Xạ Trị Ung Thư Bướu Cổ / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xạ Trị Ung Thư Cổ Tử Cung

1. Xạ trị ung thư cổ tử cung là gì?

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến. Phương pháp này sử dụng bức xạ ion hoá và tia X mang năng lượng cao để phá vỡ tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng phát triển.

Trong xạ trị ung thư cổ tử cung có thể lựa chọn: xạ trị ngoài (điều trị từ bên ngoài) hoặc xạ trị trong ung thư cổ tử cung (cấy xạ, dùng chất phóng xạ đặt vào bên trong cổ tử cung).

Thông thường, xạ trị chữa ung thư có thể được lựa chọn sau ca phẫu thuật thất bại và tái phát. Trước khi xạ trị, các bác sỹ có thể thực hiện các xét nghiệm máu với mục đích kiểm tra người bệnh có thiếu máu không. Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cần truyền máu trước khi áp dụng phương pháp chữa trị ung thư cổ tử cung này.

Đây là điều luôn nhận được nhiều sự quan tâm của chị em khi bị ung thư cổ tử cung. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chi phí xạ trị ung thư cổ tử cung giữa các bệnh nhân là không giống nhau. Chi phí tiến hành xạ trị phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Giai đoạn của bệnh: tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị khác nhau, do đó chi phí xạ trị ung thư cổ tử cung cũng khác nhau.

Thể trạng bệnh nhân, tình trạng sức khỏe: đối với các bệnh nhân lớn tuổi có sức đề kháng yếu hoặc cơ thể suy kiệt buộc phải sử dụng kết hợp các loại dịch vụ khác và thuốc uống hỗ trợ giúp cơ thể dễ dàng tiếp nhận xạ trị. Vì vậy, chi phí sẽ lớn hơn.

Sau khi được thăm khám và xếp giai đoạn, bác sĩ sẽ hội chẩn chính xác hơn và đưa ra mức chi phí tương ứng với tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Chi phí điều trị ung thư nào cũng vậy, chi phí phải chi trả là khá cao, bởi vậy bệnh nhân và người thân cần chuẩn bị tâm lý cùng kinh phí điều trị trước.

3. Các phương pháp xạ trị Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung

Xạ trị chùm tia ngoài

Xạ trị chùm tia ngoài của ung thư cổ cung cũng tương tự như các loại ung thư khác.

Mỗi lần điều trị bức xạ chỉ kéo dài trong vài phút. Khi xạ trị được sử dụng làm phương pháp điều trị chính cho ung thư cổ tử cung, nó thường được kết hợp với hóa trị liệu (gọi là hóa trị đồng thời). Thông thường sử dụng một liều thấp của thuốc hóa trị gọi là cisplatin nhưng các loại thuốc hóa trị khác cũng có thể được sử dụng.

Các phương pháp điều trị xạ trị được thực hiện 5 ngày một tuần và tổng số từ 6 đến 7 tuần. Hóa trị được đưa ra vào thời gian dự kiến ​​trong quá trình xạ trị. Lịch trình được xác định phụ thuộc vào loại thuốc được sử dụng.

Xạ trị chùm tia ngoài cũng có thể được sử dụng để điều trị các khu vực lây lan ung thư hoặc là phương pháp điều trị chính ung thư cổ tử cung ở những bệnh nhân không thể chịu đựng được hóa trị.

Xạ trị áp sát cổ tử cung (xạ trị trong)

Xạ trị áp sát cổ tử cung là phương pháp xạ trị trong ung thử cổ tử cung, xạ trị tiếp cận. Các tia xạ được sử dụng trong phương pháp này chỉ đi được một khoảng cách ngắn.. Nguồn bức xạ được đặt trong một thiết bị trong âm đạo (và đôi khi trong cổ tử cung) và thường được sử dụng cùng với EBRT như là một phần của điều trị chính cho bệnh ung thư cổ tử cung.

