Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Đại Tràng / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Tầm Soát Ung Thư Đại Tràng Bằng Xét Nghiệm Máu

(VnMedia) –Bỏ qua cơ hội sống chỉ vì… sợ khám bệnh Nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn bệnh hoặc khả năng kéo dài sự sống chỉ vì… sợ đi khám bệnh, trong đó sợ nhất là nội soi đại tràng. Tuy nhiên, y học hiện đại đã có những biện pháp giúp phát hiện sớm và tầm soát ung thư đại trực tràng

Ước tính mỗi năm Việt Nam có thêm vài chục ngàn người mắc bệnh ung thư đại trực tràng, trong số đó chỉ có khoảng 1/3 được chẩn đoán sớm, còn lại hơn một nửa trong số đó tử vong. Theo thống kê, Việt Nam chi tới gần 9 nghìn tỷ đồng hàng năm để điều trị cho căn bệnh này, chưa kể những bệnh nhân tự đi nước ngoài chữa bệnh.

Ung thư đại trực tràng dù là căn bệnh nguy hiểm, nhiều người mắc, nhưng nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì chỉ 11% tái phát trong năm đầu tiên. Nhiều bệnh nhân đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh, hiện đã ngoài 80 tuổi.

Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh ung thư đại trực tràng là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng tiên quyết đến kết quả điều trị.

Tuy nhiên, nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn bệnh hoặc khả năng kéo dài sự sống chỉ vì… sợ đi khám bệnh, trong đó sợ nhất là nội soi đại tràng.

Mặc dù người dân được khuyến cáo là cần quan tâm đến các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón không rõ nguyên nhân), phân có máu, đau bụng không rõ nguyên nhân, chán ăn, sụt cân…, nhưng đây vẫn là những dấu hiệu khá muộn.

Trên thực tế, y học hiện đại đã có những biện pháp giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Mới đây, Trung tâm Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội thuộc Bệnh viện Xanh Pôn, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã lắp đặt hệ thống thiết bị và đầu tư những bộ test để triển khai thí điểm và tiến tới nhân rộng tầm soát ung thư cho người dân Thủ đô.

Chỉ số CEA là gì?

Cũng tại Hà Nội, từ ngày 20-28/4/2023, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức miễn phí xét nghiệm CEA cho khách hàng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC (42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội), Phòng Khám Đa khoa số 99 Trích Sài, dịch vụ lấy mẫu tận nơi và tại trụ sở chi nhanh Bắc Ninh.

CEA là tên viết tắt của kháng nguyên carcinoembryonic. CEA có thể tìm thấy trong nhiều tế bào khác nhau của cơ thể, nhưng thường liên kết với các khối u nhất định và sự phát triển của thai nhi.

CEA bình thường được sản xuất bởi tế bào niêm mạc dạ dày, ruột của thai nhi. Sau khi sinh, CEA biến mất và không còn phát hiện trong huyết thanh nữa. Tuy nhiên, CEA có thể tăng trong nhiều bệnh lý như các bệnh ác tính, đặc biệt là ung thư đại tràng và người hút thuốc lá cũng có thể làm tăng lượng CEA.

CEA còn có giá trị trong việc theo dõi đáp ứng điều trị. Với một bệnh lý có tăng CEA, sau điều trị nồng độ CEA giảm thấp nghĩa là các tế bào bài tiết CEA đã được loại bỏ và khi nồng độ CEA tăng trở lại nghĩa là bệnh có khả năng tái phát.

Khi có khối u ở đường tiêu hoá bao gồm cả lành tính và ác tính đều có thể làm tăng mức độ CEA. Ngoài ra, những bệnh ung thư khác như ung thư tuyến tụy, dạ dày, vú, phổi, buồng trứng và tuyến giáp hay hút thuốc, nhiễm trùng, bệnh viêm ruột, viêm tụy, xơ gan và một số khối u lành tính cũng có thể có nồng độ CEA tăng cao.

Định lượng nồng độ CEA được khuyến cáo chỉ định trước và 3 tháng/ lần trong vòng 2 năm đầu sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư đại trực tràng. Tình trạng giảm trở về giá trị bình thường sau phẫu thuật ở một bệnh nhân có tăng nồng độ CEA trước mổ mang ý nghĩa là khối u đã được cắt bỏ hoàn toàn, trái lại nồng độ CEA vẫn tiếp tục tăng cao sau phẫu thuật chỉ dẫn vẫn còn ung thư tồn dư.

Tặng 2000 Mẫu Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Đại Trực Tràng

Ngày 09/06/2023, Bệnh viện Quốc tế City (Số 03, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, chúng tôi phối hợp cùng Tập đoàn Hoa Lâm và Công ty South Asia Service sẽ tổ chức chương trình hôi thảo “Tầm soát Ung Thư Đại Trực Tràng”, tặng 2.000 mẫu xét nghiệm tầm soát bệnh đại tràng miễn phí tại bệnh viện.

Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm giúp người dân tăng cường kiến thức phòng chống và bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh nguy hiểm này.

