Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Buồng Trứng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Buồng Trứng

Ung thư buồng trứng được ví như một kẻ giết người thầm lặng bởi đây là căn bệnh rất nguy hiểm nhưng những biểu hiện của nó thường rất khó phát hiện. Vì vậy, việc xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng là phương pháp tối ưu nhất để phát hiện ra khối u buồng trứng.

Trên thực tế, nếu ung thư buồng trứng được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi rất cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, bệnh có tỷ lệ tử vong cao do thường được phát hiện muộn. Do vậy, việc phát hiện sớm ung thư buồng trứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp gia tăng cơ hội chữa khỏi với căn bệnh nguy hiểm này.

1. Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Việc này có lợi ích gì?

Tỉ lệ tử vong do ung thư cũng có xu hướng giảm nhưng thường là rất ít hoặc không đáng kể trong vòng hơn 30 năm qua.

Về cơ bản, các bệnh nhân thường không hiểu biết nhiều hoặc không có nhiều kiến thức về căn bệnh ung thư này nên thường không thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng từ sớm. Rất ít người hiểu biết cụ thể về cơ chế cũng như thời gian tiến triển của bệnh ung thư tử cung tại chỗ cho đến khi giai đoạn xâm lấn ra khỏi vùng mà nó nảy sinh vào thời điểm ban đầu.

2. Cơ chế phát sinh ung thư ở buồng trứng

Ung thư cổ tử cung có thể bắt đầu từ nhiều vùng trong ổ bụng. Trên thực tế, yếu tố nảy sinh ung thư vẫn phát triển ngay cả khi đã cắt bỏ buồng trứng bình thường. Việc thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng sớm sẽ có tác dụng giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư một cách đáng kể.

3. Cách xét nghiệm ung thư buồng trứng

Với bệnh ung thư tử cung hay buồng trứng, đối với những nhóm được chuẩn đoán là có nguy cơ cao mắc bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và lọc ra những cá nhân bị nghi ngờ mắc ung thư ở buồng trứng giai đoạn sớm. Đối với các trường hợp này các bác sĩ sẽ chuẩn đoán lại lần nữa để xác định lại chắc chắn họ có bị mắc bệnh ung thư hay không. Sau khi chuẩn đoán lần thứ 2 sẽ tiến tới việc tư vấn cho các bệnh nhân về thời gian thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng kịp thời.

Với những bước làm này, người ta gọi việc này là xét nghiệm tầm soát. Thế nào là xét nghiệm tầm soát? Xét nghiệm tầm soát có nghĩa là thực hiện kiểm tra, xét nghiệm trên những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng mà không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh biểu hiện ra ngoài. Ngược lại nếu người phụ nữ nào đó có dấu hiệu biểu hiện sẵn rồi thì việc đi xét nghiệm đó không còn được gọi là xét nghiệm tầm soát. Dựa vào xét nghiệm hay xét nghiệm tầm soát các bác sĩ có thể đánh giá được mức độ của bệnh ung thư và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

4. Các phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng nào là hiệu quả?

Phương pháp siêu âm xét nghiệm vùng bụng

Để tốt cho cơ thể phòng tránh bệnh ung thư thì phụ nữ tốt nhất nên được siêu âm định kỳ ở các vùng chậu, vùng ổ bụng để phát hiện ra những dấu hiệu hay những điểm bất thường hay những thay đổi đáng nghi ngờ của cơ quan sinh dục, đặc biệt là buồng trứng từ đó đánh giá xem bạn có bị mắc chứng ung thư ở buồng chứng hay không.

Nếu phát hiện ra bất cứ điểm bất thường gì trên hình ảnh của siêu âm vùng bụng và vùng chậu, đồng thời có triệu chứng và sự xuất hiện của các chất ung thư trong máu sẽ giúp đưa ra những chuẩn đoán chính xác hơn về kết quả siêu âm từ đó xem xét đưa ra quyết định xem có nên thực hiện việc tầm soát ung thư buồng trứng hay không.

Phương pháp phết cổ tử cung – PAP Smear

Phết cổ tử cung cũng có giá trị phát hiện từ 10 dến 30% trong tổng số các trường hợp bị ung thư.

