Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Vòm Họng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Cách Xét Nghiệm Và Chi Phí Tầm Soát Ung Thư Vòm Họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính thường gặp nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam ghi nhận con số người mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm. Do đó, bất cứ ai cũng nên thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư vòm họng từ sớm, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

1. Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng nhanh chóng

Khi bạn đến thăm khám sức khỏe tại bệnh viện, để kiểm tra và tầm soát ung thư vòm họng, các bác sĩ thường chỉ định làm những xét nghiệm sau:

Phương pháp này giúp phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu ở ung thư vòm họng giai đoạn mới chớm. Lúc này, khối u còn khu trú và chưa di căn tới hạch bạch huyết nên nội soi cho kết quả chính xác hơn.

Sau khi nội soi tìm ra vị trí, mức độ u, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, tăng tỷ lệ khỏi bệnh thành công.

Sau khi nội soi NBI, bệnh nhân có thể làm thêm sinh thiết vòm họng để kiểm tra vị trí tế bào ung thư. Xác định mức độ khối u cũng như ngăn chặn sự phát triển, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

Phương pháp chọc hút hạch cổ gửi sinh thiết giúp chẩn đoán mô bệnh học, xác định và quan sát mức độ ung thư vòm họng trong mỗi giai đoạn.

Nhờ quan sát hình ảnh chụp qua MRI hoặc CT Scanner, bác sĩ đánh giá được mức độ xâm lấn của tế bào ung thư và kích thước khối u ở vòm họng.

Bệnh nhân được làm các xét nghiệm kiểm tra kháng nguyên/kháng thể virus EBV, thử phản ứng huyết thanh IgA/VCA, IgA/EA, IgA/EBNA trước, trong và sau quá trình điều trị để đánh giá tiên lượng ung thư.

2. Đối tượng và thời điểm nên đi kiểm tra, tầm soát ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu diễn tiến từ từ, ít để lại dấu hiệu bất thường nên người bệnh khó phát hiện ra. Thông thường, bệnh nhân thường nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý tai – mũi – họng nên hay chủ quan, không đi khám sớm. Đến khi phát hiện ra ung thư thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, khối u di căn và có dấu hiệu rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Do đó, để phòng ngừa và điều trị ung thư vòm họng hiệu quả những đối tượng sau cần đi khám khi thấy những triệu chứng lạ.

Những người có yếu tố nguy cơ, khả năng mắc bệnh ung thư cao cần thăm khám sàng lọc ung thư vòm họng:

Người bị nhiễm virus Epstein-Barr (thuộc nhóm virus Herpes), bởi từng có trường hợp tìm ra gen của Epstein-Barr trong tế bào ung thư vòm họng.

Nam, nữ trong độ tuổi từ 30 – 55.

Người từng mắc các bệnh nhiễm trùng ở tai – mũi – họng.

Người làm các nghề nghiệp trong ngành: Nhựa tổng hợp, cao su, tiếp xúc với hóa chất, hơi carbon, tia phóng xạ, khói bụi,…

Người có thói quen ăn thực phẩm lên men (dưa chua, cà muối, mắm cá lên men), thức ăn ôi thiu, thịt hun khói,… Trong các loại thực phẩm này thường chứa nitrosamine – chất có khả năng gây ung thư.

Tiền sử gia đình, di truyền: Trong nhà có người thân, họ hàng từng mắc bệnh ung thư vòm họng thì nguy cơ di truyền rất cao.

Người nghiện rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích cũng cần tầm soát ung thư vòm họng càng sớm càng tốt.

Ngay khi bạn cảm thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, hãy đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, sớm phát hiện ung thư và điều trị hiệu quả. Nhất là những dấu hiệu sau:

2.2.1. Dấu hiệu ở thần kinh

Thần kinh bị tác động làm cho người bệnh có cảm giác đau đầu, đau nửa đầu. Các cơn đau thường âm ỉ hoặc tái phát và dai dẳng mỗi giờ.

Ở giai đoạn đầu của ung thư, hầu hết các cơn đau có thể giảm và mất hẳn khi người bệnh dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn thì cơn đau sẽ dữ dội hơn, không phát huy công dụng của thuốc.

