Xạ Trị Ung Thư Thực Quản / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xạ Trị Ung Thư Thực Quản

Xạ trị ung thư thực quản là một trong những phương pháp điều trị ung thư thực quản chính, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư thực quản biểu mô vảy.

Ung thư thực quản là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến khởi phát từ sự phát triển và phân chia bất thường của các tế bào tại thực quản – ống tiêu hóa có chức năng chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư thực quản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tuổi tác, thể trạng bệnh nhân, vị trí, kích thước khối u và đặc biệt là loại ung thư thực quản và giai đoạn tiến triển bệnh.

Vai trò xạ trị ung thư thực quản

Xạ trị ung thư thực quản là phương pháp sử dụng những tia năng lượng cao như tia X hay hạt proton để tiêu diệt tế bào ung thư phát triển tại thực quản.

Ung thư thực quản được chia thành 2 loại là ung thư thực quản biểu mô vảy (thường xảy ra ở 1/3 trên) và ung thư thực quản biểu mô tuyến (xảy ra ở đoạn 1/3 giữa và cuối thực quản).

Vai trò xạ trị ung thư thực quản còn phụ thuộc vào thời điểm thực hiện phương pháp điều trị này.

Xạ trị ung thư thực quản trước phẫu thuật có tác dụng làm nhỏ kích thước khối u, ngăn chặn sự nhân lên của các tế bào ác tính giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi và tránh nhiều biến chứng hơn.

Xạ trị sau phẫu thuật có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát bệnh ở mức thấp nhất.

Xạ trị liệu kết hợp với hóa trị – phương pháp điều trị bằng thuốc gây độc tế bào ung thư thường được chỉ định trong điều trị cho bệnh nhân ung thư biểu mô vảy bởi loại ung thư rất nhạy với tia xạ và hóa chất. Không chỉ vậy, nếu khối u có kích thước lớn, trên 5 cm và không phân biệt vị trí nào thì xạ trị cũng được cân nhắc vì điều trị bằng phẫu thuật ít khả quan và có khả năng gây nhiều biến chứng.

Trường hợp bệnh nhân có độ tuổi quá cao, trên 75 tuổi, mắc nhiều bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, chức năng hô hấp kém… thì xạ trị cũng là ưu tiên hàng đầu.

Có 2 loại xạ trị ung thư thực quản phổ biến là xạ trị ngoài và xạ trị áp sát. Thời gian xạ trị cho bệnh nhân ung thư thực quản thường kéo dài khoảng 4 – 6 tuần.

Tác dụng phụ xạ trị ung thư thực quản

Bất kì phương pháp điều trị ung thư nào cũng không thể tránh khỏi những tác dụng phụ, xạ trị ung thư thực quản cũng không ngoại lệ. Tác dụng phụ khi xạ trị ung thư thực quản có thể không giống nhau ở mỗi người do còn phụ thuộc vào liều lượng xạ trị và tình trạng bệnh cá nhân.

Một số tác dụng phụ xạ trị ung thư thực quản thường gặp là buồn nôn, nôn, đau xương, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn…

Sau xạ trị, bệnh nhân cần giữ tinh thần lạc quan, ăn uống đủ chất, chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp…

Để đặt lịch khám, điều trị hoặc tư vấn trực tiếp về xạ trị ung thư thực quản, vui lòng liên hệ Hotline 0904 970 909.

Chi Phí Xạ Trị Ung Thư Thực Quản Bao Nhiêu Tiền?

1. Đôi nét về phương pháp xạ trị ung thư thực quản

Thực quản là ống tiêu hóa vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Ung thư thực quản xảy ra khi có sự phát triển bất thường từ bất kì tế bào thực quản nào nằm tại vị trí phần thực quản trên, dưới hay ở giữa… Tại Việt Nam, ung thư thực quản phổ biến thứ 5 trong tổng số các bệnh ung thư nói chung và đứng thứ 3 trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp (sau ung thư dạ dày và ung thư đại – trực tràng).

Theo các chuyên gia, nguyên nhân vì sao mắc ung thư thực quản vẫn chưa được xác định, nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: tuổi tác, giới tính, trào ngược dạ dày thực quản, thuốc lá, rượu bia, béo phì, chế độ ăn thiếu khoa học, lười vận động, bệnh tâm vị mất giãn. Bệnh thường gặp ở những người từ độ tuổi 35 trở lên và phần lớn phổ biến ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới.

