Xạ Trị Ung Thư Nội Mạc Tử Cung / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Những Điều Cần Biết Về Xạ Trị Ung Thư Nội Mạc Tử Cung

Xạ trị ung thư nội mạc tử cung là một trong những phương pháp được sử dụng hiện nay trong việc điều trị bệnh ung thư nội mạc tử cung bằng việc sử dụng các chùm năng lượng mạnh như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư.

1. Bệnh ung thư nội mạc tử cung là gì?

Ung thư nội mạc cổ tử cung (hay còn gọi là niêm mạc cổ tử cung) là căn bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới. Ung thư nội mạc tử cung có thể xuất hiện tại cổ tử cung, chính vì thế mà khi nhắc đến ung thư tử cung, người ta còn nhắc tới ung thư nội mạc cổ tử cung.

Đây là một loại ung thư phát sinh từ nội mạc hay còn gọi là niêm mạc của tử cung. Sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm nhập và lây lan nhanh chóng đến các bộ phận khác trên cơ thể chính là cách mà ung thư nội mạc tử cung tiến triển.

2. Biểu hiện của ung thư nội mạc tử cung là gì?

Khác với các chứng ung thư khác, bệnh thường được phát hiện sớm do có những dấu hiệu nhận biết ung thư nội mạc tử cung khá rõ ràng như sau:

2.1. Chảy máu âm đạo bất thường

Hiện tượng này bao gồm dấu hiệu chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau khi quan hệ tình dục hoặc sau giai đoạn mãn kinh.

2.2. Âm đạo có mùi hôi, khó chịu, chảy dịch

Khi phát hiện âm đạo có mùi hôi, khó chịu, chảy dịch và màu dịch bất thường bạn nên đi khám phụ khoa. Đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư nội mạc tử cung nhiều phụ nữ bỏ qua nhất vì nó thường gây nhầm lẫn với việc nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo hoặc các bệnh phụ khoa khác không phải bệnh ung thư.

2.3. Đau hoặc áp lực vùng xương chậu

Cảm giác đau vùng xương chậu khi quan hệ hoặc vào những thời điểm khác có thể là triệu chứng ung thư nội mạc tử cung. Những phụ nữ gặp phải chảy máu âm đạo đột ngột hoặc chảy máu bất thường nên trao đổi về những triệu chứng này với bác sĩ phụ khoa để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh để quá lâu khiến bệnh chuyển biến phức tạp khó điều trị dứt điểm.

3. Chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung bằng cách nào? 3.1. Khám lâm sàng

Để xác định vị trí, hình dáng, kích thước khối u bác sĩ sẽ khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh gia đình, kiểm tra cổ tử cung và các cơ quan khác trong vùng khung chậu; có thể lấy tế bào âm đạo làm xét nghiệm.

3.2. Xét nghiệm tế bào học âm đạo (PAP SMEAR)

Để xác định vị trí, hình dáng, kích thước khối u bác sĩ lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo để xét nghiệm. Việc xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư nội mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của phụ nữ.

3.3. Xét nghiệm HPV

Xét nghiệm này có thể được thực hiện cùng với một xét nghiệm Pap hoặc riêng biệt. Giống như một xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV được thực hiện trong quá trình kiểm tra khung chậu, sử dụng một bàn chải nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở phụ nữ trên 30 tuổi, vì phụ nữ dưới 30 thường chỉ bị nhiễm HPV tạm thời, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Phụ nữ trên 35 tuổi nên thực hiện xét nghiệm Pap và HPV 5 năm 1 lần, nếu kết quả bất thường thì có thể phải làm thường xuyên hơn, theo lời khuyên của bác sĩ.

3.4. Soi cổ tử cung

Đây là phương pháp sử dụng máy soi phóng đại hình ảnh nội mạc tử cung để quan sát mức độ tổn thương. Bác sĩ thường tiến hành soi khi các xét nghiệm trên có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bất thường khi kiểm tra bằng mắt.

