Xạ Trị Trong Ung Thư Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xạ Trị Trong Ung Thư Là Gì? Quy Trình Xạ Trị Ung Thư Hiện Nay

Xạ trị trong ung thư là gì?

Xạ trị trong ung thư là gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Thực chất đây là phương pháp điều trị ung thư­ bằng cách sử dụng bức xạ ion hoá năng lư­ợng cao như tia X-quang, tia Gamma hoặc chùm tia X, electron, proton… Có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung th­ư cũ và làm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mới.

Cũng giống như phẫu thuật. Xạ trị được dùng để điều trị tại chỗ và tác động trực tiếp lên các tế bào bị ung thư tại vùng xạ trị. Do đó phương pháp này chủ yếu được sử dụng khi các khối u đã xâm chiếm một hoặc nhiều khu vực trên cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u. Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác phẫu thuật và hóa trị liệu.

Các phương pháp xạ trị trong ung thư là gì?

Có 2 phuơng pháp điều trị bằng xạ trị chủ yếu đó là xạ trị trong và xạ trị ngoài:

Phuơng pháp xạ trị ngoài: Là phương pháp sử dụng máy tác động lên vùng ung thư từ bên ngoài cơ thể. Với phương pháp xạ trị ngoài, trên cơ thể người bệnh sẽ không mang chất phóng xạ trong người. Kể cả trong lúc điều trị hoặc sau khi kết thúc điều trị.

Phưng pháp xạ trị trong: Là phương pháp sử dụng các túi có chứa hoạt chất phóng xạ đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần khối u ở bên trong cơ thể. Với xạ trị trong, mức độ chất phóng xạ trên người bệnh nhân là khá cao. Trong suốt quá trình nằm viện, người nhà bệnh nhân không được phép vào thăm. Để tránh bị lây nhiễm chất phóng xạ. Sau khi điều trị xong. Các hoạt tính phóng xạ cũng không còn lưu lại trong cơ thể nữa. Người bệnh có thể an toàn khi ra viện.

Tùy từng trường hợp mà các bác sỹ có thể áp dụng các phương pháp xạ trị phù hợp. Trong một số trường hợp có thể kết hợp sử dụng cả 2 loại xạ trị này.

Quy trình xạ trị ung thư hiện nay

Bên cạnh việc tìm hiểu xạ trị trong ung thư là gì? Người bện cũng cần nắm rõ quy trình xạ trị ung thư hiện nay. Các bước của quy trình này được diễn ra như sau:

Lần đầu tiên thăm khám xạ trị, các bác sĩ sẽ thực tư vấn cho người bệnh qua một số bước như sau:

Xem xét bệnh án của người bệnh.

Thăm khám cho bệnh nhân.

Đọc kết quả xét nghiệm và phim chụp của bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân kế hoạch điều trị bao gồm: thời gian, quá trình điều trị, và các tác dụng phụ có thể gặp phải để người bệnh chuẩn bị trước tâm lý.

Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT mô phỏng tại vùng cơ thể sẽ được xạ trị. Mục đích của quá trình này là cung cấp hình ảnh ba chiều của phần cơ thể sẽ được điều trị để bác sĩ lập kế hoạch điều trị.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ là những người lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Người bệnh cần phải chờ khoảng vài ngày trước khi tiến hành buổi điều trị đầu tiên. Khi kế hoạch điều trị đã hoàn thành và đảm bảo chất lượng. Các bác sỹ sẽ thông báo cho bệnh nhân và đặt lịch hẹn cho buổi xạ trị đầu tiên.

Bước 4: Buổi xạ trị đầu tiên

Buổi xạ trị đầu tiên thường sẽ kéo dài lâu hơn so với những buổi điểu trị sau. Các bác sĩ sẽ đặt bệnh nhân nằm ở vị trí tương tự như hôm chụp CT mô phỏng. Sau đó sẽ tiến hành đo đạc và chụp X-quang để đảm bảo vị trí điều trị là chính xác nhất.

Các bác sĩ sẽ quyết định liều phóng xạ mà cơ thể bạn sẽ nhận. Dựa vào các yếu tố như: kích thước khối u, độ nhạy cảm với tia phóng xạ và mức độ chịu tác động của những mô lành ở xung quanh đó.

Tổng liều xạ trị mà bạn sẽ nhận được tính bằng đơn vị Gray (Gy). Đối với xạ trị từ bên ngoài, các liều sẽ được chia ra thành nhiều liều nhỏ và được sử dụng trong vài tuần. Giúp bệnh nhân nhận được liều tốt nhất và các mô lành xung quanh cũng ít bị tổn thương nhất.