Tuy nhiên, chất này không chỉ xuất hiện khi buồng trứng bị ung thư mà còn xuất hiện ở một số bệnh ung thư khác là yếu tố gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm khác như phổi, tuyến tiền liệt, đại tràng…

5. Một số phương pháp kiểm tra bệnh ung thư buồng trứng khác

Ngoài các phương pháp tầm soát ung thư trên ra còn có thêm một số phương pháp thường được sử dụng. Việc phát hiện kết quả buồng trứng có bị ung thư hay không có thể dựa trên một vài phương pháp khác nhau như chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.

Việc này chỉ được tiến hành ở những trường hợp được chỉ định và muốn đánh gía mức độ khối u hoặc tìm dấu hiệu bệnh ở các vùng khác nhau trong cơ thể.

Chụp X-quang cũng là một trong những phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng hữu hiệu được dùng nhiều với mục đích chuẩn đoán liệu các vùng khác của cơ thể có bị ảnh hưởng không. Ngoài ra, để chuẩn đoán bệnh ung thư từ buồng trứng thì phương pháp phẫu thuật thăm dò và sinh thiết sẽ được áp dụng và loại bỏ triệt để.

Ở thời điểm hiện tại việc tầm soát ung thư buồng trứng và tìm ra phương pháp điều trị bệnh này vẫn đang là một thách thức thực sự đối với các bác sĩ vì hầu hết các bệnh nhân khi đến điều trị đều là những người ở giai đoạn muộn. Nếu phát hiện sớm có thể thực hiện phẫu thuật triệt căn là giải pháp tốt nhất để chữa trị bệnh thì khi ở giai đoạn muộn đặc biệt là khi mà đã sang giai đoạn ung thư di căn thì việc điều trị phải kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau cùng với phác đồ thực hiện điều trị toàn diện thì mới đưa đến được những kết quả khả quan cho người bệnh.

6. Địa chỉ tầm soát ung thư buồng trứng

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Địa chỉ Bệnh viện: tại số 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện được thành lập ngày 19/7/1955. Đây được đánh giá là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ và sơ sinh trong phạm vi cả nước.

Bệnh viện đã áp dụng các phương pháp phết tế bào cổ tử cung Pap Smear trong công tác chẩn đoán cũng như điều trị ung thư buồng trứng.

Phương pháp này có tác dụng giúp giảm đáng kể tỷ lệ xét nghiệm âm tính giả, đặc biệt là tăng tỉ lệ phát hiện những tổn thương của tế bào biểu mô tuyến, giúp chẩn đoán chính xác những giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị, tỷ lệ tử vong, giúp nâng cao hiệu quả xã hội.

Bệnh viện K Hà Nội

Địa chỉ bệnh viện tại số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh Viện K Hà Nội được thành lập vào năm 1969, tiền thân là Viện Radium Đông Dương, trực thuộc Bộ Y tế. Đây là đơn vị chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực phòng chống ung thư.

Năm 2000, Bệnh Viện K thành lập cơ sở II với mục đích giảm tải cho cơ sở 1, cũng như tạo cơ hội cho người dân được điều trị một cách nhanh chóng.

Hiện việc tầm soát ung thư được thực hiện ở Khoa Ngoại Vú – Bệnh Viện K. Khoa đã nghiên cứu ứng dụng máy SPECT trong việc phát hiện sớm di căn ung thư và PET CT trong chẩn đoán sớm, theo dõi và điều trị bệnh ung thư. Việc tầm soát được thực hiện từ đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao.

Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Đây là bệnh viện đầu ngành về ung bướu tại thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện được thành lập dựa vào sự hợp nhất của 3 đơn vị: bệnh viện Ung thư Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Ung thư Việt Nam và Khoa Ung bướu – bệnh viện Bình Dân. Đây là địa chỉ có thể khám và điều trị phần lớn các bệnh ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Bệnh nhân nếu có mong muốn tầm soát ung thư và điều trị có thể đến tại địa chỉ số 03 Nơ Trang Long – Phường 7 – Quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh hoặc gọi đặt khám qua số điện thoại đường dây nóng: 028.3841.2637/ 028.3843.3021.

Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM

Từ khi thành lập và phát triển cho đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy không ngừng cũng cố và xây dựng lại toàn bô hệ thống bệnh viện. Đến nay, bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa bao gồm:

– Khoa Tiết niệu; Khoa Tai Mũi Họng; Khoa Khám bệnh; Khoa Mắt; Khoa Nội soi; Khoa Nội Cơ Xương Khớp; Khoa Nội Phổi ; Khoa nội tiết, Khoa tạo hình thẩm mỹ;

– Khoa Chẩn đoán hình ảnh; Khoa Siêu âm – Thăm dò chức năng; Khoa Phẫu thuật mạch máu; Phẫu thuật – Gây mê hồi sức; Phẫu thuật tim; Hồi sức cấp cứu; Hồi sức Ngoại thần kinh;

– Ngoại thần kinh (3B1 + 3B3); Chấn thương sọ não; Ngoại Tiêu hoá (4B1); Gan Mật Tụy (4B3); U Gan; Ngoại tiết niệu (5B1); Chấn thương chỉnh hình (5B3); Tai-Mũi-Họng (6B1)…

– Thời gian làm việc:

Thứ Hai – Thứ Sáu: 07h00 đến 16h00

Thứ Bảy: 07h00 đến 11h00

– Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM

– SĐT: 028 3855 4137 – 028 3855 4138 – 028 3856 3534

7. Xét nghiệm sàng lọc ung thư buồng trứng ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander giới thiệu đến bạn gói Sàng lọc ung thư phụ nữ (bao gồm Xét nghiệm CA 12-5 chấn đoán ung thư buồng trứng)

Xét nghiệm tại nhà – Xander luôn cam kết

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.

Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

Chi tiết gói xét nghiệm

Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư phụ nữ của Xander gồm các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,

Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan

Xét nghiệm CA 19 – 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng

Xét nghiệm CA 72 – 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.

Xét nghiệm Cyfra 21 – 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi

Xét nghiệm CA 15 – 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú

Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.

Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cách tính tổng chi phí xét nghiệm

Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm

Phí xử lý : 30.000đ

Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư phụ nữ của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 – 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)

Thời gian lấy mẫu: 06:00 – 20:30

Bài viết vừa mang đến cho bạn những thông tin cơ bản về tầm soát ung thư buồng trứng. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ được nguồn gốc và vai trò của chứng bệnh này như thế nào đối với người bệnh.

6 dấu hiệu nghi ngờ ngay đến ung thư buồng trứng

Cách phát hiện ung thư buồng trứng hiệu quả nhất

Đăng ký nhận tư vấn

Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư

1. Xét nghiệm máu có phát hiện được bệnh ung thư hay không ?

Xét nghiệm máu giúp chúng ta tìm ra các dấu ấn ung thư, đó là các protein đặc biệt, do tế bào ung thư sinh ra hoặc các hormon (ví dụ ung thư gan là AFP, ung thư đại tràng là CEA, ung thư tụy CA19-9, ung thư phổi là CYFRA 21, ung thư buồng trứng là CA 125 …

Xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư: Đây là một phương pháp rất mới vì có quan điểm cho rằng ung thư là do đột biến gen gây ra, ví dụ xét nghiệm máu tìm gen ung thư vú BRCA2, ung thư đại tràng là gen APC… Xét nghiệm này có khả năng phát hiện bệnh ung thư từ giai đoạn rất sớm.

2. Xét nghiệm máu không thể hiện 100% bản chất ung thư

Cần khẳng định rằng, xét nghiệm máu không thể hiện 100% bản chất ung thư, vì có thể cho kết quả dương tính giả do máu có những chất tương đồng với khối u. Để xác định có khối u ung thư hay không, thường phải làm lại xét nghiệm sau một thời gian 3- 6 tháng… Nếu đúng là có khối u ung thư thì các chỉ số này sẽ tăng theo tỷ lệ kích thước khối u. Khi các chỉ số tăng lên sẽ kết hợp với các chẩn đoán hình ảnh khác để xác định “đối tượng”. Ví dụ chụp CT toàn thân, chụp hình cộng hưởng khuếch tán toàn thân phát hiện ung thư giai đoạn rất sớm. Nếu là dương tính giả, chỉ số sẽ vọt lên rồi sụt xuống.

Điều lo ngại nhất là hiện tượng âm tính giả, tức là người bệnh thực sự có ung thư nhưng xét nghiệm máu lại không phát hiện được, ví dụ ung thư gan không tiết AFP vào máu. Đây là vấn đề nan giải, vì đôi khi bệnh nhân tưởng mình không mắc bệnh, nhưng thật ra bệnh vẫn âm thầm phát triển.