Liệu pháp xạ trị liều thấp (LDR) được tiến hành trong vài ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân nằm trên giường trong một phòng riêng tại bệnh viện với các dụng cụ giữ chất phóng xạ tại chỗ. Trong khi xạ trị đang được tiến hành, nhân viên y tế sẽ chăm sóc cho bạn, nhưng cũng có biện pháp phòng ngừa để giảm bớt phơi nhiễm bức xạ của chính họ. Liệu pháp xạ trị liều cao (HDR) được thực hiện ngoại trú tại bệnh viện (thường cách nhau ít nhất một tuần). Đối với mỗi đợt điều trị liều cao, chất phóng xạ được đưa vào trong vài phút và sau đó loại bỏ. Ưu điểm của điều trị HDR là bạn không phải ở lại bệnh viện hoặc nằm yên trong thời gian dài.

Có hai loại xạ trị áp sát cổ tử cung:

Đối với điều trị ung thư cổ tử cung ở những phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung, chất phóng xạ được đặt trong một ống trong âm đạo.

Đối với điều trị cho một phụ nữ vẫn còn tử cung, chất phóng xạ có thể được đặt trong một ống kim loại nhỏ đi vào tử cung, cùng với các kim loại tròn nhỏ (ovoids) được đặt gần cổ tử cung.

3. Tác dụng phụ của trị xạ ung thư cổ tử cung

Sau trị xạ ung thư cổ tử cung ngoài việc phải đối mặt với các tác dụng phụ xạ trị điển hình như:

Gây thiếu máu

Gây biến chứng ở não

Gây các bệnh ở họng, miệng

Gây tổn thương trên da

Suy giảm chức năng hệ tiêu hóa khiến niêm mạc dạ dày bị sưng nề, viêm nhiễm, buồn nôn, đau thắt ở bụng, tiêu chảy,…

Viêm bàng quang: Tác dụng phụ của viêm bàng quang bao gồm đau hoặc rát khi đi tiểu, tiểu nhiều, tiểu liên tục. Những tác dụng phụ này có thể xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi người bệnh bắt đầu thực hiện xạ trị và có thể kéo dài 1 tháng sau khi xạ trị hoàn thành.

Mãn kinh: Phụ nữ chưa mãn kinh bị ung thư buồng trứng sẽ trải qua tình trạng mãn kinh trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu xạ trị. Các tác dụng phụ của mãn kinh bao gồm các cơn nóng bừng, khô âm đạo, thay đổi tâm trạng, và giảm ham muốn tình dục.

Giảm, biến mất vĩnh viễn khả năng sinh sản

Ngoài ra còn hay gặp hiện tượng đau âm đạo: Phóng xạ có thể làm cho âm hộ và âm đạo nhạy cảm và đau hơn, và đôi khi gây ra tiết dịch.

Bên cạnh đó với phương pháp xạ trị bên trong, khi bức xạ chỉ di chuyển một khoảng cách ngắn nên tác dụng chính của bức xạ là ở cổ tử cung và thành âm đạo. Tác dụng phụ phổ biến nhất là kích thích âm đạo. Âm đạo có thể trở nên đỏ và đau, âm hộ cũng có thể bị kích thích.

4. Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư cổ tử cung

Lên kế hoạch chăm sóc bênh nhân sau xạ trị giúp nâng cao sức đề kháng, giảm tác dụng phụ xạ trị đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể người bệnh thích ứng với phương pháp điều trị cao nhất, đủ sức khỏe cho các đợt xạ trị tiếp theo.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là sự phối hợp giữa cả người bệnh và người chăm sóc bao gồm:

Ở tại các vùng da điều trị, chúng thay đổi màu sắc, tuy nhiên, không được tự ý dùng bất kì một loại thuốc bôi nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tránh mặc đồ bó sát và có thể tiếp xúc với không khí nhưng tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tại vùng đó.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Bất cứ bệnh nhân ung thư nào thì việc bổ sung các chất cần thiết đó vai trò quan trọng giúp nhanh phục hồi sức khỏe. Vậy người xạ trị nên ăn gì? Người bệnh sau xạ trị được khuyên nên ăn đầy đủ các nhóm chất béo, chất xơ, vitamin, tinh bột, khoáng chất. Có thể bổ sung thêm các thực phẩm có chứa chất oxy hóa đẩy lùi sự xâm lấn của tế bào ung thư cổ tử cung.

