Xạ Trị Ung Thư Thanh Quản / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Tìm Hiểu Về Xạ Trị Ung Thư Thanh Quản

Xạ trị ung thư thanh quản nhằm mục đích thu nhỏ và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong điều trị ung thư thanh quản. Vậy khi nào thì bác sĩ chỉ định áp dụng xạ trị cho người bị ung thư thanh quản? Có những phương pháp xạ trị nào?

1. Khi nào thì chỉ định xạ trị ung thư thanh quản?

Tính đến nay trong điều trị ung thư thanh quản thì loại kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và áp dụng tia xạ sau khi phẫu thuật là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất đối với bệnh nhân ung thư thanh quản.

Hiện nay phác đồ điều trị ung thư thanh quản phổ biến có 3 biện pháp là xạ trị ung thư thanh quản đơn thuần, phẫu thuật thanh quản đơn thuần và kết hợp giữa phẫu thuật và tia xạ.

Các trường hợp mà bệnh nhân được phát hiện khi còn sớm, khối u thanh quản đang ở giai đoạn khu trú và chưa có dấu hiệu tế bào ung thư di căn hạch cổ thì có thể áp dụng phẫu thuật hoặc tia xạ đơn thuần (độc lập).

Tất nhiên là phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân ở tình trạng khác nhau thì sẽ khác nhau nhưng phần lớn sẽ không có cách biệt quá xa.

“Gần 10 năm lại đây, một số báo cáo có đề cập đến việc sử dụng hoá chất, các loại miễn dịch không đặc hiệu interferon…, nhưng mới là trong quá trình thực nghiệm còn đang được bàn cãi nhiều.” – Theo số liệu thống kê của Bệnh viện 103.

Xạ trị ung thư thanh quản thường được chỉ định ở những giai đoạn sau:

– Xạ trị đơn thuần: Giai đoạn này thường là khi những khối u có kích thước nhỏ hay các bệnh nhân không thể đáp ứng được việc phẫu thuật.

– Xạ trị kết hợp phẫu thuật: Xạ trị được sử dụng để cô lập khối u trước phẫu thuật hoặc để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật. Với các khối u bị tái phát sau khi phẫu thuật thì cũng có thể được chỉ định xạ trị bổ sung.

– Xạ trị ung thư thanh quản kết hợp hoá chất: Xạ trị có thể điều trị trước trong hoặc sau điều trị hoá chất.

Điều kiện áp dụng loại xạ trị ung thư thanh quản:

Vậy bệnh nhân cần phải thỏa mãn những điều kiện gì để chỉ định áp dụng phương pháp xạ trị ung thư thanh quản cụ thể? Các bác sĩ cho biết tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh đang ở mức độ nào, mức độ lây lan của tế bào ung thư hay tính chất mô học của khối u và thể chất toàn thân của bệnh nhân mà bác sĩ mới xác định được dạng xạ trị nào phù hợp.

2. Các phương pháp xạ trị ung thư thanh quản

Tính cho tới hiện tại thì phương pháp sử dụng những nguồn tia xạ trong điều trị những khối u ung thư ác tính là một trong các liệu pháp y tế quan trọng và cơ bản thường được áp dụng.

Xạ trị còn là phương pháp nổi bật trong điều trị ung thư vùng đầu cổ. Xạ trị ung thư tuyến giáp bao gồm các phương pháp sau:

– Điều trị tia xạ đơn thuần.

– Điều trị tia xạ phối hợp với phẫu thuật, có thể trước hay áp dụng sau phẫu thuật hoặc cũng có thể phối hợp xen kẽ, tia xạ- phẫu thuật- tia xạ (Sand-wich).

Xạ trị ung thư thanh quản đơn thuần

Trong trường hợp khi mà khối u đang ở giai đoạn khu trú và về mô học là loại khối u nhạy cảm với tia xạ thì phần lớn phác đồ lúc này là điều trị sử dụng phóng xạ đơn thuần và nếu trong thời gian theo dõi có những hiện tượng khối u tái phát thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp bổ sung là phẫu thuật. Một trong những khuynh hướng điều trị ung thư hiện nay là áp dụng phẫu thuật khối u trước rồi sau đó xạ trị ung thư thanh quản ở vùng mổ u cũng như vùng hạch cổ.

Xạ trị trước khi phẫu thuật thanh quản

Mục đích của việc chỉ định áp dụng điều trị xạ trị ung thư thanh quản trước khi mổ là giúp cho khối u và phần hạch thu nhỏ lại kích thước hoặc với mục đích ức chế được sự phát triển của khối u và hạch, từ đó tạo điều kiện cho phẫu thuật được thuận lợi hơn.

Tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra một số khó khăn cho việc phẫu thuật thanh quản chẳn hạn như sau khi xạ trị ung thư thanh quản vào mô thì có thể gây ra hiện tượng chảy máu đặc biệt là với những mạch máu kích thước lớn nếu như bị thâm nhiễm sẽ rất dễ bị tổn thương trong khi làm phẫu thuật bóc tách. Từ đó gây ra khó khăn cho việc phân biệt mô lành tính và mô ác tính.

Ngoài ra thì xạ trị ung thư thanh quản cũng có thể khiến vùng da tiếp xúc với tia xạ dễ bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật hơn.

Do đó mà trong những năm gần đây chỉ định xạ trị trước khi phẫu thuật ung thư thanh quản ít khi được chỉ định hơn.

Với phương pháp xạ trị ung thư thanh quản sau phẫu thuật

Xạ trị ung thư thanh quản sau khi phẫu thuật có tác dụng tiêu diệt nhưng tế bào ung thư có thể bị sót lại sau điều trị bằng phẫu thuật ở u và hạch. Hoặc tia xạ cũng có thể giải quyết những tổn thương do tế bào ung thư gây ra mà chưa thể phát hiện được.

Chiếu tia xạ sau mổ cắt khối u thanh quản và chiếu vào những dãy hạch đã được nạo vét sau phẫu thuật, nạo vét hạch này bao gồm cả việc nạo vét những hạch khi kiểm tra lâm sàng chưa sờ thấy được.

Hiện nay, hay dùng nguồn tia phóng xạ CO 60 và bổ xung électron nhưng ở Việt Nam, chủ yếu tia phóng xạ CO 60 theo biện pháp tia xuyên qua da (transcutané), thường sử dụng phương pháp tia rải đều mỗi ngày 1 lần 200 r (2Gy) phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: thể tích, tính chất, độ lan rộng của khối u và hạch mà giá trị tổng liều lượng tia xạ cho khối u và hạch bình quân là từ 55-70 Gy trong 5-7 tuần (mỗi tuần từ 10-12 Gy).

Nếu như sau liều lượng xạ trị này mà khối u hay hạch chưa tiêu tan hết thì bác sĩ có thể chỉ định tăng thêm liều tia tập trung vào phần thương tổn còn lại khối u có điều kiện thì dùng Electron, nếu như không dùng CO 60, tuỳ theo thể tích và vị trí u còn lại có thể bổ xung liều tia từ 10-15 Gy. Đối với mô hạch còn lại, một số bác sĩ chủ trương cho bệnh nhân làm phẫu thuật nếu điều kiện cho phép hoặc cắm kim Ir 192 tại chỗ cũng mang lại kết quả khả quan.

Xạ Trị Ung Thư Thực Quản

Xạ trị ung thư thực quản là một trong những phương pháp điều trị ung thư thực quản chính, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư thực quản biểu mô vảy.

Ung thư thực quản là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến khởi phát từ sự phát triển và phân chia bất thường của các tế bào tại thực quản – ống tiêu hóa có chức năng chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư thực quản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tuổi tác, thể trạng bệnh nhân, vị trí, kích thước khối u và đặc biệt là loại ung thư thực quản và giai đoạn tiến triển bệnh.

Vai trò xạ trị ung thư thực quản

Xạ trị ung thư thực quản là phương pháp sử dụng những tia năng lượng cao như tia X hay hạt proton để tiêu diệt tế bào ung thư phát triển tại thực quản.

Ung thư thực quản được chia thành 2 loại là ung thư thực quản biểu mô vảy (thường xảy ra ở 1/3 trên) và ung thư thực quản biểu mô tuyến (xảy ra ở đoạn 1/3 giữa và cuối thực quản).

Vai trò xạ trị ung thư thực quản còn phụ thuộc vào thời điểm thực hiện phương pháp điều trị này.

Xạ trị ung thư thực quản trước phẫu thuật có tác dụng làm nhỏ kích thước khối u, ngăn chặn sự nhân lên của các tế bào ác tính giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi và tránh nhiều biến chứng hơn.

Xạ trị sau phẫu thuật có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát bệnh ở mức thấp nhất.

Xạ trị liệu kết hợp với hóa trị – phương pháp điều trị bằng thuốc gây độc tế bào ung thư thường được chỉ định trong điều trị cho bệnh nhân ung thư biểu mô vảy bởi loại ung thư rất nhạy với tia xạ và hóa chất. Không chỉ vậy, nếu khối u có kích thước lớn, trên 5 cm và không phân biệt vị trí nào thì xạ trị cũng được cân nhắc vì điều trị bằng phẫu thuật ít khả quan và có khả năng gây nhiều biến chứng.

