Xạ Trị Ung Thư Tuyến Nước Bọt / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Cây Xạ Đen Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư Tuyến Nước Bọt

Cây xạ đen hỗ trợ điều trị Ung thư tuyến nước bọt

Thực phẩm nhiễm hóa chất môi trường ô nhiễm, ăn uống sinh hoạt trong môi trường bị ô nhiễm, không lành mạnh, lạm dụng chất kích thích là những nguyên nhân dẫn đến bệnh tật trong đó phải kể đến bệnh ung thư là một căn bệnh đang được y học quan tâm nhiều đến.

– Môi trường: Trường hợp này xảy ra với những người sống và làm việc trong môi trường có chất độc hại như nhà máy, công trường khai thác,… Những nơi này có chứa rất nhiều chất độc hại gây nguy hại đến sức khỏe của con người và bệnh ung thư tuyến nước bọt là bệnh không thể bỏ qua. Những người thường xuyên tiếp xúc với các chất như: than, nhựa đường, thuốc nhuộm tóc… có khả năng ung thư tuyến nước bọt rất cao. Khi chúng ta hít thở và gây nên những tổn hại đến miệng và tuyến nước bọt.

Ung thư tuyến nước bọt

– Nhiễm tia bức xạ: Đây là chất độc gây nguy hiểm và rất có hại cho sức khỏe của con người. Nó còn là nguyên nhân chính gây nên ung thư cho con người. Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời và các tia tử ngoại, là nhân tố gây nên ung thư tuyến nước bọt. Chính vì vậy, muốn tránh bệnh ung thư tuyến nước bọt, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên hay trong thời gian dài và tiếp xúc với loại chất nhất định.

– Lối sống, thói quen: Có những thói quen xấu như không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hay sử dụng nhiều chất gây hại cho tuyến nước bọt của bản thân. Sử dụng các thức ăn không thích hợp gây hại đến tuyến nước bọt như: thực phẩm có sử dụng chất bảo quản, các thực phẩm hun khói, chế biến qua nhiệt độ cao hay qua quá trình lên men. Việc sử dụng các loại thực phẩm lên mốc cũng gây nên ung thư tuyến nước bột rất cao.

– Khói thuốc: Như chúng ta đã biết thì thuốc lá rất có hại cho phổi của con người, nhưng không những thế nó còn có khả năng gây nên ung thư tuyến nước bọt. Trong thuốc lá có nicotin là chất gây nên ung thư rất cao, và ung thư tuyến nước bọt là bệnh không thể tránh khỏi. Những chất độc từ thuốc lá trước khi vào phổi thì sẽ qua họng và gây nên những tổn thương cho tuyến nước bọt và gây ung thư tuyến nước bọt ở người. Bạn nên tránh hút thuốc lá để không gây nên những tổn thương cho tuyến nước bọt.

Bệnh có thể diễn biến âm thầm và có thể ở mọi lứa tuổi mọi giới tính nên việc phòng bệnh là hết sức quan trọng. trong đông y có một thảo dược có tác dụng ngăn ngừa được bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư… đó là cây xạ đen hòa bình, vậy tại sao nó lại có tác dụng tốt như vậy?

Theo nghiên cứu của y học hiện đại trong cây xạ đen có chứa một số chất có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành phát triển các khối u gây hại cho cơ thể, làm chậm quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây ra, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Chị Mai ở Thanh Hóa tâm sự: tôi năm nay 30 tuổi và đang bị bệnh ung thư tuyến nước bọt được bạn bè giới thiệu là cây xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư tuyến nước bọt nên tôi đã đặt mua hàng bên cơ sở mình sau một thời gian khoảng 4 tháng dùng xa den kết hợp với cây bán chi liên và cây bạch hoa xà tôi thấy bệnh tôi được cải thiện hơn trước và tôi sẽ kiên trì dùng và kết hợp với tây y mong rằng sẽ sớm khỏi bệnh. Mong nhà thuốc tiếp tục phát huy để có thể giúp đỡ được nhiều người hơn cảm ơn ạ!

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn chị đã tâm sự cùng chúng tôi, mong chị và nhiều người khác mau chóng khỏi bệnh ạ!

Cách kết hợp xạ đen, bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo:

Cây xạ đen ( cả lá và thân):…. 50g

Cây bạch hoa xà thiệt thảo:…. 40g

Cây bán chi liên :…. 20g

Bạn cho tất cả vào bình với 2l nước đun sôi 10-15 phút và uống thay nước lọc hàng ngày

*lưu ý: hiệu quả sản phẩm còn tùy vào cơ địa của mỗi người*

Bệnh Ung Thư Tuyến Nước Bọt

Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh nguy hiểm thường phát triển từ các tuyến nước bọt lớn hoặc các tuyến nước bọt nhỏ nằm dưới niêm mạc đường hô hấp trên và đoạn trên ống tiêu hóa.