Tích cực tập luyện: Sau các đợt xạ trị tuy rất mệt mỏi, nhưng theo các bác sĩ, người bệnh nên cố gắng vận động nhiều nhất có thể. Người bệnh sau các đợt xạ trị nên vận động đi lại nhẹ nhàng giúp tinh thần thoải mái hơn và tốt cho sức khỏe.

Giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, tư tưởng thoải mái, nghỉ ngơi ngủ đủ giấc sẽ giúp thư thái đầu óc, ăn uống ngon miệng hơn.

Sau xạ trị, trong vài tháng đầu người bệnh không nên quan hệ vợ chồng. Người chồng nên động viên, chăm sóc sức khỏe, thông cảm cho vợ.

Thăm khám và đều đặn thực hiện các xét nghiệm cần thiết thường xuyên để kịp thời phát hiện bất kì một bất thường nào để đối phó kịp thời,…

Sử dụng Fucoidan Nhật Bản hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kiểm soát và phòng tái phát bệnh.

King Fucoidan & Agaricus là sự kết hợp tuyệt vời của Fucoidan Nhật Bản từ tảo Mozuku và nắm Agaricus là một sản phẩm cho tác dụng như vậy. Hai thành phần này kết hợp tạo nên tác dụng hiệp đồng giúp tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư lên một cách đáng kể.

Viện Nghiên cứu Fucoidan Nhật Bản (NPO) đã khẳng định sự phối hợp giữa Fucoidan và Betaglucan trong nấm Agaricus kết hợp cùng các biện pháp điều trị ung thư hiện đại sẽ cho hiệu quả mạnh mẽ nhất, hạn chế các tác dụng không mong muốn trong quá trình hóa, xạ trị, hạn chế di căn và nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời gian người bệnh chiến đấu với ung thư

King Fucoidan & Agaricuslà sản phẩm Fucoidan Nhật Bản đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Dược sĩ: Nguyễn Thị Lan Anh

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC 24/7: 18000069 (miễn cước)

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh. Đây là sản phẩm được khuyên dùng trong xạ trị bởi các bác sĩ điều trị ung thư các bệnh viện chuyên khoa lớn tại Việt Nam

Triển Vọng Mới Trong Xạ Trị Ung Thư Vùng Đầu Cổ

Xạ trị vùng đầu cổ cả bệnh nhân và bác sĩ đều lo ngại về những tác dụng phụ có thể xảy đến. Vậy có những lưu ý gì khi tiến hành thực hiện xạ trị cũng như những bước tiến mới nhất sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Ung thư vùng đầu cổ xảy ra rất nhiều ở Việt Nam

Ung thư vùng đầu cổ là gì?

Tại Việt Nam ung thư vùng đầu cổ được đánh giá là thường gặp hơn cả do thói quen ăn uống và hút thuốc lá. Ung thư vùng đầu cổ thường là ung thư biểu mô tế bào gai và được phân chia thành các vị trí bắt nguồn của ung thư sau đây:

Các vị trí ung thư mắt, ung thư tuyến giáp, ung thư não, ung thư da, cơ xương vùng đầu cổ không được xếp vào các loại ung thư vùng đầu cổ.

