Xét Nghiệm Phát Hiện Ung Thư Tuyến Giáp / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Phát Hiện Sớm Ung Thư Tuyến Giáp Nhờ Làm Xét Nghiệm Này

Xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để đánh giá các trường hợp nghi ngờ bị ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy (medullary carcinoma of the thyroid), tình trạng này được đặc trưng bởi sự tăng bài xuất calcitonin ngay cả khi nồng độ canxi huyết thanh bình thường.

Một số bệnh nhân bị ung thư giáp thể tủy song nồng độ calcitonin lúc đói trong giới hạn bình thường, cần cân nhắc tiến hành làm test kích thích tiết calcitonin bằng pentagastrin hay truyền canxi (do test kích thích được coi là nhậy hơn so với khi định lượng calcitonin đơn độc). các bệnh nhân có tình trạng tăng sản tế bào C ở giai đoạn sớm và/ hoặc ung thư biểu mô giáp thể tủy thường có tình trạng tăng rất có ý nghĩa nồng độ calcitonin khi tiến hành làm test này.

Để chẩn đoán các ung thư tuyến giáp thể tủy và tình trạng bài xuất proptid giáp lạc chỗ.

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn qua đêm (12h) trước khi lấy máu xét nghiệm.

Tăng nồng độ CALCITONIN

Các nguyên nhân chính thường gặp là: – Xơ gan do rượu. – Ung thư vú. – Tăng sản tế bào C của tuyến giáp. – Suy thận mạn. – Bệnh Cushing. – Sản xuất calcitonin lạc chỗ (như được thấy trong ung thư tụy). – Tăng canxi máu. – Các khối u tế bào đảo tụy. – Ung thư phổi (loại tế bào nhỏ). – Ung thư tuyến giáp thể tủy. – U biểu mô tuyến của tuyến cận giáp. – Tăng sản tuyến cận giáp. – Thiếu máu ác tính Biermer. – Viêm tuyến giáp. – Hội chứng tăng ure máu. – Hội chứng Zollinger-Ellison.

1. Xét nghiệm rất hữu ích giúp chẩn đoán và theo dõi sau mổ các ung thư giáp thể tủy: nếu bệnh nhân được xác định là bị ung thư tuyến giáp thể tủy và được phẫu thuật điều trị tiệt căn, theo dõi nồng độ calcitonin được tiến hành định kỳ để đảm bảo rằng nồng độ này trở về mức bình thường. nếu nồng độ calcitonin sau phãu thuật vẫn còn cao, chứng tỏ tổ chức sản xuất calcitonin vẫn còn tồn tại ở một mức nào đó. Nếu nồng độ này đã hạ thấp sau phẫu thuật và tăng lên sau đó, điều này chứng tỏ ung thư có thể đã tái phát.

2. Xét nghiệm hữu ích để sàng lọc và phát hiện sớm ung thư giáp cho các thành viên cảu gia đình có nguy cơ bị ung thư giáp.

3. Xét nghiệm này không có bất kỳ một lợi ích lâm sàng nào để áp dụng trong chẩn đoán các bệnh lý của xương hay để thăm dò các bất thường chuyển hóa của phospho và canxi.

Quảng An

Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư Tuyến Giáp

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp bao gồm xạ hình tuyến giáp, siêu âm, chụp cắt lớp, các xét nghiệm sinh hóa. Ung thư tuyến giáp là căn bệnh dần phổ biến ở Việt Nam. Cho đến nay, thống kê tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 2-3 lần so với nam giới. Ung thư tuyến giáp có tính chất tiến triển chậm nên tiên lượng khá tốt.

Biểu hiện ung thư tuyến giáp thường là khó thở, khó nuốt, xuất hiện u cục ở vùng cổ hoặc hạch nổi lên, có cảm giác vướng bị bó chặt ở vùng cổ. Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp một cách chính xác, bạn cần làm các xét nghiệm sau:

Siêu âm tuyến giáp để phân biệt u đặc hay u nang

Xét nghiệm dấu ấn ung thư: T3, FT4, TSH, Tg (Thyroglolubin)

Chọc hút tế bào vào khối u hoặc hạch

Sinh thiết kim tại khối u tuyến giáp: cho kết quả đến 90%

Sinh thiết lạnh (còn gọi là sinh thiết tức thì) được tiến hành trong lúc mổ có thể xác định khối u tuyến giáp được lấy ra là lành tính hay ác tính. Từ đó, bác sĩ sẽ có cách thức phẫu thuật thích hợp.

Chụp X-Quang thường, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để đánh giá vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn, chèn ép của khối u vào các bộ phận xung quanh như khí quản, thưc quản…

Chụp xạ hình tuyến giáp: phần lớn ung thư tuyến giáp không đốt bằng iot phóng xạ và biểu hiện bằng hình ảnh ”nhân lạnh”.

Chụp xạ hình toàn thân có thể phát hiện những ổ di căn xa, đặc biệt là di căn xương.

Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư có tiên lượng tốt nhất vì quá trình phát triển chậm. Tỉ lệ sống thêm sau 10 năm từ 80 đến 90% . Thậm chí, khi đã có di căn hạch cổ hoặc di căn xa vẫn còn khả năng cứu chữa. Tuy nhiên, đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa thì tỉ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.

Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa ung bướu để được làm các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp, từ đó có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra.

Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Ung Thư Phổi

Hiện nay, các xét nghiệm máu phát hiện ung thư phổi được thực hiện nhanh chóng và chính xác, góp phần hỗ trợ việc chẩn đoán sớm ung thư phổi, theo dõi tiến triển và điều trị bệnh.

