Xac Dinh Ung Thu Phoi / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thu Khoang Mieng, Ung Thu, Dieu Tri Ung Thu Khoang Mieng, Benh Ung Thu Khoang Mieng, Nguyen Nhan Mac Benh Ung Thu, Phuong Phap Dieu Tri Ung Thu

Khái niệm về ung thư khoang miệng: bệnh ung thư khoang miệng là một loại bệnh có khối u ác tính trong khoang miệng thường hay gặp. Ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu khá giống với bệnh viêm loét khoang miệng, có rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu thường lầm tưởng là mình bị nhiệt miệng, loét miệng đơn thuần hoặc chỉ là một căn bệnh về miệng nào đó, chính điều này đã làm bỏ lỡ mất cơ hội điều trị bệnh sớm nhất và tốt nhất.

Nguy cơ gây ung thư khoang miệng:

Các nguyên nhân dẫn đến ung thư khoang miệng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng trong đó vẫn có các yếu tố sau: hút thuốc lá và uống bia rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh trong một thời gian dài: niêm mạc miệng bị kích thích bởi một chiếc răng nhọn hoặc đôi khi do xương cá đâm vào hoặc bị tác động do ăn trầu thuốc sau một thời gian dài. Ở Việt Nam, những người ăn trầu thuốc (thuốc lào) trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém… có thể gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển. Bệnh cũng thường gặp ở nhóm nam giới trên 40 tuổi;…

Ung thư khoang miệng có những triệu chứng

1. Đau đớn: giai đoạn đầu thông thường không đau hoặc chỉ một chỗ nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào, nếu như xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.

2. Thay đổi sắc da: Niêm mạc khoang miệng nếu như thay đổi màu sắc, màu nhợt hoặc màu đen lại, có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt là niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ, rất có thể là biến chứng của ung thư.

3. Loét không khỏi: Vết loét miệng thông thường không thể quá 2 tuần mà không khỏi, nếu như có cảm giác nóng rát, đau quá thời gian 2 tuần vẫn không đỡ nên cảnh giác với ung thư khoang miệng.

4. Sưng hạch: ung thư hạch thường di căn đến vùng hạch cổ gần đó, có khi ổ bệnh nguyên phát rất nhỏ, thậm chỉ triệu chứng còn chưa rõ, nhưng hạch vùng cổ đã bị di căn. Do đó, khi hạch vùng cổ đột ngột sưng to, cần đi kiểm tra chụp CT, để kiểm tra có phải hạch do ung thư hay không.

5. Bên trong khoang miệng chảy máu: Chảy máu là một tín hiệu nguy hiểm lớn của bệnh ung thư khoang miệng. Vì khối u phát triển trong khoang miệng tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.

6. Chức năng gặp trở ngại: Khối u có thể xâm lấn cơ đóng mở miệng và xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn, gây ra hiện tượng ngậm mở miệng khó khăn.

7. Xương hàm và răng: một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to, làm cho mặt bị lệch. Đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay, rụng, khi nhai đồ ăn khó khăn, có cảm giác khó nhai như người lắp răng giả, vùng khoang mũi họng tê, đau, sau khi điều trị thì bệnh không có chuyển biến, nên cảnh giác là căn bệnh ung thư khoang miệng.

8. Vận động của lưỡi và tri giác: tính linh hoạt của lưỡi bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê, tất cả đều cần kiểm tra xác định nguyên nhân sớm.

Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…, cũng phải lập tức đến bệnh viện sớm để kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác.

Điều trị sớm, hiệu quả cao

Ung thư khoang miệng được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2 được coi là giai đoạn sớm. Tùy theo giai đoạn của khối u mà bệnh nhân sẽ được điều trị các biện pháp thích hợp. Ở giai đoạn sớm, việc điều trị ung thư khoang miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể bảo tồn được chức năng của khoang miệng cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Còn ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, hiệu quả điều trị kém, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

Do đó khi thấy một trong các dấu hiệu đã nêu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Ngoài ra để phòng và hạn chế nguy cơ gây ung thư khoang miệng cần thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, không nên hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu,… giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng

1. Kiểm tra hình ảnh học

(1) Kiểm tra đồng vị phóng xạ có thể cho biết tình trạng tuyến giáp và di căn xương của ung thư miệng.