Những khó khăn khi thực hiện xạ trị ung thư vùng đầu cổ

Xạ trị là một trong những biện pháp điều trị ung thư ngoài phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp miễn dịch …Xạ trị ung thư vùng đầu cổ nhằm mục đích:

Có thể là phương pháp được chỉ định chính do ung thư đầu cổ loại bỏ khối ung thư

Chỉ định sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư nhỏ mà phẫu thuật không thể cắt bỏ hết

Vùng đầu cổ là vị trí quan trọng và nhạy cảm nhất trên cơ thể, vì thế khi sử dụng tia xạ cho vùng này bác sĩ cũng như bệnh nhân hết sức thận trọng bởi những tổn thương có thể xảy ra cho các dây thần kinh, bộ não, mắt, tai của bệnh nhân.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi xạ trị ung thư vùng đầu cổ

Rụng tóc

Tác dụng phụ về răng miệng: như sâu răng, loét miệng, khô miệng

Đau trong thời gian ngắn hoặc dài

Khó nuốt, thay đổi giọng nói do sưng hay tạo sẹo họng, thanh quản

Chán ăn, thay đổi khẩu vị

Đỏ và kích ứng da vùng được xạ trị

Buồn nôn

Mệt mỏi, uể oải do tình trạng gọi là suy giáp

Mất thính lực do tích tụ những chất lỏng trong tai giữa

Phù bạch huyết khi điều trị ung thư ở hạch bạch huyết

Các phương pháp xạ trị ung thư vùng đầu cổ

Việc lựa chọn phương pháp xạ trị cho bệnh nhân ung thư sẽ tùy thuộc vào mức độ, tiến triển, thể trạng và vị trí ung thư của bệnh nhân.

Đối với ung thư vùng đầu cổ vì là vị trí đặc biệt nên bệnh nhân sẽ được chỉ định xạ trị ngoài tức là các bức xạ thường được phóng ra từ các nguồn phóng xạ trong máy và nhắm vào khối u. Bệnh nhân được đánh dấu vị trí xạ bằng mực, bác sĩ sẽ chỉ định vị trí bệnh nhân nằm hay ngồi để chiếu chùm tia từ bên ngoài cơ thể.

Các phương pháp xạ trị ngoài được sử dụng

Xạ trị tia X: sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các hạt khác để tiêu diệt tế bào ung thư

Liệu pháp proton: Sử dụng các hạt proton bắn phá tế bào ung thư trong các máy xạ trị gia tốc. Đây là phương pháp có thể giảm bớt thiệt hại cho những mô khỏe mạnh vùng đầu cổ. Kỹ thuật này giúp bảo vệ các cấu trúc quan trọng trong đầu chẳng hạn như thân não, các dây thần kinh thị giác chạy đến mắt khi được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng. Tuy nhiên tại thời điểm này liệu pháp proton không phải là lựa chọn điều trị tiêu chuẩn cho hầu hết các loại ung thư đầu cổ.

Triển vọng mới trong xạ trị vùng đầu cổ

Chính bởi những tác dụng phụ đáng lo ngại khi xạ trị vùng đầu cổ, dễ tổn thương đến những cơ quan đầu não xung quanh vị trí ung thư nên những tiến bộ mới về máy xạ trị ung thư giúp bệnh nhân ung thư giảm bớt những tác dụng phụ đó.

Kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT): IMRT sử dụng công nghệ tiên tiến để định hướng chính xác các chùm bức xạ tại khối u. Điều này giúp giảm thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh gần đó, có khả năng gây ra ít tác dụng phụ hơn.

Kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích cung tròn VMAT: là kỹ thuật có thể điều chỉnh thể tích trị xạ chính xác hơn nhằm giảm thiểu tối đa vùng cơ thể lành bị ảnh hưởng bởi tia xạ, đây được coi là kỹ thuật xạ trị ung thư đầu cổ tại các trung tâm lớn trên thế giới.

