Xét Nghiệm Dấu Ấn Ung Thư Đường Tiêu Hóa / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Dấu Ấn Ung Thư

Chất chỉ điểm khối u là một dấu ấn sinh học được sản xuất và giải phóng vào máu bởi các tế bào ung thư hoặc bởi chính các tế bào lành của cơ thể để phản ứng với sự hiện diện của các tế bào ung thư hoặc trong một số tình trạng bệnh lý lành tính khác (không phải ung thư). Những chất này có thể được tìm thấy trong máu, nước tiểu, phân, tại chính khối u hoặc trong dịch màng phổi, dịch ổ bụng của một số bệnh nhân ung thư. Chất chỉ điểm khối u được dùng để đánh giá sự có mặt của một hay nhiều loại ung thư. Có rất nhiều loại chất chỉ điểm khối u khác nhau, mỗi loại đại diện cho một quá trình bệnh lý nhất định và được sử dụng để phát hiện ung thư.

Định lượng chất chỉ điểm khối u có thể phát hiện ung thư nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác gây tăng các chất này (dương tính giả).

Chất chỉ điểm khối u có thể được sản xuất trực tiếp bởi khác tế bào của khối hoặc các tế bào chịu ảnh hưởng bởi sự có mặt của khối u

Lưu ý ký hiệu (*):Chỉ điểm nguyên phát (đặc hiệu); (**): Chỉ điểm thứ phát

Hầu hêt những chỉ điểm u có bản chất là phân tử protein. Tuy nhiên, xu hướng phát triển gần đây của chuyên ngành sinh học phân tử cho phép sử dụng ngay chính các đoạn gien hay thành phần phân tử ADN của tế bào ung thư với vai trò như một chỉ điểm khối u.

Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u trong máu

Phần lớn các chất chỉ điểm khối u có độ đặc hiệu không cao, mặc dù kết quả xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u tăng trên giới hạn bình thường gặp nhiều hơn trong các bệnh ung thư nhưng cũng có thể gặp trong một số tình trạng bệnh lý lành tính khác và một loại chỉ điểm khối u có thể tăng trong nhiều bệnh lý ung thư khác nhau. Do đó, tăng nồng độ các chỉ điểm khối u không cho phép khẳng định chẩn đoán có hay không có mắc bệnh ung thư.

Mặc dù giá trị cụ thể của chất chỉ điểm u cũng không phản ánh một cách chính xác tình trạng giai đoạn bệnh ung thư (sớm hay muộn), tuy nhiên, ung thư ở giai đoạn sớm thường không làm tăng các chất chỉ điểm khối u trong máu. Do đó, với các bằng chứng khoa học hiện có, hầu hết các chất chỉ điểm khối u hiện tại không được sử dụng trên thực tế lâm sàng với mục đích chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh ung thư.

Cho đến hiện tại, các chỉ điểm khối u được áp dụng trên thực tế như thế nào? Các chất chỉ điểm khối u được sử dụng trong chẩn đoán bệnh ung thư với ý nghĩa giúp dự đoán mức độ tiến triển và lan rộng của tế bào ung thư (giai đoạn bệnh). Một bệnh nhân ung thư có chất chỉ điểm khối u tăng cao gợi ý cho bác sỹ điều trị khả năng bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển, xâm lấn rộng hay có di căn đến các cơ quan, bộ phận khác, từ đó có các chỉ định thăm dò, tiên lượng, kế hoạch điều trị phù hợp. Chỉ điểm khối u được xét nghiệm định kỳ trong quá trình điều trị bệnh ung thư, một tiêu chí quan trọng giúp bác sỹ đánh giá đáp ứng của bệnh với điều trị.

Xét nghiệm chỉ điểm khối u giảm hoặc quay về mức bình thường có thể phản ánh bệnh đang đáp ứng tốt với điều trị, trong khi đó các xét nghiệm này không thay đổi đáng kể hoặc tăng cao hơn cho thấy bệnh đáp ứng kém hoặc tiếp tục tiến triển xấu.