(2) Chụp Xquang và chụp cắt lớp, có thể giúp bác sỹ nắm được thông tin tương đối có giá trị về tình trạng bệnh khi ung thư miệng di căn đến xương hàm trên, hàm dưới, xoang mũi và các khoang cạnh mũi.

2. Xét nghiệm tế bào học và sinh thiết

(1)Xét nghiệm tế bào học phù hợp cho tiền ung thư chưa có triệu chứng hoặc ung thư giai đoạn đầu mà phạm vi xâm lấn của ung thư chưa rõ ràng, sử dụng cho những trường hợp kiểm tra sàng lọc, sau đó đối với những kết quả dương tính và hoài nghi ung thư sẽ tiếp tục tiến hành sinh thiết xác định chính xác bệnh.

(2)Đối với chuẩn đoán ung thư miệng biểu mô tế bào vảy thông thường áp dụng chọc hút hoặc cắt một phần khối u đi sinh thiết. Vì niêm mạc bề mặt thường loét hoặc không bình thường, vị trí nông, nên tránh tổ chức hoại tử, lấy tế bào tại nơi tiếp xúc giữa tổ chức ung thư với các tổ chức bình thường xung quanh, khiến cho những tiêu bản lấy được vừa có tế bào ung thư vừa có tế bào thường.

3. Tự kiểm tra

(1)Kiểm tra vùng đầu: Tiến hành quan sát sự đối xứng, chú ý sự thay đổi màu sắc da với vùng đầu và cổ.

(2) Kiểm tra vùng cổ: dùng tay kiểm tra, từ sau tai sờ đến xương hàm, chú ý khi sờ có thấy đau và sưng hay không.

(3) Kiểm tra môi: Trước tiên lật bên trong môi dưới, quan sát môi và niêm mạc trong môi, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái lật môi dưới từ trong ra ngoài, từ bên trái qua bên phải, sau đó kiểm tra môi trên cũng giống như vậy, sờ xem có khối u hay không, quan sát xem có tổn thương gì hay không. Tiếp đó dùng phương pháp tương tự kiểm tra bên trong môi trên.

(4) Kiểm tra lợi: Kéo môi ra, quan sát lợi, và kiểm tra bằng cách sờ vùng má xem có bất thường gì không.

(5) Kiểm tra lưỡi: đưa lưỡi ra, quan sát màu sắc và kết cấu lưỡi, dùng gạc vô trùng bọc đầu lưỡi lại sau đó kéo lưỡi hướng sang phải, rồi sang trái để quan sát 2 bên cạnh của lưỡi.

(6) Kiểm tra vòm miệng phía trên : đối với kiểm tra vòm miệng cần dùng phần tay cầm của bàn chải đánh răng đè lưỡi bẹt xuống, đầu hơi ngả về phía sau, quan sát màu sắc và hình thái của ngạc mềm và ngạc cứng.

Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư

Thứ hai, 28/04/2014 17:53

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu bệnh nhân mắc ung thư cần quan tâm vì nó có thể trở thành “vũ khí” giúp bạn vượt qua giai đoạn điều trị ung thư khó khăn.Cần bổ sung những gì?ProteinNhững bệnh nhân mắc chứng bệnh ung thư nên được bổ sung lượng lớn protein hơn bình thường để cơ thể tăng sức kháng cự với những tế bào đã mắc ung thư.Thêm vào đó, sau khi điều trị ung thư bằng hóa chất hoặc xạ trị thì cũng vẫn cần bổ sung protein vào trong cơ thể để phòng tránh những chứng bệnh viêm nhiễm.Các thực phẩm giàu protein có thể kể đến như thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các thực phẩm chế biến từ bơ sữa, lạc, các sản phẩm chế biến từ đậu tương.