Kỹ thuật xạ trị định vị thân (SBRT): đây được coi là bước tiến tiếp theo sau 2 kĩ thuật xạ trị IMRT và VMAT vận hành trên hệ thống máy xạ trị hiện đại và mới nhất. Với kỹ thuật này liều lượng xạ trị thường rất cao và ít ảnh hưởng đến mô lành xung quanh vì thế giảm được số lần xạ trị cho bệnh nhân, tiên lượng điều trị lại khá cao. Trước đây bệnh nhân cần phải tiến hành xạ trị từ 25-35 lần, sử dụng kỹ thuật này bệnh nhân chỉ cần phải thực hiện 6 lần xạ trị giảm thiểu được rất nhiều nguy cơ về tinh thần cũng như vật chất cho bệnh nhân ung thư. Kỹ thuận này được khuyến khích cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ phát hiện sớm hoặc tái phát và kích thước khối u nhỏ.

Tại Việt Nam đã có những bệnh viện áp dụng nhiều kỹ thuật, máy móc hiện đại hỗ trợ cho việc điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị vùng đầu cổ như ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư mũi. Đây là một tin tốt cho những bệnh nhân ung thư ở vùng đầu cổ.

Những lưu ý cho bệnh nhân khi xạ trị ung thư vùng đầu cổ

Cũng như các loại ung thư tại vị trí khác, trước và sau khi tiến hành xạ trị bệnh nhân, bác sĩ, người nhà cần có sự chuẩn bị tốt nhất để phòng tránh, chăm sóc sức khỏe.

Rụng tóc: Xạ trị rụng tóc chắc chắn xảy ra đối với bệnh nhân ung thư khi tiến hành ở vùng đầu cổ vì thế bạn nên chuẩn bị trước tinh thần về điều đó.

Bệnh nhân cần được trị liệu sau khi xạ trị để cải thiện tác dụng phụ về lời nói, triệu chứng khó nuốt như cố gắng tập nói chuyện, phản xạ, cử động miệng. Một bác sĩ vật lý trị liệu sẽ giúp bạn đưa ra những lời khuyên và bài tập tốt nhất.

Bệnh nhân xạ trị vùng cổ cần được kiểm tra chức năng tuyến giáp thường xuyên

Bệnh nhân và người nhà nên theo dõi và báo với bác sĩ điều trị nếu gặp những bất thường sau khi xạ trị ung thư đầu cổ để được nhận những lời khuyên hữu ích. Bởi ung thư là cuộc chiến không những của bản thân bệnh nhân mà còn của cả bác sĩ, người thân của mỗi bệnh nhân ung thư.

Xạ Trị Ung Thư Cổ Tử Cung: Những Điều Cần Biết

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phùng Thị Phương Chi – Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Xạ trị ung thư cổ tử cung thường được thực hiện trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là xạ trị ngoài. Bức xạ được truyền từ bên ngoài cơ thể, được đưa đến toàn bộ khung chậu để bao gồm các khu vực hạch bạch huyết vùng chậu, sau đó là bức xạ được đưa vào bên trong, được gọi là xạ trị trong.

Có thể hiểu xạ trị ngoài cũng gần giống như chụp X quang, nhưng với liều phóng xạ cao hơn. Mỗi đợt điều trị xạ trị chỉ kéo dài vài phút, thậm chí việc đưa bệnh nhân vào vị trí điều trị còn lâu hơn. Xạ trị không gây đau.

Khi xạ trị được áp dụng làm phương pháp điều trị chính của ung thư cổ tử cung, xạ trị ngoài sẽ được kết hợp với hoá trị (còn gọi là hoá xạ trị đồng thời), thường là một liều nhỏ thuốc hoá trị cisplatin hoặc một số loại thuốc hoá trị khác. Xạ trị thường được tiến hành năm ngày một tuần, trong vòng sáu đến bảy tuần. Thuốc hoá trị được tiêm truyền theo lịch suốt đợt điều trị xạ trị. Lịch tiêm truyền thuốc được sắp xếp tùy vào loại thuốc sử dụng.

Xạ trị ngoài có thể tiến hành riêng biệt để điều trị các khu vực ung thư di căn hoặc như phương pháp điều trị chính khi người bệnh không đủ sức điều trị hoá xạ trị đồng thời.

Đau dạ dày

Tiêu chảy hoặc đi phân lỏng (khi xạ trị vùng chậu hoặc vùng bụng)

Buồn nôn và nôn

Phản ứng da: Khi tia xạ đi qua da để đến tế bào ung thư, nó có thể phá huỷ các tế bào da, gây kích ứng từ nhẹ, đỏ da trong thời gian ngắn hoặc lột da. Da có thể tiết dịch, dẫn đến viêm nhiễm nên vùng da phơi nhiễm cần được vệ sinh và bảo vệ cẩn thận.

Viêm bàng quang xạ trị: Tia xạ vào vùng chậu có thể kích ứng bàng quang, gây khó chịu và tiểu nhiều lần.

Đau âm đạo: Tia xạ có thể làm âm hộ và âm đạo trở nên nhạy cảm và đau đớn, và đôi khi còn gây chảy dịch.

Thay đổi chu kì kinh nguyệt: Tia xạ có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, dẫn đến thay đổi kinh nguyệt, hay thậm chí là mãn kinh sớm.

Giảm các yếu tố trong máu: Thiếu máu (giảm hồng cầu) gây mệt mỏi, thiếu hồng cầu tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng là hai trong số các ví dụ về tác dụng phụ của xạ trị lên các yếu tố trong máu.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra của ngoại xạ trị bao gồm:

Khi hoá trị được tiến hành kèm xạ trị, các yếu tố trong máu có xu hướng giảm nhiều hơn, sự mệt mỏi và buồn nôn cũng tăng lên. Những tác dụng phụ này thường cải thiện trong vài tuần sau khi ngừng trị liệu.

Mặt khác, các tác dụng phụ kéo dài của ngoại xạ trị cũng có thể xảy ra, các tác dụng phụ này sẽ được liệt kê ở phần dưới.

Có hai loại xạ trị trong bao gồm:

Xạ trị trong suất liều thấp được hoàn thành trong vài ngày. Trong suốt khoảng thời gian này, người bệnh phải nằm trên giường phòng nội trú đơn với các thiết bị nhằm giữ vật chất phóng xạ đúng chỗ. Trong quá trình điều trị, nhân viên y tế sẽ chăm sóc cho người bệnh, nhưng cũng dự phòng tối thiểu phơi nhiễm phóng xạ cho chính họ.

Xạ trị trong suất liều cao là thủ thuật ngoại trú được thực hiện nhiều đợt khác nhau (thường cách ít nhất một tuần). Mỗi lần trị liệu, vật chất phóng xạ được đặt vào và lấy ra trong vòng vài phút. Lợi thế của xạ trị trong suất liều cao là người bệnh không cần phải lưu viện hay nằm yên một chỗ trong thời gian dài.

Xạ trị trong là phương pháp đặt một nguồn phóng xạ vào trong hoặc đến gần vị trí của ung thư, với phóng xạ vào cơ thể trong thời gian ngắn. Phương pháp xạ trị trong thường dùng nhất cho ung thư cổ tử cung được gọi là xạ trị trong khoang, với nguồn phóng xạ được đặt vào một thiết bị trong âm đạo (đôi khi trong cổ tử cung). Phương pháp này được dùng kèm xạ trị ngoài như một phần điều trị chính cho ung thư cổ tử cung.

Đối với những người bệnh đã cắt bỏ tử cung, vật chất phóng xạ sẽ được đặt vào một thiết bị dạng hình ống trong âm đạo.