Dấu ấn ung thư còn được sử dụng để theo dõi điều trị và tiên lượng tình hình bệnh nhân. Trước khi điều trị bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm, ví dụ trước mổ chỉ số là 100 đơn vị, thì sau khi mổ sẽ giảm xuống còn vài chục thậm chí là một-hai đơn vị. Nhưng sau mổ một thời gian, xét nghiệm lại, thấy chỉ số tăng cao là báo hiệu có di căn. Song, giá trị của các chỉ số ung thư không phải tuyệt đối, nó chưa thể kết luận chính xác bạn có mắc ung thư hay không. Tuy nhiên nếu xét nghiệm mà các dấu ấn ung thư tăng cao, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu khác.

3. Xét nghiệm máu có thể phát hiện nguy cơ những loại ung thư nào ?

– Chỉ số CEA tăng cao trong máu có thể bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư vùng đầu cổ, phổi, dạ dày, gan, tụy, ung thư tuyến giáp, buồng trứng, cổ tử cung.

– Chỉ số AFP tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư gan nguyên phát, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.

– CA 125 tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư buồng trứng, ngoài ra có thể tăng trong ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tử cung và các ung thư đường tiêu hóa.

– CA 19-9 tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư dạ dày, tuyến tụy và ung thư đường tiêu hóa khác.

– CA 15-3 tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư vú, đôi khi trong ung thư phổi. HCG tăng cao (ngoài kỳ mang thai) có thể xuất hiện trong ung thư tinh hoàn, ung thư màng đệm.

– CYFRA 21-1 tăng cao trong ung thư thực quản, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư vú, tuyến tụy, cổ tử cung.Ngoài ra Cyfra 21-1 có thể tăng cao trong các bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng máu, suy thận..

– Kháng nguyên PSA (PSA toàn phần và PSA tự do) giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.

– CA 72-4 tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.

– NSE (Neuro Specifc Enolase) tăng cao có thể xuất hiện trong ung thư phổi tế bào nhỏ, u nguyên bào thần kinh, u nội tiết …

Các chỉ số trong xét nghiệm máu tăng cao có thể do rất nhiều nguyên nhân, vì thế để chẩn đoán chính xác bạn có mắc ung thư hay không người bệnh cần làm kết hợp nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT, chụp MRI, chụp PET, siêu âm, nội soi, sinh thiết… (tùy từng trường hợp bệnh cụ thể).

4. Xét nghiệm tầm soát ung thư tại Buôn Ma Thuột

Hiện tại, nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm tầm soát ung thư tại Buôn Ma Thuột, bạn có thể đến trực tiếp 2 cơ sở của Trung tâm để được tư vấn cụ thể và lấy mẫu máu xét nghiệm. Các mẫu máu của bạn sẽ được gửi liền xuống Cơ sở Mẹ của Trung tâm ở chúng tôi làm xét nghiệm – Phòng khám đa khoa Hạnh Phúc. Tại Cơ sở Mẹ có đầy đủ các máy móc hiện đại để phục vụ cho việc xét nghiệm tầm soát ung thư, đảm bảo kết quả chính xác, nhanh chóng.

BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT UNG THƯ TẠI TRUNG TÂM

* Cơ sở Chính: Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – Chủ nhật.

Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Vú

Ung thư vú là căn bệnh thường gặp ở phái nữ, chiếm đến 21% trong các loại ung thư thường gặp ở phái này. Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 11.000 trường hợp mắc mới ung thư vú, ngày nay, tỉ lệ ung thư vú có xu hướng trẻ hóa (dưới 40 tuổi), độ tuổi thường gặp nhiểu nhất là từ 45 – 55 tuổi. Nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa lành bệnh là rất cao, tỷ lệ điều trị thành công ở giai đoạn sớm là trên 80%. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn việc điều trị khó khăn, tốn kém và dễ tái phát bệnh hơn.

Khi nào thì cần xét nghiệm ung thư vú?

Khi bạn nằm trong nhóm những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú:

Trong gia đình có thành viên có quan hệ huyết thống như mẹ, chị em gái, cô, dì bị ung thư vú hay buồng trứng, đặc biệt họ mắc bệnh dưới 50 tuổi.

Gia đình có hơn một thế hệ bị ung thư vú hay buồng trứng, vi dụ: cả bà ngoại và mẹ đều bị bệnh.