Sau khi kết thúc điều trị bệnh ung thư, bác sỹ có thể chỉ định xét nghiệm chỉ điểm khối u trong các lần tái khám theo dõi định kỳ sau điều trị nhằm mục đích phát hiện sớm tình trạng bệnh ung thư tái phát quay trở lại. Chất chỉ điểm u tăng cao dần qua các lần theo dõi là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo bác sỹ điều trị nguy cơ các tế bào ung thư bắt đầu phát triển trở lại gây ra tái phát bệnh

Miễn Phí Xét Nghiệm Dấu Ấn Ung Thư Dạ Dày

Nằm trong chuỗi hoạt động vì sức khỏe cộng đồng, vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, từ ngày 15/7 đến ngày 30/8, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức: Miễn phí xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày (CA 72-4) với tất cả người dân tại Hà Nội, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

Ung thư dạ dày phát hiện sớm tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 100%

Đau bụng, buồn nôn là những những triệu chứng của ung thư dạ dày.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2015 có khoảng 8.8 triệu người trên toàn cầu chết vì ung thư, trong đó ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong cao thứ 4. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị ung thư dạ dày sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Các nhà khoa học đã chỉ rõ, ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 10%; trong khi tỷ lệ này ở giai đoạn sớm là 97,1 – 100%.

Tuy nhiên, hiện nay việc tầm soát ung thư, khám sức khỏe định kỳ của Việt Nam chưa được chú trọng cho nên tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày trong vòng 5 năm (tính từ thời điểm phát hiện) rất cao, tới 80%, tỷ lệ này ở Mỹ là hơn 50%.

Đa số các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm rất nghèo nàn, khoảng 80% không có triệu chứng; số còn lại thường có triệu chứng của loét, nôn buồn nôn, giảm khẩu vị, đau bụng, ít khi xuất huyết dạ dày với số lượng lớn, giảm cân khó nuốt… dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác nên người bệnh dễ chủ quan. Vì vậy, nếu xuất hiện các dấu hiệu như đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu, nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen,… nên đi khám để được tư vấn và điều trị.

Đặc biệt, trong chiến dịch phòng chống ung thư, WHO nhấn mạnh việc tầm soát sớm, tiếp cận chăm sóc y tế sớm là vấn đề cấp bách bởi vì khi ung thư giai đoạn muộn việc điều trị không còn nhiều ý nghĩa.

Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày (CA 72-4) như thế nào?

CA 72-4 (Cancer antigen 72-4 hoặc Carbohydrate antigen 72-4) là một mucin – glycoprotein được thấy trên bề mặt của nhiều loại tế bào, nhiều nhất ở tế bào biểu mô dạ dày.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, những người nên làm xét nghiệm CA 72-4 gồm:

Người rượu bia và các thức uống có cồn nên kiểm tra ung thư dạ dày định kỳ.

◊ Người có triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, chán ăn, giảm cân,…

◊ Thừa cân béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.

◊ Người làm việc trong môi trường hóa chất, môi trường ô nhiễm, môi trường có tia phóng xạ.

◊ Tiền sử gia đình có người bị ung thư tụy hoặc ung thư hệ tiêu hóa khác.

◊ Người có tiền sử viêm tụy cấp hoặc đang bị viêm tụy mạn.

◊ Người bị xơ gan hoặc đang bị xơ hóa trên từ F2 trở lên khi đo fibroscan.

◊ Người có tiền sử các bệnh lý dạ dày kéo dài, đặc biệt có HP dương tính.

◊ Hút thuốc lá, thuốc lào; uống nhiều rượu bia và các thức uống có cồn;

◊ Người có thói quen ăn nhiều chất béo, nhiều đạm, ít ăn rau và hoa quả,…

Kết quả CA 72-4 tăng trong các trường hợp như:

◊ Bệnh lý ác tính như: Ung thư biểu mô dạ dày, ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư đại trực tràng,…

◊ Các bệnh lành tính như: Viêm tụy, xơ gan, phổi, thấp khớp, phụ khoa, buồng trứng, vú và rối loạn đường tiêu hóa.

Khi có kết quả CA 72-4 tăng nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Thấu hiểu vai trò to lớn và giá trị đặc biệt của xét nghiệm trong chẩn đoán, điều trị bệnh, trong suốt hơn 20 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn nỗ lực gây dựng đội ngũ giáo sư, chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, cũng như tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định của Bộ Y tế về quy trình khép kín, áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012,… để mang đến chất lượng xét nghiệm chính xác, kịp thời phục vụ khách hàng.

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn cam kết mang đến khách hàng nói chung, khách hàng tham gia chương trình miễn phí xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày nói riêng sự tin cậy cao của các kết quả xét nghiệm, vì tất cả các xét nghiệm đều được phân tích tự động hoàn toàn trên hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Roche, Abbott,…

MIỄN PHÍ XÉT NGHIỆM DẤU ẤN UNG THƯ DẠ DÀY (CA 72-4)

Thời gian diễn ra: Từ ngày 15/7 đến ngày 30/8/2017, tổ chức vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần.