Các buổi điều trị sau thường giống với buổi điều trị đầu tiên nhưng thời gian sẽ ngắn hơn. Trong cả quá trình điều trị, bác sĩ có thể sẽ chụp lại phim X-quang để đảm bảo vị trí xạ trị chính xác nhất.

Bệnh nhân sẽ phải gặp bác sĩ sau mỗi buổi điều trị để theo dõi xem có những tác dụng phụ nào xảy ra hay không. Nếu bệnh nhân có bất cứ câu hỏi nào có thể trao đổi với bác sĩ của mình sau mỗi lần thăm khám.

Ưu nhược điểm của phương pháp xạ trị

Giúp giảm đau cho bệnh nhân bị ung thư.

Có thể kết hợp cũng với phương pháp phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ngăn ngừa khả năng di căn, lây lan của các tế bào ung thư sang các tế bào khỏe mạnh.

Giúp làm teo khối u, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Xạ trị ít gây tổn thương cho các tế bào bình thường trong cơ thể.

Nó có thể sử dụng cho hầu hết các căn bệnh ung thư.

Lợi hại của xạ trị ung thư – VnExpress

Phụ nữ mang thai không thể thực hiện xạ trị. Bởi nó có thể sẽ gây nên những vấn đề không mong muốn cho con của bạn.

Đàn ông khi xạ trị ung thư cũng sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương và giảm ham muốn tình dục.

Xạ trị ung thư có thể dẫn đến những vấn đề như khô miệng, hôi miệng, loét miệng, viêm họng.

Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, giảm trí nhớ, …

Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,,…

Gây rụng tóc, gây đau, đỏ da, sẹo da, ngứa ngáy, viêm mô tế bào…

Dễ bị nhiễm trùng do các tế bào máu và bạch cầu bị giảm…

Xạ Trị Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Là Gì?

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư phổ biến ở nam giới cao tuổi, đặc biệt từ 50 tuổi trở lên. Trên thế giới, ung thư tuyến tiền liệt chiếm khoảng 10% trong số các ung thư ở nam. Ở các nước tiên tiến, tỷ lệ này là 15% và bệnh đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi.

Xạ trị ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Các biện pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt thường bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, nội tiết và hóa chất. Trong đó, xạ trị thường áp dụng ở giai đoạn khối u vẫn còn khu trú. Xạ trị là nhằm phá huỷ các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển hoặc tiêu diệt chúng. Tế bào ung thư phân chia nhanh nên nó dễ bị tổn thương hơn các tế bào bình thường xung quanh.

Xạ trị trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến còn tuỳ thuộc vào chọn lựa của bệnh nhân, tuổi tác, các bệnh khác kèm theo cũng như mức độ lan rộng của ung thư. Khoảng 30% bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến khu trú tại chỗ được điều trị bằng xạ trị. Đôi khi bác sĩ kết hợp xạ trị với mổ hoặc hormone liệu pháp để có hiệu quả tốt hơn cho bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm hoặc muộn.

Các phương pháp xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Có 2 phương pháp xạ trị:

Xạ trị bên ngoài: dùng tia X có năng lượng cao chiếu thẳng trực tiếp vào khối u. Xạ trị thường trong thời gian từ 6 đến 7 tuần.

Xạ trị trong: cắm chất phóng xạ trực tiếp vào tiền liệt tuyến bằng một cây kim xuyên qua tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn của siêu âm.

Một số tác dụng phụ của xạ trị ung thư tuyến tiền liệt có thể là:

Viêm bàng quang do bức xạ (viêm ở bàng quang)

Viêm trực tràng do bức xạ

Hầu hết các triệu chứng được cải thiện sau khi hoàn thành xạ trị.

Đồng hành với người bệnh trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác điều trị với đội ngũ bác sĩ hàng đầu Singapore nhằm đưa những tiến bộ y học trong điều trị ung thư về Việt Nam. Theo đó, người bệnh ung thư có cơ hội tư vấn và điều trị trực tiếp cùng phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore mà không cần phải ra nước ngoài.

Điều Trị Xạ Trị Trong Ung Thư Vú

Ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư (UT) phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở nữ giới. Theo GLOBOCAN 2012, trên toàn thế giới có 1.671.149 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán và 521.907 phụ nữ tử vong do UTV, đứng hàng thứ 5 trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 39/100.000 phụ nữ. Tại Mỹ, năm 2016 có khoảng 249.260 ca mới mắc và 40.890 ca tử vong vì UTV. Các phương pháp chính điều trị ung thư vú kinh điển hiện nay bao gồm: Phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, nội tiết. Trong thời gian gần đây, một số bệnh nhân ung thư vú có thể được chỉ định điều trị đích hoặc điều trị miễn dịch. Để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, ung thư vú cần được điều trị đa mô thức kết hợp các phương pháp điều trị nêu trên.