2.2.2. Cổ nổi hạch

2.2.3. Cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh chóng

Ung thư vòm họng gây cảm giác đau nên người bệnh khó nuốt, ăn không ngon, chán ăn dẫn tới tinh thần bị căng thẳng, suy nhược cơ thể. Tình trạng này kéo dài làm cho cân nặng bị giảm nhanh, ảnh hưởng tới sức khỏe về sau.

3. Chi phí sàng lọc ung thư vòm họng

Với những tác hại nghiêm trọng của bệnh, do đó việc tầm soát ung thư vòm họng vô cùng cần thiết, quyết định tới sự sống còn của mỗi bệnh nhân. Ngoài quan tâm tới thời điểm, yếu tố nguy cơ thì chi phí sàng lọc bệnh cũng là điều mà mọi người quan tâm.

Tại mỗi bệnh viện có các phương pháp tầm soát ung thư riêng. Mỗi cách xét nghiệm đòi hỏi máy móc, tay nghề của người điều trị nên chi phí cũng chênh lệch nhau.

Khi bạn đến bệnh viện kiểm tra, tùy theo dấu hiệu lâm sàng ban đầu mà bác sĩ chỉ định làm nội soi, sinh thiết, xét nghiệm sinh hóa,…Thông thường chi phí cho các phương pháp này dao động từ 400.000 ngàn đến 4 triệu đồng.

Bên cạnh đó, chi phí sàng lọc ung thư vòm họng cũng phụ thuộc vào nơi bạn khám bệnh, tình trạng sức khỏe, chất lượng dịch vụ,… Vì vậy, để an tâm kiểm tra bệnh cho kết quả chính xác và tiết kiệm chi phí hiệu quả, bạn nên chọn nơi uy tín, đáng tin cậy.

Ngoài ra, bạn nên biết rằng hãy sàng lọc ung thư ngay cả khi cơ thể chưa có dấu hiệu bất thường. Bởi để đến khi bệnh nặng, tiến triển tới giai đoạn muộn sẽ tốt rất nhiều chi phí điều trị về sau.

4. Mách bạn cách phòng ngừa ung thư vòm họng từ sớm

Chắc hẳn không ai mong muốn mắc bệnh ung thư vòm họng, thay vì chờ bệnh xuất hiện rồi đi khám, tốt nhất bạn nên biết cách phòng ngừa bệnh tại nhà. Hãy áp dụng các cách sau đây:

Ung thư vòm họng thường do thói quen ăn uống không lành mạnh. Do đó, bạn nên thay đổi thực đơn lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm như: Trái cây, rau củ tươi, cá hồi, hạt ngũ cốc,…

Nên chọn lọc nguồn thực phẩm được nuôi trồng, canh tác sạch, không phun thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại để đảm bảo an toàn khi ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cần kiêng đồ chua, dưa muối, thức ăn quá cay và mặn.

Tập luyện không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện tâm trí mà còn tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn các tế bào ung thư tấn công cơ thể.

Người nghiện rượu, bia, thuốc lá cần cai nghiện từ sớm và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa ung thư vòm họng.

Như vậy, việc tầm soát ung thư vòm họng đóng vai trò quan trọng và vô cùng cần thiết mà bất cứ ai cũng không nên lơ là, bỏ qua. Dù cơ thể không có dấu hiệu bất thường, bạn cũng nên quan tâm tới sức khỏe, đến bệnh viện sàng lọc để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đồng thời phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi chẳng may mắc ung thư.

Mức Độ Quan Trọng Của Việc Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Vòm Họng

Vì sao cần xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng?

Ung thư phần vòm họng là căn bệnh ác tính xảy ra khi một hoặc nhiều tế bào biểu mô trong vòm họng bị biến đổi gen. Bệnh rất khó để chẩn đoán hoặc dễ chẩn đoán nhầm vì những dấu hiệu của bệnh thường diễn ra âm thầm.

Các chuyên gia cho biết, vòm họng sâu nên rất khó để tiếp cận và không thế thăm khám lâm sàng bằng mắt thường mà bắt buộc phải dùng dụng cụ nội soi thì mới có thể nhận biết bệnh. Rất nhiều trường hợp đến thăm khám tầm soát ung thư vòm họng khi bệnh đã nghiêm trọng và tỉ lệ sống trên 5 năm cao nhất chỉ khoảng 10-40%. Không những vậy, bệnh còn có thể gây ra hội chứng paraneoplastic- tấn công các tế bào bình thường, làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cho sức khỏe suy giảm nhanh chóng.