Xạ trị ung thư thực quản bao gồm các phương pháp điều trị như:

1.1. Xạ trị đơn thuần

Xạ trị được thực hiện từ một máy bên ngoài cơ thể (chiếu xạ ngoài) hoặc vật liệu phát xạ đặt ở bên trong hoặc gần khối u (chiếu xạ trong). Một ống nhựa có thể được đặt vào trong thực quản để giữ cho thực quản mở trong khi xạ trị. Thủ thuật này được gọi là đặt ống trong lòng thực quản để giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn trong quá trình ăn uống.

1.2. Xạ trị kết hợp phẫu thuật

Mục đích của phương pháp này để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật.

1.3. Xạ trị kết hợp với hóa trị

Đây là biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật hoặc nhằm làm giảm kích thước u trước khi phẫu thuật.

1.4. Xạ trị giảm triệu chứng

Mục đích của phương pháp này nhằm giảm các triệu chứng của bệnh như: khó nuốt, đau, chảy máu…

2. Chi phí xạ trị ung thư thực quản bao nhiêu tiền?

Để đánh giá được chính xác chi phí xạ trị ung thư thực quản là rất khó, bởi tùy thuộc vào kinh tế gia đình, giai đoạn bệnh, tình hình sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị ung thư thực quản phù hợp, từ đó thống nhất được tổng số đợt xạ trị trong suốt quá trình điều trị. Để nắm được số tiền cho 1 đợt xạ trị và tổng số đợt xạ trị là bao nhiêu tiền người bệnh nên hỏi kỹ bác sĩ điều trị để có thể tính riêng được chi phí xạ trị ung thư.

– Điều trị tia xạ Cobalt/Rx: 104.000 đồng (Một lần, nhưng không thu quá 30 lần trong một đợt điều trị).

– Xạ trị bằng X Knife: 28.658.000 đồng.

– Xạ trị áp sát liều cao tại thực quản (01 lần điều trị): 5.144.000 đồng (Chưa bao gồm bộ dụng cụ dùng trong xạ trị áp sát).

– Xạ trị áp sát liều cao tại các vị trí khác (01 lần điều trị): 3.274.000 đồng (Chưa bao gồm bộ dụng cụ dùng trong xạ trị áp sát).

– Xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính (01 ngày xạ trị): 504.000 đồng.

– Xạ trị bằng máy gia tốc có điều biến liều (01 ngày): 1.581.000 đồng

Nhìn chung việc điều trị ung thư thực quản là rất tốn kém, nhiều trường hợp do không hình dung được rõ các khoản chi phí phải chi trả trong suốt quá trình điều trị, dẫn đến việc không kiểm soát được tài chính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình điều trị.

Để tối ưu chi phí xạ trị ung thư thực quản, thì cần có các biện pháp tích cực giúp bản thân người bệnh nhanh chóng thích ứng được với phương pháp điều trị tia xạ, từ đó giảm được các đợt xạ trị. Để làm được điều đó, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng như người thân cần đặc biệt quan tâm tới việc: giảm các tác dụng phụ do xạ trị ung thư thực quản gây ra, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tham gia bảo hiểm y tế để giảm gánh nặng về chi phí điều trị, chuẩn bị kỹ tâm lý cùng kinh tế trước khi tiến hành xạ trị. Khi chi phí xạ trị ung thư thực quản được tối ưu, chắc chắn các chi phí điều trị ung thư thực quản sẽ được giảm tải.

3. Những biến chứng sau xạ trị ung thư thực quản

Những biến chứng của xạ trị ung thư quản gây ra cho người bệnh bao gồm:

– Triệu chứng cơ năng: Buồn nôn, ói mửa, ăn vào nôn ra, khó nuốt, chóng mặt, mệt mỏi, sụt cân.

– Triệu chứng thực thể: khô miệng, sạm dạ, da bị khô, ngứa, nổi vảy.

4. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư thực quản?

– Khi tiến hành xạ trị người bệnh cần chuẩn bị về mặt tâm lý, tránh căng thẳng, sợ hãi, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường thể lực.

– Đối với các loại trái cây và rau xanh có thể chế biến bằng cách ép thành nước uống hoặc chế biến thức ăn lỏng, dễ nuốt như canh, súp, chia bữa ăn thành nhiều bữa, ăn chậm và có thể uống nước trong khi ăn tránh tình trạng nghẹn và buồn nôn.

– Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, lựa chọn những bài tập thể dục hoặc những môn thể thao yêu thích phù hợp với sức khỏe để tăng sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.

– Bệnh nhân xạ trị ung thư cần theo dõi sức khỏe, thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các biểu hiện bất thường sau xạ trị .