Đại – trực tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa. Khi ung thư phát triển, nó sẽ xâm lấn từ trong lòng đại – trực tràng qua thành đại tràng và lan rộng ra bên ngoài. Quá trình xâm lấn có thể diễn ra bằng nhiều cách như: xâm lấn các lớp của đại – trực tràng và sang các cơ quan bên cạnh, đi theo hệ bạch huyết vào các hạch bạch huyết lân cận hoặc đi theo đường máu đến gan và các bộ phận khác.

Những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là từ sau 50 tuổi; những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc ung thư đại – trực tràng hoặc có polip trong đại trực tràng; người mắc bệnh viêm ruột mạn tính và những người ít vận động hoặc béo phì là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại – trực tràng.

Theo Ths. Bs. Nguyễn Phước Lâm, Trưởng Khoa Nội Soi, Phó Giám Đốc Quản lý chất lượng Bệnh viện Quốc tế City cho biết: ” Ung thư Đại – trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa Ung thư Đại – trực tràng bằng cách phát hiện sớm các polip từ lúc chưa phát triển thành ung thư và tiến hành cắt bỏ bằng nội soi. Kể cả nếu đã phát triển thành ung thư thì vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời “.

Phương pháp xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT) là gì?

Các nghiên cứu cho thấy việc tầm soát từ độ tuổi 40 trở lên, kể cả những người khỏe mạnh hoàn toàn có thể giúp phát hiện polip và Ung thư Đại – trực tràng giai đoạn sớm. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Có nhiều phương pháp tầm soát ung thư đại – trực tràng. Trong đó, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT) là phương pháp đơn giản được khuyến cáo thực hiện hàng năm nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh. Đây là xét nghiệm đơn giản để tìm máu ẩn trong phân mà mắt thường không nhìn thấy được. Mỗi người sẽ được phát một ống xét nghiệm bằng cỡ ngón tay cùng với hướng dẫn cách lấy mẫu phân tại nhà. Mẫu phân sau đó sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Xét nghiệm này dùng để xác định có hay không có máu ẩn trong phân nhưng không thể khẳng định ngay là có hay không có ung thư. Bởi lẽ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến có máu trong phân như viêm loét đường tiêu hóa, trĩ, polip đại tràng và ung thư đại – trực tràng. Đối với những mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính, khách hàng sẽ được thông báo để đến gặp bác sĩ làm các bước chẩn đoán tiếp theo để xác định nguyên nhân gây chảy máu. Nếu việc chảy máu do có polip và ung thư đại – trực tràng gây ra thì bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị kịp thời để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Tặng 2.000 mẫu thử xét nghiệm miễn phí bệnh Ung thư đại trực tràng

Giữa cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn làm việc mà đôi khi quên mất việc chăm lo sức khỏe cho bản thân. Đặc biệt, với tâm lý “nước tới chân mới nhảy”, nhiều người chỉ đến khi bệnh đã có những diễn biến phức tập thì mới lo điều trị. Việc này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả điều trị, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Nhằm mục đích giúp người dân có nhận thức đúng về Ung thư Đại – trực tràng, bên cạnh những chia sẻ, tư vấn của bác sĩ, Bệnh viện Quốc tế City cũng sẽ phát 2.000 mẫu xét nghiệm tầm soát miễn phí cho người tham gia hội thảo. Những mẫu xét nghiệm này sẽ được gửi đến Trung tâm xét nghiệm tại Hà Nội để các kĩ thuật viên thực hiện xét nghiệm mẫu. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng sẽ giảm 30% chi phí nội soi tiêu hóa, đối với nội soi dạ dày và đại tràng nếu có chỉ định của bác sĩ. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm các nguy cơ ung thư đại trực tràng, giúp người dân chủ động hơn trong việc phòng và điều trị bệnh.

Đây là chương trình thiện nguyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân. Thông qua chương trình, người dân có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc nhận biết, phòng ngừa và điều trị Ung thư đại – trực tràng. Từ đó, mọi người có thể chủ động tầm soát bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

T.D/Lifestyle

Các Xét Nghiệm Dùng Trong Tầm Soát Ung Thư Đại Trực Tràng

Các xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng

BS. Đường Hùng Mạnh Cập nhật lần cuối vào tháng 11/2023

Phần lớn ung thư đại trực tràng hình thành từ các bướu tuyến ở đại trực tràng. Phần lớn bướu tuyến ở đại trực tràng có dạng polyp. Diễn biến tự nhiên thường khởi nguồn từ một polyp nhỏ (< 8 mm), phát triển thành polyp lớn (≥ 8 mm), xảy ra quá trình loạn sản, và cuối cùng là hình thành ung thư biểu mô (carcinoma). Quá trình này ở người bình thường cần tối thiểu khoảng 10 năm. Tầm soát có thể giúp phát hiện và cắt bỏ polyp trước khi ung thư hình thành.[4],[16]

Các xét nghiệm dùng trong tầm soát ung thư đại trực tràng hiện nay đều là các xét nghiệm dựa trên mẫu phân được thu thập của người tham gia tầm soát. Các xét nghiệm máu tìm dấu ấn sinh học (marker ung thư) như CEA, CA 19.9… không đem lại lợi ích và không được chấp thuận trong tầm soát ung thư đại trực tràng.

