Xét Nghiệm Ung Thư Máu

Trong các bệnh ung thư, ung thư máu là bệnh lý ác tính có tỷ lệ gây tử vong cao nhất hiện nay. Các xét nghiệm ung thư máu là giải pháp hiệu quả giúp các bác sĩ xác nhận kết quả chẩn đoán, loại và giai đoạn của căn bệnh này từ đó đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh. Hiện nay, các loại xét nghiệm ung thư máu rất đa dạng. Tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe mà mỗi bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm nhất định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua các thông tin sau đây.

1. Hiểu đúng về bệnh ung thư máu

Ung thư máu (hay còn được gọi là bệnh bạch cầu, máu trắng) là loại ung thư ác tính có tỷ lệ gây tử vong ở mức báo động trên toàn cầu. Bệnh xuất hiện khi cơ thể chúng ta bắt đầu xuất hiện sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Đột biến tủy xương và ăn dần các tế bào hồng cầu – thành phần quan trọng của máu là hậu quả của hiện tượng này. Từ đó, người bệnh sẽ gặp các vấn đề như thiếu máu nghiêm trọng, chảy máu, nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

Bệnh ung thư máu được chia thành 3 loại chính, bao gồm: bệnh bạch cầu, đa u tủy và ung thư hạch bạch huyết. Trong đó, mỗi loại ung thư máu sẽ có những triệu chứng và đặc trưng riêng. Đặc biệt, tỷ lệ mắc ung thư máu ở người lớn và trẻ em hiện nay đều rất cao – ở mức báo động toàn cầu. Tuy nhiên, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Để phục vụ hiệu quả cho việc điều trị chắc chắn không thể thiếu các xét nghiệm ung thư máu.

2. Các triệu chứng bệnh ung thư máu

Các triệu chứng của bệnh ung thư máu thường rất dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng sức khỏe khác. Hãy thực hiện các xét nghiệm ung thư máu ngay nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau:

Có những triệu chứng thiếu máu như thường xuyên mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…

Thường xuyên bị sốt hoặc ớn lạnh

Dễ bầm tím và có hiện tượng chảy máu không kiểm soát

Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng

Hạch bạch huyết bị sưng, các khu vực háng, bụng, cánh tay, cổ và mặt bị phù bất thường

Có biểu hiện đau nhức xương khớp

Biếng ăn, sụt cân không kiểm soát

Gặp các vấn đề về răng, nướu

Giảm thị lực và co giật

3. Các xét nghiệm ung thư máu thường được bác sĩ chỉ định

Các xét nghiệm ung thư máu sẽ giúp bác sĩ tầm soát, xác định ung thư máu cũng như loại ung thư máu mà bạn mắc phải. Khi bắt đầu liệu trình điều trị căn bệnh quái ác này, người bệnh cần phải thường xuyên xét nghiệm định kỳ để theo dõi khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể.

Trong các xét nghiệm ung thư máu, xét nghiệm máu và sinh thiết là các xét nghiệm phổ biến thường được chỉ định thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ cũng cần các xét nghiệm hình ảnh để theo dõi hoặc kiểm tra hiệu quả của phác đồ điều trị ung thư máu cho bệnh nhân.

Tùy thuộc vào từng triệu chứng và loại ung thư máu của người bệnh cũng như cơ địa của mỗi người mà việc thực hiện các xét nghiệm ung thư máu có thể khác nhau.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Với xét nghiệm này, để đo số lượng từng loại tế bào trong máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu thì bác sĩ sẽ dùng một máy chuyên dụng để phân tích mẫu máu. Mẫu máu của bạn sẽ được tiếp tục kiểm tra dưới kính hiển vi nếu kết quả xét nghiệm cho thấy những bất thường trong số lượng tế bào trong máu.

Xét nghiệm kiểm tra sàng lọc nhiễm trùng/ nhiễm virus: Việc xác định rõ về tình trạng sức khỏe của người bệnh là việc làm cần thiết để quá trình điều trị ung thư máu diễn ra thuận lợi. Do đó, người mắc bệnh ung thư máu có thể làm một số xét nghiệm cho các tình trạng như HIV, viêm gan B và C. Bác sĩ phải kết hợp điều trị các bệnh do các virus này gây ra cùng lúc với quá trình chữa ung thư máu nếu kết quả bạn bị nhiễm bệnh với những virus này.