3.5. Sinh thiết

Nếu có tổn thương nghi ngờ, các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết nội mạc tử cung để xác định, tìm kiếm tế bào ung thư.

4. Điều trị ung thư nội mạc tử cung bằng phương pháp xạ trị

Xạ trị ung thư nội mạc tử cung là sử dụng các chùm năng lượng mạnh như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân cách xạ trị để giảm nguy cơ tái phát ung thư sau khi giải phẫu. Trong những trường hợp nhất định, xạ trị cũng có thể được khuyến cáo trước khi giải phẫu, làm co lại khối u và giúp phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

Ngoài ra, những bệnh nhân không đủ sức khỏe để phẫu thuật, các bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp xạ trị. Khi ung thư nội mạc cổ tử cung di căn đến các cơ quan, đồng thời có thể giúp kiểm soát sự đau đớn cho bệnh nhân.

5. Bệnh nhân sau xạ trị ung thư nội mạc tử cung nên ăn gì và kiêng gì? 5.1. Thực phẩm nên ăn

– Các loại thực phẩm chứa omega 3 có trong các loại cá: cá trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ… có khả năng chống oxy hóa cao nên phần nào khống chế được sự tăng trưởng khối u bên trong nội mạc tử cung của người bệnh.

– Ăn nhiều rau củ quả, trái cây hoặc uống nước ép trái cây như xoài, đu đủ, cam, chuối, đào, kiwi,… để tăng sức đề kháng, thanh lọc độc tố trong cơ thể.

– Thực phẩm giàu tinh bột như bột yến mạch, mầm lúa mì…

– Nho, tỏi, cà chua: đây là những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư do chứa nhiều vitamin C, lycopene chất làm giảm nguy cơ mắc và hỗ trợ giảm các triệu chứng ung thư nội mạc tử cung.

5.2. Thực phẩm nên kiêng

– Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại thịt đỏ có trong thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê… thường chứa protein có cấu trúc phức tạp không tốt cho người bệnh ung thư nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, bởi sẽ làm tăng chỉ số cholesterol, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các dưỡng chất vào máu và ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bệnh.

– Đối với những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung tuyệt đối không sử dụng các loại rượu bia, chất kích thích bởi việc sử dụng sẽ làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn do kích thích các tế bào ung thư phát triển.

– Không nên ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp bởi chứa nhiều calo, năng lượng, bên cạnh đó còn chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

– Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều đường vì đường chính là nguồn dinh dưỡng nuôi các tế bào ung thư phát triển, ảnh hưởng đến cơ thể. Thực phẩm có vị cay, nóng, quá đắng hay quá mặn vì những loại thực phẩm và đồ ăn này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, kích thích niêm mạc tử cung, vị trí tổn thương do ung thư khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn, đau đớn cho người bệnh.

– Không nên ăn các món ăn lên men từ dưa muối, cà muối,… bởi vì các món ăn này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, giảm tác dụng của thuốc khi điều trị.

6. Cách phòng tránh ung thư nội mạc tử cung nữ giới cần biết

Khác với các bệnh ung thư khác, ung thư nội mạc tử cung là bệnh ung thư ở phụ nữ dễ ngăn chặn nhất bằng các xét nghiệm tầm soát thường xuyên, giúp phát hiện những bất thường và điều trị sớm. Để phòng ngừa mọi người cần thực hiện các biện pháp sau:

– Những người trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi nên tiêm phòng vắc xin HPV giúp phòng ngừa ung nội mạc tử cung. (Phác đồ tiêm ngừa cho bé gái trong độ tuổi từ 9 – 14 là 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6 – 12 tháng. Nữ giới từ 15 đến 26 tuổi được khuyến cáo tiêm theo phác đồ là 3 mũi). Xét nghiệm HPV định kỳ chính là cách phòng bệnh ung thư hiệu quả nhất, giúp phát hiện sự thay đổi của tế bào và ung thư nội mạc tử cung giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.

– Xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm phiến đồ âm đạo): có thể tìm thấy ung thư nội mạc tử cung sớm, khi điều trị có hiệu quả nhất. Phụ nữ nên bắt đầu xét nghiệm Pap thường xuyên từ độ tuổi 21 và 3 năm thực hiện 1 lần. Phụ nữ trên 30 tuổi nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với Pap với thời gian 5 năm thực hiện 1 lần cho tới khi 65 tuổi.

– Tuyệt đối không hút thuốc lá bởi hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

– Hạn chế số lượng bạn tình và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là cách tốt nhất tránh lây nhiễm HPV – một yếu tố gây nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

– Duy trì tinh thần tích cực bằng việc tận hưởng cuộc sống và tiết chế các cảm xúc tức giận, buồn chán, suy nghĩ tiêu cực. Cả người khỏe lẫn người ung thư đều cần điều này để cuộc sống thật sự ý nghĩa.

– Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường, bạn nên tìm hiểu ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Việc chảy máu nội mạc tử cung có thể dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc, dẫn đến ung thư niêm mạc tử cung.

Tìm Hiểu Về Dịch Vụ Xạ Trị Trong Mổ Ung Thư Nội Mạc Tử Cung

Lạc nội mạc (LNM) trong cơ tử cung (adenomyosis) là tình trạng mô nội mạc tử cung, bình thường lót m t trong của tử cung, lại hiện diện bê n trong và phát triển ở lớp cơ của thành tử cung. gây triệu chứng đau bụng kéo dài, ảnh hường đến sinh hoạt cũng như trong công việc. Có nhiều phương pháp điều trị lạc nội mạc như: Dùng thuốc, phẫu thuật, nút động mạch tử cung. Mỗi phương pháp có những ưu nhược diểm riêng. Nút động mạch tử cung trong điều trị lạc nội mạc trong cơ tử cung có các ưu điểm như thủ thuật tương đối an toàn, thời gian l àm thủ thuật và n m viện ngắn, không ảnh hưởng đến sức lao động sản xuất của người bệnh sau này, không để lại sẹ o, cũng như các biến chứng sau mổ …d c biệt 871 người bệnh có thể mang thai lại do bảo tồn được tử cung. Nút động mạch tử cung là phương pháp luồn ống thông qua động mạch đùi vào động mạch chậu trong và vào động mạch tử cung để bơm chất gây tắc mạch vĩnh viễ n như các hạt nhựa PVA …. I. ĐẠI CƯƠNG

Lạc nội mạc (LNM) trong cơ tử cung(adenomyosis) là tình trạng mô nội mạc tử cung, bình thường lót m t trong của tử cung, lại hiện diện bê n trong và phát triển ở lớp cơ của thành tử cung. gây triệu chứng đau bụng kéo dài, ảnh hường đến sinh hoạt cũng như trong công việc. Có nhiều phương pháp điều trị lạc nội mạc như: Dùng thuốc, phẫu thuật, nút động mạch tử cung. Mỗi phương pháp có những ưu nhược diểm riêng. Nút động mạch tử cung trong điều trị lạc nội mạc trong cơ tử cung có các ưu điểm như thủ thuật tương đối an toàn, thời gian l àm thủ thuật và n m viện ngắn, không ảnh hưởng đến sức lao động sản xuất của người bệnh sau này, không để lại sẹ o, cũng như các biến chứng sau mổ …d c biệt 871

người bệnh có thể mang thai lại do bảo tồn được tử cung. Nút động mạch tử cung là phương pháp luồn ống thông qua động mạch đùi vào động mạch chậu trong và vào động mạch tử cung để bơm chất gây tắc mạch vĩnh viễ n như các hạt nhựa PVA ….