Các phương tiện hình ảnh học trong tầm soát xin xem bài: Các phương tiện hình ảnh học tầm soát ung thư đại trực tràng

Để biết về các khuyến cáo tầm soát xin xem bài: Tầm soát ung thư đại trực tràng

Các yếu tố nguy cơ xin xem bài: Các yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng

Xét nghiệm Guaiac tìm máu ẩn trong phân (gFOBT)

Xét nghiệm Guaiac xác định hemoglobin trong phân dựa trên phản ứng peroxidase. Nếu có máu trong phân, ion sắt (Fe) trong hemoglobin sẽ đóng vai trò xúc tác tương tự như enzyme peroxidase, lấy oxy từ peroxide (H2O2) và oxy hóa chất màu guaiac. Phản ứng này sẽ khiến cho mảnh giấy tẩm guaiac chuyển sang màu xanh.

Hiện tại trên thị trường có nhiều loại thuốc thử guaiac khác nhau, các loại thuốc thử được chấp nhận trong tầm soát bao gồm: Hemoccult-SENSA (độ nhạy 64 – 80%), Hemoccult-II (độ nhạy 25 – 38%) và Hemoccult-R.

Hiệu quả của xét nghiệm gFOBT

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh hiệu quả tầm soát của gFOBT. Thử nghiệm lâm sàng trên 46,551 tình nguyện viên tuổi từ 50 – 80 sống tại tiểu bang Minnesota – Hoa Kỳ và theo dõi trong 30 năm cho thấy tầm soát bằng gFOBT làm giảm tử vong do ung thư đại trực tràng. Tầm soát với chu kỳ mỗi năm làm giảm nguy cơ tương đối tử vong do ung thư đại trực tràng còn 68% (95% CI 0.56-0.82), tầm soát với chu kỳ mỗi 2 năm làm giảm nguy cơ tương đối tử vong do ung thư đại trực tràng còn 78% (95% CI 0.65-0.93) so với không tầm soát. Một phân tích tổng hợp do Lin và cộng sự thực hiện đã chứng minh tầm soát với gFOBT làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng so với không tầm soát tại thời điểm 20 năm (nguy cơ tương đối = 0.91) và tại thời điểm 30 năm (nguy cơ tương đối = 0.78).[8],[13]

Quy trình lấy mẫu phân

Chế độ ăn nghiêm ngặt trước khi thực hiện xét nghiệm là không cần thiết. Pignone và cộng sự đã thực hiện một phân tích tổng hợp và chứng minh rằng các chế độ ăn kiêng không ảnh hưởng đến tỉ lệ xét nghiệm dương tính nhưng có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ tầm soát. Bổ sung sắt đường uống cũng được chứng minh không làm tăng tăng tỷ lệ dương tính giả, do đó không cần hạn chế sắt trong thời gian lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, sử dụng liều cao vitamin C có thể gây ra âm tính giả, do đó nên giới hạn vitamin C < 250 mg/ ngày trong tối thiểu 3 ngày trước khi lấy mẫu phân. Tuy nhiên một số chuyên gia như Mayo Clinic vẫn khuyến cáo nên tránh sử dụng các thực vật họ cải, thịt đỏ, vitamin C và thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen trước khi thực hiện xét nghiệm 3 ngày.[1],[6],[9],[11]

Để có kết quả chính xác, các mẫu phân cần được lấy nhiều lần từ phân được thải ra thông qua sự đại tiện của bệnh nhân (nhờ chuyển động ruột). Mẫu phân được lấy tại nhà qua 3 lần đại tiện trong 3 ngày liên tiếp. Mỗi lần, người tham gia tầm soát sẽ sử dụng 1 dụng cụ để lấy 2 mẫu phân và phết lên 2 vị trí khác nhau trên 1 tấm thẻ được thiết kế sẵn. Sau đó tấm thẻ này sẽ được gửi về cho bác sỹ hoặc phòng xét nghiệm. Tại dây mẫu phân sẽ được nhỏ thuốc thử guaiac có chứa H2O2 để đánh giá sự đổi màu guaiac. Tổng cộng có 6 mẫu phân sẽ được thử phản ứng này.[9]

Lấy mẫu phân 1 lần thông qua khám hậu môn trực tràng sẽ thuận tiện hơn cho bệnh nhân và bác sỹ. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chứng minh lấy mẫu phân 1 lần không đủ độ nhạy để phát hiện tổn thương. Ngoài ra quá trình thăm khám có thể dẫn đến những tổn thương vi thể trên thành trực tràng và gây ra dương tính giả. Theo Collins và cộng sự , độ nhạy phát hiện tổn thương tân sinh tiến triển ở đại trực tràng nếu lấy 6 mẫu phân là 23.9% trong khi lấy mẫu 1 lần tại phòng khám chỉ đạt độ nhạy là 4.9%.[3]

Thuận lợi và khó khăn của gFOBT

Thuận lợi

Xét nghiệm dễ thực hiện, nhân viên y tế có thể thực hiện dễ dàng mà không cần huấn luyện trước

Không cần chuẩn bị ruột

Không xâm lấn

Hiệu quả đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng

Khó khăn

Bướu tuyến thường không chảy máu, do đó gFOBT có thể không phát hiện được. Độ nhạy của gFOBT đối với bướu tuyến tiến triển thấp hơn đáng kể so với ung thư.

Một lượng lớn bệnh nhân bị dương tính giả.