Nếu phát hiện sớm ung thư sớm, tỉ lệ điều trị thành công cao hơn và giảm những biến chứng nặng nề. Hơn nữa, khi chẩn đoán sớm bệnh, quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn và ít xâm lấn. Vì thế tầm soát ung thư vòm họng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp tăng khả năng sống sót cho người bị bệnh lên tới 80% nếu được phát hiện đúng lú.

Các xét nghiệm cần thực hiện khi tầm soát bệnh ung thư vòm họng?

Những thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ phát hiện và chẩn đoán ung thư nhanh và chính xác hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn luôn thắc mắc tầm soát ung thư cho phần vòm họng được thực hiện như thế nào?

Trước hết, bác sĩ sẽ khám nội soi tai mũi họng để xét nghiệm và kiểm tra xem có hạch hoặc khối u hay không, nếu có, sẽ phải thực hiện những xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học tại vòm hoặc tại hạch.

Đặc biệt, tầm soát ung thư vòm họng bằng phương pháp nội soi NBI với dải tần ánh sáng hẹp, hai bước sóng nên có thể cho hình ảnh niêm mạc rõ nét hơn so với những phương pháp nội soi thông thường. Hơn nữa, đây là cách các bác sĩ có thể nhận ra tình trạng tăng sinh mạch máu do ung thư vòm mũi họng, thực quản, dạ dày từ rất sớm.

Sau đó, nếu có những nghi vấn về ung thư, chuyên gia sẽ tiến hành sinh thiết, nghĩa là lấy mẫu mô và giải phẫu để chẩn đoán có tế bào ác tính hay không. Bên cạnh đó, để đảm bảo chính xác, các bác sĩ sẽ thực hiện tầm soát ung thư vòm họng bằng cách xét nghiệm máu và những chỉ số sinh hóa khác.

Hình ảnh: Dấu hiệu khi phần vòm họng bị ung thư

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu uy tín nhất hiện nay?

Việc chẩn đoán bệnh là rất quan trọng hay cũng có thể coi là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định tỉ lệ sống của bệnh nhân. Vì lý do này, chuyên gia khuyên bạn nên khám tầm soát bệnh ung thư vòm họng tại những cơ sở y tế chuyên nghiệp, uy tín.

Tầm soát ung thư cổ tử cung và những điều cần biết

Dịch vụ thay màn hình huawei y7 prime chính phái

Địa chỉ sửa chữa điện thoại Oppo giá rẻ, nhiều ưu đãi

Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Vú

Ung thư vú là căn bệnh thường gặp ở phái nữ, chiếm đến 21% trong các loại ung thư thường gặp ở phái này. Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 11.000 trường hợp mắc mới ung thư vú, ngày nay, tỉ lệ ung thư vú có xu hướng trẻ hóa (dưới 40 tuổi), độ tuổi thường gặp nhiểu nhất là từ 45 – 55 tuổi. Nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa lành bệnh là rất cao, tỷ lệ điều trị thành công ở giai đoạn sớm là trên 80%. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn việc điều trị khó khăn, tốn kém và dễ tái phát bệnh hơn.

Khi nào thì cần xét nghiệm ung thư vú?

Khi bạn nằm trong nhóm những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú:

Trong gia đình có thành viên có quan hệ huyết thống như mẹ, chị em gái, cô, dì bị ung thư vú hay buồng trứng, đặc biệt họ mắc bệnh dưới 50 tuổi.

Gia đình có hơn một thế hệ bị ung thư vú hay buồng trứng, vi dụ: cả bà ngoại và mẹ đều bị bệnh.

Đau ngực kèm theo các biến đổi bất thường như núm vú thay đổi có dịch tiết ra từ tuyến vú, trong một số trường hợp có máu đi kèm, bầu ngực thay đổi về kích thước và hình dạng, cảm giác sưng tấy và nóng đỏ.