II. CHỈ ĐỊNH

VÀ CH NG CHỈ ĐỊNH 1. Chỉ định – Trong những trường hợp lạc nội mạc tử cung kéo dài, gây đau bụng và rong kinh, điệu trị giảm đau và nội tiết tố không hiệu quả và không có chỉ định điều trị ngoại khoa. – Lạc nội mạc trong cơ tử cung ở những người có nhu cầu bảo tồn tử cung để sinh con hay nâng cao chất lượng cuộc sống. – Người bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung với các xét nghiệm công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan thận và tế bào âm đạo bình thường. 2. Chống chỉ định – Giống như chống chỉ định chung của chụp mạch máu: Đang có bệnh nhiễm trùng; suy gan, suy thận n ng; mắc các bệnh ưa chảy máu; đái tháo đường; có tiền sử dị ứng với các chế phẩm có iốt; có tiền sử hen phế quản … – Không đang mang thai, viêm nhiễm phần phụ và nghi ngờ bệnh ác tính tử cung, cổ tử cung. III. CHUẨN BỊ 1. Người th ực hiện – Bác sỹ chuyên khoa điện quang can thiệp – Bác sỹ phụ – Kỹ thuật viên điện quang – Điều dưỡng – Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnhkhông thể hợp tác) 2. Phương tiện – Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) – Máy bơm điện chuyên dụng – Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh – Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X 872

3. Thuốc – Thuốc gây tê tại chỗ – Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê) – Thuốc chống đông – Thuốc trung hòa thuốc chống đông – Thuốc đối quang I -ốt tan trong nước – Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc 4. Vật tư y t th ng thường – Bơm tiêm 1; 3; 5; 10ml – Bơm tiêm dành cho máy bơm điện – Nước cất ho c nước muối sinh lý – Găng tay, áo, mũ , khẩu trang phẫu thuật – Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ – Bông, gạc, băng dính phẫu thuật. – Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang. 5. Vật tư y t đặc biệt – Kim chọc mạch – Bộ ống vào lòng mạch 5 -6F – Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035inch – Ống thông chụp mạch 4 -5F – Vi ống thông 2 -3F – Vi dây dẫn 0.014 -0.018inch – Ống thông dẫn đường 6F – Bộ dây nối chữ Y. 6. Vật liệu g y tắc mạch – Xốp sinh học (xốp cầm máu) – Hạt n hựa tổng hợp (PVA) – Keo sinh học (Histoacryl, Onyx…) – Vòng xoắn kim loại các cỡ (coils) 7. Người bệnh – Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc. – Cần nhịn ăn, uống trước 6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước. 873

– Tại phòng can thiệp: người bệnh n m ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ. – Người bệnh quá kích thích, không n m yên: cần cho thuốc an thần… 8. Phi u xét nghiệm – Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú – Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua – Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có). I

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Quy trình – Kỹ thuật này được làm tại các bệnh viện, người bệnh chỉ cần n m lại tại bệnh viện sau 1 – 2 ngày sau làm thủ thuật. – Người bệnh được nhập viện ngày hôm trước khi làm thủ thuật, được giải thích kỹ về thủ thuật để an tâm điều trị. – Trước khi làm thủ thuật người bệnh cần được đ t ống thông bàng quang và đi đại tiện. – Điều dưỡng cho người bệnh lên bàn, đ t đường tru yền tĩnh mạch, đ t điện tim và máy theo dõi chức năng sống còn, che bộ phận sinh dục sát trùng rộng vùng bẹn hai bên. – Bác sỹ và người phụ m c áo chì, đeo cổ chì, rửa tay, m c áo đi găng. – Chải ga, săng vô trùng lên người bệnh. – Gây tê vùng động mạch đùi chun g ở dưới nếp bẹn 1cm. – Rạch da. – Chọc động mạch b ng kim luồn. – Đưa dây dẫn và ống đ t động mạch vào động mạch đùi. – Luồn ống thông vào đọng mạch tử cung và chụp kiểm tra, khi đạt yêu cầu thì tiến hành bơm PVA trộn với thuốc đối quang đến khi tắc hoàn toàn vùng mạch cấp máu cho u thì dừng lại. Chụp kiểm tra lại. – Rút ống thông, luồn vào động mạc tử cung bên đối diện và làm tương tự như trên. – Rút ống thông chụp mạch và ống vào lòng mạch, băng ép vùng chọc. Người bệnh n m bất động khoảng 6 – 8 giờ sau thì c ó thẻ tháo băng ép. – Sau nút mạch nên dùng kháng sinh cho người bệnh để tránh nhiễm trùng. 2. Theo dõi – Khi tiến hành thủ thuật: theo dõi mạch, huyết áp, 874