Xét nghiệm miễn dịch tìm máu trong phân (FIT)

FIT là xét nghiệm có độ đặc hiệu cao, dựa trên phản ứng kháng nguyên – kháng thể để tìm globin người nằm trong hemoglobin. Nhờ đó giảm được tỉ lệ dương tính giả do máu từ dạ dày và ruột non (globin trong máu đã được tiêu hóa trong quá trình vận chuyển) và dương tính giả do hoạt tính peroxidase trong thức ăn (do FIT không dựa trên phản ứng peroxidase).

Hiệu quả của FIT

FIT có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với gFOBT. Theo Robertson và cộng sự, trong dân số có nguy cơ bình thường, FIT có độ nhạy khoảng 80% với mục đích phát hiện ung thư đại trực tràng và 20 – 30% với mục đích phát hiện tân sinh tiến triển. Theo Lee và cộng sự, độ nhạy của FIT với mục đích phát hiện ung thư đại trực tràng là 94% và độc đặc hiệu là 79%.[7],[12]

US Multi-Society Task Force khuyến cáo nên sử dụng FIT thay cho gFOBT trong tầm soát ung thư đại trực tràng. Chu kỳ tầm soát bằng FIT thường là 1 năm. Tuy nhiên theo Van và cộng sự, khoảng thời gian giữa các lần sàng lọc có thể được điều chỉnh theo nguồn lực địa phương. Nghiên cứu trên 7501 người Hà Lan tuổi từ 50 – 74, Van đã chứng minh tổng số trường hợp tân sinh tiến triển được phát hiện không thay đổi với chu kỳ tầm soát dao động từ 1 – 3 năm.[12],[14]

Quy trình thực hiện

Người tham gia tầm soát cần gửi mẫu phân về phòng xét nghiệm trong vòng 24h sau khi lấy mẫu. Nếu thời gian gửi bị chậm trễ, mẫu phân cần được làm lạnh. Độ nhạy của FIT giảm nếu mẫu phân sau khi lấy được gửi đến phòng xét nghiệm trễ hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao xung quanh. Trong nghiên cứu của Van và cộng sự, so với không chậm trễ gửi mẫu, việc gửi mẫu trễ hơn 5 ngày sau khi lấy sẽ làm giảm tỉ lệ phát hiện bướu tuyến (Tỉ số chênh [OR] = 0.6).[15]

Xét nghiệm miễn dịch tìm máu trong phân không yêu cầu bất kỳ chế độ ăn uống kiêng cữ nào. Mẫu phân được lấy 1 lần duy nhất tại nhà. Quá trình lấy mẫu sẽ tùy thuộc theo từng bộ kit xét nghiệm. Tuy nhiên về cơ bản thường có một dụng cụ dạng muỗng để lấy phân, sau đó phân sẽ được cất giữ trong bộ đựng kèm theo và gửi về phòng xét nghiệm.[9]

Thuận lợi và khó khăn của FIT

Thuận lợi

Yêu cầu lấy ít mẫu phân hơn so với gFOBT

Có thể được phân tích tự động

Không yêu cầu hạn chế ăn uống trước khi xét nghiệm

Độ đặc hiệu cao hơn gFOBT

Khó khăn

Giá thành cao hơn so với gFOBT

FIT dương tính cần phải theo dõi thêm bằng nội soi đại trực tràng

Xét nghiệm tìm DNA trong phân

Các đột biến gen và thay đổi biểu sinh gây ra quá trình sinh ung có thể được xác định thông qua DNA của các tế bào tân sinh ở đại trực tràng được tìm thấy trong phân. Cologuard là xét nghiệm DNA thế hệ mới (MT-sDNA, FIT-DNA) kết hợp 3 loại xét nghiệm tìm đột biến DNA trong phân, dấu ấn methyl hóa sử dụng kỹ thuật khuyếch đại gene và xét nghiệm FIT. Năm 2023 US Preventive Services Task Force đã đưa xét nghiệm tìm DNA trong phân vào hướng dẫn tầm soát ung thư đại trực tràng.

Hiệu quả của xét nghiệm tìm DNA trong phân

Imperiale và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu so sánh xét nghiệm DNA và FIT trên 9989 người có nguy cơ bình thường. Kết quả cho thấy độ nhạy phát hiện ung thư đại trực tràng của Cologuard là 92.3% so với độ nhạy của FIT là 73.8%. Độ nhạy phát hiện các tổn thương tiền ung của xét nghiệm DNA là 42.4% so với FIT là 23.8%. Tuy nhiên độ đặc hiệu của xét nghiệm DNA thấp hơn FIT (lần lượt là 86.6% và 94.9%).[5]

Quy trình thực hiện

Xét nghiệm miễn dịch tìm máu trong phân không yêu cầu bất kỳ chế độ ăn đặc biệt nào. Bộ kit lấy mẫu thường bao gồm 1 bộ đựng và một dung dịch bảo quản để cho vào mẫu phân trước khi đưa vào bộ đựng. Người tham gia tầm soát sẽ lấy một mẫu phân tại nhà và cho vào bộ kit đã được chuẩn bị sẵn rồi gửi trở lại cho bác sỹ hoặc phòng xét nghiệm.[10]

Centers for Medicare and Medicaid Services khuyến cáo tầm soát bằng xét nghiệm Cologuard mỗi 3 năm cho các đối tượng thỏa các điều kiện sau:[2]

Tuổi từ 50 – 84

Không có dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh lý đại trực tràng

Nguy cơ ung thư đại trực tràng ở mức bình thường

Thuận lợi và khó khăn của xét nghiệm tìm DNA trong phân

Thuận lợi

Xét nghiệm tìm DNA trong phân có chu kỳ tầm soát mỗi 3 năm, thuận tiện hơn so với chu kỳ mỗi năm của các xét nghiệm phân khác.