Xét nghiệm máu ngoại biên: Để kiểm tra kích cỡ, hình dạng và tình trạng sức khỏe của các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu bác sĩ sẽ cho người bệnh ung thư máu thực hiện xét nghiệm máu ngoại biên.

Xét nghiệm Ure và chất điện giải trong máu: Loại xét nghiệm ung thư máu này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra chức năng của thận để có những chỉ định liều thuốc thích hợp, đồng thời xác định xem phương pháp điều trị ung thư có làm tổn thương thận không.

Các xét nghiệm khác: Người bệnh ung thư máu có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm phân tích tế bào dòng chảy, xét nghiệm di truyền tế bào,…

Sinh thiết tủy xương

Thực hiện sinh thiết tủy xương giúp bác sĩ phát hiện ra những tế bào bất thường. Để tiến hàng thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẩu nhỏ tủy xương và kiểm tra dưới kính hiển.

Sinh thiết tủy xương có hai loại, bao gồm: lấy dịch tủy xương bằng cách chọc hút và lấy tủy xương xốp cùng với một số xương khác bằng cách khoan.

Sinh thiết tủy xương là loại xét nghiệm ung thư máu được sử dụng để chẩn đoán ung thư máu. Kết quả xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ảnh hưởng của ung thư đến cơ thể và đưa ra phương pháp điều trị ung thư máu phù hợp và hiệu quả.

Sinh thiết hạch bạch huyết

Sinh thiết hạch bạch huyết là một trong những loại xét nghiệm ung thư máu khác thường được bác sĩ chỉ định thực hiện đối với người bệnh. Việc lấy mẫu hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi ung thư để xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ xác định ung thư hạch bạch huyết hoặc một số loại ung thư khác.

Các xét nghiệm hình ảnh

Để chẩn đoán loại ung thư máu cũng như theo dõi, kiểm tra các triệu chứng của bệnh thì các xét nghiệm hình ảnh là hoàn toàn cần thiết.

Một số xét nghiệm hình ảnh thường được bác sĩ chỉ định như:

Chụp CT: Thực tế, chụp CT không phải là xét nghiệm ung thư máu thông thường cho bệnh nhân. Chụp CT chỉ cần thiết khi người bệnh có những dấu hiệu như sưng gan hoặc lá lách.

Chụp MRI: Thực hiện loại xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát những phần mô mềm để kiểm tra tình trạng tổn thương do ung thư gây ra. Đặc biệt, MRI sử dụng sóng vô tuyến nên không làm cản trở đến quá trình điều trị bệnh ung thư máu.

Chụp PET: Loại xét nghiệm ung thư máu này thường đề nghị nếu bạn bị sưng hạch bạch huyết.

Chụp X-quang: Để có thể quan sát rõ hơn các cơ quan trong cơ thể, các bác sĩ thường chỉ định chụp X-quang đối với bệnh nhân. Ngoài ra, ở lần chẩn đoán đầu tiên hoặc bạn bị u tủy thì cũng có thể cần chụp X-quang để kiểm tra xương và tình trạng nhiễm trùng.

Siêu âm: Để có thêm thông tin về tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm. Hơn nữa, đây cũng là loại xét nghiệm giúp bác sĩ nhìn thấy các hạch bạch huyết trong quá trình sinh thiết.

Như vậy, các xét nghiệm ung thư máu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư máu. Việc thực hiện các xét nghiệm định kỳ sẽ giúp bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh lý và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Giấy Xét Nghiệm Ung Thư Máu

Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm khởi phát từ các tổ chức tế bào máu bất thường. Đây cũng là loại ung thư duy nhất không hình thành khối u. Bệnh xuất hiện khi cơ thể mất khả năng kiểm soát các tế bào bạch cầu trong máu.