1. Ung thư tuyến nước bọt là gì

2. Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt

3. Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến nước bọt

4. Tác hại của bệnh ung thư tuyến nước bọt

5. Điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt

6. Phòng chống bệnh ung thư tuyến nước bọt

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

Ung thư tuyến nước bọt là một dạng ung thư hiếm gặp bắt đầu trong tuyến nước bọt. Ung thư tuyến nước bọt có thể bắt đầu ở bất kỳ tuyến nước bọt nào trong miệng, cổ hoặc cổ họng của bạn. Các tuyến nước bọt tạo ra nước bọt, giúp tiêu hóa, giữ miệng ẩm và hỗ trợ răng khỏe mạnh.

Mỗi người có ba cặp tuyến nước bọt chính dưới và phía sau hàm – dưới tai, dưới lưỡi và dưới da. Nhiều tuyến mồ hôi nhỏ khác nằm trong môi, bên trong má, khắp miệng và cổ họng của bạn. Ung thư tuyến nước bọt thường gặp nhất ở vùng tai, nằm ngay trước tai.

Các loại ung thư tuyến nước bọt bao gồm:

Ung thư tế bào Acinic.

Ung thư tế bào tuyến

Ung thư nang tuyến.

Ung thư tế bào trong suốt.

Khối u ác tính hỗn hợp.

Ung thư tế bào biểu mô tiết nhầy

Ung thư nang tuyến ung thư.

Ung thư dạng tuyến đa hình cấp thấp

Ung thư biểu mô ống dẫn nước bọt.

Ung thư tế bào vảy.

Đa phần là bệnh nhân bị sưng phồng ở vùng tuyến, đau tại tuyến nước bọt, khó nuốt, đôi khi người bệnh còn bị liệt một nửa phần mặt bên dưới, đây là biểu hiện rõ ràng nhất của khối u tuyến mang tai. Người bệnh còn có dấu hiệu ngạt mũi, chảy máu cam nhưng biểu hiện này cũng dễ bị nhầm lẫn với bệnh ung thư vòm họng.

Khối u tuyến nước bọt nhỏ: Khối u này nằm ngay trong khoang miệng và có thể nằm dưới niêm mạc vòm họng, môi. Khối u có thể gây ra vết loét trong khoang miệng khiến cho nhiều người nhầm lẫn với nhiệt miệng. Nhưng ví trí khối u có khi lại xuất hiện ở khoang mũi hay xoang hàm làm cho người bệnh có triệu chứng tắc vùng mũi, ngạt mũi, thị giác cũng từ đó mà thay đổi theo.

Khối u phát sinh ở dưới hàm: Miệng bị đau, hàm và cổ bị sưng tấy, lưỡi hoặc mặt có thể bị tê liệt, đôi khi tê một phần khuôn mặt, đau khi nhai thức ăn

Ngoài ra khi bị ung thư tuyến nước bọt người bệnh sẽ có một số những triệu chứng khác như:

Kích thước hoặc hình dáng hai bên mặt và cổ trông khác nhau

Mất cảm giác một phần khuôn mặt

Yếu cơ một bên mặt

Khó há lớn miệng

Dịch chảy ra từ một bên tai

Khó nuốt

Khi gặp một số triệu chứng như miệng bị đau, khó nuốt, hàm và cổ bị sưng tấy bạn phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan bỏ qua triệu chứng bệnh khiến bệnh nặng hơn và mất đi thời cơ chữa trị bệnh tốt nhất.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Thần Kinh Hello Doctor

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào của tuyến nước bọt phát triển các đột biến trên DNA của chúng. Các đột biến khiến các tế bào tăng trưởng và phân chia rất nhanh. Các tế bào đột biến tiếp tục sống trong khi tế bào bình thường sẽ phải chết. Các tế bào đột biến kết hợp lại thành khối u có khả năng xâm lấn những mô xung quanh. Các tế bào ung thư có thể tách ra và di căn đến các vùng ở xa của cơ thể.

Người lớn tuổi: bệnh ung thư tuyến nước bọt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở người trên 40 tuổi. Chính vì vậy những người ở độ tuổi này cần hết sức lưu ý và có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Phơi nhiễm bức xạ: các bức xạ, ví dụ như bức xạ điều trị ung thư vùng đầu cổ cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến nước bọt. Các tia bức xạ được sử dụng để chẩn đoán bệnh trong chụp X-quang cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc: Theo nghiên cứu thì những công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, hầm mỏ… do phải thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại như bụi silica, hợp kim niken… nên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt. Chính vì vậy mà công nhân cần được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của mình khỏi nguy cơ phát triển bệnh ung thư.

Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, các chất kích thích, vệ sinh răng miệng kém… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến nước bọt.

Ung thư tuyến nước bọt là dạng ung thư nguy hiểm, tỉ lệ tử vong rất cao. Bệnh cũng phát triển rất nhanh nên nếu bệnh nhân không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ rất khó để cứu chữa.

Ung thư tuyến nước bọt làm cơ thể suy yếu và dễ bị mắc những căn bệnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Ung thư tuyến nước bọt gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn, khó khăn trong việc ăn uống.

Sinh thiết chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt: Người ta có thể chẩn đoán bệnh ung thư tuyến nước bọt bằng các triệu chứng lâm sàng và kết quả mô bệnh học từ sinh thiết hoặc chọc hút tế bào. Để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến nước bọt, trước tiên các bác sĩ sẽ khám hàm, cổ và họng của bệnh nhân để xác định vị trí sưng hoặc nổi cộm. Chẩn đoán hình ảnh với máy MRI và CT sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng kích thước, vị trí của khối u. Còn để lấy mẫu thử (sinh thiết) thì các bác sĩ sẽ dùng cây kim nhỏ để đưa vào vùng nghi ngờ để chọc hút lấy chất dịch tế bào và mang đi xét nghiệm.

Chọc tế bào học: Đây là phương pháp nhanh và đơn giản, phát hiện được u đặc hay u nang, giúp bác sỹ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Xạ trị: Tia xạ giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho phẫu thuật trong điều trị ung thư tuyến nước bọt. Đa số được chỉ định tia xạ hậu phẫu. Tia xạ tiền phẫu được chỉ định cho một số hoàn cảnh đặc biệt như u dính, xâm lấn rộng…

Phương pháp hóa trị: Hóa trị một trong những phương pháp chính cho những người bị bệnh ung thư tuyến nước bọt đã lan rộng đến các vùng xa của cơ thể. Phương pháp này sẽ điều trị bệnh bằng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.

Khám và chữa trị ung thư Tuyến nước bọt tại Hello Doctor

Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp

Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn

Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân

Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác

Phác đồ điều trị ung thư hiện đại

Áp dụng bảo hiểm y tế

Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà

Bạn phải chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Lưu ý bạn nên sử dụng bàn chải lông mịn và nhẹ nhàng đánh răng, không nên dùng những bàn chải lông cứng, dễ gây chảy máu và gây viêm lợi.

Ngoài ra để phòng ngừa ung thư tuyến nước bọt, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn. Đây là biện pháp nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả khá cao, giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong khoang miệng – yếu tố gây ung thư.

Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này. Bên cạnh đó bạn có thể ăn kẹo cao su không đường để kích thích miệng sản xuất nước bọt.

Khi ăn tốt nhất là bạn nên chọn thực phẩm ẩm, chứa nhiều nước. Cố gắng tránh ăn các loại thực phẩm khô. Nếu ăn thực phẩm khô thì phải làm ẩm thực phẩm với nước sốt, nước thịt, bơ, nước dùng hoặc sữa. Tránh các loại đồ uống có chứa chất cồn như rượu bia hay đồ uống có chứa cafein vì chúng rất có hại cho sức khỏe. Bạn nên uống nước lọc hoặc nước trái cây lành mạnh nhiều Vitamin để tăng sức đề kháng cơ thể, phòng chống ung thư tuyến nước bọt.

Ung thư tuyến nước bọt nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Điều Trị Ung Thư Tuyến Nước Bọt Thế Nào?

Ung thư tuyến nước bọt là bệnh lý ác tính, phát sinh ở các vị trí mang tai, dưới hàm, lưỡi, niêm mạc đường hô hấp… Đây cũng là các vị trí phân bổ rất nhiều tuyến nước bọt nhất. Theo thống kê, có khoảng 70 – 85% ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở vị trí mang tai. Tùy theo vị trí của ung thư tuyến nước bọt mà bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau như: miệng bị đau, hàm và cổ bị sưng tấy, lưỡi hoặc mặt có thể bị tê liệt, đau khi nhai, nuốt thức ăn…

Tùy vào mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt phù hợp:

Phẫu thuật ung thư tuyến nước bọt bao gồm:

Loại bỏ một phần tuyến nước bọt bị ảnh hưởng: nếu khối u nhỏ và nằm ở vị trí dễ tiếp cận, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ khối u và một phần nhỏ mô khỏe mạnh bao quanh nó.