Thay đổi hình dạng, kích thước vú, thường là kích thước vú tăng lên

Ngực bị mẩn đỏ, phát ban, sưng đau nhói

Dịch lỏng là máu hoặc dịch nhày sẫm màu chảy ra từ núm vú

Sưng hoặc có khối u ở nách, khu vực xương đòn hay lân cận bầu vú

Thay đổi kết cấu bề mặt da, da bị co rúm lại như “lúm đồng tiền” đôi khi còn sần sùi như vỏ quả cam

Núm vú “lặn” vào trong giống như rốn của bạn

Ngực đau nhói hoặc tức với cường độ liên tục và không thuyên giảm.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư vú:

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm CA 15-3 là tên viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 15-3 (carbohydrate antigen 15-3), là một dấu ấn ung thư, đặc biệt được coi là marker ung thư vú (dấu ấn của ung thư vú).

Bình thường nồng độ CA 15-3 trong máu là < 30 U/ml.

2. Chụp nhũ ảnh (Mamography):

Ưu điểm: Đây là một phương pháp thăm khám tuyến vú an toàn, đơn giản, rẻ tiền, nhanh chóng và không đau do vậy có thể dùng cho mọi lứa tuổi và có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, không chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt ngay cả trong thời gian mang thai và cho con bú.

Nhược điểm: Đối với vú mỡ nhiều, siêu âm ít mang lại lợi ích và dễ sai sót, không phát hiện được tổn thương có đồng âm với mô mỡ. Ngoài ra, khiếm khuyết quan trọng khác của siêu âm là không phát hiện được vi vôi hóa một cách đáng tin cậy và lệ thuộc nhiều vào trình độ của người làm.

Tầm quan trọng của việc sàng lọc ung thư vú

Hàng năm trên thế giới có đến 14 triệu người mắc mới ung thư vú và có đến 8 triệu người tử vong vì nó. Ung thư vú phát hiện ở giai đoạn càng muộn thì khả năng chữa khỏi càng giảm. Cách duy nhất để phát hiện bệnh đó chính là thực hiện sàng lọc ung thư. Sàng lọc ung thư giúp phát hiện mầm bệnh sớm từ đó đưa ra phương án chữa trị kịp thời. Sàng lọc ung thư góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong của người mắc ung thư vú.

Vì sao nên xét nghiệm sàng lọc ung thư vú định kỳ?

Cũng giống như kiểm tra sức khỏe, sàng lọc ung thư vú cũng nên được thực hiện một cách định kỳ. Sức khỏe sẽ giảm sút theo thời gian và tuổi tác. Việc thực hiện định kỳ sẽ giúp kiểm soát sức khỏe tốt hơn, nhanh chóng phát hiện mầm bệnh, tăng khả năng chữa khỏi nếu mắc bệnh.

Xét nghiệm ung thư vú ở đâu tại Đà Nẵng

Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng chuyên cung cấp các gói xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, với sự tư vấn tận tình của các chuyên gia, bác sĩ và đội ngũ y tá, sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của quý vị. Các gói khám, xét nghiệm đa dạng: tầm soát ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư dạ dày.

Hãy để chúng tôi chăm sóc bạn! Đó là niềm vui và cũng là niềm tự hào của chúng tôi.

?97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng. ☎️Hotline: 091.555.1519

Tầm Soát Ung Thư Bằng Xét Nghiệm Máu

1. Có nên tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu không?

1.1. Đặc điểm của xét nghiệm máu với bệnh ung thư

1.1.1. Ưu điểm

Xét nghiệm máu để tìm ra các dấu ấn ung thư

Dấu ấn ung thư là các chất chỉ điểm khối u trong máu, là các protein đặc biệt do tế bào ung thư hoặc các hoóc môn sinh ra. Ví dụ với ung thư gan là AFP, ung thư đường tiêu hoá là CEA, ung thư phổi là CYFRA 21, ung thư buồng trứng là CA 125…

Khi các nồng độ dấu ấn ung thư này có xu hướng tăng cao thì bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư và chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để có kết luận chính xác.

Các dấu ấn ung thư này có thể hiện diện trong mô, tế bào và dịch của cơ thể (máu, dịch tuỷ, nước tiểu…). Do đó, việc tiến hành xét nghiệm máu có thể dễ dàng tìm ra các chất chỉ điểm này.

Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng, sự thay đổi của cấu trúc gen (đột biến gen) chính là một trong rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư.

: Những bệnh nhân bị đột biến gen BRCA2 thì có nguy cơ ung thư vú cao, bị đột biến gen APC thì có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao… Vì thế việc xét nghiệm máu có thể sẽ giúp tìm ra được loại gen nguy cơ cao gây ung thư này.

Hiện tại, xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư là một phương pháp còn mới, kỳ vọng sẽ mang đến hiệu quả phát hiện ra ung thư sớm hơn so với các phương pháp xét nghiệm máu thông thường.

1.1.2. Nhược điểm:

Chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư chỉ áp dụng cho các đối tượng có nguy cơ bị ung thư cao và phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định hoặc tư vấn.

1.2. Xét nghiệm máu có thể hiện 100% bản chất ung thư không?

Câu trả lời là xét nghiệm máu không thể hiện được 100% bản chất của ung thư. Bởi máu và khối u thường có những chất tương đồng nhau nên kết quả xét nghiệm thường bị dương tính giả.

Để có kết quả tầm soát ung thư chính xác thì người bệnh cần thực hiện thêm các biện pháp chuyên sâu như: Chụp CT, chụp MRI, PET, nội soi, sinh thiết… hoặc tiến hành xét nghiệm lại sau 3- 6 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Hiện xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư được dùng để theo dõi điều trị và tiên lượng tình hình bệnh nhân.

Cụ thể, trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để xác định diễn biến có tốt hay không. Chẳng hạn, trước ca mổ với các chỉ số ở mức 50 đơn vị, sau khi mổ sẽ giảm xuống 10 đơn vị. Nhưng một thời gian sau mổ chỉ số tăng lên 30 đơn vị tức là báo hiệu có khả năng khối u đang bị di căn.

Tóm lại xét nghiệm máu sẽ không chắc chắn 100% kết quả về ung thư. Vì thế bệnh nhân không nên tự ý thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát ung thư, mà chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Sau xét nghiệm nếu thấy chỉ số của một chất nào đó tăng lên bất thường, y bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu về nguy cơ mắc ung thư, từ đó tiếp tục chỉ định các biện pháp thăm khám chuyên sâu hơn.

3. Lưu ý khi tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu

3.1. Áp dụng cho đối tượng nào?

Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu không phải là phương pháp được chỉ định rộng rãi. Phương pháp này sẽ được chỉ định áp dụng cho các đối tượng sau:

Nhóm đối tượng có nguy cơ bị ung thư cao như: những bệnh nhân bị viêm gan, hoặc xơ gan đang ở trong độ tuổi từ 50 trở lên.

Nhóm đối tượng đã thực hiện các biện pháp sàng lọc khác và phát hiện khả năng mắc ung thư cao cũng sẽ được chỉ định.

3.2. Áp dụng cho trường hợp nào?

Ngoài thực hiện trong tầm soát ung thư thì xét nghiệm máu còn được áp dụng trong hai trường hợp:

Tuy nhiên, như đã đề cập, đôi khi các chỉ số chất chỉ điểm khối u trong máu tăng là do các bệnh lý khác. Vì vậy, việc chẩn đoán cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế để có thể đưa ra các kết luận chính xác nhất.

Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu cần phải được sự chỉ định và hướng dẫn thực hiện của bác sĩ chuyên khoa uy tín. Do đó, bệnh nhân không nên tìm đến các cơ y tế không đảm bảo để thực hiện xét nghiệm máu tầm soát ung thư.

Điều trị: Sự tăng giảm của chất chỉ điểm khối u sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được quá trình điều trị có đem lại hiệu quả hay không. Ví dụ xét nghiệm CEA được chỉ định ở bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Nếu sau xét nghiệm, chỉ số CEA giảm thì điều trị có hiệu quả, ngược lại nếu tăng thì đó chính là một yếu tố tiên lượng không tốt.

Theo dõi mức độ tái phát và khả năng di căn của bệnh: Khi chỉ số của chất chỉ điểm khối u tăng, các bác sĩ sẽ tiến hành tìm sự tái phát hoặc di căn của bệnh để đưa ra phác đồ tái điều trị phù hợp.