Chúng bắt đầu tạo ra các tế bào bạch cầu khác thường, ác tính. Các tế bào này phát triển vô độ, lấn át các tế bào máu bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư máu.

Tìm hiểu về giấy xét nghiệm ung thư máu

Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm! Nó thường ủ bệnh trong thời gian dài rất khó để phát hiện. Việc phát hiện bệnh ung thư máu ở giai đoạn sớm rất quan trọng. Nó giúp ngăn chặn kịp thời sự đột biến của các tế bào trong cơ thể. Do đó, cách duy nhất để chẩn đoán chính xác và kịp thời là làm xét nghiệm máu. Quá trình này không thể thiếu những tờ giấy xét nghiệm ung thư máu.

Người đi xét nghiệm máu sẽ được lấy máu và đem đi xét nghiệm. Sau đó kết quả sẽ được trả về, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ được thể hiện rõ trong giấy xét nghiệm ung thư máu.

Mẫu giấy xét nghiệm này còn thể hiện đề nghị của bác sĩ đối với bệnh nhân để có hướng điều trị đúng đắn nhất. Đồng thời, có xác nhận của trưởng khoa đảm bảo những thông tin ghi trên giấy là chính xác.

Khi đi xét nghiệm máu cần lưu ý những vấn đề gì?

Xét nghiệm ung thư máu để phát hiện và chữa trị kịp thời là hết sức quan trọng. Việc này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh và có được giấy xét nghiệm ung thư máu. Khi đi xét nghiệm, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau để đảm bảo kết quả chính xác.

1. Xét nghiệm ung thư máu ở đâu?

Có không ít trường hợp “Bệnh một nơi, kết quả một nẻo”, thật nguy hiểm! Không những phán sai bệnh mà còn bỏ lỡ “giai đoạn vàng” điều trị. Muốn kết quả ung thư máu chính xác bạn nên đặt niềm tin vào các bệnh viện uy tín. Đó là những nơi được cấp phép rõ ràng, trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Người bệnh có thể đến khám trực tiếp tại các bệnh viện gần nhất để đảm bảo an toàn.

2. Không sử dụng thuốc, thực phẩm trước khi làm xét nghiệm

Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm máu là vào buổi sáng. Trước khi đi xét nghiệm bạn không nên ăn no, tránh sử dụng các chất kích thích. Bởi các chất dinh dưỡng sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao. Điều này khiến kết quả chẩn đoán có phần sai lệch.

Ngoài ra bạn cũng tránh sử dụng thuốc, thực phẩm từ 4 đến 6 giờ trước khi xét nghiệm. Điều này đảm bảo có được kết quả trên giấy xét nghiệm ung thư máu chính xác.

3. Vệ sinh và khử trùng dụng cụ trước khi lấy máu

Các dụng cụ lấy máu phải đảm bảo sạch sẽ, mới hoàn toàn. Không sử dụng chung kim tiêm với người khác. Yêu cầu các nhân viên y tế phải khử trùng dụng cụ trước khi lấy máu. Điều này giúp tránh được sự tiếp xúc của các vi khuẩn, virus gây hại.

♦ Xem thường những biểu hiện ung thư này, rồi bạn sẽ phải hối hận ♦ Lý do tại sao xét nghiệm máu có phát hiện ung thư ♦ Tầm quan trọng của xét nghiệm hóa mô miễn dịch trong điều trị ung thư

IMMUCAN – Sản Phẩm Tăng Cường Miễn Dịch

Xét Nghiệm Máu Ung Thư Phổi

Xét nghiệm máu ung thư phổi tìm chất chỉ điểm khối u có thể được kết hợp trong chẩn đoán bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên độ nhạy của phương pháp này không cao và cần kết hợp với nhiều phương pháp khác để đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

Xét nghiệm máu ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là bệnh ung thư rất nguy hiểm có tỷ lệ mắc mới và tử vong cao hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới do tốc độ di căn nhanh và ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở của người bệnh. Bệnh thường diễn biến âm thâm ở giai đoạn đầu và biểu hiện bệnh chỉ thường xuất hiện khi đã ở giai đoạn tiến triển. Tuy có tiên lượng sống thấp hơn so với một số bệnh ung thư thường gặp nhưng bệnh nhân ung thư phổi vẫn có cơ hội điều trị thành công hoặc kéo dài thời gian sống nếu phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực. Vì vậy, các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi sớm có ý nghĩa quan trọng.