Hydratcacbonat và các chất béo:Cacbonhydrat và các chất béo sẽ chuyển hóa giúp cơ thể tăng cường lượng calo. Lượng calo phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe của mỗi người.Bạn có thể tìm thấy lượng cacbonhydrat dồi dào trong rau xanh, trái cây, bánh mỳ, mỳ Ý, ngũ cốc…Các loại thực phẩm giàu chất béo như bơ, dầu, pho mát, các loại hạt, chất béo trong thịt, cá và thịt gia cầm.

Vitamin và khoáng chất:Một người bình thường khỏe mạnh có chế độ ăn uống hợp lý thì có thể tăng cường đủ lượng vitamin và khoáng chất, nhưng với bệnh nhân ung thư chế độ ăn uống có thể bị mất cân bằng, vậy nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn trước điều trị ung thư:Chế độ ăn trước khi điều trị ung thư là điều rất quan trọng, giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng chống chọi là với các tế bào ung thư.Cần uống đủ lượng nước cơ thể cần vì cơ thể rất dễ bị khử nước trong quá trình điều trị ung thư. Ngoài nước thường bạn có thể uống thêm nước trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin cũng như khoáng chất cho cơ thể.

Trong chế độ ăn uống cũng cần sự góp mặt của rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể. Nhưng lưu ý không nên bổ sung quá nhiều chất xơ vì đó có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị tiêu chảy. Ngoài ra, bệnh nhân trước khi điều trị ung thư cần hạn chế bổ sung các loại thịt đỏ vào trong chế độ ăn uống đặc biệt những loại thịt có lượng chất béo cao.

Nếu bạn có dấu hiệu bị giảm cân thì nên ăn thêm các thực phẩm có nguồn gốc từ bơ, pho mát, tinh dầu để tăng lượng calo cho cơ thể.

Chế độ ăn sau khi điều trị ung thư:Trong chế độ ăn uống sau khi điều trị ung thư cần ăn tăng cường và đa dạng các loại thực phẩm giàu protein và cacbonhydrat. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là nên ăn từ 5 – 7 phần rau xanh và trái cây, nên ưu tiên các loại trái cây có họ nhà cam quýt, các loại rau xanh sẫm và nhiều màu sắc.Nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc, bánh mỳ và các thực phẩm khác chế biến từ ngũ cốc.

Chế Độ Dinh Dưỡng Sau Phẫu Thuật Ung Thư Phổi

Sau phẫu thuật ung thư phổi người bệnh cần ăn gì để nhanh hồi phục và không ảnh hưởng tới vết thương? Có thể nói chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và tích cực vào thời gian bình phục của nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư phổi nói chung và phẫu thuật ung thư phổi nói riêng.

1. Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư phổi

1.1. Bổ sung nhiều trái cây và rau củ

Một trong những nguyên tắc cần ghi nhớ trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư phổi đó là việc bổ sung những loại rau xanh và trái cây. Do trong trái cây và rau xanh có chứa nhiều vitamin A, C, E giúp cho bệnh nhân ngăn chặn được và giảm thiểu tối đa những nguy cơ khiến ung thư phổi quay trở lại.

Các chuyên gia khuyên rằng nên bổ sung rau củ trái cây chiếm 30% khẩu phần ăn hàng ngày là tốt nhất. Ngoài ra thì những thực phẩm như nho, táo, súp lơ hay cải xoăn giúp cho hệ tiêu hoá sau phẫu thuật ung thư phổi của bệnh nhân tốt hơn nhờ hàm lượng chất xơ cao.

1.2. Bổ sung protein

Sau phẫu thuật ung thư phổi ngoài các loại trái cây thì người nhà cũng nên chuẩn bị chế độ ăn có protein để người bệnh bổ sung lại năng lượng cho cơ thể. Các thực phẩm có protein mà người nhà có thể tham khảo là cá thu, thịt nạc, thịt gà có bỏ da,…

Tuy vậy thì cần cố gắng chỉ để protein chiếm 15% trong khẩu phần ăn để không ảnh hưởng tới người bệnh do chất béo và cholesteron có trong chúng.

