Xét Nghiệm Máu Ung Thư Dạ Dày / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Máu Ung Thư Dạ Dày

Xét nghiệm máu ung thư dạ dày là một trong những cách đơn giản và thường cần phải thực hiện để phát hiện sớm bệnh. Vậy xét nghiệm máu trong chẩn đoán ung thư dạ dày được thực hiện như thế nào? Hiệu quả ra sao? Ngoài xét nghiệm máu cần làm thêm các xét nghiệm nào khác không?

Nguyên nhân ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa

Theo các chuyên gia y tế, Việt Nam đứng thứ 18/20 nước có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, những người dưới 40 tuổi cũng có khả năng mắc bệnh do:

Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học

Nhiễm vi khuẩn HP do thói quen ăn uống chung đụng

Không điều trị triệt để những bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày

Không có thói quen thăm khám sức khỏe dẫn tới bệnh lý nặng dần lên

Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể gặp phải ở cả nam và nữ vì thế chúng ta cần chủ động thăm khám, tầm soát ung thư dạ dày định kỳ để kịp thời phát hiện sớm bệnh. Ung thư dạ dày nếu được điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt 70%.

Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư dạ

Xét nghiệm máu là bước đánh giá ban đầu giúp chẩn đoán sớm các chỉ số bất thường trong cơ thể, trong đó có ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm ung thư CA 72-4 và CEA:

CA 72-4 ở người bình thường là ≤ 6 U/mL. Khi mắc ung thư dạ dày, chỉ số CA 72-4 sẽ tăng cao bất thường. Ngoài ra, chỉ số này cũng tăng cao ở một vài trường hợp lành tính khác như viêm dạ dày, xơ gan, viêm phổi…

Có nhiều trường hợp mắc ung thư dạ dày nhưng chỉ số CA 72-4 và CEA không tăng. Vì thế, xét nghiệm này chỉ mang tính chất gợi ý, giúp bác sĩ căn cứ vào đó để chỉ định làm thêm các chẩn đoán chuyên sâu khác.

Các xét nghiệm, chẩn đoán khác giúp phát hiện ung thư dạ dày

Để phát hiện có hay không khối u trong dạ dày, ngoài xét nghiệm máu, bạn cần thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu khác như:

Nội soi dạ dày: hiện nay nội soi dạ dày không đau được nhiều người tin tưởng sử dụng. Bạn sẽ được gây mê với lượng thuốc mê vừa đủ để thực hiện quá trình nội soi. Bác sĩ sẽ luồn ống nội soi mềm, nhỏ có gắn nguồn sáng và camera, đưa vào cơ thể qua đường miệng xuống dạ dày, thực quản để quan sát toàn bộ tổn thương bên trong đường tiêu hóa trên. Hình ảnh nội soi sẽ được bác sĩ theo dõi qua màn hình vi tính giúp bác sĩ xác định vị trí, kích thước của khối u. Qua nội soi, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết – lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra nhằm xác định tính chất của khối u là u lành tính hay u ác tính.

Siêu âm ổ bụng: phương pháp này cũng giúp bác sĩ quan sát những tạng trong ổ bụng, phát hiện sớm kích thước, vị trí của khối u ở dạ dày.

Chụp CT: phương pháp này hiện đại hơn, giúp chẩn đoán chính xác khối u ở dạ dày và đánh giá giai đoạn bệnh cụ thể.

Để làm các xét nghiệm, chẩn đoán ung thư dạ dày, bạn cần tới trực tiếp bệnh viện để bác sĩ tiến hành kiểm tra và đưa ra các chỉ định cụ thể.

Tầm soát ung thư dạ dày là cách hiệu quả mà đơn giản hiện nay bao gồm đầy đủ các bước thăm khám, chẩn đoán giúp bác sĩ tìm ra khối u ở dạ dày. Qua tầm soát ung thư dạ dày còn giúp phát hiện mầm mống ung thư ngay từ khi chúng còn chưa có biểu hiện cụ thể, kích thước nhỏ. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, giúp kéo dài cơ hội sống.

Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Ung Thư Dạ Dày Không?