Địa điểm áp dụng:

Tại bệnh viện, phòng khám, các văn phòng, chi nhánh của MEDLATEC tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

* 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội;

* 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội;

* 103 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình, Hà Nội;

* 107 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội;

* 28 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội;

* 66 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội;

* 89 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội;

* 209 Cao Lỗ (đối diện BV ĐK Đông Anh);

* LK-B- 06 nhà Ct2B KĐT Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội;

* 101 Tổ 1, Thôn Miếu Thờ, Xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội;

* Bắc Ninh: Khu Khả Lễ, P. Võ Cường, Tp. Bắc Ninh;

* Vĩnh Phúc: 119 Nguyễn Tất Thành, P. Khai Quang, Tp. Vĩnh Yên.

Phạm vi áp dụng:

◊ Đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi;

◊ Đến trực tiếp tại các địa điểm nêu trên;

◊ Khách hàng có bác sỹ chỉ định cán bộ của MEDLATEC đến lấy mẫu tận nơi hoặc chỉ định đến các cơ sở của MEDLATEC để lấy mẫu xét nghiệm.

◊ Các đơn vị ký hợp đồng khám sức khỏe có mức kinh phí từ 1 triệu đồng/người trong thời gian triển khai chương trình.

Chương trình không áp dụng:

◊ Chương trình phối hợp với trạm y tế Phường, chung cư;

◊ Khách hàng của các đơn vị gửi mẫu xét nghiệm tại MEDLATEC;

Lưu ý: Không miễn phí chi phí đi lại lấy mẫu xét nghiệm 10,000 đồng/lần.

Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

– Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

– Tổng đài: 1900 56 56 56.

– Website: chúng tôi * Email: info@medlatec.com.

Xét Nghiệm Dấu Ấn Ung Thư Ở Nam Và Nữ

Ung thư là đại dịch nguy hiểm cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.

Theo số liệu từ WHO (2018):

Có đến 1/3 số tử vong vì ung thư là do các thói quen ăn uống , hoạt động không lành mạnh như: Ít vận động, béo phì, ăn ít rau củ quả, trái cây, sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Số ca mắc bệnh tại Việt Nam là rất cao, số ca tử vong do bệnh cũng đáng báo động.

Theo số liệu mới nhất từ

Globalcan 2018

, tạicó:

Tỷ lệ mắc bệnh, tiên lượng sống thấp nhất sau 5 năm cũng như tỷ lệ tử vong ở phụ nữ có sự khác biệt rõ ràng so với nam giới bởi đặc điểm cơ thể và lối sống. (ít sử dụng các chất kích thích, ít thừa cân hơn so với nam giới). Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, vận động thường xuyên và thực hiện thăm khám, xét nghiệm sàng lọc sớm các nguy cơ ung thư thì khả năng chữa trị và hồi phục sẽ tốt hơn.

-Để có thể phát hiện sớm bệnh, ngày nay chúng ta có phương pháp sàng lọc dấu ấn ung thư (tumor marker) hay còn gọi là chỉ dấu ung thư. -Với những tế bào bình thường, thì tốc độ tăng sinh và chết luôn cân bằng nhau, tuy nhiên do chịu những tác động xấu từ bên ngoài, hoặc thậm chí là bên trong cơ thể (cơ chế di truyền) dẫn dến việc những tế bào bị bệnh sẽ phá vỡ sự cân bằng vốn có, tự cung cấp các yếu tố tăng trưởng gây nên việc sản sinh và phát triển liên tục mà không chết đi và tự đào thải theo chu trình bình thường. -Những tế bào này có khả năng tiết ra các chất (thường là protein) được gọi là dấu ấn ung thư, hoặc do chính cơ thể (mô bình thường) sản xuất để đáp ứng với khối u, bởi các chất này có thể phát hiện được trong các dịch của cơ thể như máu, nước tiểu, và các mô, nên các dấu ấn này thường được sử dụng chung với các xét nghiệm khác giúp phát hiện và chẩn đoán các thể bệnh ung thư, tiên đoán và theo dõi đáp ứng trị liệu, cũng như phát hiện tái phát. -Đặc điểm chính của dấu ấn là: phải tiết vào máu đủ để đo được nồng độ khi tế bào chuyển sang ác tính và phát hiện ra chỉ dấu cho phép xác định vị trí khối u.

