Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư Tuyến Giáp / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư Tuyến Giáp

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp bao gồm xạ hình tuyến giáp, siêu âm, chụp cắt lớp, các xét nghiệm sinh hóa. Ung thư tuyến giáp là căn bệnh dần phổ biến ở Việt Nam. Cho đến nay, thống kê tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 2-3 lần so với nam giới. Ung thư tuyến giáp có tính chất tiến triển chậm nên tiên lượng khá tốt.

Biểu hiện ung thư tuyến giáp thường là khó thở, khó nuốt, xuất hiện u cục ở vùng cổ hoặc hạch nổi lên, có cảm giác vướng bị bó chặt ở vùng cổ. Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp một cách chính xác, bạn cần làm các xét nghiệm sau:

Siêu âm tuyến giáp để phân biệt u đặc hay u nang

Xét nghiệm dấu ấn ung thư: T3, FT4, TSH, Tg (Thyroglolubin)

Chọc hút tế bào vào khối u hoặc hạch

Sinh thiết kim tại khối u tuyến giáp: cho kết quả đến 90%

Sinh thiết lạnh (còn gọi là sinh thiết tức thì) được tiến hành trong lúc mổ có thể xác định khối u tuyến giáp được lấy ra là lành tính hay ác tính. Từ đó, bác sĩ sẽ có cách thức phẫu thuật thích hợp.

Chụp X-Quang thường, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để đánh giá vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn, chèn ép của khối u vào các bộ phận xung quanh như khí quản, thưc quản…

Chụp xạ hình tuyến giáp: phần lớn ung thư tuyến giáp không đốt bằng iot phóng xạ và biểu hiện bằng hình ảnh ”nhân lạnh”.

Chụp xạ hình toàn thân có thể phát hiện những ổ di căn xa, đặc biệt là di căn xương.

Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư có tiên lượng tốt nhất vì quá trình phát triển chậm. Tỉ lệ sống thêm sau 10 năm từ 80 đến 90% . Thậm chí, khi đã có di căn hạch cổ hoặc di căn xa vẫn còn khả năng cứu chữa. Tuy nhiên, đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa thì tỉ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.

Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa ung bướu để được làm các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp, từ đó có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra.

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Tg Trong Chẩn Đoán Ung Thư Tuyến Giáp

1. Tìm hiểu về xét nghiệm TG

TG (viết tắt của Thyroglobulin) là glycoprotein được sản xuất bởi các tế bào nang tuyến giáp và được giải phóng vào máu cùng với các hormone khác. Đây được coi là một dấu ấn ung thư đặc hiệu cho ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang và ung thư tuyến giáp tế bào Hürthle.

Hình 1: TG là một dấu ấn đặc hiệu cho ung thư tuyến giáp.

Hormon kích thích tuyến giáp TSH chính là chất kích thích quan trọng để tổng hợp và giải phóng ra TG. Thời gian bán hủy của TG trong huyết thanh khoảng 2 – 4 ngày.

Xét nghiệm TG là phương pháp đo hàm lượng TG có trong máu, từ đó là cơ sở để chẩn đoán các rối loạn tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.

2. Xét nghiệm TG được thực hiện trong trường hợp nào?

Không phải tất cả các loại ung thư tuyến giáp đều tổng hợp ra TG, chủ yếu có 2 loại là ung thư tuyến giáp thể nhú và ung thư tuyến giáp thể nang. Trong trường hợp này nồng độ TG thường tăng rất cao.

Xét nghiệm TG được sử dụng như một xét nghiệm quan trọng để phát hiện các dạng ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.

– Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang và ung thư tuyến giáp tế bào Hürthle.

– Kết hợp với xét nghiệm TSH trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Đánh giá xem tuyến giáp có tổng hợp TG hay không, nếu có thì sau khi điều trị cần xét nghiệm TG định kỳ để theo dõi sự tái phát.

– Kiểm tra nguyên nhân của chứng cường giáp đồng thời theo dõi hiệu quả điều trị bệnh Basedow.