– Sau khi tiến hành thủ thuật: theo dõi mạch, huyết áp, trí giác, mức độ đau và cho thuốc giảm đau. – Kiểm tra – Siêu âm sau 3-6 -12 -24 tháng – Có thể chụp cộng hưởng từ sau 6 tháng. V. NHẬN Đ ỊNH KẾT QUẢ Tắc hoàn toàn khối u tăng sinh mạch hay bán phần tùy theo tình trạng bệnh, không làm mất các nhánh động mạch 1/3 trên âm đạo cũng như động mạch âm đao. VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ – Hầu như không có tai biến nghiêm trọng xảy ra. – Có thể có biến chứng giống như các chụp mạch khác: Chảy máu, máu tụ vùng chọc, nhưng rất ít xảy ra. – Hiếm xảy ra hoại tử UCTTC bị nhiễm trùng. – Người bệnh có thể bị đau vùng bụng dưới sau vài giờ làm thủ thu ật do tắc mạch, hoại tử vô khuẩn khối u. – Xa không thấy có.

Điều Trị Ung Thư Nội Mạc Tử Cung, Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Nguyên Nhân Gây Ung Thư Nội Mạc Tử Cung

Ung thư nội mạc tử cung (tên khoa học là Endometrial Cancer) là một loại ung thư phụ khoa đang ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ. Ở dạng ung thư này, các tế bào xuất phát từ nội mạc tử cung (lớp màng mỏng phía trong thành tử cung) sẽ phân chia và phát triển không ngừng, lây lan sang các mô xung quanh, tạo thành các khối u ác tính và dẫn tới tử vong cho người bệnh.

Với những yếu tố nguy cơ kể trên, đối tượng có khả năng cao mắc ung thư nội mạc tử cung bao gồm:

Phụ nữ trên 60 tuổi.

Phụ nữ trong gia đình có mẹ, chị em gái bị ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh di truyền như hội chứng Lynch, hội chứng Cowden.

Bệnh nhân đã sử dụng tamoxifen, các liệu pháp điều trị hormone thay thế.

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng hai bên: là phương pháp điều trị chính và cổ điển.

Xạ trị: sử dụng các chùm tia có năng lượng lớn để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ cho phẫu thuật. Xạ trị có thể dùng xạ ngoài hoặc xạ trong.

Hoá trị: Sử dụng hoá chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ở giai đoạn muộn của ung thư, hoá trị có thể làm chậm tiến triển và giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống.

Liệu pháp hormone: Dùng thuốc ngăn chặn các tế bào ung thư tiếp xúc với các nội tiết tố mà chúng cần cho sự phát triển. Thuốc thường được sử dụng hiện nay là progestin. Khi ung thư di căn xa, liệu pháp với progestin có thể đẩy lui bệnh trong khoảng 33% các trường hợp. Phương pháp này thường được chỉ định với những bệnh nhân không thể mổ, đã di căn hoặc tái phát sau điều trị.

Khám phụ khoa định kỳ.

Gặp bác sĩ để được tư vấn về nguy cơ của các liệu pháp hormone thay thế.

Duy trì cân nặng phù hợp với chỉ số BMI (Body Mass Index), không để bị béo phì.

Tập thể dục thường xuyên: cố gắng có những hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư nội mạc tử cung

Bệnh thường được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Tuỳ theo triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp sau để chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung:

Siêu âm: giúp đánh giá độ dày và cấu trúc của niêm mạc tử cung.