Có thể đạt được hiệu quả về chi phí tốt hơn so với FIT nếu số người tham gia tầm soát lớn.

Khó khăn

Khoảng 10% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm DNA dương tính nhưng nội soi không phát hiện bất thường (dương tính giả).

Chi phí còn cao so với các xét nghiệm phân khác

Tài liệu tham khảo

Anderson G. D., Yuellig T. R., Krone R. E., Jr. (1990), “An investigation into the effects of oral iron supplementation on in vivo Hemoccult stool testing”. Am J Gastroenterol, 85 (5), pp. 558-61.

Centers for Medicare & Medicaid Services. Decision Memo for Screening for Colorectal Cancer – Stool DNA Testing. 2023 [cited 2023 4/4]; Available from: https://www.cms.gov/medicare-coverage-database/details/nca-decision-memo.aspx?NCAId=277.

Collins J. F., Lieberman D. A., Durbin T. E., Weiss D. G. (2005), “Accuracy of screening for fecal occult blood on a single stool sample obtained by digital rectal examination: a comparison with recommended sampling practice”. Ann Intern Med, 142 (2), pp. 81-5.

Fearon E. R., Vogelstein B. (1990), “A genetic model for colorectal tumorigenesis”. Cell, 61 (5), pp. 759-67.

Imperiale T. F., Ransohoff D. F., Itzkowitz S. H., Levin T. R., Lavin P., et al. (2014), “Multitarget stool DNA testing for colorectal-cancer screening”. N Engl J Med, 370 (14), pp. 1287-97.

Jaffe R. M., Kasten B., Young D. S., MacLowry J. D. (1975), “False-negative stool occult blood tests caused by ingestion of ascorbic acid (vitamin C)”. Ann Intern Med, 83 (6), pp. 824-6.

Lee J. K., Liles E. G., Bent S., Levin T. R., Corley D. A. (2014), “Accuracy of fecal immunochemical tests for colorectal cancer: systematic review and meta-analysis”. Ann Intern Med, 160 (3), pp. 171.

Lin J. S., Piper M. A., Perdue L. A., Rutter C. M., Webber E. M., et al. (2023), “Screening for Colorectal Cancer: Updated Evidence Report and Systematic Review for the US Preventive Services Task Force”. Jama, 315 (23), pp. 2576-94.

Mayo Foundation for Medical Education and Research Fecal occult blood test. 2023 [cited 2023 04/04]; Available from: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fecal-occult-blood-test/about/pac-20394112.

Mayo Foundation for Medical Education and Research. Stool DNA test. 2023 [cited 2023 4/4]; Available from: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/stool-dna-test/about/pac-20385153.

Pignone M., Campbell M. K., Carr C., Phillips C. (2001), “Meta-analysis of dietary restriction during fecal occult blood testing”. Eff Clin Pract, 4 (4), pp. 150-6.

Robertson D. J., Lee J. K., Boland C. R., Dominitz J. A., Giardiello F. M., et al. (2023), “Recommendations on fecal immunochemical testing to screen for colorectal neoplasia: a consensus statement by the US Multi-Society Task Force on colorectal cancer”. Gastrointest Endosc, 85 (1), pp. 2-21.e3.

Shaukat A., Mongin S. J., Geisser M. S., Lederle F. A., Bond J. H., et al. (2013), “Long-term mortality after screening for colorectal cancer”. N Engl J Med, 369 (12), pp. 1106-14.

van Roon A. H., Goede S. L., van Ballegooijen M., van Vuuren A. J., Looman C. W., et al. (2013), “Random comparison of repeated faecal immunochemical testing at different intervals for population-based colorectal cancer screening”. Gut, 62 (3), pp. 409-15.

van Rossum L. G., van Rijn A. F., van Oijen M. G., Fockens P., Laheij R. J., et al. (2009), “False negative fecal occult blood tests due to delayed sample return in colorectal cancer screening”. Int J Cancer, 125 (4), pp. 746-50.

Winawer S. J., Fletcher R. H., Miller L., Godlee F., Stolar M. H., et al. (1997), “Colorectal cancer screening: clinical guidelines and rationale”. Gastroenterology, 112 (2), pp. 594-642.

【Cần Biết】Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Đại Tràng Gồm Những Gì?

Ung thư đại tràng là bệnh nguy hiểm thường gặp ở đường tiêu hóa. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu nên việc xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng rất cần thiết, giúp phát hiện sớm mầm mống ung thư trong cơ thể.

Khi nào nên tầm soát ung thư đại tràng?

Ung thư đại tràng thường gặp nhiều ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đang trẻ hóa, nên từ 40 tuổi trở lên bạn cũng cần tầm soát ung thư đại tràng định kỳ.