– Chẩn đoán phân biệt giữa viêm tuyến giáp bán cấp và nhiễm độc giáp do sử dụng thuốc.

– Kết hợp với xét nghiệm kháng thể Anti-Tg, Anti-TPO để xác định nguyên nhân suy giáp ở những bệnh nhân nghi ngờ xem có kháng thể kháng tuyến giáp hay không.

– Xét nghiệm đo hàm lượng TG được thực hiện trước và sau phẫu thuật tuyến giáp để đánh giá hiệu quả điều trị, xem còn sót lại tế bào ung thư hay không.

– Xét nghiệm TG và Anti-TG được sử dụng như một bộ đôi xét nghiệm rất hiệu quả trong việc theo dõi tiến triển ung thư và phát hiện sự tái phát.

Hình 2: Ung thư tuyến giáp.

Ngoài chẩn đoán ung thư tuyến giáp, TG còn được sử dụng để phát hiện những bệnh nhân nghi ngờ mắc cường giáp, phì đại tuyến giáp, viêm tuyến giáp, Basedow, xác định nguyên nhân suy giáp bẩm sinh ở trẻ em.

3. Xét nghiệm TG tăng hoặc giảm phản ánh điều gì về bệnh tuyến giáp?

Giá trị bình thường của TG trong khoảng 0,2 đến 50 ng/mL, trong khi đó Anti-TG dưới 4 IU/mL ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng phương pháp xét nghiệm và giới hạn của từng phòng xét nghiệm mà giá trị bình thường của TG có thể thay đổi một chút. Trẻ nhỏ sau khi sinh nồng độ TG có thể đạt 36 đến 38 ng/mL.

Khi hàm lượng TG tăng hoặc giảm sẽ phản ánh những vấn đề về tuyến giáp như sau:

Hàm lượng TG tăng

– Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chưa điều trị hoặc ung thư tuyến giáp di căn như dạng thể nhú, thể nang (ung thư tế bào Hürthle).

– Sau phẫu thuật hoặc hóa trị liệu, nếu ung thư tuyến giáp có tái phát thì nồng độ TG sẽ tăng dần lên.

– Nếu trong trường hợp ung thư tuyến giáp di căn, sau những đợt điều trị ban đầu thì hàm lượng TG cũng có thể tăng dần.

– Trong một số bệnh lành tính thì nồng độ TG cũng có thể tăng như Basedow, bệnh bướu cổ đa nhân, u hạch lành tính, viêm tuyến giáp cấp, u tuyến giáp lành tính,…

Hàm lượng TG giảm

– TG giảm trong trường hợp nhiễm độc tuyến giáp nhân tạo.

– Suy giáp do bướu cổ ở trẻ em.

Hình 3: TG có thể giảm trong suy giáp do bướu cổ ở trẻ em.

Tuy nhiên xét nghiệm TG thường được khuyến cáo không nên sử dụng để sàng lọc số lượng lớn bệnh nhân khi không có triệu chứng ung thư tuyến giáp. Bởi lẽ tỷ lệ loại ung thư này còn thấp và nồng độ TG có thể tăng trong những bệnh lý khác không phải ung thư tuyến giáp.

Cũng chính vì vậy để chẩn đoán chính xác ung thư tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm nội tiết khác như T3, T4, TSH kết hợp với chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết tuyến giáp.

4. Thực hiện xét nghiệm TG an toàn, chính xác tại MEDLATEC

Trong suốt hơn 24 năm qua, MEDLATEC tự hào là một đơn vị tiên phong và có nền tảng vững chắc trong lĩnh vực xét nghiệm. Các phòng lab được thiết kế đúng tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn sinh học và chất lượng các xét nghiệm.

Nhằm giúp khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc đều có thể được sử dụng mọi dịch vụ, MEDLATEC đã xây dựng hàng loạt các chi nhánh, phòng xét nghiệm hiện đại trên khắp các tỉnh thành. Qua đó khách hàng có thể đến các cơ sở để được tư vấn, khám xét nghiệm một cách tiện lợi, nhanh chóng.