Loại bỏ toàn bộ tuyến nước bọt: nếu khối u lớn hơn, bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ tuyến nước bọt. Nếu khối u xâm lấn vào các cấu trúc gần đó – chẳng hạn như các dây thần kinh mặt, các ống dẫn kết nối tuyến nước bọt, xương và da mặt – những cơ quan này cũng có thể bị loại bỏ.

Loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ: nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, bác sĩ sẽ loại bỏ hầu hết các hạch bạch huyết này.

Phẫu thuật tái tạo: sau khi phẫu thuật để loại bỏ khối u, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tái tạo. Cụ thể: nếu xương, da hoặc dây thần kinh được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật, chúng có thể cần phải được sửa chữa hoặc thay thế bằng phẫu thuật tái tạo nhằm giúp cải thiện khả năng nhai, nuốt, nói hoặc thở. Bệnh nhân có thể phải ghép da, mô hoặc dây thần kinh từ các bộ phận khác của cơ thể để tái tạo lại các cơ quan trong miệng, cổ họng hoặc hàm.

Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao, chẳng hạn như tia X và proton, để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân được nằm trên bàn cao, một cỗ máy di chuyển xung quanh cơ thể và điều khiển các chùm tia công suất cao tại các điểm cụ thể trên cơ thể bạn.

Một loại xạ trị mới hơn sử dụng các hạt gọi là neutron có thể hiệu quả hơn trong điều trị một số bệnh ung thư tuyến nước bọt.

Xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào sót lại. Nếu phẫu thuật không thể thực hiện được vì khối u rất lớn hoặc nằm ở vị trí sâu, bất lợi cho việc phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị phóng xạ đơn lẻ hoặc kết hợp với hóa trị.

Hóa trị là sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị liệu hiện không phải là phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt phổ biến. Hóa trị có thể được xem xét ở những bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt giai đoạn tiến triển.

Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp chăm sóc y tế chuyên ngành tập trung vào việc giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng khác cho bệnh nhân. Mục đích để cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân, đặc biệt là ở giai đoạn cuối.

Để việc điều trị ung thư tuyến nước bọt đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân và gia đình nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa điều trị ung thư thăm khám.

Nguyên Nhân Ung Thư Tuyến Nước Bọt

Nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt vẫn chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt, bao gồm cả những yếu tố không thể kiểm soát mà bạn phải dè chừng.

Ung thư tuyến nước bọt rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 3 – 6% trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ. Ung thư tuyến nước bọt có thể bắt đầu trong bất kì của tuyến nước bọt ở cổ, miệng hay cổ họng. Ung thư tuyến nước bọt thường xảy ra ở tuyến mang tai.

Nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố được xác định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả những yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.

Tuổi tác, giới tính

Ung thư tuyến nước bọt có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở người lớn tuổi. Không biết nguyên nhân tại sao nhưng ung thư tuyến nước bọt phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo đó, những người có người thân trong gia đình mắc ung thư tuyến nước bọt sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường.

Làm việc trong môi trường độc hại

Một số nghiên cứu cho thấy, những người làm việc trong môi trường độc hại có bụi kim loại nặng niken, bụi silic, tiếp xúc với amiang – nguyên liệu chính sản xuất tấm lợp fibro xi măng , sản xuất các sản phẩm cao su… có nguy cơ mắc ung thư tuyến nước botk cao hơn những người khác. Các chất độc hại này thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây nên những tổn thương vùng miệng, họng, tuyến nước bọt.

Thuốc lá

Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân chính gây ung thư phổi mà còn là yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ mắc ung thư đầu cổ, trong đó có ung thư tuyến nước bọt. Các chất độc hại từ khói thuốc lá như hắc ín, nicotin, benzene… trước khi vào phổi sẽ đi qua vùng họng gây tổn thương cho tuyến nước bọt và hình thành ung thư.

Rượu

Rượu không trực tiếp gây ung thư tuyến nước bọt nhưng các chất kích thích trong quá trình lên men rượu có thể xâm nhập vào tuyến nước bọt, gây tổn thương tế bào và hình thành ung thư.

Chế độ ăn

Nhiều nghiên cứu cho biết, chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả tươi cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt. Ngoài ra, sử dụng thực phẩm bảo quản lâu ngày, đồ ăn hun khói, chiên rán, nấm mốc lâu ngày… đều không tốt cho sức khỏe và tăng nguy cơ ung thư.

Đối với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, bác sĩ khuyên nên khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì để phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư chưa hình thành.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và điều trị bệnh ung thư. Trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt có TS. BS Lim Hong Liang, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư vùng đầu cổ cho bệnh nhân ở nhiều nước trên thế giới.

Để đăng kí khám tại Bệnh viện Thu Cúc hoặc biết thêm thông tin tư vấn chi tiết về nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt. bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline 0904 970 909.