Có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng

Nếu trong gia đình có người thân bị căn bệnh này thì bạn cũng không nên chủ quan, khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Ung thư đại tràng thường bắt đầu bằng những khối polyp trong lòng đại tràng. Polyp có thể là lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp là ác tính. Do đó khi có polyp ở đại tràng bạn cần kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư hàng năm.

Mắc các bệnh lý mạn tính ở ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng

Những bệnh lý thường gặp ở đại tràng này cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nếu không phát hiện và điều trị triệt để ngay từ sớm.

Nếu bạn có chế độ ăn nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, ít rau xanh, thực phẩm lên men như dưa, cà muối… sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở đường tiêu hóa, trong đó có ung thư đại tràng.

Ngoài gây hại cho gan, rượu còn có thể làm tổn hại đường ruột và làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng mà ít người biết.

Những người có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư đại tràng nêu trên cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh.

xét nghiệm trong tầm soát ung thư đại tràng cần những gì?

Tầm soát ung thư đại tràng là phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm mầm mống ung thư trong đại tràng. Trong tầm soát ung thư đại tràng, bạn cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau:

Xét nghiệm virus viêm gan B, C, HIV: xét nghiệm này là điều kiện cần trước khi tiến hành nội soi đại tràng.

Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư CEA để tầm soát ung thư đại tràng. Bình thường, chỉ số CEA trong máu là 0-5 ng/ml. Tuy nhiên ở người mắc ung thư, chỉ số này tăng cao trên 5ng/ml.

CEA còn tăng cao ở một số bệnh lý dạ dày, phổi, gan, tụy, người hút thuốc… Vì thế xét nghiệm này chỉ mang tính chất gợi ý để bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Chụp X-quang ngực: phát hiện bất thường ở phổi

Siêu âm ổ bụng: giúp phát hiện bệnh lý ở các tạng trong ổ bụng

Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán sớm sự hiện diện của khối u ở đại tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm, nhỏ có gắn nguồn sáng và camera, đưa vào cơ thể qua đường hậu môn để quan sát toàn bộ bên trong đại tràng. Toàn bộ quá trình nội soi được bác sĩ theo dõi dưới màn hình vi tính.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng được thực hiện nhanh chóng với kết quả chính xác, giúp phát hiện sớm khối u ở đại tràng. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn sẽ được tư vấn điều trị với các bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, trong đó có các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore hiện đang công tác tại bệnh viện Thu Cúc như TS. BS Zee Ying Kiat.

Ung thư đại tràng là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 92%. Chính vì thế, để biết mình có mắc ung thư đại tràng hay không, bạn cần chủ động tầm soát càng sớm càng tốt.

5 Phương Pháp Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Đại Tràng Hiệu Quả

Theo Globocan (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agence on Cancer Research – IACR), năm 2023 Việt Nam có 14.773 ca mắc mới ung thư đại tràng, đây là con số rất lớn. Do đó, việc chủ động xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng là rất cần thiết để bạn có thể phát hiện bệnh sớm và tăng khả năng điều trị.

1. Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng là gì?

Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng là việc tiến hành các xét nghiệm chuyên môn, để phát hiện ra các yếu tố tiền ung thư hoặc ung thư ở giai đoạn còn rất sớm, ngay từ khi chưa có triệu chứng.

Việc phát hiện ung thư từ sớm có ý nghĩa rất quan trọng cho việc điều trị, bởi phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao.

Cụ thể, thống kê cho thấy tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân ung thư đại tràng giảm mạnh qua từng giai đoạn:

Giai đoạn 1 tỉ lệ là 90%

Giai đoạn 2 tỉ lệ là 80 – 83%

Giai đoạn 3 tỉ lệ là 60%

Giai đoạn cuối chỉ còn 11%, nhất là khi tế bào ung thư di căn xa đến gan, phổi…

2. Các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng có thể tầm soát dựa vào các phương pháp điển hình sau:

2.1. Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT)

Vì ung thư đại tràng làm tăng sinh mạch, nên dễ khiến cho các mạch máu bị tổn thương khi có phân đi qua, do đó trong phân có thể lẫn máu. Hiện tại, xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng bao gồm hai phương pháp chính là Guaiac (gFOBT) và miễn dịch hóa học (iFOBT).

2.1.1. Xét nghiệm máu trong phân Guaiac (gFOBT)

Xét nghiệm gFOBT sẽ giúp xác định có máu hay không bằng một phản ứng hoá học. Phương pháp này có ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Công tác chuẩn bị trước xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng tương đối phức tạp, cần thay đổi chế độ sinh hoạt và mẫu phân phải lấy từ 3 lần khác nhau.

Không phân biệt được máu chảy máu từ đường tiêu hoá nên dễ có dương tính giả.

Cách thức thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống và thuốc men trong 3 ngày liên tiếp để lấy 3 mẫu phân khác nhau.

Bước 2: Bệnh nhân sẽ được phát hộp FOBT gồm các ống chứa que nhỏ để lấy mẫu thử.

Bước 3: Bệnh nhân lấy mẫu rồi cho vào trong ống.

Bước 4: Phòng thí nghiệm tiếp nhận mẫu, tiến hành phân tích và cho ra kết quả.