Trường hợp bệnh nhân có độ tuổi quá cao, trên 75 tuổi, mắc nhiều bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, chức năng hô hấp kém… thì xạ trị cũng là ưu tiên hàng đầu.

Có 2 loại xạ trị ung thư thực quản phổ biến là xạ trị ngoài và xạ trị áp sát. Thời gian xạ trị cho bệnh nhân ung thư thực quản thường kéo dài khoảng 4 – 6 tuần.

Tác dụng phụ xạ trị ung thư thực quản

Bất kì phương pháp điều trị ung thư nào cũng không thể tránh khỏi những tác dụng phụ, xạ trị ung thư thực quản cũng không ngoại lệ. Tác dụng phụ khi xạ trị ung thư thực quản có thể không giống nhau ở mỗi người do còn phụ thuộc vào liều lượng xạ trị và tình trạng bệnh cá nhân.

Một số tác dụng phụ xạ trị ung thư thực quản thường gặp là buồn nôn, nôn, đau xương, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn…

Sau xạ trị, bệnh nhân cần giữ tinh thần lạc quan, ăn uống đủ chất, chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp…

Để đặt lịch khám, điều trị hoặc tư vấn trực tiếp về xạ trị ung thư thực quản, vui lòng liên hệ Hotline 0904 970 909.

Điều Trị Ung Thư Thực Quản Bằng Xạ Trị

Xạ trị là phương pháp chuyên dùng trong điều trị ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng. Ung thư thực quản là bệnh lý u ác tính xuất hiện trong ống thực quản, thường gặp nhất ở nam giới, có tiên lượng bệnh xấu, dù đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong phẫu thuật và tia xạ, song kết quả điều trị khả quan vẫn còn khá thấp. Xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp điều trị bệnh tại chỗ, được ứng dụng phổ biến trong điều trị ung thư. Ưu điểm của nó là đơn giản, nhanh chóng, chi phí ít. Song, hạn chế lớn nhất của xạ trị là gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh.

Xạ trị bao gồm 2 phương pháp:

– Xạ trị trong: đó là đưa cấy các chất phóng xạ vào bên trong cơ thể người bệnh.

– Xạ trị bằng máy: là điều trị bên ngoài bằng cách phóng tia xạ vào người bệnh.

Trong thời gian xạ trị, bệnh nhân cần nằm viện ít nhất 1 tuần và được cách ly không cho người nhà thăm viếng.

Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Xạ trị thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn đầu hoặc những người từ chối điều trị phẫu thuật. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là phương pháo dùng để hỗ trợ nhằm ngăn ngừa sự xâm lấn và phát triển của các tế bào ung thư, giúp bệnh nhân kéo dài sự sống.

1. Lập kế hoạch và tính tổng liều xạ

Tia xạ ung thư thực quản 1/3 trên, tương đối nông nên dùng máy xạ Coban 60.

Tia xạ 1/3 giữa và 1/3 dưới nằm sâu trong lồng ngực nên dùng máy gia tốc thẳng 10-25MV.

Sau khi đánh dấu hạt chì trên thành ngực thì tiến hành đánh giá mức độ lan rộng của khối u bằng cách chụp CT, chụp thực quản cản quang.

Mô phỏng khối u theo không gian 3 chiều, sau đó xác định chiều tối đa về bề ngang, bề dọc và bề dày của khối u. Xác định bia và khối lượng vật chất cần để chiếu xạ.

Sử dụng tia xạ đơn thuần, triệt căn liều 60Gy chỉ định trong điều trị ung thư thực quản 1/3 trên thường là ung thư biểu bì mô vảy.

Đoạn 1/3 dưới và 1/3 giữa, xếp loại T1, T2 N0, Mo nếu điều kiện không cho phép để tiến hành phẫu thuật hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật có thể dùng tia xạ triệt căn.

Tia xạ đơn thuần dùng sau mổ chỉ được chỉ định trong trường hợp đã cắt thực quản nhưng vẫn còn sót lại u.

Tổng liều tia cho mỗi lần tối thiểu là 40Gy. Trường hợp có di căn hạch sang bộ phận khác sẽ phối hợp xạ trị và hóa trị để hỗ trợ sau mổ.

Tia xạ không triệt căn chỉ được chỉ định trong giai đoạn IV có T4 No Mo, giai đoạn này về cơ bản là điều trị triệu chứng nhưng chỉ áp dụng cho người có thể trạng tốt, không mắc bệnh nội khoa nặng, trong quá trình điều trị có thể thăm dò phối hợp tia xạ ở trung thất với hóa chất toàn thân để giúp bệnh nhân kéo dài thêm sự sống.