Chào bác sĩ. Tôi nghe nói xét nghiệm máu phát hiện ung thư dạ dày rất chính xác, không biết có đúng không? Nhà tôi có người mắc phải căn bệnh này nên tôi cũng muốn đi kiểm tra. Xin bác sĩ tư vấn thêm là ngoài xét nghiệm máu, tôi còn cần phải làm xét nghiệm nào khác không?

Vũ Văn Bình (Từ Liêm, HN)

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư dạ dày không?

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại, các trang thiết bị y tế tiên tiến có thể giúp chẩn đoán, phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, trong đó có ung thư.

Với xét nghiệm máu, nhờ áp dụng hệ thống máy móc hiện đại có thể cho biết các chỉ số bệnh lý trong máu. Cụ thể thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá được các chức năng gan, thận, chỉ số cholesterol, đường huyết, HIV, viêm gan B…

Ngoài ra xét nghiệm máu còn có thể tìm ra chất chỉ điểm ung thư như CA 125, CA 19-9, CEA, CA 72-4… Đối với ung thư dạ dày, qua xét nghiệm máu bác sĩ sẽ thấy chỉ số CA 72-4 tăng cao.

Tuy nhiên chưa thể khẳng định chắc chắn xét nghiệm máu phát hiện ung thư dạ dày được bởi các chỉ số này cũng tăng cao trong nhiều bệnh lý lành tính khác như viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày… Chính vì thế, xét nghiệm máu chỉ là bước thăm khám ban đầu giúp bác sĩ chỉ định thêm các chẩn đoán chuyên sâu khác nhằm xác định rõ có hay không sự hiện diện của khối u trong dạ dày.

Trường hợp của bạn có người nhà mắc ung thư dạ dày vì thế bạn càng không nên chủ quan với sức khỏe. Việc chủ động thăm khám, tầm soát sớm ung thư là rất cần thiết.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày chính xác

Ngoài xét nghiệm máu, để biết bạn có mắc bệnh này hay không, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác như nội soi dạ dày, siêu âm ổ bụng hoặc chụp X-quang, CT, sinh thiết (nếu có nghi ngờ mắc bệnh).

Bạn không cần quá lo lắng về tình trạng sức khỏe. Hiện nay, các bệnh lý ung thư trong đó có ung thư dạ dày có thể phát hiện sớm được ngay từ khi chưa có triệu chứng bệnh qua phương pháp sàng lọc định kỳ. Vì thế bạn nên tới các bệnh viện uy tín để tiến hành tầm soát sớm ung thư dạ dày.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một gợi ý lý tưởng cho bạn để chăm sóc sức khỏe trọn đời, tầm soát phát hiện sớm ung thư.

Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày

Theo nghiên cứu, những người trên 50 tuổi dễ mắc ung thư dạ dày. Người dưới 40 tuổi ít mắc ung thư dạ dày hơn nhưng khi mắc phải lại rất nguy hiểm, nhanh tái phát và di căn, tiên lượng xấu.

Người bị viêm loét dạ dày mạn tính

Những người bị viêm loét dạ dày mạn tính cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do vết loét lâu ngày không khỏi.

Người có tiền sử polyp dạ dày

Đa phần polyp là lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp chuyển biến thành ung thư dạ dày.

Những người nghiện thuốc lá và rượu bia sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Lý do là bởi thuốc lá và rượu bia làm cho tế bào niêm mạc dạ dày bị bào mòn, nhiễm độc kéo dài gây ung thư.

Những người có chế độ ăn uống không khoa học: thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thịt đỏ, rau của quả muối, đã lên men, cay nóng… sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Những người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư dạ dày vừa nêu trên cần chủ động thăm khám, tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Các xét nghiệm ung thư dạ dày cần làm

Để chẩn đoán bạn có mắc ung thư dạ dày hay không bạn cần làm các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CEA, CA 72-4

Đây là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm, nhỏ, có gắn nguồn sáng và camera vào từ đường miệng hoặc đường mũi, xuống thực quản, dạ dày để tìm kiếm những bất thường ở dạ dày. Nội soi dạ dày có thể phát hiện được viêm loét, polyp hoặc ung thư dạ dày.

Qua nội soi, bác sĩ cũng giúp xác định được kích thước, vị trí của khối u, đánh giá mức độ bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp này giúp phát hiện di căn của khối u trong cơ thể.