Xét nghiệm máu ung thư phổi là xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư phổi qua một số chất chỉ điểm khối u như CEA, SCC, CA 125, Cyfra 21 – 1… Ung thư phổi được phân chia làm 2 loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ và một số xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư trên chỉ có giá trị với một loại ung thư. Ví dụ như, SCC chỉ có giá trị trong tìm dấu ấn ung thư phổi không tế bào nhỏ trong khi Cyfra 21 – 1 lại có giá trị với cả 2 loại ung thư.

CA 125: chỉ số CA 125 bình thường ở mức dưới 35 U/ml. chỉ số này có thể tăng trong một số trường hợp như u nang buồng trứng, viêm tụy, xơ hóa tụy…

Xét nghiệm máu ung thư phổi chỉ giúp định lượng dấu ấn ung thư. Để xác định chính xác tình trạng bệnh, cần phải làm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Chụp X quang phổi: chụp X quang phổi có thể phát hiện những khối u hạch bất thường tại phổi

Sinh thiết: mẫu tế bào bất thường tại phổi hoặc vị trí nghi ngờ di căn có thể được loại bỏ đem sinh thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ được có thể được chỉ định để đánh giá mức độ lan rộng của các tế bào ung thư, có giá trị trong đánh giá giai đoạn bệnh.

Luôn đồng hành cùng mọi người bệnh trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Để đăng kí khám hoặc nhận thêm thông tin tư vấn trực tiếp về xét nghiệm máu ung thư phổi, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.

Xét Nghiệm Máu Ung Thư Vòm Họng

Chào bác sĩ! Em nghe nói bệnh ung thư vòm họng đang bị trẻ hóa nên những người 30 tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Hiện tại em muốn làm xét nghiệm ung thư vòm họng sớm và nghe nói xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện bệnh. Mong bác sĩ giải đáp giúp, xét nghiệm máu ung thư vòm họng có phát hiện ung thư không?

Nguyễn Dũng (Bắc Ninh)

Ung thư vòm họng là bệnh ung thư phổ biến thuộc khu vực đầu mặt cổ. Bệnh thường có biểu hiện không rõ ràng ở giai đoạn đầu, dễ bị bỏ qua và nhầm lẫn với một số bệnh lý mũi họng thông thường. Vì vậy, xét nghiệm ung thư vòm họng định kì có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện bệnh sớm ngay khi chưa có biểu hiện. Thực tế, ung thư vòm họng có thời gian tiến triển dài, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng thường gặp ở những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, đúng như bạn nói độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa và không ít trường hợp phát hiện bệnh khi chỉ ở độ tuổi 30.

Xét nghiệm máu ung thư vòm họng có phát hiện ung thư không?

Xét nghiệm máu ung thư vòm họng không thể phát hiện bệnh ung thư vòm họng và không có giá trị trong chẩn đoán ung thư sớm. Các xét nghiệm máu chỉ có tác dụng đánh giá sức khỏe tổng quát và chỉ có độ đặc hiệu trong một số chỉ điểm ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

Xét nghiệm ung thư vòm họng thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để xác định chính xác tình trạng bệnh. Một số phương pháp có gí trị trong xét nghiệm ung thư vòm họng là:

Nội soi tai mũi họng

Sinh thiết khối u

Chụp X quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ… để chẩn đoán mức độ di căn của khối u, chẩn đoán giai đoạn bệnh.

Ai nên xét nghiệm ung thư vòm họng? Tất cả những người trưởng thành đều có thể thực hiện xét nghiệm ung thư vòm họng và khuyến khích cho những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như người hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều thực phẩm mặn, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, mang gen hội chứng di truyền…

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám chẩn đoán ung thư vòm họng. Trường hợp phát hiện nghi ngờ, bệnh phẩm có thể được gửi sang Mỹ, Singapore xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất.