2. Tư thế của người bệnh, trường chiếu, phân liều

Đặt bệnh nhân nằm ngửa, xác định trục thực quản bằng phim chụp có cản quang. Diện tích trường chiếu xạ trong khoảng 5 x 16cm. Có thể thiết kế nhiều trường chiếu bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, phối hợp nhiều kỹ thuật trường chiếu với nhau để đạt được đủ liều xạ trị và hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Tia phân liều khoảng 0,6Gy/ lần, mỗi tuần 5 lần. Trường chiếu ngực ở bên trái và bên phải, tia phân liều khoảng 0,4Gy cho mỗi lần, mỗi tuần 5 lần.

3. Phòng và điều trị biến chứng do xạ trị

Tủy sống, phổi, tim là những bộ phận cần được che chắn và bảo vệ trong lúc tiến hành xạ trị ung thư thực quản. Liều xạ tối đa vào các bộ phận này không được vượt quá 40Gy.

Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng, giúp bệnh nhân kiểm soát cân nặng, Từ tuần thứ 4 trở đi sẽ có viêm thực quản do xạ trị, do đó phải ngừng điều trị trong khoảng 1 tuần và dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng, Tia máy Coban có thể gây biến chứng viêm phổi, trong khi dùng máy gia tốc sẽ ít gây biến chứng hơn.

Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Thanh Quản

Ung thư thanh quản có thể điều trị bằng xạ trị, phẫu thuật hoặc hoá chất đơn thuần hay kết hợp.

Xạ trị là biện pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia X tấn công vào khối u và tổ chức xung quanh. Đây là biện pháp điều trị tại chỗ và chỉ ảnh hưởng tới các tế bào trong trường chiếu. Một đợt điều trị kéo dài 5 ngày/tuần trong 5-8 tuần.

Ung thư thanh quản có thể điều trị bằng xạ trị đơn thuần hay kết hợp phẫu thuật hoặc hoá chất.

– Xạ trị đơn thuần: Điều trị cho các khối u nhỏ hoặc các bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật.

– Xạ trị kết hợp hoá chất: Xạ trị có thể điều trị trước trong hoặc sau điều trị hoá chất.

Sau tia xạ có nhiều bệnh nhân cần được nuôi dưỡng tạm thời bằng ống thông dạ dày.

Điều trị phẫu thuật là biện pháp sử dụng tia laser nhằm lấy bỏ khối u trong khi bệnh nhân được gây mê. Cách thức phẫu thuật chủ yếu dựa vào kích thước và vị trí khối u. Có nhiều loại phẫu thuật ung thư hạ họng thanh quản:

+ Cắt toàn bộ thanh quản.

+ Cắt một phần thanh quản.

+ Cắt thanh quản trên thanh môn: là phẫu thuật lấy bỏ phần trên thanh quản và vùng thượng thanh môn.

+ Cắt dây thanh âm: lấy bỏ một hoặc hai dây thanh âm.

Đôi khi phẫu thuật viên cũng lấy bỏ cả những khối hạch vùng cổ. Phương pháp này được gọi là nạo vét hạch. Phẫu thuật viên nhiều khi cũng cắt cả tuyến giáp.

Trong cuộc mổ ung thư thanh quản, phẫu thuật viên có thể cần phải mở khí quản. Ống mở khí quản là một đường dẫn khí mới đi qua một lỗ mở ở phía trước cổ. Không khí sẽ vào và đi ra khỏi khí quản và phổi thông qua lỗ mở này, ống mở khí quản hay giúp đường dẫn khí mới luôn mở. Đối với một số bệnh nhân, lỗ mở khí quản chỉ là tạm thời. Nó chỉ cần thiết cho tới khi bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật.

Hoá trị liệu ung thư là việc sử dụng các thuốc diệt tế bào ung thư. Các bác sĩ có thể điều trị một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp. Các thuốc được sử dụng trong ung thư thanh quản thường dùng đường tiêm tĩnh mạch bơm trực tiếp vào hệ tuần hoàn vào phân bố đến khắp nơi trên cơ thể.

Có nhiều cách sử dụng hoá chất trong ung thư thanh quản.

– Trước phẫu thuật hoặc xạ trị: Trong một vài trường hợp, các thuốc được đưa vào với mục đích làm lỏng các khối u kích thước lớn trước phẫu thuật hoặc xạ trị.

– Sau phẫu thuật và xạ trị: Hoá chất có thể được sử dụng để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại. Hoá chất cũng được sử dụng cho các khối u đã di căn.

– Thay thế phẫu thuật: Hoá chất có thể được sử dụng cùng với xạ trị để thay thế phẫu thuật. Thanh quản không bị cắt bỏ và giọng nói vẫn được giữ nguyên.

Ngoài ra bệnh nhân có thể cần điều trị hỗ trợ về tâm lý và các chăm sóc phòng chống biến chứng khác.

Theo chúng tôi