Xạ Trị Trong Ung Thư Đại Tràng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Xạ Trị Trong Ung Thư Đại Tràng Là Gì? Phương Pháp Xạ Trị Hiệu Quả

Xạ trị trong ung thư đại tràng là phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh nhân ung thư. Không phải tất cả các trường hợp đều được xạ trị. Ai nên xạ trị trong ung thư đại tràng? Khi nào cần xạ trị ung thư đại tràng? Các phương pháp xạ trị ung thư đại tràng hiệu quả. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư là gì?

Xạ trị trong ung thư đại tràng là câu hỏi quen thuộc với người mắc chứng nan y này. Ung thư đại tràng là loại ung thư ác tính, thường gặp ở các nước phát triển. Bệnh cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp. Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị hỗ trợ là những cách điều trị ung thư đại tràng.

Xạ trị là một trong số những phương pháp thường được áp dụng trong chữa bệnh ung thư đại tràng giúp giảm đau ở giai đoạn muộn. Dùng trước hay sau phẫu thuật hay kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả.

Xạ trị trong ung thư đại tràng là gì?

Xạ trị ung thư đại tràng có thể được sử dụng độc lập hoặc được sử dụng với vai trò hỗ trợ cho phẫu thuật. Cũng có thể kết hợp với hoá trị hay điều trị cho những bệnh nhân bị tái phát ung thư. Tia X có năng lượng cao sẽ được chiếu vào từ bên trong hay bên ngoài cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm teo nhỏ khối u. Với ung thư đại tràng thì xạ trị từ bên ngoài với tần suất khoảng 5 lần 1 tuần.

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng bức xạ năng lượng cao. Thường dùng tia X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Loại và liều lượng bức xạ cho mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ tính toán cẩn thận. Nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư nhiều nhất và gây tổn hại ít nhất đến các tế bào bình thường. Quá trình này sẽ làm ngăn chặn sự phân chia của các tế bào và phá hủy chúng.

Với ung thư đại tràng, xạ trị thường được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát trong khu vực xuất hiện khối u. Xạ trị trước phẫu thuật thường được áp dụng trong nhiều trường hợp để giúp phẫu thuật thuận lợi hơn. Đặc biệt là khi khối u có kích thước và vị trí gây khó khăn cho phẫu thuật.

Thu nhỏ khối u bằng xạ trị trước khi mổ: Nếu khối u quá lớn hoặc nằm ở vị trí khó phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, một số bệnh nhân phải tiếp tục trải qua quá trình xạ trị. Vì trong cơ thể họ vẫn còn tế bào ung thư sót lại mà khi mổ không thể tiêu diệt hết được. Thường gặp nhất là trường hợp ung thư dính vào một cơ quan nội tạng hoặc dính vào thành bụng.

Với những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao hoặc đã bị tái phát thì xạ trị cũng được sử dụng.

Xạ trị cũng có thể được tiến hành để giúp kiểm soát bệnh ung thư đại tràng. Ở những bệnh nhân không đủ sức khỏe để phẫu thuật hoặc giảm các triệu chứng ở ung thư giai đoạn muộn như tắc ruột, chảy máu,…

Các loại xạ trị trong ung thư đại tràng

Trong điều trị ung thư đại tràng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các loại xạ trị khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Đây là phương pháp thường dùng cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Bức xạ được tập trung vào các tổ chức ung thư từ máy xạ trị bên ngoài cơ thể. Mỗi lần điều trị sẽ kéo dài một vài phút nhưng quá trình chuẩn bị lại mất khá nhiều thời gian. Thông thường, phương pháp xạ trị được thực hiện 5 ngày/tuần trong vài tuần.

Phương pháp này thường được áp dụng cho một số trường hợp mắc ung thư đại tràng. Với một thiết bị nhỏ được đặt qua hậu môn đưa vào trực tràng để cung cấp bức xạ với cường độ cao trong một vài phút. Ưu điểm là các tia bức xạ trực tiếp tới trực tràng mà không đi qua da hay các mô khác của bụng. Ít gây tác dụng phụ hơn, phù hợp với cả những bệnh nhân cao tuổi hoặc có sức khỏe yếu.

Sử dụng chất phóng xạ dưới dạng bột viên nhỏ. Đưa vào ống thông đặt bên cạnh hoặc trực tiếp vào khối u. Các hạt phóng xạ sẽ theo ống thông tới khối u. Nhờ đó hạn chế tác dụng phụ tới những mô khỏe mạnh xung quanh. Phương pháp này cũng phù hợp với những bệnh nhân sức khỏe yếu không thể phẫu thuật.