2.1.2. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân miễn dịch hóa học (iFOBT)

Xét nghiệm iFOBT là việc xác định loại protein hemoglobin có trong tế bào hồng cầu. Phương pháp này có:

Ưu điểm:

Độ đặc hiệu, độ nhạy cao

Người bệnh không cần kiêng khem khổ sở để thực hiện xét nghiệm.

Đặc biệt là có thể phân biệt được máu chảy từ đại tràng hay máu chảy từ đường tiêu hóa (chảy từ dạ dày, tá tràng), nên giúp bác sĩ chẩn đoán tốt hơn.

Nhược điểm: Chi phí điều trị cao hơn gFOBT.

Cách thức thực hiện:

Thực hiện các bước tương tự như xét nghiệm gFOBT. Tuy nhiên bệnh nhân không cần phải thay đổi chế độ ăn uống hay thuốc men, chỉ cần lấy mẫu phân từ 1 lần bài tiết riêng biệt là được.

Kết quả xét nghiệm

Âm tính: Không xuất hiện máu ở trong phân. Bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư đại tràng rất thấp. Tuy nhiên, bệnh nhân nên xét nghiệm lại sau 2 năm để tầm soát bệnh được tốt hơn.

Dương tính: Có máu ở trong phân. Tuy nhiên, chưa thể kết luận bệnh nhân có ung thư đại tràng không. Vì máu lẫn trong phân có thể do: Khối polyp, viêm loét đường ruột, bệnh nhân đang dùng loại thuốc có chứa tác dụng phụ như aspirin, ibuprofen… Vậy nên, cần tiến hành làm thêm các biện pháp chuyên môn khác.

2.2. Xét nghiệm DNA trong phân

Khi bị ung thư hoặc polyp đại tràng, bệnh nhân sẽ liên tục bị bong các tế bào có DNA bất thường vào trong phân. Vì thế, thực hiện xét nghiệm DNA trong phân để tìm kiếm một số đoạn DNA bất thường của tế bào ung thư hay tế bào polyp sẽ giúp các bác sĩ có chẩn đoán chính xác. Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng này có ưu nhược điểm:

Ưu điểm:

Đơn giản, dễ thực hiện

Người bệnh không cần phải kiêng khem ăn uống.

Không cần ngừng dùng thuốc điều trị.

Không phải làm rỗng ruột trước khi làm xét nghiệm.

Nhược điểm: Một vài trường hợp cho kết quả dương tính nhưng đến khi tiến hành nội soi lại đại tràng thì không phát hiện ra ung thư hoặc polyp.

Cách thức thực hiện:

Bước 1: Bệnh nhân sẽ được phát một bộ dụng cụ dụng mẫu phân cần xét nghiệm.

Bước 2: Bệnh nhân tự thu thập mẫu phân, để vào trong lọ chứa.

Bước 3: Sau khi nhận được mẫu, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và đưa ra kết luận cuối cùng.

Kết quả xét nghiệm:

Âm tính: Không phát hiện ra gen bất thường hoặc polyp tiền ung thư trong phân. Bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư đại tràng với tỉ lệ thấp. Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân làm lại xét nghiệm sau 3 năm.

2.3. Phương pháp khác 2.3.1. Nội soi đại trực tràng

Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng bằng phương pháp nội soi được sử dụng để phát hiện ra những bất thường như viêm loét, polyp, khối u lành tính, ác tính, các tổn thương gây chảy máu… trong toàn bộ khung đại tràng và trực tràng.

Phương pháp nội soi thường được chỉ định sau khi thực hiện các xét nghiệm máu ẩn trong phân, xét nghiệm DNA trong phân có kết quả dương tính.

Ưu điểm:

Khả năng chẩn đoán bệnh tốt.

Thời gian tiến hành nhanh.

Không gây biến chứng.

Nhược điểm:

Có thể gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Có nguy cơ gây tổn thương đường tiêu hoá.

Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị. Trước khi nội soi bệnh nhân cần:

Nhịn ăn.

Làm sạch đại tràng bằng thuốc.

Thụt rửa qua đường hậu môn hoặc thụt nước.

Nội soi bằng ống mềm: Ống nội soi mềm sẽ được đưa vào trong đại trực tràng thông qua đường hậu môn. Camera sẽ thu hình ảnh và chiếu lên trên màn hình vi tính để bác sĩ quan sát các bất thường (nếu có).

Nội soi viên nang: Bệnh nhân được chỉ định nuốt một camera nhỏ, trong quá trình tiêu hóa khoảng 6 – 10 giờ, camera sẽ thu lại hình ảnh để bác sĩ chẩn đoán. Tuy nhiên, phương pháp này khá thụ động, có thể xuất hiện góc khuất mà camera không soi đến. Vì vậy, nội soi bằng ống mềm thường được ưu tiên sử dụng hơn.

2.3.2. Chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng

Chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng (hoặc nội soi đại tràng ảo) là kỹ thuật chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh cho phép các bác sĩ thấy được toàn bộ lòng đại tràng mà không cần đến ống nội soi.

Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng này sẽ giúp bác sĩ quan sát được các bất thường như khối u và đánh giá tình trạng xâm lấn và di căn (nếu có). So với nội soi truyền thống, phương pháp này hiện đại và ưu việt hơn nên đang được ứng dụng rất rộng rãi.