– Trong quá trình trong và sau xạ trị tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

– Không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa đường có trong bánh kẹo, nước ngọt bởi việc tiêu thụ các loại thực phẩm có đường như một chất xúc tác giúp các tế bào ung thư phát triển di căn.

Điều Trị Ung Thư Thực Quản Bằng Xạ Trị Và Chế Độ Dinh Dưỡng

Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng bức xạ cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị còn được sử dụng sau phẫu thuật hoặc có thể sử dụng để làm giảm kích thước khối u trước khi thực hiện phẫu thuật. Xạ trị còn kết hợp với hóa trị như biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật hoặc nhằm làm giảm kích thước u trước phẫu thuật.

1. Điều trị ung thực quản bằng xạ trị là gì?

– Ung thư biểu mô tuyến: Bắt đầu từ tế bào của các tuyến tiết chất nhầy trong thực quản. Ung thư tế bào tuyến thường xuất hiện ở phần dưới của thực quản.

– Ung thư biểu mô vảy: Ung thư tế bào vảy thường xảy ra ở khu vực 1/ 3 trên và 1/3 giữa thực quản. Đây cũng là loại ung thư thực quản phổ biến nhất trên thế giới.

Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị là phương pháp chỉ tác động lên các tế bào ở vùng điều trị. Xạ trị có thể thực hiện trước phẫu trị để tiêu diệt và thu nhỏ khối u hoặc cũng có thể thực hiện sau phẫu trị để tiêu diệt những tế bào ác tính còn sót lại sau khi phẫu thuật.

Đôi khi kích thước và vị trí của khối u gây khó khăn cho việc phẫu thuật hoặc tình trạng bệnh nhân không thực hiện điều trị phẫu thuật thì xạ trị được áp dụng để thay thế hoàn toàn phẫu thuật.

Có 2 loại xạ trị ung thư thực quản thường được sử dụng trong điều trị đó là: liệu pháp xạ trị ngoài, liệu pháp xạ trị bên trong:

+ Liệu pháp xạ trị chùm tia ngoài

Liệu pháp xạ trị chùm tia ngoài (chiếu tia phóng xạ bên ngoài cơ thể) được tiến hành gần tương tự như phương pháp chụp X – quang và sử dụng thường xuyên nhất cho những người bị ung thư thực quản. Thông thường xạ trị kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

+ Liệu pháp xạ trị bên trong

Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi dài xuống cổ họng gần vị trí của tế bào ung thư. Khi đó bức xạ chỉ di chuyển khoảng cách ngắn, nên ít ảnh hưởng tới các mô bình thường xung quanh. Liệu pháp xạ trị bên trong được chia thành 2 dạng:

– Liệu pháp xạ trị liều cao (HDR): đưa chất phóng xạ với liều cao gần khối u trong vài phút mỗi lần.

– Liệu pháp xạ trị liều thấp (LDR): liều phóng xạ thấp hơn được đặt gần khối u trong thời gian dài hơn (1 hoặc 2 ngày) cho mỗi lần điều trị.

2. Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị được chỉ định khi nào?

Ưu điểm của xạ trị ung thư thực quản nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, tuy nhiên phương pháp này lại có nhược điểm tác động lên tế bào lành tính. Vì vậy, không phải người bệnh ung thư thực quản nào cũng cần đến phương pháp điều trị này, mà thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này nếu:

– Người bệnh có sức khỏe kém, không có sức chịu đựng tốt hoặc người bệnh không muốn tiến hành phẫu thuật.

– Kích thước khối u của người bệnh quá lớn gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật. Khi đó, người bệnh sẽ cần xạ trị để từ đó ca phẫu thuật được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và ít gây đau đớn.

– Khi khối u di căn, xạ trị góp phần giảm nhẹ các triệu chứng nặng nề của ung thư trong giai đoạn cuối như: chảy máu, khó nuốt, đau…

3. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh sau điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Đối với những bệnh nhân sau xạ trị điều trị ung thư thực quản bên cạnh vấn đề nghỉ ngơi thì chế độ ăn uống ra sao cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ cho biết đối với những bệnh nhân sau khi điều trị việc nuốt thức ăn sẽ khó khăn hơn rất nhiều bởi cổ họng sẽ bị tổn thương và nhạy cảm hơn sau khi chịu những tác động từ xạ trị. Một câu hỏi đặt ra cho những người có người thân mắc bệnh đó là làm thế nào để duy trì được một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo chất dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe?

Một số thực phẩm như súp, sữa chua, cháo… là sự lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân mới phục hồi. Đối với những thức ăn này người bệnh có thể dễ dàng hơn trong việc nuốt thức ăn. Trong quá trình chăm sóc, người thân có thể chủ động nghiền, xay một số thức ăn như bột yến mạch, thịt, cá… để chế biến thành các món canh, súp nhằm giúp người bệnh dễ tiêu hóa và cung cấp thêm chất dinh dưỡng.

