốc.
Nghề nghiệp: Công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất cũng dễ bị ung thư bàng quang
Nhiễm trùng: Những nguời bị nhiễm ký sinh trùng bị tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang.
Tiền sử gia đình: Những người có người nhà bị ung thư bàng quang thì có nguy co mắc bệnh cao hơn so với người khác.
Ung thư bàng quang là bệnh nguy hiểm nên cần được phát hiện sớm. Vì thế những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh nêu trên cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Các xét nghiệm ung thư bàng quang cần làm
Người bệnh cần lấy nước tiểu giữa dòng để làm xét nghiệm tìm hồng cầu, tế bào ung thư hay những dấu hiệu khác như viêm nhiễm bàng quang.
Soi bàng quang
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả giúp quan sát trực tiếp thương tổn, xác định vị trí, thể tích, hình dạng của khối u trong bàng quang.
Các bác sĩ sử dụng một ống nhỏ sáng để quan sát trực tiếp lòng bàng quang. Bác sĩ sẽ đưa ống soi bàng quang qua niệu đạo vào trong bàng quang để khám mặt trong của bàng quang. Trong quá trình làm thủ thuật này các người bệnh sẽ được gây mê.
Qua nội soi bàng quang, bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ ở vị trí xuất hiện khối u và đem đi giải phẫu bệnh nhằm xác định u lành tính hay ác tính.
Chụp X-quang
Phương pháp này nhằm chẩn đoán những tổn thương ở bàng quang qua những phim chụp; đánh giá thương tổn với niệu quản và thận; tìm kiếm những thương tổn ở đài – bể thận, niệu quản.
Chụp cắt lới vi tính
Chụp cắt lớp vi tính có thể xác định hình ảnh định khu của khối u, những thay đổi của thành bàng quang, độ đậm đặc của tổ chức mỡ quanh bàng quang do thâm nhiễm, sự hiện diện của các hạch bệnh lý và một số tổn thương khác.
Từ những kết quả xét nghiệm ung thư bàng quang, kết hợp với thăm khám lâm sàng, bác sĩ khoa ung bướu sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ đồng thời chú ý nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống khoa học nhằm cải thiện sớm tình trạng sức khỏe.