Đối với người bệnh vẫn còn tử cung, vật chất phóng xạ sẽ được đặt trong một ống nhỏ (tandem) và đưa vào tử cung, kèm theo thiết bị hình tròn (ovoids) đặt gần cổ tử cung. Một cách khác được gọi là tandem và vòng, với một đĩa nắm hình tròn được đặt gần tử cung. Tuỳ thuộc vào loại bệnh lý mà phương pháp xạ trị trong được chọn lựa.

Đối với xạ trị trong, bởi vì phóng xạ chỉ được phát trong thời gian ngắn, nên tác động chính của phóng xạ sẽ tập trung vào cổ tử cung và thành âm đạo. Tác dụng phụ thường gặp nhất là kích ứng âm đạo, khi âm đạo bị đỏ và đau, có hoặc không dịch tiết ra. Âm hộ cũng có thể gặp vấn đề tương tự.

Hẹp âm đạo: Cả nội xạ trị và ngoại xạ trị đều gây hình thành sẹo mô âm đạo, vốn là nguyên nhân gây hẹp âm đạo, giảm khả năng co giãn hoặc làm âm đạo ngắn hơn, gây đau đớn khi quan hệ tình dục.

Xạ trị trong cũng gây ra nhiều tác dụng phụ tương tự xạ trị ngoài, như mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, kích thích bàng quang và giảm các yếu tố trong máu. Thường thì nội xạ trị được tiến hành ngay sau ngoại xạ trị, trước khi các tác dụng phụ giảm đi, nên rất khó để biết tác nhân gây tác dụng phụ.

Khô âm đạo: Khô âm đạo và đau khi quan hệ tình dục có thể là tác dụng phụ lâu dài do cả nội và ngoại xạ trị. Estrogen bôi tại chỗ giúp làm giảm khô âm đạo và những thay đổi của nội mạc âm đạo, đặc biệt khi phóng xạ vào vùng chậu phá huỷ buồng trứng gây mãn kinh sớm. Liệu pháp nội tiết điển hình như bôi trực tiếp vào âm đạo và hấp thụ vào vùng kín có các dạng như gel, kem, vòng nội tiết và dạng viên đặt, hơn là đường uống.

Yếu xương: Phóng xạ vào vùng chậu có thể làm yếu xương, dẫn đến gãy xương. Thường thấy nhất là gãy xương hông, và có thể xảy ra từ hai đến bốn năm sau nhiễm xạ. Người bệnh được khuyến cáo làm xét nghiệm đo mật độ xương để theo dõi nguy cơ gãy xương.

Sưng chân, một chân hoặc cả hai: Nếu các hạch bạch huyết vùng chậu được điều trị bằng phóng xạ, nó có thể dẫn đến các vấn đề thoát dịch ở chân. Điều này có thể gây ra phù bạch huyết, là tình trạng sưng nặng của chân do sự tích lũy dịch.

Phụ nữ có thể ngăn ngừa vấn đề này bằng cách làm giãn thành âm đạo nhiều lần một tuần, bằng cách quan hệ tình dục hoặc sử dụng dụng cụ làm giãn âm đạo (là một ống nhựa hoặc cao su đặt trong làm giãn âm đạo).

Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn khi gặp phải bất kỳ các tác dụng phụ từ việc điều trị ung thư bằng xạ trị.

Xạ trị điều trị ung thư là một phương pháp được ứng dụng phương pháp ứng dụng phổ biến trong y khoa. Hiện tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đã ứng dụng phương pháp này điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp ung thư giúp giảm thiểu các triệu chứng lâm sàng và hạn chế sự di căn ung thư.

Khoa Ung bướu tại Vinmec Central Park trang bị đầy đủ các mô thức điều trị ung thư: Từ phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, phẫu xạ trị…. điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ. Việc chẩn đoán được thực hiện cẩn trọng: Xét nghiệm máu, chụp X- quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm tủy huyết đồ, tủy đồ, sinh thiết, xét nghiệm hóa mô miễn dịch, chẩn đoán bằng sinh học phân tử.