Những dấu ấn thông thường ở nam và nữ

Hiện nay xét nghiệm dấu ấn ung thư bằng phương pháp miễn dịch khá tiện lợi, dễ dàng thực hiện, cho kết quả nhanh chóng. Trung tâm xét nghiệm Y khoa Life đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay để phục vụ công tác sàng lọc ung thư sớm, giúp bạn an tâm hơn với sức khỏe của mình.

Hệ thống sinh hóa miễn dịch Beckman Coulter -  Alinity i – Cobas 6000 ROCHE

Ung Thư Đường Tiêu Hóa

Theo thống kê từ Globocan 2008: Tổng số người mắc ung thư dạ dày, đại trực tràng, thực quản trong 1 năm tại Việt là 12.552 người. Trong đó ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất với 8429 người. Như vậy tính trung bình, ở nước ta sẽ có 1.046 ca mắc mới ung thư tiêu hóa trong một tháng.

Theo Th.s Phan Văn Bình – Phó trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện K thì ung thư đường tiêu hóa là một trong những loại ung thư gây tử vong cao, nhưng lại hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm.

Ống tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn và một vài cơ quan khác như tụy, gan và mật. Ung thư đường tiêu hóa được coi là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính. Các khối u này xuất phát từ trong hoặc thành ống tiêu hóa.

Ung thư đường tiêu hóa có thể phát triển ở bất kỳ cơ quan bộ phận nào kể trên, tuy nhiên, nguy cơ cao nhất nằm ở thực quản, dạ dày, hay đại tràng, trực tràng và hậu môn.

Đâu là nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư đường tiêu hóa?

Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư đường tiêu hóa là sự phối kết hợp của nhiều yếu tố như: gene di truyền, giới tính, tuổi tác, môi trường sống, lối sống, chế độ dinh dưỡng và nguồn thực phẩm… nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống.

Một vài bệnh lý khác cũng được xem như là tổn thương tiền ung thư. Cụ thể như: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá mặn, hút thuốc hay thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều hóa chất nitrosamines, muối hóa học… cũng có thể gây ra những biến đổi gene biểu mô của dạ dày.

Trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa, ung thư nào thường gặp nhất? Nguyên nhân?

Tùy thuộc vào các vùng dịch tễ mà tỷ lệ các ung thư khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, ung thư dạ dày và đại tràng là hay gặp nhất. Yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày: Chế độ ăn thường ăn thức ăn có nitrosamin trong thực phẩm ướp muối, lên men, hun khói…; thức ăn nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori; do yếu tố di truyền, do căng thẳng stress…

Yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng: Chế độ ăn (Nhiều mỡ, thịt động vật); Bệnh lý tiền ung thư như: bệnh viêm loét đại tràng mạn tính, bệnh Crohn, Polyp…; Một số hội chứng di truyền: đa polyp… Tại Việt Nam, ung thư dạ dày thường gặp hơn cả. Trong khi ở xã hội phương Tây thì tỷ lệ ung thư đại trực tràng cao hơn. Nguyên nhân của tình trạng này có thế là do chế độ ăn uống, dinh dưỡng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khác nhau.

Tiến hành khám sàng lọc,

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ,

Đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao hay có các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa. Người trên 40 tuổi gầy sút hoặc có hội chứng dạ dày cần được soi dạ dày kiểm tra.

Những đối tượng khác: nên làm xét nghiệm máu, soi phân, nội soi đại trực tràng 3-5 năm/lần.

Những người như thế nào thường mắc ung thư đường tiêu hóa?

Những người có lối sống thiếu lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, ít vận động… là những người có nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa cao.

Nguy cơ mắc bệnh này cũng tăng lên với những người có độ tuổi từ 40 trở lên.

Những người có người thân bị mắc ung thư cũng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với những người bình thường.

Bạn nên đi kiểm tra thường xuyên (6 tháng /1 lần) nếu trong nhà bạn từng có người bị ung thư, và nên có biện pháp để phòng tránh.

Điều trị ung thư đường tiêu hóa như thế nào?

Như đã trình bày ở các bài viết khác, để điều trị ung thư đường tiêu hóa, y học vẫn thường kết hợp giữa ba phương pháp chính đó là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Cũng tùy vào tính chất của bệnh, thể chất của bệnh nhân và tình trạng ung thư mà bác sỹ sẽ định lượng sử dụng từng phương pháp hay kết hợp các phương pháp này.

Với giai đoạn mới chớm, phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu được đưa ra đối với hầu hết các loại ung thư đường tiêu hóa. Cơ hội chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân rất cao nếu được phát hiện sớm. Đó là lý do vì sao phát hiện những ung thư này ở giai đoạn sớm là một chiến lược hiệu quả.