2. Nguyên tắc chế biến

Vì có hệ tiêu hoá cùng hệ miễn dịch bị suy yếu sau phẫu thuật ung thư phổi và người nhà khi chế biến đồ ăn cho bệnh nhân cần lưu ý đến vấn đề sau:

– Đồ ăn thanh đạm, dễ hấp thụ như súp, cháo, đồ luộc

– Không chế biến các món ăn có chứa gia vị cay nồng như ớt, hạt tiêu hoặc được tẩm ướp quá nhiều muối do chúng ngăn cản việc bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể và nguy cơ phản ứng với thuốc điều trị

– Cho bệnh nhân ăn chín, uống sôi, không uống các loại sữa tươi chưa tiệt trùng

– Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa là tốt nhất

– Hạn chế nấu đồ dầu mỡ, chiên rán, thực phẩm hun khói tránh “nuôi” tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật ung thư phổi khiến bệnh tái phát nhanh.

3. Dinh dưỡng đối phó với các tác dụng phụ sau phẫu thuật

Ngoài những nguyên tắc về dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư phổi cho bệnh nhân kể trên thì người nhà bệnh nhân cần phải dựa theo những tác dụng phụ và người bệnh có để điều chỉnh cho phù hợp.

– Buồn nôn và nôn

Với người bệnh sau phẫu thuật ung thư phổi bị buồn nôn và sụt cân thì khó hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên cần phải chia bữa ăn của người bệnh thành các bữa nhỏ. Bữa vào buổi sáng nên ăn nhiều hơn và giảm dần cho tới các bữa sau.

– Táo bón

Nếu như sau phẫu thuật ung thư phổi bệnh nhân ít vận động và di chuyển thì có thể bị táo bón. Do vậy trong chế độ ăn sau phẫu thuật chất xơ và uống nước thường xuyên chính là giải pháp hỗ trợ hợp lý cho vấn đề này.

Đặc biệt cần phải chú ý hơn nữa đối với bệnh nhân phải thường xuyên sử dụng thuốc giảm đay, bổ sung sắt,… sau phẫu thuật ung thư phổi.

Trên hết việc bệnh nhân ung thư phổi có nhanh chóng hồi phục hay không ngoài việc phụ thuộc vào mức độ tiếp nhận điều trị, kỹ thuật của bác sĩ,.. thì chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng của người bệnh cũng vô cùng quan trọng và cần thiết.

Dinh Dưỡng Khi Hóa Trị Điều Trị Ung Thư

05/06/2019

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc để ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư bằng cách giết chết các tế bào hoặc bằng cách ngăn chặn các tế bào phân chia. Dinh dưỡng tốt cho trẻ khi hóa trị có thể bị ảnh hưởng bởi sự chăm sóc răng miệng kém, mệt mỏi, đau, sốt, cũng như nhiều triệu chứng có thể xảy ra trong và sau các đợt hóa trị. Mục đích của dinh dưỡng tốt khi hóa trị là làm thế nào vượt qua những triệu chứng này và duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ sau khi hóa trị. Các mẹo kiểm soát triệu chứng để có chế độ ăn hợp lý sau hóa trị:

1. Mất cảm giác thèm ăn (chán ăn)

Hãy thử các mẹo sau

Ăn làm các bữa nhỏ và đều đặn trong cả ngày

Lên kế hoạch trước cho thực đơn hàng ngày bằng cách hỏi trẻ muốn/ thích ăn gì?

Chú trọng tới chất lượng của mỗi lần ăn – chọn thực phẩm giàu Protein và năng lượng

Luôn có sẵn đồ ăn nhẹ

Chuẩn bị các thực phẩm có hương vị và cách trình bày hấp dẫn

Giảm thiểu các mùi thức ăn bằng cách: – Nướng thịt ngoài trời – Dùng quạt thông gió khi nấu ăn – Ăn đồ ăn lạnh hoặc có nhiệt độ thường, thay vì đồ ăn nóng

Thử các đồ ăn mới vì có thể sở thích về thực phẩm có thể thay đổi theo ngày

2. Buồn nôn/ Nôn

2.1 Các thực phẩm nên tránh 

• Đồ ăn cay nóng • Đồ rán ngập mỡ và nhiều dầu mỡ • Đồ rất ngọt và nhiều đường • Ăn quá no và các món súp • Các đồ ăn có mùi vị mạnh • Ăn hoặc uống quá nhanh • Uống nước giải khát kèm bữa ăn • Nằm ngay sau khi ăn

2.2 Hãy thử các mẹo sau

• Ăn trước khi điều trị ung thư • Ăn đồ ăn khô như bánh quy, bánh mỳ nướng trong cả ngày • Dùng đồ ăn nhạt, mềm và dễ tiêu hóa hơn là các bữa ăn quá nhiều • Uống nước từ từ bằng nhiều ngụm nhỏ trong cả ngày • Đứng dậy hoặc nằm với tư thế nâng nửa trên người khoảng một giờ sau khi ăn • Xúc miệng trước và sau khi ăn • Ngậm viên đá, kẹo bạc hà hoặc kẹo cứng để giữ miệng thơm mát • Xem TV, nghe nhạc hoặc đọc sách báo có thể giúp ích trong khi ăn

3. Tiêu chảy

3.1 Các thực phẩm nên tránh 

• Đồ ăn cay nóng • Đồ ăn giàu chất xơ • Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ • Các món tráng miệng phong phú • Các loại hạt và hoa quả khô

Đồ uống nên tránh:

• Đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh • Đồ uống có chứa cafein ( cà phê, trà, cola và socola) • Đồ uống từ các sản phẩm từ bơ sữa

3.2 Hãy thử các mẹo sau

• Ăn súp, nước xuýt, nước điện giải, chuối và hoa quả đóng lọ để thay thế lượng muối và kali mất do tiêu chảy • Tránh các loại rau có họ cải, ví dụ như bông cải xanh, hoa lơ và bắp cải • Uống nhiều nước trong cả ngày, nước có nhiệt độ bình thường sẽ dễ dung nạp hơn • Hạn chế các sản phẩm từ bơ sữa cho tới khi tình trạng cải thiện • Hạn chế các loại kẹo không đường làm từ sorbitol • Uống một cốc nước sau mỗi lần đi ngoài

4. Táo bón

Nếu trẻ có số lần đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần thì sẽ được coi là bị táo bón. Đây là tình trạng rất phổ biến ở trẻ ung thư và có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc uống ít nước; thiếu vận động thể chất; các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị; và có thể do sử dụng thuốc.

Hãy thử các mẹo sau

• Tăng lượng các chất xơ như hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt • Uống nhiều nước , ít nhất 8-10 cốc. • Trong một số trường hợp, chế độ ăn ít chất xơ có thể tương thích với tăng lượng đồ uống lỏng • Vận động thể chất nhẹ nhàng nếu có thể • Áp dụng một số hướng điều trị chống táo bón

5. Khô miệng

5.1 Chăm sóc răng miệng 

• Thử giải pháp xúc miệng: Hòa tan ½-1 thìa cà phê muối với 1 cốc nước. Xúc miệng 4-5 lần/ ngày. • Tránh sử dụng các nước xúc miệng có chứa cồn.

5.2 Hãy thử các mẹo sau

• Ăn các đồ ăn có kèm nước sốt • Nhai kẹo cao su để kích thích nước bọt • Dùng đồ tráng miệng lạnh hoặc có đá bào • Luôn có sẵn nước uống để giữ độ ẩm cho miệng • Tránh các đồ ăn và thức uống có chứa nhiều đường • Sử dụng ống hút khi uống

6. Đau miệng (Viêm loét miệng)

Viêm miệng có thể trở nên nhiễm trùng và chảy máu gây khó khăn cho việc ăn uống. Bằng việc lựa chọn một số loại thực phẩm nhất định và chăm sóc răng miệng tốt thì sẽ dễ dàng hơn cho trẻ trong việc ăn uống.

Hãy thử các mẹo sau

• Chế độ ăn với các loại thực phẩm mềm, hầm nghiền nhuyễn hoặc lỏng nhằm giảm bớt số lần nhai • Tránh các thực phẩm thô ráp hoặc đồ khô như bánh quy, bánh mỳ nướng, rau sống,… • Tránh các thực phẩm cay nóng hoặc mặn • Tránh thực phẩm có tính axit như giấm, các đồ dầm,… • Cố gắng tăng tối đa lượng calo và protein với các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.

7. Thay đổi vị giác

Những trẻ phải trải qua quá trính hóa trị thường hay bị thay đổi vị giác, đặc biệt là cảm giác với vị đắng. Có thể xảy ra tình trạng đột nhiên không thích một số loại đồ ăn nhất định.

Hãy thử các mẹo sau

• Xúc miệng với nước trước khi ăn • Thử ăn hoa quả họ cam quýt như cam, quýt, chanh, nho, trừ khi nếu đang bị viêm miệng • Ăn các bữa ăn nhẹ vài lần một ngày • Ăn khi có cảm giác đói hơn là chỉ ăn vào các giờ ăn cố định • Sử dụng các dụng cụ nấu bếp bằng nhựa nếu cảm thấy đồ ăn có mùi kim loại • Thịt thường có vị đắng, thay thế bằng thịt gà, cá trứng và phô mai • Thử các đồ ăn có protein nguồn gốc thực vật như gluten, đậu phụ, đậu hạt,… • Ăn thịt kết hợp với thứ gì đó ngọt, ví dụ như mứt cam, sốt táo

8. Giảm số lượng bạch cầu

Những trẻ bị giảm bạch cầu thường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Các hướng dẫn sau đây có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi bạch cầu bị giảm:

• Luôn kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm trước khi mua và sử dụng • Trữ đồ ăn trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng • Nấu ngay sau khi thực phẩm đã hết lạnh • Cất vào tủ lạnh các đồ ăn còn thừa trong vòng 2h sau khi nấu và ăn trong vòng 24h • Giữ nóng đồ ăn nóng và giữ lạnh đồ ăn lạnh • Tránh các loại rau quả đã bị mốc và hỏng • Tránh ăn đậu phụ không được đóng gói, bún chua … • Nấu kỹ thịt, thịt gia cầm và các. Tránh ăn trứng sống (VD: trứng chần) hoặc cá sống (VD: gỏi cá) • Mua các thực phẩm đóng gói riêng lẻ nhằm tránh bị thừa • Nếu đi ăn ngoài, nên tránh ăn salad và ăn buffet • Tránh các nơi tụ tập đông người và những người đang bị nhiễm trùng • Tự giữ vệ sinh cá nhân

9. Hỗ trợ về dinh dưỡng

Việc ăn bằng đường miệng vẫn luôn là hình thức được ưa chuộng hơn cả và nên tiếp tục bất cứ khi nào có thể, nhưng đối với một số trẻ lại không ăn được một chút nào hoặc ăn không đủ lượng do các biến chứng gây ra bởi bệnh ung thư và quá trình điều trị ung thư. Đó có thể là những trẻ bị ung thư vùng đầu, cổ, thực quản hay dạ dày.

Trẻ có thể được áp dụng dinh dưỡng qua đường tiêu hóa (dùng ống dẫn thức ăn). Trẻ sẽ được cung cấp một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, thành phần của thức ăn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ và hình thức ăn.

Hãy thông báo cho Bác sĩ/ Điều dưỡng nếu các triệu chứng của con bạn vẫn không chấm dứt và bạn không thể dung nạp được các thức ăn hay đồ uống thông thường, hoặc nếu con bạn cần phải có hỗ trợ về mặt dinh dưỡng.

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị ung thư. Ăn đúng loại thực phẩm trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và khỏe mạnh hơn.Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, một người phải ăn và uống đủ các loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước.

DINH DUONG TRONG UNG THU