Đau ngực kèm theo các biến đổi bất thường như núm vú thay đổi có dịch tiết ra từ tuyến vú, trong một số trường hợp có máu đi kèm, bầu ngực thay đổi về kích thước và hình dạng, cảm giác sưng tấy và nóng đỏ.

Thay đổi hình dạng, kích thước vú, thường là kích thước vú tăng lên

Ngực bị mẩn đỏ, phát ban, sưng đau nhói

Dịch lỏng là máu hoặc dịch nhày sẫm màu chảy ra từ núm vú

Sưng hoặc có khối u ở nách, khu vực xương đòn hay lân cận bầu vú

Thay đổi kết cấu bề mặt da, da bị co rúm lại như “lúm đồng tiền” đôi khi còn sần sùi như vỏ quả cam

Núm vú “lặn” vào trong giống như rốn của bạn

Ngực đau nhói hoặc tức với cường độ liên tục và không thuyên giảm.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư vú:

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm CA 15-3 là tên viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 15-3 (carbohydrate antigen 15-3), là một dấu ấn ung thư, đặc biệt được coi là marker ung thư vú (dấu ấn của ung thư vú).

Bình thường nồng độ CA 15-3 trong máu là < 30 U/ml.

2. Chụp nhũ ảnh (Mamography):

Ưu điểm: Đây là một phương pháp thăm khám tuyến vú an toàn, đơn giản, rẻ tiền, nhanh chóng và không đau do vậy có thể dùng cho mọi lứa tuổi và có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, không chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt ngay cả trong thời gian mang thai và cho con bú.

Nhược điểm: Đối với vú mỡ nhiều, siêu âm ít mang lại lợi ích và dễ sai sót, không phát hiện được tổn thương có đồng âm với mô mỡ. Ngoài ra, khiếm khuyết quan trọng khác của siêu âm là không phát hiện được vi vôi hóa một cách đáng tin cậy và lệ thuộc nhiều vào trình độ của người làm.

Tầm quan trọng của việc sàng lọc ung thư vú

Hàng năm trên thế giới có đến 14 triệu người mắc mới ung thư vú và có đến 8 triệu người tử vong vì nó. Ung thư vú phát hiện ở giai đoạn càng muộn thì khả năng chữa khỏi càng giảm. Cách duy nhất để phát hiện bệnh đó chính là thực hiện sàng lọc ung thư. Sàng lọc ung thư giúp phát hiện mầm bệnh sớm từ đó đưa ra phương án chữa trị kịp thời. Sàng lọc ung thư góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong của người mắc ung thư vú.

Vì sao nên xét nghiệm sàng lọc ung thư vú định kỳ?

Cũng giống như kiểm tra sức khỏe, sàng lọc ung thư vú cũng nên được thực hiện một cách định kỳ. Sức khỏe sẽ giảm sút theo thời gian và tuổi tác. Việc thực hiện định kỳ sẽ giúp kiểm soát sức khỏe tốt hơn, nhanh chóng phát hiện mầm bệnh, tăng khả năng chữa khỏi nếu mắc bệnh.

Xét nghiệm ung thư vú ở đâu tại Đà Nẵng

Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng chuyên cung cấp các gói xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, với sự tư vấn tận tình của các chuyên gia, bác sĩ và đội ngũ y tá, sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của quý vị. Các gói khám, xét nghiệm đa dạng: tầm soát ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư dạ dày.

Hãy để chúng tôi chăm sóc bạn! Đó là niềm vui và cũng là niềm tự hào của chúng tôi.

?97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng. ☎️Hotline: 091.555.1519

Tầm Soát Ung Thư Bằng Xét Nghiệm Máu

1. Có nên tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu không?

1.1. Đặc điểm của xét nghiệm máu với bệnh ung thư

1.1.1. Ưu điểm

Xét nghiệm máu để tìm ra các dấu ấn ung thư

Dấu ấn ung thư là các chất chỉ điểm khối u trong máu, là các protein đặc biệt do tế bào ung thư hoặc các hoóc môn sinh ra. Ví dụ với ung thư gan là AFP, ung thư đường tiêu hoá là CEA, ung thư phổi là CYFRA 21, ung thư buồng trứng là CA 125…

Khi các nồng độ dấu ấn ung thư này có xu hướng tăng cao thì bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư và chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để có kết luận chính xác.