Quá trình điều trị được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa: Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm cận lâm sàng, Tim mạch, Khoa Sản phụ, Khoa nội tiết, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa tâm lý, Khoa Dinh dưỡng, Khoa Điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ, nhằm mang đến cho bệnh nhân phác đồ chữa trị tối ưu và chi phí hợp lí nhất.

Bài viết tham khảo nguồn chúng tôi XEM THÊM:

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Central Park để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0283 6221 166, 0283 6221 188 để được hỗ trợ.

Cách Điều Trị Bệnh Bướu Cổ Tại Nhà

Tuyến giáp có hình bướm nằm phía trước cổ. Khối bướu có thể phát sinh khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone, dẫn đến tình trạng tuyến giáp phình to, gọi là bệnh bướu cổ.

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh bướu cổ

Thiếu iốt là nguyên nhân chính gây nên tình trạng bướu cổ. Theo ước tính, khoảng 90% trường hợp bướu cổ là do thiếu i-ốt. Phụ nữ trên 40 tuổi hoặc phụ nữ thời kỳ mãn kinh dễ mắc bệnh bướu cổ. Người có tiền sử phơi nhiễm phóng xạ cũng dễ bị bướu cổ hơn người bình thường.

Không phải ai bị bướu cổ cũng có các triệu chứng giống nhau, có người không có dấu hiệu gì cho đến khi được phát hiện tình cờ qua một cuộc thăm khám sức khỏe tổng quát.Tuy nhiên, các dấu hiệu thường gặp là có khối u ở cổ, khó nuốt, khó thở, cảm giác nghẹn ở cổ, ho hoặc khàn giọng

Cách điều trị bệnh bướu cổ tại nhà

Bổ sung tảo bẹ trong chế độ ăn: Tảo bẹ là một loại rong biển có tác dụng tốt giúp chữa trị bệnh bướu cổ. Hàm lượng i-ốt cao giúp bình thường hóa chức năng tuyến giáp. Trong tảo bẹ còn có kali, canxi, magiê và sắt tốt cho hoạt động tuyến giáp.

Cải xoong giúp trị bướu cổ

Cải xoong có chứa hàm lượng i-ốt cao và do đó nó được xem là loại rau giúp điều trị bướu cổ hiệu quả. Cải xoong cũng chứa lưu huỳnh và các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hoá có lợi cho tuyến giáp.

Người bệnh có thể trộn hai muỗng canh nước ép cải xoong vào nửa ly nước nhỏ, uống 3 lần/ ngày. Mỗi đợt uống khoảng 6 tuần.

Bồ công anh điều trị bướu cổ

Lá cây bồ công anh có thể làm giảm sưng cổ và giảm bớt sự khó chịu của bướu cổ. Có thể lấy lá rửa sạch, hơ nóng nhẹ rồi áp vào vùng cổ có bướu, dán băng keo để cố định trong vài giờ. Người bệnh cũng có thể lấy khoảng 30g lá sắc với 3 chén nước, thành một chén dùng uống. Thực hiện hai lần mỗi ngày trong khoảng 2 tuần.

Trà xanh rất tốt cho người bị bướu cổ

Uống trà xanh hàng ngày rất tốt cho người bệnh bướu cổ. Trà xanh có đầy đủ các chất chống oxy hoá và chứa nhiều florua tự nhiên giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Uống trà xanh hàng ngày cũng giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Có thể trộn trà xanh và mật ong, uống 3 lần/ngày.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả nhất và chỉ nên sử dụng các cách điều trị bướu cổ tại nhà như biện pháp điều trị bổ sung.

Nếu bướu tăng trưởng gây chèn ép hoặc với các tình trạng ung thư tuyến giáp thì bác sĩ sẽ tùy từng trường hợp mà chỉ định bệnh nhân nên can thiệp bằng sóng cao tần, laser bướu cổ hay là phẫu thuật tuyến giáp.