Người bệnh có thể bổ sung các loại chất xơ, các hạt ngũ cốc nguyên cám, bột yến mạch để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể. Một số loại rau xanh, đặc biệt là những loại rau có màu xanh sẫm như súp lơ, bông cải xanh, rau chúng tôi những loại củ quả màu đỏ như bí ngô, cà rốt…. đều có tác dụng bổ dưỡng sức khỏe.

Bên cạnh việc quan tâm bệnh nhân sau khi điều trị nên ăn gì thì nên kiêng gì cũng là vấn đề quan trọng. Một số thực phẩm bệnh nhân cần tránh sau khi điều trị đó là:

– Không ăn các đồ muối chua lên men như dưa muối, cà muối,…

– Cần tránh các loại nước ép quá chua như dứa, dâu tây, xoài,… bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

– Đồ ăn ngọt như: bánh kẹo, đường, nước ngọt.

– Đồ uống có ga, chứa cồn, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…

– Không nên ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, những thực phẩm được chế biến trực tiếp dưới nhiệt độ cao.

– Đồ ăn chế biến dưới dạng nướng hoặc chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo như thịt nướng, thịt hun khói, xúc xích…, các loại thịt đóng hộp, đông lạnh,…

Lý giải điều này các chuyên gia cho biết đối với những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thực quản nói chung và các bệnh ung thư khác nói riêng việc ăn quá nhiều thịt hun khói, ăn nhiều chất béo, đồ uống có ga, cồn sẽ không tốt cho việc tiêu hóa cũng như làm khó khăn cho việc điều trị, giảm tác dụng của thuốc, làm tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư dẫn tới di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Điều Trị Ung Thư Thực Quản Bằng Xạ Trị Hệ Thống Y Tế Thu Cúc

Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị như thế nào?

Xạ trị là phương pháp sử dụng các bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như hóa trị và / hoặc phẫu thuật để điều trị ung thư thực quản. Xạ trị có thể được sử dụng:

Là phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh nhân ung thư thực quản, thường được kết hợp với hóa trị. Phương pháp này cũng được sử dụng cho những người không thể phẫu thuật do sức khỏe kém hoặc cho những người không muốn phẫu thuật.

Xạ trị được áp dụng trước khi phẫu thuật (có thể kết hợp thêm hóa trị), để thu nhỏ ung thư và dễ loại bỏ.

Xạ trị có thể dùng sau khi phẫu thuật (có thể kết hợp cùng hóa trị), để tiêu diệt khu vực có chứa tế bào ung thư nhưng quá nhỏ. Trong trường hợp này, xạ trị có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Xạ trị có 2 loại chính

Xạ trị bên ngoài: Đây là loại điều trị tập trung bức xạ từ bên ngoài cơ thể và thường được sử dụng để chữa bệnh ung thư thực quản. Quá trình điều trị bằng xạ trị không gây đau đớn và chỉ kéo dài vài phút. Thông thường, phương pháp điều trị bức xạ được thực hiện 5 ngày một tuần và kéo dài trong vài tuần.

Xạ trị áp sát: Với phương pháp điều trị này, bác sĩ sử dụng ống nội soi ở cổ họng để đặt chất phóng xạ tiếp cận gần với khối ung thư.

Xạ trị áp sát thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư thực quản ở giai đoạn tiến triển để thu nhỏ khối u, giúp bệnh nhân nuốt dễ dàng hơn. Kỹ thuật này không thể sử dụng để điều trị một khu vực lớn. Vì vậy đây được xem là một biện pháp giảm nhẹ triệu chứng, chứ không phải phương pháp chữa trị.

Những tác dụng phụ của xạ trị ung thư thực quản

Trong điều trị bất cứ bệnh ung thư nào, xạ trị cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe như:

Thay đổi da ở các khu vực được điều trị bức xạ, có thể bị đỏ hoặc phồng rộp và lở loét.

Buồn nôn và nôn

Tiêu chảy

Mệt mỏi

Lở loét và đau đớn trong miệng và cổ họng

Khô miệng hoặc nhiều nước bọt

Quá trình điều trị bằng xạ trị cũng có thể ảnh hưởng tới các tế bào bình thường trong lớp niêm mạc của thực quản và làm cho bệnh nhân gặp đau đớn khi nuốt. Vì thế khi điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời người nhà bệnh nhân cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh; theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám đúng hẹn.