Nguồn nhân lực có trình độ cao và giàu kinh nghiệm chính là điều khiến cho bệnh nhân vô cùng an tâm khi khám bệnh tại MEDLATEC. Các y bác sĩ và chuyên gia hàng đầu từng công tác tại các bệnh viện lớn luôn sẵn lòng và hết mình vì người bệnh. Bạn sẽ được hưởng một sự chăm sóc sức khỏe tuyệt vời và hiệu quả.

Ngoài ra, các dịch vụ y tế lấy mẫu xét nghiệm tại nhà 24/ 24h, đặt lịch khám online, tra cứu kết quả, hỏi đáp cùng chuyên gia MEDLATEC cùng với vô vàn những ưu đãi đặc biệt luôn chờ đón bạn.

Chăm sóc sức khỏe bằng công nghệ y tế hiện đại, chất lượng với một chi phí hợp lý, hãy đến với MEDLATEC và trải nghiệm ngay thôi.

Ý Nghĩa Của Các Xét Nghiệm Trong Chẩn Đoán Và Theo Dõi Ung Thư Tuyến Giáp

Ung thư tuyến giáp ngày càng gia tăng và trẻ hóa, phổ biến thứ 6 trong các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới. Nhưng ung thư tuyến giáp có tiên tượng tốt nhất trong các bệnh ung thư, tỉ lệ khỏi hoàn toàn lên đến 80-90% ở giai đoạn đầu.

1. Chỉ số TSH

TSH là hóc môn tuyến yên chỉ huy tuyến giáp – Bình thường TSH khi XN sẽ nằm trong khoảng từ 0,2 đến 4,2 – Nếu TSH nhỏ hơn 0,2 thì gọi là cường giáp hay có cách gọi khác là thừa hóc môn. Nếu đang uống hóc môn giáp thì phải giảm liều lượng sử dụng thuốc xuống và sau đó 2 đến 3 tuần sau khi đã giảm thuốc phải đi XN lại xem TSH đã phù hợp chưa – Nếu TSH trên 4,2 tức là suy giáp hay có cách gọi khác là thiếu hóc môn giáp. Trong ung thư tuyến giáp, nếu mới cắt 1 thùy hoặc đã cắt toàn bộ tuyến giáp thì không nên để suy giáp vì nếu suy giáp thì cơ thể bắt các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau mổ phải phát triển to ra để sản xuất hóc môn vì đang thiếu hóc môn như vậy thì bệnh dễ tái phát, Do đó nếu thiếu hóc môn thì phải tăng liều hóc môn lên so với liều cũ đang uống và sau đó 2 đến 3 tuần sau phải XN lại xem đã đủ hóc môn không. Mỗi người sẽ được chỉnh TSH ở mức độ khác nhau tùy theo cân nặng, nhu cầu sử dụng hóc môn, tình trạng và giai đoạn ung thư tuyến giáp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh tim mạch của mỗi người, không ai giống ai. Đặc biệt phụ nữ mang thai thì 3 tháng đầu thai nhi không có tuyến giáp nên rất cần hóc môn do mẹ uống vào để phát triển các bộ phận, cơ quan. Vì vậy 2 tuần phải XN 1 lần để chỉnh hoóc môn của mẹ uống làm sao dưới 2,5 mới đạt yêu cầu. Ngoài ra có thể XN thêm XN hóc môn giáp như T3, FT4 để cùng với XN TSH sẽ điều chỉnh hóc môn giáp uống vào cho thích hợp.