Xét Nghiệm Máu Ung Thư Dạ Dày

Xét nghiệm máu ung thư dạ dày là một trong những cách đơn giản và thường cần phải thực hiện để phát hiện sớm bệnh. Vậy xét nghiệm máu trong chẩn đoán ung thư dạ dày được thực hiện như thế nào? Hiệu quả ra sao? Ngoài xét nghiệm máu cần làm thêm các xét nghiệm nào khác không?

Nguyên nhân ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa

Theo các chuyên gia y tế, Việt Nam đứng thứ 18/20 nước có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, những người dưới 40 tuổi cũng có khả năng mắc bệnh do:

Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học

Nhiễm vi khuẩn HP do thói quen ăn uống chung đụng

Không điều trị triệt để những bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày

Không có thói quen thăm khám sức khỏe dẫn tới bệnh lý nặng dần lên

Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể gặp phải ở cả nam và nữ vì thế chúng ta cần chủ động thăm khám, tầm soát ung thư dạ dày định kỳ để kịp thời phát hiện sớm bệnh. Ung thư dạ dày nếu được điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt 70%.

Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư dạ

Xét nghiệm máu là bước đánh giá ban đầu giúp chẩn đoán sớm các chỉ số bất thường trong cơ thể, trong đó có ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm ung thư CA 72-4 và CEA:

CA 72-4 ở người bình thường là ≤ 6 U/mL. Khi mắc ung thư dạ dày, chỉ số CA 72-4 sẽ tăng cao bất thường. Ngoài ra, chỉ số này cũng tăng cao ở một vài trường hợp lành tính khác như viêm dạ dày, xơ gan, viêm phổi…

Có nhiều trường hợp mắc ung thư dạ dày nhưng chỉ số CA 72-4 và CEA không tăng. Vì thế, xét nghiệm này chỉ mang tính chất gợi ý, giúp bác sĩ căn cứ vào đó để chỉ định làm thêm các chẩn đoán chuyên sâu khác.

Các xét nghiệm, chẩn đoán khác giúp phát hiện ung thư dạ dày

Để phát hiện có hay không khối u trong dạ dày, ngoài xét nghiệm máu, bạn cần thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu khác như:

Nội soi dạ dày: hiện nay nội soi dạ dày không đau được nhiều người tin tưởng sử dụng. Bạn sẽ được gây mê với lượng thuốc mê vừa đủ để thực hiện quá trình nội soi. Bác sĩ sẽ luồn ống nội soi mềm, nhỏ có gắn nguồn sáng và camera, đưa vào cơ thể qua đường miệng xuống dạ dày, thực quản để quan sát toàn bộ tổn thương bên trong đường tiêu hóa trên. Hình ảnh nội soi sẽ được bác sĩ theo dõi qua màn hình vi tính giúp bác sĩ xác định vị trí, kích thước của khối u. Qua nội soi, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết – lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra nhằm xác định tính chất của khối u là u lành tính hay u ác tính.

Siêu âm ổ bụng: phương pháp này cũng giúp bác sĩ quan sát những tạng trong ổ bụng, phát hiện sớm kích thước, vị trí của khối u ở dạ dày.

Chụp CT: phương pháp này hiện đại hơn, giúp chẩn đoán chính xác khối u ở dạ dày và đánh giá giai đoạn bệnh cụ thể.

Để làm các xét nghiệm, chẩn đoán ung thư dạ dày, bạn cần tới trực tiếp bệnh viện để bác sĩ tiến hành kiểm tra và đưa ra các chỉ định cụ thể.

Tầm soát ung thư dạ dày là cách hiệu quả mà đơn giản hiện nay bao gồm đầy đủ các bước thăm khám, chẩn đoán giúp bác sĩ tìm ra khối u ở dạ dày. Qua tầm soát ung thư dạ dày còn giúp phát hiện mầm mống ung thư ngay từ khi chúng còn chưa có biểu hiện cụ thể, kích thước nhỏ. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, giúp kéo dài cơ hội sống.