Phát hiện một sốt bệnh lý các tạng trong ổ bụng

Phương pháp này có thể được thực hiện qua nội soi dạ dày nhằm xác định loại khối u.

Những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh nêu trên cần chủ động đi khám, làm xét nghiệm ung thư dạ dày để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh, giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng nhiều gói khám tầm soát ung thư, phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi và tình trạng bệnh lý của từng người.

Với gói tầm soát ung thư dạ dày, người bệnh sẽ được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Đặc biệt, người bệnh sẽ được thăm khám và tầm soát ung thư với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời bệnh.

Xét Nghiệm Máu Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày Có Thực Sự Chính Xác?

Xét nghiệm pepsinogen huyết thanh

Pepsinogen là tiền enzyme của pepsin, gồm 2 loại:

Pepsinogen I (PGI) : sản xuất chủ yếu bởi các tế bào chính của niêm mạc vùng đáy dạ dày.

Pepsinongen II (PGII) : sản xuất bởi các tế bào niêm mạc của tất cả các vùng tâm vị, vùng đáy, hang vị và hành tá tràng

Xét nghiệm Pesinogen có độ nhạy lên tới 66,7-84,6%; độ đặc hiệu: 73,5-87,1% đối với viêm teo dạ dày. Độ nhạy của xét nghiệm này trong phát hiện ung thư dạ dày từ 36,8%-62,3%.

PGI huyết thanh < 70 ng/ml được xem là giá trị (+) đối với tiền ung thư và ung thư dạ dày

PGI có thể tăng cao hơn bình thường ở trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng, nhiễm khuẩn Hp.

Đối tượng sử dụng: xét nghiệm pepsinogen nên được áp dụng đối với các trường hợp mắc bệnh dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày tái phát nhiều lần, viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn Hp để phát hiện sớm sự bất thường ở giai đoạn viêm teo niêm mạc dạ dày.

Xét nghiệm tìm các dấu ấn ung thư dạ dày trong máu

Dấu ấn ung thư dạ dày là những kháng nguyên của tế bào ung thư. Các chỉ số này có thể tăng lên trong ung thư dạ dày và một số loại ung thư khác. Vì vậy mà trước đây các chuyên gia kỳ vọng có thể dựa trên các chỉ số này để tầm soát và theo dõi tiến triển của các loại ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy các dấu ấn ung thư dạ dày như CA72-4, CA19-9, CEA không chỉ tăng đối với ung thư dạ dày mà còn xuất hiện trong nhiều trường hợp bệnh lý khác. Ở giai đoạn I của ung thư dạ dày, tỉ lệ dương tính của các dấu ấn kể trên trung bình chỉ khoảng 10%. Chính vì vậy, chúng thực sự không hữu ích lắm trogn việc phát hiện sớm ung thư dạ dày. Để chuẩn đoán chính xác cần kết hợp thêm các xét nghiệm khác chuyên sâu hơn.

Vậy, xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày thực sự có ý nghĩa như thế nào? Trên thực tế, các chỉ số CA72-4, CA19-9, CEA cực kỳ hữu ích cho bác sỹ trong việc theo dõi tiến triển của bệnh, tiên lượng nguy cơ tái phát sau điều trị. Các chỉ số này tăng cao sau phẫu thuật có thể là dấu hiệu cảnh tế bào ung thư chưa được loại bỏ hoàn toàn và có thể phát triển trở lại. Điều này có thể giúp ích cho bác sỹ trong việc quyết định có cần thực hiện hóa trị hay không.

Như vậy, mặc dù có giá trị tầm soát với một số loại ung thư khác nhưng xét nghiệm máu chỉ là phương pháp tham khảo đối với ung thư dạ dày. Các chỉ số CA72-4, CA19-9, CEA hoàn toàn có thể tăng trong các trường hợp bệnh lý khác chứ không chỉ riêng ung thư dạ dày. Vì vậy, khi phát hiện các chỉ số này tăng bạn cũng không cần quá hoang mang vì nó không chỉ ra bạn có nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, xét nghiệm pepsinogen huyết thanh lại là một xét nghiệm khá hữu ích để phát hiện ung thư và các tổn thương tiền ung thư. Các bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày mạn tính có thể sử dụng xét nghiệm pepsinogen để tầm soát sớm ung thư dạ dày.

DS. Minh Tâm