2. Chỉ số TG và anti TG

TG và anti TG chỉ có ý nghĩa theo dõi tình trạng bệnh ung thư tuyến giáp sau khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp – TG( thyroglobulin) là tiền thân protein hoóc môn tuyến giáp, là một glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 660 kD. Cơ bản phân tử này gồm 2 chuỗi protein 300 kD và 330 kD, liên kết với nhau bằng cầu nối disulfide. Tg được các tế bào tuyến giáp tổng hợp với lượng lớn và phóng thích vào khoang trong của nang giáp. – Anti TG là kháng thể kháng lại thyroglobulin – Nếu tuyến giáp chưa mổ mà TG và anti TG cao thì thường là viêm giáp, hoặc chỉ cần sau khi chọc tế bào tuyến giáp và sau đó lấy máu làm XN thì cũng làm TG và anti TG tăng cao. TG và anti TG không có giá trị chẩn đoán k giáp – Nếu sau khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp mà TG và anti TG cao có nghĩa là có thể nhu mô tuyến giáp còn sót lại ở cổ còn nhiều hoặc có di căn hạch hoặc có di căn xa – TG và anti TG càng thấp càng tốt

3. Chỉ số Calcitonin

Calcitonin chỉ do tế bào C nằm cạnh tế bào tuyến giáp tiết ra, rất đặc hiệu trong chẩn đoán và theo dõi ung thư thể tủy. Khi XN máu chỉ duy nhất XN calcitonin là có giá trị chẩn đoán còn các Xn máu khác như TG và anti TG chỉ có giá trị theo dõi sau mổ, sau khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên ung thư tuyến giáp thể tủy chiếm tỷ lệ rất ít, nếu khi nghi ngờ mới chỉ định làm XN calcitonin.

4. Xét nghiệm tế bào tuyến giáp bằng chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm

– Vì tuyến giáp nhiều mạch máu nên phải chọc bằng kim nhỏ để tránh chảy máu – Chọc dưới hướng dẫn của siêu âm để tìm đúng u, chọc vào u nghi ngờ nhất. Tuy nhiên sẽ cho ra 4 khả năng như sau: – Có thể kết quả âm tính giả tức là mặc dù ung thư nhưng vẫn cho kết quả âm tính vì có thể u ở vị trí khó lấy tế bào, u quá cứng không lấy được tế bào, bs chọc chưa có kinh nghiệm, bs đọc xn không chính xác hoặc tế bào không điển hình không phân biệt được là loại tế bào gì… – Có thể cho kết quả dương tính giả có nghĩa là mặc dù là lành tính nhưng đọc nhầm thành ung thư có thể do trình độ bs đọc, do tế bào không điển hình khó phân biệt giữa lành và ác … – Âm tính thật và dương tính thật thì không cần bàn đến Như vậy chọc tế bào cũng xảy ra 4 khả năng, tuy nhiên tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả thấp.

5. Sinh thiết tức thì trong mổ

Sinh thiết tức thì trong mổ, tức là khi mổ, Bs mổ sẽ chọn ra nhân nào nghi ngờ nhất, bổ đôi ra xem xét trực tiếp bằng mắt thường xem ntn và sau đó gửi nhân cho Bs khoa Giải phẫu bệnh đọc kết quả trên kính hiển vi xem có tế bào bất thường ở nhân không, thể ung thư là loại gì. Kết quả sẽ được trả lời trong vòng 30 phút – Độ chính xác của kết quả phụ thuộc vào trình độ của Bs đọc kết quả – Tuy nhiên cũng có trường hợp tế bào rất khó nhận biết là lành hay ác tính – Lúc này quyết định mổ tiếp hay dừng lại chờ kết quả chính xác hơn là giải phẫu bệnh lại tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của Bs mổ. Nếu với kinh nghiệm của mình Bs mổ có thể đồng thuận với nhận định của Bs xét nghiệm hoặc phủ nhận nhận định của Bs xét nghiệm. – Chính vì thế sinh thiết tức thì cũng như con dao 2 lưỡi, các Bs mổ không có kinh nghiệm sẽ dựa hoàn toàn vào Bs xét nghiệm dẫn đến các tình huống như sinh thiết tức thì là dương tính quyết định cắt toàn bộ tuyến giáp, sau mổ 1 tuần kết quả giải phẫu bệnh lại là âm tính. – Sinh thiết tức thì cũng cho ra 4 khả năng như trên, tuy nhiên kết quả âm tính giả và dương tính giả thấp hơn chọc tế bào.