Nội soi buồng tử cung: phương pháp này giúp chẩn đoán sớm những tổn thương ở nội mạc tử cung.

Sinh thiết nội mạc tử cung: dùng thủ thuật lấy mẫu mô từ nội mạc tử cung để làm xét nghiệm. Từ kết quả xét nghiệm có thể chẩn đoán ung thư, quá sản và một số bệnh khác.

Xét nghiệm sử dụng marker ung thư: CA 125 (Cancer antigen 125) là một dạng protein trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư. Ở những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung, nồng độ CA 125 sẽ tăng cao.

Xét nghiệm mô bệnh học từ tế bào âm đạo giúp xác định độ biệt hoá, xâm lấn mạch máu của tế bào ung thư.

Xét nghiệm PAP smear hay còn gọi là phết tế bào tử cung: Tế bào bong ra từ lớp nội mạc tử cung được tách ra, tiến hành nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Phương pháp này giúp tìm ra các tế bào bất thường, tế bào tiền ung thư và ung thư.

Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp PET-CT để đánh giá mức độ xâm lấn, tình trạng di căn của khối u cũng như tiến triển của ung thư.

Nguyên nhân bệnh Ung thư nội mạc tử cung Mất cân bằng hormone

Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành ung thư nội mạc tử cung.

Ở nữ giới, trước thời kỳ mãn kinh, buồng trứng là nguồn sản xuất chính cho hai loại hormone là estrogen và progesterone. Sự cân bằng giữa hai loại hormone này thay đổi mỗi tháng theo chu kỳ kinh nguyệt và giúp cho nội mạc tử cung khỏe mạnh. Khi nồng độ estrogen tăng cao sẽ kích thích sự tăng sinh các tế bào nội mạc tử cung, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.

Đa nang buồng trứng: Bệnh nhân mắc hội chứng đa nang buồng trứng có nồng độ hormone bất thường với tỉ lệ cao hormone androgen (hormone nam giới) và estrogen trong khi nồng độ progesterone lại thấp. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Béo phì: Estrogen được tổng hợp một phần từ các mô mỡ. Lượng mỡ trong cơ thể nhiều dẫn tới lượng estrogen lớn khiến người béo phì có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn 2-4 lần so với phụ nữ bình thường.

Tiền sử gia đình, yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền đóng góp 2-10% các trường hợp ung thư nội mạc tử cung. Phụ nữ mắc hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp) có 40-60% nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Đột biến gene gây nên hội chứng này thường được di truyền từ mẹ sang con.

Các yếu tố khác

Tamoxifen sử dụng trong điều trị ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung do chất này có tác động tăng sinh nội mạc tử cung, tương tự như estrogen.

Dậy thì sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Bên cạnh đó, phụ nữ chưa từng mang thai cũng có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao.

Tiểu đường loại 2: Tỉ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung cao gấp đôi ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tuổi tác cao cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Triệu chứng bệnh Ung thư nội mạc tử cung

Biểu hiện của ung thư nội mạc tử cung bao gồm:

Xuất huyết âm đạo bất thường là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc ung thư nội mạc tử cung. Biểu hiện có thể là rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết giữa các chu kỳ hoặc xuất huyết sau mãn kinh.

Tiết dịch âm đạo bất thường: Ở trạng thái bình thường, dịch âm đạo tiết ra có màu trong suốt như sữa, hơi đặc hoặc trong, dính như lòng trắng trứng, ít và không chảy ra ngoài. Khi dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu sắc bất thường, kèm theo mùi, đặc biệt là sau khi mãn kinh thì đây là một trong những biểu hiện cảnh báo nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Đau thường xuyên hoặc có cảm nhận khối u xuất hiện ở vùng chậu hông: Biểu hiện này thường xuất hiện ở giai đoạn sau của ung thư, khi khối u đã lớn dần lên và chèn ép các mô xung quanh khu vực xương chậu.

Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân.

Đau khi quan hệ tình dục.

Mặc dù các biểu hiện trên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác không phải ung thư, nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu mắc một trong các dấu hiệu trên.

Copyright © 2023 – Sitemap

Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Nội Mạc Tử Cung

Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Nội Mạc Tử Cung

1. Giai Đoạn I A. Giai Đoạn IA – IB

Phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ và 2 phần phụ. Làm tế bào học dịch rửa ổ bụng. Vét hạch chậu trong truờng hợp độ mô học biệt hóa kém, carcinôm tuyến tế bào sáng, carcinôm tuyến thanh dịch. Vét hạch chủ bụng nếu hạch chậu duơng tính.

B. Giai Đoạn IC

Phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ và 2 phần phụ. Vét hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ bụng.

Liều xạ: 45 – 50Gy.

2. Giai Đoạn II

Phẫu thuật cắt tử cung triệt căn bằng phẫu thuật Wertheim, cắt 2 phần phụ, vét hạch hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ bụng.

Xạ trị bổ túc, liều toàn khung chậu 45 – 50Gy sau đó nâng liều bằng xạ áp sát lên 80 – 90Gy.

Những truờng hợp tổn thuơng lan đến cổ tử cung lớn nên xạ trị truớc, phẫu thuật đuợc tiến hành sau 4 – 6 tuần.

3. Giai Đoạn III

Phẫu thuật và xạ trị vẫn là phuơng pháp điều trị chính. Xạ ngoài với liều 45 – 50Gy, nâng liều tại chỗ bằng xạ áp sát thêm 30 – 35Gy.

Đối với các truờng hợp di căn hạch chủ bụng: điều trị hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật kết hợp xạ trị.

4. Điều Trị Giai Đoạn Muộn Và Tái Phát

Bệnh nhân tái phát tại chỗ nếu phẫu thuật cắt bỏ đuợc tổn thuơng thì tiến hành phẫu thuật truớc và xét khả năng xạ trị bổ sung.

Bênh nhân giai đoạn muộn hoặc tái phát ở các vị trí xa, có thể điều trị triệu chứng bằng xạ trị chống đau, chống chảy máu, chống chèn ép. Hóa trị trong giai đoạn này có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện thời gian sống thêm. Điều trị nội tiết (progestine) phối hợp với hóa trị làm tăng tỷ lệ đáp ứng.

5. Một Số Phác Đồ Hóa Trị Thường Dùng – Phác đồ AC:

Doxorubicin 60mg/m 2, TM, ngày 1 Cyclophosphamide 500mg/m 2, TM, ngày 1 Chu kỳ mỗi đợt 21 ngày

– Phác đồ MCA:

Magestrol 80mg, uống, ngày 3 lần Doxorubicin 40mg/m 2, TM, ngày 1 Cyclophosphamide 400mg/m 2, TM, ngày 1 Chu kỳ mỗi đợt 28 ngày

– Phác đồ MVAC:

Methotrexate 30mg/m 2, TM, ngày 1, 15, 22.

Vinblastine 3mg/m 2, TM, ngày 2, 15, 22 Doxorubicine 30mg/m 2, TM, ngày 2 Cisplatin 70mg/m 2, TM, ngày 2 Chu kỳ 28 ngày

– Phác đồ PA:

Cisplatin 50mg/m 2, TM, ngày 1 Doxorubicin 50mg/m 2, TM, ngày 1 Chu kỳ 21 ngày

– Phác đồ PAC:

Cisplatin 50mg/m 2, TM, ngày 1 Doxorubicine 50mg/m 2, TM, ngày 1 Cyclophosphamide 500mg/m 2, TM, ngày 1 Chu kỳ 28 ngày

– Phác đồ VFP:

Etoposide 80mg/m 2/ngày, TM, ngày 1- 3 5 -Fluorouracil 600mg/m 2/ngày, TM, ngày 1 – 3 Cisplatin 35mg/m 2/ngày,TM, ngày 1 – 3 Chu kỳ 28 ngày