Các dấu ấn ung thư này có thể hiện diện trong mô, tế bào và dịch của cơ thể (máu, dịch tuỷ, nước tiểu…). Do đó, việc tiến hành xét nghiệm máu có thể dễ dàng tìm ra các chất chỉ điểm này.

Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng, sự thay đổi của cấu trúc gen (đột biến gen) chính là một trong rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư.

: Những bệnh nhân bị đột biến gen BRCA2 thì có nguy cơ ung thư vú cao, bị đột biến gen APC thì có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao… Vì thế việc xét nghiệm máu có thể sẽ giúp tìm ra được loại gen nguy cơ cao gây ung thư này.

Hiện tại, xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư là một phương pháp còn mới, kỳ vọng sẽ mang đến hiệu quả phát hiện ra ung thư sớm hơn so với các phương pháp xét nghiệm máu thông thường.

1.1.2. Nhược điểm:

Chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư chỉ áp dụng cho các đối tượng có nguy cơ bị ung thư cao và phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định hoặc tư vấn.

1.2. Xét nghiệm máu có thể hiện 100% bản chất ung thư không?

Câu trả lời là xét nghiệm máu không thể hiện được 100% bản chất của ung thư. Bởi máu và khối u thường có những chất tương đồng nhau nên kết quả xét nghiệm thường bị dương tính giả.

Để có kết quả tầm soát ung thư chính xác thì người bệnh cần thực hiện thêm các biện pháp chuyên sâu như: Chụp CT, chụp MRI, PET, nội soi, sinh thiết… hoặc tiến hành xét nghiệm lại sau 3- 6 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Hiện xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư được dùng để theo dõi điều trị và tiên lượng tình hình bệnh nhân.

Cụ thể, trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để xác định diễn biến có tốt hay không. Chẳng hạn, trước ca mổ với các chỉ số ở mức 50 đơn vị, sau khi mổ sẽ giảm xuống 10 đơn vị. Nhưng một thời gian sau mổ chỉ số tăng lên 30 đơn vị tức là báo hiệu có khả năng khối u đang bị di căn.

Tóm lại xét nghiệm máu sẽ không chắc chắn 100% kết quả về ung thư. Vì thế bệnh nhân không nên tự ý thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát ung thư, mà chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Sau xét nghiệm nếu thấy chỉ số của một chất nào đó tăng lên bất thường, y bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu về nguy cơ mắc ung thư, từ đó tiếp tục chỉ định các biện pháp thăm khám chuyên sâu hơn.

3. Lưu ý khi tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu

3.1. Áp dụng cho đối tượng nào?

Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu không phải là phương pháp được chỉ định rộng rãi. Phương pháp này sẽ được chỉ định áp dụng cho các đối tượng sau:

Nhóm đối tượng có nguy cơ bị ung thư cao như: những bệnh nhân bị viêm gan, hoặc xơ gan đang ở trong độ tuổi từ 50 trở lên.

Nhóm đối tượng đã thực hiện các biện pháp sàng lọc khác và phát hiện khả năng mắc ung thư cao cũng sẽ được chỉ định.

3.2. Áp dụng cho trường hợp nào?

Ngoài thực hiện trong tầm soát ung thư thì xét nghiệm máu còn được áp dụng trong hai trường hợp:

Tuy nhiên, như đã đề cập, đôi khi các chỉ số chất chỉ điểm khối u trong máu tăng là do các bệnh lý khác. Vì vậy, việc chẩn đoán cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế để có thể đưa ra các kết luận chính xác nhất.

Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu cần phải được sự chỉ định và hướng dẫn thực hiện của bác sĩ chuyên khoa uy tín. Do đó, bệnh nhân không nên tìm đến các cơ y tế không đảm bảo để thực hiện xét nghiệm máu tầm soát ung thư.

Điều trị: Sự tăng giảm của chất chỉ điểm khối u sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được quá trình điều trị có đem lại hiệu quả hay không. Ví dụ xét nghiệm CEA được chỉ định ở bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Nếu sau xét nghiệm, chỉ số CEA giảm thì điều trị có hiệu quả, ngược lại nếu tăng thì đó chính là một yếu tố tiên lượng không tốt.

Theo dõi mức độ tái phát và khả năng di căn của bệnh: Khi chỉ số của chất chỉ điểm khối u tăng, các bác sĩ sẽ tiến hành tìm sự tái phát hoặc di căn của bệnh để đưa ra phác đồ tái điều trị phù hợp.