6. Giải phẫu bệnh

Giải phẫu bệnh là khối u khi lấy ra khỏi cơ thể, sẽ theo 1 quy trình chặt chẽ hơn, có thời gian hơn để xem u đó lành tính hay ác tính, ác tính thì thể gì. – Lúc này có thời gian nên Bs XN sẽ làm đi làm lại, tìm phần nào nghi ngờ nhất để đọc, có thời gian để hội chẩn trong và ngoài khoa với nhau nên kết quả chính xác hơn sinh thiết tức thì. – Tuy nhiên giải phẫu bệnh vẫn xảy ra 4 khả năng như trên nhưng âm tính giả và dương tính giả ít hơn sinh thiết tức thì, chủ yếu là không phân biệt được ung thư thể gì thôi.

7. Xét nghiệm hóa mô miễn dịch

Nếu giải phẫu bệnh vẫn không rõ ràng, bước tiếp theo là làm XN hóa mô miễn dịch là quá trình xác định chọn lọc kháng nguyên (protein) trong tế bào của một mẫu mô, mẫu u nhờ nguyên tắc kháng nguyên gắn đặc hiệu với kháng thể. Nhuộm hóa mô miễn dịch được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán các tế bào bất thường đặc biệt là trong các khối ung thư. Dựa vào đó sẽ nhận định đây là ung thư thể gì căn cứ vào đây để thông báo cho người bệnh biết kết quả đồng thời cũng dựa vào phản ứng hóa học để điều trị loại thuốc, loại hóa chất phù hợp nhất cho từng loại ung thư. – Độ chính xác của XN rất cao, tuy nhiên cũng có tỷ lệ rất ít cho kết quả không chính xác có thể do quy trình, thao tác, hóa chất, loại tế bào khác thường….

8. Xét nghiệm Calcitonin và CEA

Xét nghiệm Calcitonin và CEA trong chẩn đoán và theo dõi ung thư tuyến giáp thể tủy. Nếu XN sau mổ càng thấp càng tốt, tiên lượng càng tốt.

Theo chúng tôi Mai Văn Sâm

Chẩn Đoán Và Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư Phổi » Sống Khỏe

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi hiện nay

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi (UTP) xảy ra khi các tế bào bình thường ở phổi biến đổi thành tế bào bất thường và không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, đồng thời có xu hướng ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, ung thư phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở cả hai giới.

Ung thư phổi được chia ra thành hai loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (khoảng 80%) và ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 20 %), trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ tiến triển nhanh, tiên lượng xấu hơn. Biểu hiện lâm sàng ung thư phổi rất phong phú, nhưng giai đoạn đầu bệnh thường diễn biến âm thầm, biểu hiện kín đáo. Khi có biểu hiện lâm sàng thì đa số bệnh đã ở giai đoạn tiến triển không còn khả năng điều trị triệt căn.

Chẩn đoán xác định bệnh ung thư phổi dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi là gì?

·

       

Các triệu chứng hô hấp:

o

  

Ho khan là triệu chứng hay gặp nhất

o

  

Ho khạc đờm hoặc lẫn máu

o

  

Khó thở

o

  

Hội chứng viêm phế quản phổi cấp hoặc bán cấp

·

       

Các triệu chứng do chèn ép, xâm lấn:

khi xuất hiện các triệu chứng này thì UTP thường đã ở giai đoạn muộn.

o

  

Đau ngực

o

  

Nói khàn

o

  

Nuốt nghẹn

o

  

Nấc

o

  

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên

o

  

Hội chứng 3 giảm do TDMP

·

       

Các triệu chứng di căn xa

o

  

Di căn hạch: sờ thấy hạch vùng nách, cổ

o

  

Di căn não: đau đầu, buồn nôn, nôn, đôi khi bệnh nhân xuất hiện liệt.

o

  

Di căn xương: đau xương ở vị trí di căn, gãy xương bệnh lý.

o

  

Di căn gan: đau hạ sườn phải, sờ thấy gan to, u vùng hạ sườn phải

o

  

Di căn da vùng ngực: thấy nốt di căn dưới da vùng ngực.