Ưu điểm: Không xâm lấn, không cần gây mê nên tạo cảm giác thoải mái, ít đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Nhược điểm:

Vì chụp vi tính cắt lớp có sử dụng tia X nên bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm xạ, dị ứng với thuốc cản quang.

Khi thấy các tổn thương sẽ không thể lấy mẫu để sinh thiết.

Cách thức thực hiện:

Bước 1: Các bác sĩ thăm khám để đảm bảo bệnh nhân không có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang hoặc chống chỉ định với tia xạ.

Bước 2: Bệnh nhân nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng và làm sạch ruột.

Bước 3: Bệnh nhân nằm lên giường máy chụp cắt lớp. Các bác sĩ sẽ bơm thêm khí vào đại trực tràng thông qua hậu môn để cho hình ảnh rõ nét hơn, tư thế như nằm ngửa, nằm nghiêng hay nằm úp để thu được các hình ảnh cần thiết.

Bước 4: Bác sĩ thu nhận hình ảnh và đưa ra kết luận.

3. Những lưu ý trước khi xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng

Để quá trình tầm soát ung thư đại tràng mang lại kết quả tốt nhất, trước khi tiến hành các phương pháp bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

Với phương pháp nội soi: Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng, và nhịn uống 2 – 3 giờ trước khi nội soi. Việc uống thuốc xổ sẽ thực hiện ngay tại bệnh viện, theo hướng dẫn của các bác sĩ. Phụ nữ nên tiến hành nội soi sau khi đã sạch kinh.

Với phương pháp chụp cắt lớp: Bệnh nhân không mang theo các vật dụng kim loại. Thông báo với bác sĩ nếu có tiền sử về các bệnh lý như tiểu đường, suy thận, dị ứng… Phụ nữ có thai không nên chụp CT vì tia X có thể gây dị tật thai nhi.

4. Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng ở đâu? 4.1. Bệnh viện tại Việt Nam 4.1.1. Bệnh viện K

Giờ mở cửa: Mở cửa 24h tất cả các ngày trong tuần.

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống và điều trị ung thư. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, các bệnh nhân có thể yên tâm về tính chính xác khi thực hiện tầm soát ung thư đại tràng ở đây.

Tuy nhiên, bệnh viện đầu ngành nên tình trạng đông người và quá tải là không thể tránh khỏi, vì thế bạn nên đến sớm hoặc đặt lịch trước.

4.1.2. Bệnh viện Bạch Mai

Giờ mở cửa: Mở cửa 24h tất cả các ngày trong tuần.

4.1.3. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện 108 là bệnh viện Trung ương tuyến đầu của Quân đội do Bộ Quốc Phòng đầu tư và xây dựng. Đây là bệnh viện được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và tầm soát ung thư, trong đó có ung thư đại tràng.

Các gói tầm soát ung thư ở bệnh viện 108 rất đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao, giúp phát hiện ung thư từ rất sớm.

4.1.4. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là bệnh viện đi tiên phong theo mô hình bệnh viện – khách sạn tại Hà Nội. Nếu bệnh nhân muốn tầm soát bệnh trong không gian hiện đại, yên tĩnh với đầy đủ các tiện nghi thì Hồng Ngọc chính là lựa chọn phù hợp nhất.

Hiện tại, Hồng Ngọc đang khám bệnh theo quy trình 1: 1 tức “1 bệnh nhân và 1 bác sĩ” giúp cho việc theo dõi tình trạng bệnh dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ngoài ra, năm 2023 Hồng Ngọc đã ký kết hợp tác đào tạo điều dưỡng với Tập đoàn y tế IMS Nhật Bản. Đây là cơ hội quý báu để bệnh viện Hồng Ngọc được tiếp cận thêm các kiến thức y khoa từ các chuyên gia y tế hàng đầu Nhật Bản, giúp tăng cao chất lượng chuyên môn và dịch vụ.

Top 10 bệnh viện TỐT nhất [Xét nghiệm ung thư đại tràng ở đâu]

4.2. Tầm soát tại Nhật Bản

Bên cạnh việc tầm soát ung thư đại tràng ở trong nước thì bệnh nhân cũng có thể tầm soát ung thư ở nước ngoài. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia được đông đảo các bệnh nhân lựa chọn trong nhiều năm gần đây.

Lý do bởi vì, tại Nhật Bản các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng đều được thực hiện bởi các máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, quy trình khoa học…Vì thế sẽ cho ra kết quả chính xác hơn, giảm tỉ lệ dương tính hoặc âm tính giả.

Để tầm soát ung thư đại tràng ở Nhật Bản, bệnh nhân có thể tự kết nối với bệnh viện tại Nhật Bản, hẹn thời gian và sang làm xét nghiệm. Tuy nhiên, với nhiều bệnh nhân việc này tương đối khó khăn về mặt thủ tục y tế. Vì vậy, rất nhiều người đã lựa chọn sử dụng các gói khám chữa bệnh của các đơn vị y tế, tiêu biểu nhất có thể kể đến là Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam.

Khi lựa chọn IIMS – VNM, bạn sẽ nhận được sự tư vấn, thăm khám, thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng bởi các y bác sĩ hàng đầu tại Nhật Bản, cùng trang thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất.