Cây Xạ Đen Điều Trị Bệnh Ung Thư Xương Có Hiệu Quả Không ?

Mẹ em bị ung thư xương chậu (u ác). 3 năm trước, mẹ em đi khám ở Huế và bệnh viên ung bướu tp.Hồ Chí Minh. Thì bác sĩ đều bảo mẹ em chỉ còn sống khoảng 10- 15 ngày: Bệnh mẹ em bắt đầu nặng dần và suy yếu nhanh chóng, chỉ khoảng 2,3 tháng là mẹ không đi được nữa, mà đau nhức lắm.

Sau rồi mẹ có nghe nhiều nười mách nên chuyển sang dùng cây thuốc nam và mẹ cũng uống nhiều loại cây thuốc và thuốc nam rồi: bây giờ u đã tiêu mất, không còn thấy nữa, nhưng không hiểu sao vẫn bị đau, nhức, sưng chân.

Nay em nghe được công dụng của Cây xạ đen trong việc điều điều trị bệnh Ung thư nên em muốn hỏi: Tình hình của mẹ em như vậy thì có dùng thêm cây xạ đen để điều trị được không ? liều lượng như thế nào ạ? Cây xạ đen điều trị bệnh ung thư xương có tốt không ?

Mẹ em đã sống 3 năm rồi mà,đâu có như lời bác sĩ nói đâu nên em mới hỏi công ty xem bây giờ mẹ em nên dùng gì (lá hay thân, hay kết hợp) liều lượng như thế nào ạ!

Caoxaden.com Trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Mẹ em bị u xương, nếu Tây y bó tay, em hoàn toàn có thể chuyển sang dùng các loại cây thuốc nam để điều trị cho mẹ. Xạ đen là cây thuốc nam có tá dụng hỗ trợ điều điều trị bệnh ung thư rất hiệu quả. Minh chứng là mẹ em vẫn khỏe mạnh được 3 năm nhờ vào việc dùng thuốc nam. Hiện nay mẹ em vẫn bị đau nhức xương là do: Khối u trong xương vẫn chưa tiêu hết.

Liều lượng kết hợp giữa lá và thân xạ đen khi sử dụng như sau:

Cây xạ đen: ……………. 30gram

Bạch hoa xà thiệt thảo :…… 30gram

Bán chi liên 15g

Dừa cạn 15g

Lượng nước sử dụng: ….. 1,5lít nước

Đun sôi nhỏ lửa, duy trì sôi trong thời gian 10 phút và chắt nước dùng hàng ngày.

Xạ đen có vị thơm mát, dễ dùng, do đó em có thể cho mẹ uống thay nước hàng ngày. Chắc chắn sẽ có hiệu quả rất tốt.

Một số thông tin xin chia sẻ cùng em. Chúc gia đình em mạnh khỏe và Mẹ sớm bình phục. Thân chào em !

Tác Dụng Phụ Của Xạ Trị Ung Thư Xương Và Cách Đối Phó

Xạ trị liều cao có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh gần đó, cũng như các cấu trúc chính vùng xạ trị. Có những tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương nào? Cách đối phó là gì?

1. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương

Tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương có xu hướng bắt đầu sau một tuần khi xạ trị bắt đầu. Chúng dần dần trở nên tồi tệ hơn trong quá trình điều trị và trong một vài tuần sau khi điều trị kết thúc. Nhưng sau khi hoàn thành điều trị khoảng 2 tuần thì các tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương bắt đầu được cải thiện.

Những tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương ở những bệnh nhân khác nhau là khác nhau. Tác dụng phụ có thể gặp phải như:

– Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi và yếu trong quá trình điều trị. Nó có xu hướng trở lên tồi tệ hơn nếu liệu trình điều trị được tiếp tục. Cơ thể bệnh nhân luôn cảm thấy thiếu năng lượng. Mệt mỏi có thể tiếp tục trong một vài tuần sau khi điều trị kết thúc nhưng nó thường cải thiện dần. Điều bệnh nhân cần làm là nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng để tang cường sức khỏe.

– Buồn nôn: hãy nói với bác sĩ nếu cảm giác khó chịu diễn ra nghiêm trọng và thường xuyên. Bác sĩ có thể kê cho bạn các thuốc chống buồn nôn để cải thiện tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương.

– Ở vùng xạ trị, da của bạn có thể bị đỏ hoặc sạm màu. Bạn cũng có thể bị đỏ nhẹ hoặc sẫm màu ở phía bên đối diện của vùng xạ trị hay còn gọi là nơi các chùm xạ trị đi ra khỏi cơ thể.

Các khu vực da này có thể bị đau rát. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy hỏi bác sĩ về những loại kem làm dịu da. Đau nhức thường biến mất trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi kết thúc điều trị. Nhưng da bị sạm màu có thể tồn tại rất lâu, thậm chí là vĩnh viễn.

– Tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương có thể là rụng tóc hoặc rụng lông ở khu vực điều trị. Lông và tóc sẽ mọc trở lại một thời gian sau khi quá trình điều trị kết thúc.

– Bệnh nhân có thể bị bùng phát cơn đau tạm thời hoặc, tăng cảm giác đau ở khu vực bị ung thư. Nguyên nhân là do xạ trị làm xung quanh khu vực điều trị bị phù nề, viêm. Hầu hết mọi người đều cảm nhận được tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương này. Bạn có thể cần phải uống thuốc giảm đau hoặc tăng liều thuốc giảm đau trong một thời gian ngắn.

– Tia xạ liều cao cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tạo máu trong xương, gây ra tình trạng thiếu các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

– Buồn nôn, nôn và tiêu chảy là những tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương thường gặp nếu chiếu xạ và bụng.

2. Cách hạn chế tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương

– Trong quá trình xạ trị cần loại bỏ các phụ kiện kim loại để hạn chế hấp thụ nhiều tia xạ, giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương. Trước và sau xạ trị cần cho bệnh nhân ăn nhẹ, uống sữa, ăn hoa quả hoặc thức ăn mềm lỏng.

– Bệnh nhân cần tin tưởng và tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Khi gặp vấn đề bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

– Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ có thể đánh giá và kiểm soát các tác dụng phụ của hóa trị ung thư xương.

– Bệnh nhân cần tập thể dục nhẹ nhàng, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bồi bổ cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại bệnh tật cũng như các tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương tốt hơn.

– Bệnh nhân nếu được chuẩn bị tinh thần tốt sẽ đối mặt với các tác dụng phụ của xạ trị ung thư xương tốt hơn. Bởi các tác dụng phụ thường sẽ tự kết thúc sau khi hoàn thành điều trị khoảng 2 tuần.

Bài gốc: https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/bone-cancer/treatment/radiotherapy/side-effects

Điều Trị Giảm Đau Do Ung Thư Di Căn Xương Bằng Thuốc Phóng Xạ

ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU DO UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG BẰNG THUỐC PHÓNG XẠ ĐẠI CƯƠNG

Di căn xương là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh ung thư, gặp với tỷ lệ khác nhau ở các bệnh ung thư khác nhau. Di căn xương là do các tế bào ung thư từ nơi khác di chuyển đến theo đường mạch máu, đường bạch huyết hoặc theo cơ chế khác, u di căn phát triển trong cấu trúc xương.Nhiều loại ung thư có thể di căn vào xương, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi có tỷ lệ di căn vào xương rất cao.Cột sống là nơi thường có di căn xương nhiều nhất. Mặc dù di căn xương hiếm khi là nguyên nhân gây tử vong nhưng thường dẫn đến các biến chứng nặng nề cho người bệnh: 30-60% có triệu chứng đau ở các mức độ khác nhau, 8% gãy xương bệnh lý, 8-10% có hội chứng tăng canxi máu với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn.

Đau là triệu chứng thường gặp nhất của ung thư di căn xương, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.Các phương pháp điều trị giảm đau thường dùng: thuốc giảm đau, thuốc chống hủy xương, hormon và xạ trị.Xạ trị giảm đau có thể xạ trị chiếu ngoài hoặc xạ trị trong (thuốc phóng xạ). Điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ được chứng minh là có hiệu quả, không gây quen thuốc, giúp cải thiện chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Hiệu quả và thời gian duy trì giảm đau bằng thuốc phóng xạ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ tổn thương xương, mức độ nhạy cảm phóng xạ, vị trí xương di căn, khả năng đáp ứng điều trị của từng người bệnh.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gây đau xương có thể do: khối u tồn tại trong xương gây chèn ép, kích thích hoặc làm thay đổi cấu trúc tại đó (tuỷ sống, dây thần kinh), sự thâm nhiễm, lan toả của khối u ra các tổ chức xung quanh, kích thích các dây thần kinh và chịu tác dụng của prostaglandin, bradykinin, do sự quá sản của các màng xương nơi có nhiều đầu của các dây thần kinh…

CHẨN ĐOÁN Lâm sàng

Đau xương là triệu chứng thường gặp nhất nghĩ đến do di căn xương ở người bệnh đã được chẩn đoán ung thư. Đau do ung thư di căn xương thường có đặc điểm: lúc đầu thoảng qua, nhẹ nhàng, đôi khi người bệnh không để ý đến. Tiếp theo đau tăng dần lên, đau liên tục, mức độ đau ngày càng trầm trọng, thường đau nhiều vào ban đêm, không giảm khi nghỉ ngơi, có thể trở nên đau buốt khi cử động. Điều trị bằng các loại thuốc giảm đau phải ngày một tăng liều nhưng hiệu quả kém, khả năng kiểm soát đau ngày càng hạn chế.

Đã có các phương pháp cho điểm đánh giá mức độ và tính chất đau.

Gãy xương bệnh lý thường xảy ra với loại di căn hủy xương.

Xẹp đốt sống, triệu chứng chèn ép tủy sống.

Cận lâm sàng Xét nghiệm máu:

Tăng canxi máu gặp ở 5-10% các trường hợp khi có sự huỷ xương nhiều.

X- quang xương khớp:

Hình tiêu xương (vùng không cản quang và ranh giới không rõ), hình đặc xương (điểm mờ hoặc đám mờ đường viền không rõ) hoặc hỗn hợp.

CT scaner và cộng hưởng từ:

Thay đổi cấu trúc (phá hủy xương, tiêu xương, đám mờ trong xương). Có thể phát hiện được với kích thước thường từ 1cm trở lên.

Xạ hình xương toàn thân với 99mTc-MDP:

Khảo sát được toàn bộ hệ thống xương. Tổn thương di căn xương là hình ảnh tăng hoặc khuyết hoạt độ phóng xạ hoặc cả hai, đơn ổ hoặc đa ổ, phân bố không đối xứng trên hệ thống xương.

Chụp PET/CT với 18FDG hoặc với 18FNa:

Phát hiện di căn xương ở giai đoạn rất sớm. Tổn thương di căn xương là hình ảnh tăng hấp thu 18 FDG đơn ổ hoặc đa ổtrên hệ thống xương.

Chẩn đoán xác định

Sinh thiết xương làm giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán di căn xương. Sinh thiết có thể thực hiện dưới hướng dẫn của CT hoặc MRI. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn, khó thực hiện nếu tổn thương ở sâu hoặc ở những vị trí khó sinh thiết. Ngoài ra, nếu lấy mẫu không chính xác vị trí tổn thương sẽ cho kết quả âm tính giả.

Chẩn đoán phân biệt

Với các tổn thương do gãy xương cũ, bệnh u xương lành tính và ác tính nguyên phát, viêm xương, chấn thương xương, ung thư xương nguyên phát, đa u tủy xương…

ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU DO UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG BẰNG THUỐC PHÓNG XẠ Nguyên tắc chung

Dựa vào các đặc tính chuyển hoá đặc hiệu của tổ chức xương đối với canxi và phospho nên thường dùng các đồng vị phóng xạ phát tia E hoặc các hợp chất đánh dấu thuộc hai nhóm này. Tia E với mức năng lượng phù hợp có tác dụng tại chỗ làm giảm đau, giảm quá trình huỷ xương, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Chỉ định

Người bệnh có chẩn đoán xác định ung thư bằng mô bệnh học (ung thư phổi, vòm mũi họng, tuyến tiền liệt…) và có dấu hiệu lâm sàng di căn xương. Các căn cứ để chỉ định gồm:

Xạ hình xương: các tổn thương xương tương ứng với vùng bị đau, đồng thời có thể có hoặc không các biểu hiện về hình ảnh tổn thương xương trên các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như X- quang, CT, MRI.

Đau xương đã dùng thuốc giảm đau không đỡ hoặc không còn tác dụng (nhờn thuốc).

Xét nghiệm máu: Bạch cầu ≥3,5 G/l. Bạch cầu đa nhân ≥1,5G/l. Tiểu cầu ≥100 G/l.

Chức năng thận bình thường.

Chống chỉ định

Người bệnh nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Các bước tiến hành Có thể dùng 1 trong các thuốc phóng xạ sau:

Phospho – 32 ( 32 P): dung dịch uống. Liều dùng một lần 5 – 7 mCi hoặc uống 4 liều mỗi liều 3 mCi (tổng liều 12 mCi) uống cách ngày.

Stronti – 89 ( 89 Sr): dung dịch tiêm tĩnh mạch. Liều dùng: 0,3 – 0,4 mCi/kg cân nặng. Tổng liều có thể tới 4,0 mCi.

Rhenium – 186 ( 186 Re): dung dịch tiêm tĩnh mạch. Liều dùng 30 – 35 mCi.

Rhenium – 188 ( 188 Re): dung dịch tiêm tĩnh mạch thường được chiết từ bình sinh phóng xạ (generator). Liều dùng: 31r 6 mCi.

Samarium – 153 ( 153 Sm): dung dịch tiêm tĩnh mạch. Liều dùng: 0,6-1,0 mCi/kg cân nặng.

Chuẩn bị người bệnh:

Giải thích cho người bệnh hiểu rõ để có sự đồng ý của người bệnh hoặc người nhà, để phối hợp điều trị và thực hiện an toàn bức xạ.

Tiến hành

Cho người bệnh uống thuốc phóng xạ theo đúng liều chỉ định vào lúc đói hoặc cách xa bữa ăn tối thiểu 2 giờ.

Theo dõi người bệnh và xử lý kịp thời các phản ứng không mong muốn nếu có.

Đánh giá kết quả điều trị qua lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng, thang điểm đau.

Biến chứng và xử trí

Điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ hầu như không có biến chứng nặng nề. Tác dụng độc tính đối với tủy xương có thể gây giảm số lượng tế bào máu hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, thường xuất hiện từ 4-5 tuần sau khi nhận liều điều trị. Sau 6 -7 tuần, các thành phần của máu có thể tự hồi phục, hầu như không cần can thiệp gì. Tác dụng phụ gây suy tủy, thiếu máu cần cân nhắc nếu điều trị nhiều đợt và thời gian sống thêm của người bệnh còn dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mai Trọng Khoa. (2012). Y học hạt nhân. Sách dùng cho sau đại học. Nhà xuất bản Y học.

Christiaan Schiepers. (2006). Diagnostic Nuclear Medicine. Springer – Verlag Berlin Heidelberg.

Ell P.J., S.S. Gambir. (2004). Nuclear Medicine in Clinical Diagnosis and Treatment. Churchill Livingstone.

Hans. Jyrgen Biersack Leonard. M. Freeman. (2007). Clinical Nuclear Medicine; Springer – Verlag Berlin Heidelberg.

Vincent T, Devita, Jr Theodone S. Lawrence Steven A, Rosenberg Wolters Kluwer. (2010). Cancer Principles & Practice of Oncology. Annual Advances, Volume 1. Lippincott William & Wilkins; Philadelphia, USA.

Tìm Hiểu Về Dịch Vụ Xạ Trị Trong Mổ Ung Thư Di Căn Xương

Cắt toàn bộ bàng quang là một phẫu thuật điều trị tiệt căn ung thư bàng quang. Phẫu thuật này bao gồm cắt toàn bộ bàng quang, tuyến tiền liệt, hai túi tinh và nạo vét hạch ở nam giới. Cắt toàn bộ bàng quang, nạo vét hạch chậu ở nữ. Phẫu thuật này thường kèm với các phẫu thuật chuyển dòng nước tiểu hoặc tạo hình bàng quang. I. ĐẠI CƯƠNG

Cắt toàn bộ bàng quang là một phẫu thuật điều trị tiệt căn ung thư bàng quang. Phẫu thuật này bao gồm cắt toàn bộ bàng quang, tuyến tiền liệt, hai túi tinh và nạo vét hạch ở nam giới. Cắt toàn bộ bàng quang, nạo vét hạch chậu ở nữ. Phẫu thuật này thường kèm với các phẫu thuật chuyển dòng nước tiểu hoặc tạo hình bàng quang.

II. CHỈ ĐỊNH

– Ung thư bàng quang giai đoạn II, III. – Một số trường hợp ung thư giai đoạn I, nhưng nhiều khối lan tỏa, tái phát nhanh, độ ác tính cao cũng có chỉ định cắt toàn bộ bàng quang.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Ung thư bàng quang giai đoạn IV, u xâm lấn vào khung chậu, các mạch máu lớn.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện – Hai bác sĩ phẫu thuật: một phẫu thuật viên chính và hai phụ – Hai điều dưỡng: 1 điều dưỡng đưa dụng cụ, một phục phụ bên ngoài. 2. Phương tiện Một bộ dụng cụ đại phẫu. Kéo mổ, kẹp phẫu tích, kìm cặp kim dài. Panh dài cặp mạch máu 10 chiếc. Chỉ liền kim prolene, vicryl số 0, 2.0, 3.0, 4.0. Chuẩn bị sẵn một bộ dụng cụ phẫu thuật cơ bản, một bộ dụng cụ phẫu thuật sinh dục – tiết niệu dài, một bộ dụng cụ phẫu thuật sinh dục – tiết niệu siêu – dài, một bộ dụng cụ phẫu thuật tiết niệu – sinh dục nhỏ; Các dụng cụ đặc biệt cho phẫu thuật dạ dày – ruột; 3. Người bệnh 27 – Phải giành ưu tiên cho việc đánh giá tình trạng phổi của người bệnh: – Phải truyền máu nếu có tình trạng thiếu máu và albumin – Trước phẫu thuật, hãy chọn hai vị trí có thể thay thế lẫn nhau để tạo lỗ miệng niệu quản mở ra ngoài da cho người bệnh ở tư thế ngồi và tư thế đứng, rồi đánh dấu các vị trí này, bằng cách dùng mũi kim để gạch thành vết xước trên da của người bệnh ở các vị trí đó – Cho người bệnh đi tất nịt ở chân hoặc đi ủng khí ép vào tối hôm trước phẫu thuật, giữ nguyên tất hoặc ủng cho tới khi người bệnh có thể hoàn toàn di chuyển được. -Chuẩn bị cho ruột về mặt cơ học 4. Hồ sơ bệnh án: đầy đủ các xét nghiệm cơ bản trong giới hạn bình thường; Giấy cam đoan phẫu thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

– Khám lại người bệnh – Kiểm tra hồ sơ. – Thực hiện kỹ thuật 1. Tư thế: – Người bệnh nằm ngửa. – Chuẩn bị: Chuẩn bị vùng bụng và đáy chậu 2. Đường rạch da : Rạch da phần dưới bụng trên đường giữa đi từ xương mu đến 4 cm ở trên và bên trái của rốn. Rạch mạc trước của cơ thẳng bụng, và bằng dụng cụ tù đầu tách các cơ thẳng bụng rời xa nhau trên đường giữa. 3. Rạch mạc ngang bụng: bằng dụng cụ tù đầu mở vào khoang Retzius. Rạch phúc mạc theo đường rạch thành bụng ở phía nửa trên, nhưng ở phần dưới thì sau khi đã cắt ống niệu – rốn mới cắt phúc mạc theo hình chữ V. 4. Giải phóng niệu quản phải cùng với lớp vỏ xơ (vỏ hoặc áo liên kết) của nó, kẹp niệu quản này bằng một cờ-lăm vuông góc, đặt một mũi khâu chờ ở phía trên chỗ kẹp, và cắt niệu quản ở phía dưới chỗ đặt mũi khâu chờ. Sinh thiết niệu 28 quản: nếu người bệnh có nguy cơ bị ung thư tại chỗ (CIS) thì trích thử một mẫu sinh thiết ở đoạn cuối niệu quản và gửi đi xét nghiệm giải phẫu bệnh bằng cắt lạnh mẫu sinh thiết tức thì. 5. Cắt cuống mạch bên của bàng quang 6. Cắt cuống mạch sau của bàng quang 7. Cắt niệu đạo và sinh thiết tức thì mỏm cắt niệu quản hai bên 8. Cắt các thành phần kết nối còn lại ở hai bên, vốn thuộc về mạc nội – chậu bé, giữ lại hai cánh bên của tuyến tiền liệt. Lấy bệnh phẩm ra ngoài. 9. Nạo vét hạch chậu bịt 2 bên, sinh thiết tức thì và chờ kết quả để quyết định phương pháp tạo hình bàng quang. 10. Đặt lại ruột một cách cẩn thận, và kéo mạc nối lớn xuống phía dưới để che phủ các chỗ khâu nối. Thường cần phải dẫn lưu bằng hút liên tục để bảo vệ đường thoát mới cho nước tiểu. 11. Đóng thành bụng một cách thích hợp.

VI. THEO DÕI

Sau mổ theo dõi biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn. VI. XỬ TRÍ TAI BIẾN Nếu chảy máu cấp tính : người bệnh sốc, mạch nhanh huyết áp tụt, dẫn lưu chảy máu nhiều, cần mở lại ngay để cầm máu. Nếu mất máu mức độ nhẹ cần truyền máu và theo dõi sát người bệnh. 29

Xạ Trị Ung Thư Gan

Xạ trị ung thư gan là gì? Sử dụng xạ trị trong quá trình điều trị ung thư gan có vai trò gì và trong suốt quá trình xạ trị ung thư gan người bệnh cũng như người thân chăm sóc bệnh nhân cần phải làm gì để quá trình điều trị ung thư gan đạt hiệu quả tích cực nhất? Mời bạn đọc bài viết để tìm được câu trả lời:

1. Xạ trị ung thư gan là gì?

Xạ trị ung thư gan mang lại nhiều hiệu quả tiêu diệt khối u ung thư gan cho người bệnh bằng cách tận dụng khả năng phá hủy mạnh của các tia bức xạ có năng lượng cao. Xạ trị có thể từ một máy bên ngoài cơ thể hoặc một số chất chứa phóng xạ được đưa vào gan của bạn. Mỗi loại bức xạ khác nhau sẽ phù hợp với tình trạng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh ung thư gan.

2. Vai trò của xạ trị trong điều trị ung thư gan

Phương pháp xạ trị ung thư là một cách chữa trị bệnh tuy được ít áp dụng trong ung thư gan nhưng cũng mang lại hiệu quả phần nào cho người bệnh ung thư gan. Trong điều trị ung thư gan, bác sĩ sử dụng liều lượng phù hợp thì phương pháp này mang lại hiệu quả khá tích cực cho người bệnh:

Giúp kiểm soát tế bào ung thư gan, ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư gan.

Hỗ trợ giảm đau đớn cho người bệnh.

Cũng như giảm được áp lực tâm lý cho người bệnh ung thư gan.

Tuy nhiên phương pháp này không thể cắt bỏ đi được một phần lá gan đang bị tổn thương.

Trong điều trị ung thư gan bằng tia xạ, xạ trị thường được chỉ định cho các bệnh nhân có khối u lớn, hay các bệnh nhân mắc ung thư gan di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi, xương, da, não….

Bên cạnh đó, xạ trị cũng có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác trước hoặc sau phẫu thuật.

Xạ trị trước phẫu thuật nhằm giúp thu nhỏ kích thước khối u để quá trình phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư dễ dàng và triệt để hơn.

Xạ trị sau phẫu thuật nhằm loại bỏ hoặc ngăn chặn sự phát triển khối u còn sót lại sau phẫu thuật, phòng tái phát.

Xạ trị là phương pháp tiêu diệt khối u bằng các dùng các tia bức xạ có năng lượng cao để đốt chết các tế bào ung thư. Chính vì vậy mà tác dụng phụ của phương pháp này là các tế bào khỏe mạnh ở xung quanh vùng điều trị cũng có thể bị tiêu diệt gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, sụt cân bất thường, rụng tóc….

3. Cần làm gì trước, trong và sau các đợt xạ trị ung thư gan?

Điều trị ung thư gan bằng tia xạ gây nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân

Quá trình điều trị ung thư gan là một khoảng thời gian dài, tốn công sức đòi hỏi sự kiên trì và vững tâm của cả người bệnh cũng như người thân chăm sóc bệnh nhân. Thông thường người bệnh ung thư gan được điều trị bằng xạ trị cần thực hiện theo từng đợt theo chỉ định của bác sĩ. Xạ trị ung thư gan kéo dài khiến cho sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng khá nhiều.

Nhiều trường hợp do cơ thể người bệnh phải đối diện với quá nhiều các tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, dẫn tới cơ thể người bệnh không thể tiếp nhận được các đợt xạ trị tiếp theo.

Chính vì vậy trước và sau mỗi đợt xạ trị, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc bản thân một cách khoa học, giúp tăng cường sức đề kháng, hễ miễn dịch, giảm thiểu các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe để cơ thể dễ dàng tiếp nhận được phương pháp điều trị xạ trị cho kết quả tích cực nhất.

Trước, trong và sau các đợt xạ trị, bản thân người bệnh, cũng như người nhà bệnh nhân được khuyên là nên:

Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tâp thể dục thể thao phù hợp với thể trạng người bệnh

Tránh căng thẳng, stress làm tác dụng điều trị xạ trị, lâu phục hồi. Người bệnh được khuyên là nên giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức.

Báo cáo với bác sĩ về mọi triệu chứng bất thường, hỏi rõ bác sĩ mọi điều thắc mắc về quá trình xạ trị trước khi tiến hành xạ trị

Trong điều trị nên hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời, tránh nơi có đám đông, hạn chế tiếp xúc người khác nhất là trong tình trạng vẫn còn phóng xạ trong cơ thể… Không gãi, chà xát mạnh hay bôi bất kì loại thuốc nào lên vùng da xạ trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc thậm chí thực phẩm chức năng, thảo dược mà bạn đang sử dụng trong suốt quá trình xạ trị.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho người bệnh đúng, đủ: Sau xạ trị bệnh nhân cần ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không nên kiêng khem quá mức. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau các đợt xạ trị đúng.

Không chỉ có sức khỏe quá trình xạ trị bị suy giảm mà xạ trị còn rất tốn kém về tiền bạc, bởi vậy bệnh nhân và gia đình cần chuẩn bị tiềm lực kinh tế trước khi tiến hành xạ trị ung thư gan để không rơi vào tình thế bị động tiến thoái lưỡng nan.

Việc điều trị tia xạ điều trị ung thư thường tiến hành theo đợt, thời gian nghỉ giữa các đợt xạ trị là khoảng thời gian để cơ thể phục hồi, bệnh nhân cần chú ý sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị ung thư thư hoạt chất Fucoidan trong khoảng thời gian này.

King Fucoidan & Agaricus được bào chế từ hoạt chất Fucoidan (100% tảo nâu Mozuku) và bột nghiền nấm Agaricus giàu vitamin, khoáng chất và hoạt chất Betaglucan – chất chống ung thư cực mạnh.

Theo nghiên cứu từ viện Nghiên cứu Fucoidan Nhật Bản cho thấy, Fucoidan – hoạt chất được chiết xuất từ các loài tảo nâu ở biển – có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn ngừa sự tăng sinh và di căn của khối u. Ngoài ra, việc kết hợp sử dụng Fucoidan với hoạt chất beta – glucan còn giúp nâng cao số lượng và hoạt động của các tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

King Fucoidan là sản phẩm Fucoidan Nhật Bản đầu tiên được Bô Y tế cấp phép lưu hành .

Tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm TẠI ĐÂY

Để mua sản phẩm King Fucoidan Nhật Bản mời bạn truy cập ĐIỂM BÁN chính hãng sản phẩm tại các nhà thuốc gần nhà nhất.

Hoặc gọi tới tổng đài 18000069 (miễn cước), hay số ngoài giờ hành chính 02439963961

Dược sĩ: Hoàng Văn Nam

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh. Đây là sản phẩm được khuyên dùng trong xạ trị bởi các bác sĩ điều trị ung thư các bệnh viện chuyên khoa lớn tại Việt Nam