Các xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi

·

       

Chụp X-quang phổi:

có thể phát hiện u phổi, nhưng với những tổn thương nhỏ đôi khi không thấy.

·

       

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực(CT) hoặc PET-CT:

có thể phát hiện u phổi (kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn), kể cả những tổn thương nhỏ, ngoài ra có thể thấy hạch trung thất, tổn thương di căn phổi, màng phổi. Ngoài ra, CLVT còn là phương tiện giúp định hướng trong sinh thiết xuyên thành ngực để chẩn đoán xác định mô bệnh học UTP.

·

       

Soi phế quản:

qua soi phế quản ta có thể quan sát được khối u xuất phát từ phế quản và thực hiện được các kĩ thuật để lấy bệnh phẩm làm tế bào học, mô bệnh học như sinh thiết phế quản, chải rửa phế quản, sinh thiết phế quản xuyên thành ở vùng tương ứng với khối u.

·

       

Xét nghiệm mô bệnh học:

giúp chẩn đoán xác định thông qua bệnh phẩm được lấy từ nội soi phế quản, hoặc qua sinh thiết xuyên thành ngực dưới dưới dẫn cắt lớp vi tính

·

       

Xét nghiệm tế bào học:

chọc hút tế bào hạch, chọc dò dịch màng phổi giúp tìm tế bào ác tính

·

       

Một số xét nghiệm đánh giá tình trạng di căn:

o

  

PET/CT: giúp đánh giá chính xác các tổn thương di căn, từ đó chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh

o

  

Xạ hình xương: phát hiện các tổn thương di căn xương

o

  

Chụp cộng hưởng từ sọ não: phát hiện di căn não

o

  

Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng: phát hiện ổ di căn gan, thượng thận…

·

       

Xét nghiệm khác

o

  

Xét nghiệm máu chỉ điểm khối u như CEA, SCC, Cyfra 21-1

o

  

Kỹ thuật sinh học phân tử như FISH, PCR, giải trình tự gen, là cơ sở để điều trị liệu pháp trúng đích

Chẩn đoán xác định bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng phối hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng (chụp X quang, cắt lớp vi tính, nội soi phế quản), kết hợp với kết quả mô bệnh học, tế bào học các bệnh phẩm lấy qua nội soi phế quản, sinh thiết, chọc hút qua thành ngực, dịch màng phổi, hạch thượng đòn… Đây là tiêu chuẩn vàng xác đinh ung thư phổi.

Chẩn đoán giai đoạn bệnh như thế nào?

Ung thư phổi được chia ra hai loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Mỗi loại được chẩn đoán giai đoạn hoàn toàn khác nhau.

·

       

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, có 4 giai đoạn:

o

  

Giai đoạn 1 – u nhỏ dưới 5 cm chỉ ở một bên phổi, chưa lan ra ngoài phổi và hạch bạch huyết

o

  

Giai đoạn 2 – ung thư đã lan ra hạch bạch huyết cùng bên với tổn thương hoặc u đã có kích thước từ 5 đến 7 cm

o

  

Giai đoạn 3 – ung thư đã lan ra hạch bạch huyết ở trung thất (giữa hai lá phổi) hoặc kích thước u trên 7 cm

o

  

Giai đoạn 4 – ung thư đã lan ra các cơ quan khác ngoài nhu mô phổi như não, xương, gan, màng phổi gây tích tụ dịch trong lồng ngực (tràn dịch màng phổi).

·

       

Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, chỉ có 2 giai đoạn:

o

  

Giai đoạn bệnh khu trú – khi u chỉ khu trú ở một bên phổi

o

  

Giai đoạn bệnh lan tràn – khi ung thư đã lan sang phổi bên đối diện hoặc các cơ quan khác như não, gan, xương…

  Theo chúng tôi Nguyễn Tiến Quang (Bệnh viện K)