Ung thư phổi – bệnh ung thư phổ biến nhất

Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Ước tính, cứ mỗi phút lại có 3 người tử vong vì ung thư phổi và đáng lưu ý tình trạng hiện nay đa số bệnh nhân được chẩn đoán trễ và không còn khả năng điều trị khi đã ở giai đoạn nặng. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng, vì khả năng chữa khỏi cũng như sống lâu hơn là hoàn toàn có thể.

Nếu được phát hiện sớm thì cơ hội chữa được ung thư phổi là khá cao. Tuy nhiên, hiện nay ung thư phổi có tỉ lệ tử vong cao vì thường phát hiện muộn. Do vậy, việc phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp gia tăng cơ hội chữa khỏi với căn bệnh nguy hiểm này.

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư ngay từ giai đoạn mầm mống

Dấu ấn ung thư hay còn gọi là dấu ấn khối u là những chất hóa học của cơ thể, thường là các protein, được sản xuất bởi bản thân các tế bào ung thư hoặc đôi khi do cơ thể sản xuất ra để đáp ứng với sự phát triển ung thư. Do một số các dấu ấn ung thư có thể được phát hiện trong các mẫu xét nghiệm của cơ thể như máu và các mô nên chúng có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm và các kỹ thuật cận lâm sàng khác để phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư, tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tái phát. Các dấu ấn ung thư phổi thường là: SCC, CEA, CYFRA, NSE.

Các phương pháp chẩn đoán quan trọng khác

Kết quả xét nghiệm máu chỉ mang tính gợi ý, để chẩn đoán ung thư phổi, cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác như:

Chụp X-quang phổi: phương pháp này thu được hình ảnh các cơ quan và xương bên trong ngực. X quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và cho hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Phương pháp này có thể giúp phát hiện các bất thường hoặc khối u ở phổi, tuy nhiên có thể bỏ qua những khối u quá nhỏ, do vậy cần kết hợp với chụp CT lồng ngực.

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: phương pháp này có sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của ngực và bụng trên, giúp phát hiện các bệnh lý xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, tim, mạch máu, trung thất…. Đặc biệt, phương pháp này có thể phát hiện ra những tổn thương nhỏ dưới 1mm.

Sinh thiết: nếu phát hiện khu vực bất thường, hoặc khối u ở phổi, bác sĩ có thể sinh thiết để xác định xem có tế bào ung thư hay không. Nếu kết quả là ung thư, người bệnh có thể cần làm các chẩn đoán chuyên sâu khác để xác định giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng…

Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận trong đó có gói tầm soát ung thư phổi – phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng.

Để đăng ký khám tầm soát ung thư, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.

Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Ung Thư Phổi Không?

Xét nghiệm máu là xét nghiệm cơ bản có những giá trị nhất định, bao gồm cả vai trò gợi ý phát hiện ung thư. Xét nghiệm máu phát hiện ung thư phổi không là câu hỏi băn khoăn của nhiều người.

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư phổi không?

Ung thư phổi bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của các tế bào ác tính tại phổi – cơ quan nằm bên trong lồng ngực được bao bọc bởi các xương sườn thực hiện chức hô hấp cho cơ thể.

Xét nghiệm ung thư phổi được khuyến khích cho tất cả những người trưởng thành, đặc biệt là những thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như nghiện thuốc lá, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi trong môi trường làm việc độc hại…

Bạn nên biết: triệu chứng ung thư phổi

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư phổi không là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, xét nghiệm máu không thể khẳng định chính xác bạn có mắc ung thư phổi không mà đây chỉ là xét nghiệm mang tính chất gợi ý, phát hiện những bất thường nghi ngờ ung thư phổi để bác sĩ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Một số xét nghiệm máu có thể được thực hiện kết hợp trong xét nghiệm ung thư phổi là SCC, CEA, Cyfra 21 – 1.

SCC: giá trị SCC bình thường nhỏ hơn 2 ng/ml và có thể tang ở những bệnh nhân ung thư phổi

CEA: giá trị bình thường CEA ở người không hút thuốc: 0 – 2.5 ng/ml, người hút thuốc: 0 – 5 ng/ml. Khoảng 29% bệnh nhân ung thư phổi có chỉ số CEA lớn hơn 10ng/ml.

Cyfra 21 – 1: 95% người khỏe mạnh bình thường có mức độ Cyfra 21 – 1 huyết thanh < 2,0 µg/L; 95% người bị các bệnh phổi lành tính có mức độ Cyfra 21 – 1 huyết thanh < 3,3 µg/L. Trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát nói chung Cyfra 21 – 1 với giá trị cắt 3,5 ng/mL có độ nhạy là 43% và độ đặc hiệu là 89%.

Phát hiện ung thư phổi sớm như thế nào?

Xét nghiệm máu không thể khẳng định bạn có mắc ung thư phổi không mà cần phải dựa vào các phương pháp:

Chụp X quang lồng ngực thẳng và nghiêng: đây là phương pháp cơ bản để phát hiện đám mờ ở phổi giúp phát hiện vị trí, kích thước, hình thái, tổn thương u hạch

Nội soi phế quản: có thể thực hiện khi có các dấu hiệu bất thường khi chụp X- quang.

CT scan lồng ngực có thể phát hiện những tổn thương rất nhỏ ở phổi mà X quang có thể bỏ sót…