Chỉ định xạ trị với bệnh nhân ung thư vú

Xạ trị là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư vú sau khi đã điều trị phẫu thuật, hóa chất. Xạ trị được chỉ định trong một số các trường hợp:

Sau phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, giúp giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và hạch vùng.

Ung thư đã có di căn xa đến các vị trí khác như xương hoặc não.

Trong đó, kỹ thuật xạ trị được sử dụng phổ biến nhất là xạ trị chiếu ngoài (EBRT).

Thể tích điều trị

Xạ trị chiếu ngoài là loại xạ trị phổ biến trong điều trị ung thư vú. Chùm tia xạ phát ra từ một máy gia tốc tuyến tính sẽ chiếu vào các khu vực cần xạ trị theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa xạ trị. Thể tích cần điều trị phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật (phẫu thuật bảo tồn hay cắt bỏ toàn bộ tuyến vú), tình trạng di căn hạch nách, và giai đoạn bệnh.

Nếu đã cắt bỏ toàn bộ vú và không di căn hạch nách thì sẽ thể tích chiếu xạ bao gồm thành ngực, sẹo mổ và những vị trí chân dẫn lưu khi mổ.

Nếu phẫu thuật bảo tồn tuyến vú thì thể tích chiếu xạ bao gồm toàn bộ vú và nâng liều xạ vào khu vực giường khối u ( nơi khối u đã bị cắt bỏ) để giúp ngăn chặn tái phát tại chỗ.

Nếu có di căn hạch nách thì khu vực này cần được chiếu xạ. Trong hầu hết các trường hợp, khu vực xạ trị cũng bao gồm cả vùng hạch thượng đòn và hạch vú trong.

Thời gian điều trị

Xạ trị cho những bệnh nhân có chỉ định thường được thực hiện khi bệnh nhân đã hoàn tất quá trình điều trị phẫu thuật cho đến khi vết mổ đã lành, hoặc sau khi kết thúc hóa trị 4 -8 tuần và kéo dài trong 3 – 6 tuần.

Bệnh viện Trung ương quân đội 108 có trang bị các hệ thống máy xét nghiệm sàng lọc ung thư vú như siêu âm, chụp Xquang tuyến vú 3D (mammography), sinh thiết kim giúp phát hiện chẩn đoán sớm ung thư vú cho các phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú. Bệnh nhân sau đó được hội chẩn tiểu ban ung thư vú – phụ khoa để thống nhất chẩn đoán và kế hoạch điều trị. Viện Ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được thành lập từ tháng 10/2028 đã giúp nâng cao chất lượng điều trị đa mô thức cho bệnh nhân ung thư vú.

Sau khi được phẫu thuật và hóa trị, nếu có chỉ định xạ trị bổ trợ, bệnh nhân ung thư vú sẽ được chuyển đến điều trị ngoại trú tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu. Bệnh nhân được hội chẩn tia xạ và chỉ định điều trị:

Xạ trị toàn bộ vú (trường hợp phẫu thuật bảo tồn): Xạ trị thường là 5 buổi 1 tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 trong khoảng 5 – 6 tuần.

Xạ trị toàn bộ thành ngực: nếu đã phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú và không có hạch bạch huyết di căn thì thể tích xạ bao gồm toàn bộ thành ngực, có thể bao gồm cả sẹo mổ và chân dẫn lưu. Thời gian điều trị thường 5 ngày 1 tuần và kéo dài 5 – 6 tuần.

Xạ trị bổ trợ hạch vùng: Trong cả hai trường hợp phẫu thuật toàn bộ vú hay phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, nếu có di căn hạch nách thì cần chiếu xạ vú/thành ngực và thượng đòn và/hoặc hạch vú trong cùng bên. Thời gian điều trị cũng thường 5 ngày một tuần trong 5 – 6 tuần.

Tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã áp dụng kỹ thuật xạ trị giảm phân liều giúp thời gian điều trị rút ngắn chỉ còn 3 tuần, giảm chi phí điều trị và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Với những bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn và không di căn hạch nách, xạ trị giảm phân liều đã được chứng minh có tác dụng tương đương với xạ trị liều thông thường trong kiểm soát tái phát tại chỗ và đồng thời tác dụng phụ cũng ít hơn.

Một số tác dụng phụ của xạ trị trong ung thư vú

Viêm da do tia xạ.

Mệt mỏi.

Viêm phổi do tia xạ.

Bệnh mạch vành do tia xạ (ung thư vú trái).

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần trao đổi mọi thắc mắc với bác sỹ và đội ngũ nhân viên y tế để được tư vấn về quy trình xạ trị và cách dự phòng, khắc phục những biến chứng do xạ trị ung thư vú.

Một số kĩ thuật xạ trị ung thư vú đang được sử dụng hiện nay tại Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108:

Kỹ thuật xạ trị 3D- CRT.

Kỹ thuật xạ trị field in filed, xạ trị điều biến liều (IMRT).

Kỹ thuật xạ trị quay điều biến thể tích (VMAT): với độ chính xác cao, giảm liều tia xạ cho cơ quan lành, thời gian điều trị nhanh. Đặc biệt kỹ thuật này được chỉ định trong ung thư vú trái để giảm liều chiếu xạ lên tim.

Một số bệnh nhân ung thư vú trái được điều trị bằng kĩ thuật xạ trị hít sâu nín thở (DIBH – Deep Inhale Breath Hold), giúp điều trị chính xác, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ lên cơ quan lành đặc biệt là trên tim. Đây là một kỹ thuật cao, đòi hỏi hệ thống máy xạ trị tiên tiến đồng bộ cho phép thực hiện kỹ thuật beam hold, đồng thời đội ngũ bác sỹ, kĩ sư, kĩ thuật viên được đào tạo có trình độ chuyên môn cao. Kỹ thuật này đã được đưa vào điều trị tại khoa Xạ trị – Xạ phẫu từ năm 2018 trên hệ thống máy xạ trị -xạ phẫu TrueBeam STx với hệ thống theo dõi bề mặt quang học (OSMS – Optical Surface Monitoring System) và kính lười tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân theo dõi nhịp thở của mình và phối hợp tốt hơn trong điều trị. Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là một trong những trung tâm đầu tiện tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật này. Hiện nay kỹ thuật xạ trị hít sâu nín thở đã được thực hiện thường quy cho các bệnh nhân ung thư vú trái nhằm nâng cao chất lượng điều trị, giảm tác dụng phụ trên tim, phổi cho bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư vú trái được điều trị bằng kĩ thuật xạ trị hít sâu nín thở (DIBH) trên máy xạ trị – xạ phẫu TrueBeam STx tại khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Bệnh nhân cần tư vấn về xạ trị ung thư vú xin liên hệ Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Tầng hầm B2 Tòa nhà Trung tâm, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024.62784163

Website: https://benhvien108.vn/gioi-thieu-khoa-xa-tri-xa-phau.htm

Fanpage: https://www.facebook.com/xatri108

Người viết bài: BS Nguyễn Thị Hà- Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108

Nguồn:

https://www.cancer.org/cancer/breast-cancer/treatment/radiation-for-breast-cancer.html

Xạ Trị Trong Chọn Lọc Điều Trị Ung Thư Gan Bằng Vi Cầu Phóng Xạ Y

SUMMARY

Selective Internal Radiation Therapy (SIRT) for liver cancer is a method to inject Y-90 labeled resin microsphere into the hepatic arteries supplying the tumor. Cancer cells will be annihilate by irradiation with ionizing radiation emitted from Y-90. Theprocedure has been standardized and applied in treatment of liver cancer patients at the Nuclear Medicine & Oncology Center, Bach Mai hospital.

Aims of study:

To establish and standardize the procedure of SIRT with Y-90 microsphere for liver cancer.

– To assess initial results of SIRT for liver cancer at The Nuclear medicine & Oncology Center, Bach Mai hospital.

Subject and method: 36 patients with primary or secondary liver cancer confirmation. These patients had been treated with Y-90 microsphere and follow-up assessments after treatment 1 and 3 months. Descriptive and propective study. Establishing a standard SIRT with Y-90 microsphere for liver cancer.

Results of study: Procedure of SIRT with Y-90 microsphere for liver cancer has been standardized. Contents of protocol included indications and contraindications; workflow: Arteriographic assessment to map tumor-perfusing vessels and assess portal vein patency; SPECT with Tc 99m MAA to optimize the treatment planning (by dosimetric evaluation) and evaluate hepatopulmonary shunting; inject Y-90 microsphere into the vessels supplying the tumor, SPECT or PET/CT to evaluate the distribution of Y-90 microsphere; Evaluate the outcomes and safety.

The initial treatment results of SIRT forprimary liver cancer patients: more than 80% patients responded with treatment, no patient had complication. AFP level reduced in 77.8% and no change in 22.2% patients, AFP reduced from 4660.3ng/ml to 248.4ng/ml; 72.2% patients mean tumor size was decreased from 7.2 cm to 4.3 cm and was stable in 27.8% chúng tôi patient with secondary liver cancer from colon cancer: CEAreducedfrom1000 ng/ml to 40ng/ml, tumor size 7.0 cm reduced to 3,0 cm.

Conclusion: Selective internal radiation therapy with Y-90 microsphere for liver cancer is a new, effective and safe method. Procedure of the technique was standardized and applied for liver cancer treatment at the Nuclear medicine & Oncology Center, Bach Mai hospital. The initial results show the efficacy and safety of the technique and it should be disseminated for primary and secondary liver cancer treatment.

Keywords: Y-90 microsphere, liver cancer, Selective Internal Radiation Therapy: SIRT.

TÓM TẮT

Xạ trị trong chọn lọc (Selective Internal Radiation Therapy: SIRT) ung thư gan (UTG) là phương pháp điều trị đưa các hạt vi cầu Resin gắn đồng vị phóng xạ Y-90 vào mạch máu nuôi khối u ác tính trong gan. Tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt do bức xạ ion hóa của Y-90 phát ra. Quy trình kỹ thuật đã được chuẩn hóa, áp dụng điều trị cho các bệnh nhân UTG tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (YHHN&UB) Bệnh viện Bạch Mai.

Mục tiêu nghiên cứu:

– Hoàn thiện quy trình kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc UTG bằng vi cầu Y-90.

– Đánh giá kết quả ban đầu điều trị UTG bằng vi cầu phóng xạ Y-90 tại Bệnh viện Bạch Mai.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 bệnh nhân chẩn đoán xác định là UTG nguyên phát hoặc thứ phát. Những bệnh nhân này được điều trị bằng vi cầu phóng xạ, theo dõi đánh giá kết quả sau điều trị 1 tháng và mỗi 3 tháng. Nghiên cứu mô tả, tiến cứu.

Kết quả nghiên cứu: Đã hoàn thiện được quy trình kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc bằng vi cầu Y-90 để điều trị UTG, bao gồm cả chỉ định và chống chỉ định; Các bước tiến hành gồm: chụp mạch đánh giá hệ mạch máu gan và mạch nuôi UTG, chụp SPECT với 99mTc-MAA đánh giá Shunt gan phổi, chuẩn liều phóng xạ Y-90 điều trị, bơm vi cầu Y-90 vào mạch máu nuôi UTG, chụp SPECT hoặc PET/CT đánh giá phân bố vi cầu Y-90; Đánh giá hiệu quả và tính an toàn.

Kết quả điều trị 36 bệnh nhân UTG nguyên phát bằng hạt vi cầu Y-90 cho thấy: trên 80% bệnh nhân có đáp ứng điều trị, triệu chứng lâm sàng được cải thiện, không có bệnh nhân bị biến chứng. Nồng độ AFP giảm ở 77,8% bệnh nhân, 22,2% bệnh nhân có AFP không tăng hơn trước điều trị, AFP giảm từ 4660,3 ng/ml xuống còn 248,4ng/ ml; 72,2% bệnh nhân có u gan giảm kích thước, đường kính khối u gan trung bình giảm từ 7,2cm xuống còn 4,3, 27,8% bệnh nhân có kích thước khối u không thay đổi; 80,3% bệnh nhân có u gan không còn tăng sinh mạch. Bệnh nhân ung thư đại tràng di căn gan có chỉ chất chỉ điểm khối CEA trước điều trị là 1000 ng/ml, sau khi điều trị giảm còn 40ng/ml. Kích thước khối u di căn từ 7,0 cm giảm xuống còn 3,0 cm. Thể trạng bệnh nhân được cải thiện tốt.

Kết luận: Điều trị ung thư UTG bằng vi cầu Y-90 là phương pháp điều trị mới. Quy trình điều trị đã được chuẩn hóa, áp dụng thường quy tại Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả điều trị bệnh nhân UTG cho thấy rất hiệu quả và an toàn. Kỹ thuật cần được phổ biến để áp dụng điều trị cho các bệnh nhân UTG nguyên phát và cả UTG thứ phát.

Từ khóa: vi cầu Y-90, ung thư gan, xạ trị trong chọn lọc.

Tác giả: Mai Trọng Khoa*, Trần Đình Hà*, Trần Hải Bình*, PhạmVăn Thái*, Lê Chính Đại*, Phạm Cẩm Phương*, Nguyễn Thanh Hùng*, Trần Văn Thống* và CS, Phạm Minh Thông**, Vũ Đăng Lưu**, Nguyễn Xuân Hiền**, Ngô Lê Lâm**, Trịnh Hà Châu** và cs

Địa chỉ: TT. Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai **Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 23 – 03/2016