Tác dụng phụ của xạ trị trong ung thư đại tràng

Mặc dù các tia xạ được nhắm vào mục tiêu xấu nhưng vẫn làm biến đổi các mô khỏe mạnh xung quanh. Tác dụng phụ thay đổi tùy vào vùng chiếu xạ, độ mạnh của tia xạ và sự nhạy cảm của mỗi người.

Gây kích ứng da giống như viêm da cấp. Thường xuất hiện vào ngày thứ 5 – 10 của xạ trị với các triệu chứng như da đỏ, nhạy cảm, ngứa, tróc da. Có khả năng phát triển đến xơ hóa (xơ cứng da).

Xạ trị cũng khiến bệnh nhân mệt mỏi. Miệng, cổ họng có cảm giác khó nuốt, thiếu nước bọt và mất cảm giác ngon miệng. Vì các tuyến nước bọt đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi các tia xạ.

Tia xạ sẽ làm mất tóc tạm thời nếu là khối u lành và xạ trị liều thấp. Mất tóc vĩnh viễn trong trường hợp khối u ở não, điều trị với liều cao hơn.

Đa số các tác dụng phụ sẽ giảm bớt sau khi điều trị hoàn tất. Tuy nhiên các vấn đề như sự kích thích trực tràng và bàng quang có thể sẽ không biến mất hoàn toàn. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải. Và thông báo ngay nếu có xuất hiện những tác dụng phụ khác để được thực hiện giảm nhẹ nếu cần thiết.

Viêm Đại Tràng Sau Xạ Trị Ung Thư

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa hay gặp hiện nay chiếm tỷ lệ cao ở nhiều chị em đã lập gia đình.Hóa chất và xạ trị là các phương pháp đang được áp dụng điều trị ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng để kìm hãm và diệt trừ sự phát triển của tế bào ung thư. Nhưng phương pháp này gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Trong đó, gây ảnh hưởng tới tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm đại tràng, đi ngoài ra máu,…

Tác dụng phụ khi xạ trị ung thư cổ tử cung

Thay đổi khẩu vị:

Phần lớn người bệnh cảm thấy nhạt miệng, chán ăn, không có cảm giác thèm ăn, ăn uống không ngon miệng. Đây là những dấu hiệu sớm về thay đổi của hệ tiêu hóa, người bệnh có thể kèm theo buồn nôn và nôn.

Để khắc phục tình trạng này người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn các món dễ tiêu hóa, nấu nhừ thức ăn và tạo không gian thoải mái giúp thưởng thức thức ăn ngon miệng hơn.

Đại tràng bị tổn thương:

Sau quá trình trị liệu ung thư cổ tử cung niêm mạc đại tràng rất dễ bị tổn thường. Các biểu hiện thường gặp ở người bệnh là:

Đau bụng: Người bệnh thường bị đau bụng nhiều sau xạ trị sau đó giảm dần, đau thành cơn hoặc âm ỉ dọc theo khung đại tràng xuống

Tình trạng tiêu chảy: Phân lỏng nát hoặc thường xuyên buồn đi đại tiện, số lần đi trong ngày tăng lên. Một số hóa chất có thể làm thay đổi nhu động ruột gây ra tình trạng đi ngoài mất nước. Do đó, cần bổ sung nước cho người bệnh bằng các phương pháp khác nhau như: nước cháo muối, Oresol, truyền dịch.

Tình trạng táo bón: Đau tức đại tràng lan đến hậu môn, muốn đi ngoài mà không đi được, phân rắn khó đi. Đây có thể là tác dụng phụ của hóa trị hoặc các thuốc nội tiết, thuốc giảm đau. Người bệnh cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để hạn chế táo bón.

Đi ngoài ra máu: Dưới tác động của tia xạ trị các mạch máu ở vùng hậu môn trực tràng bị tổn thương vỡ ra gây đi ngoài ra máu. Tình trạng này khiến người bệnh bị thiếu máu, người gầy và xanh xao.

Xạ trị ung thư đại tràng là phương pháp chữa bệnh ung thư đại tràng. Xạ trị cũng có thể được sử dụng như phương pháp hỗ trợ bệnh nhân ung thư đại tràng trước và sau khi phẫu thuật. Ngoài ra với các bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật thì cũng có thể sử dụng duy nhất xạ trị để điều trị bệnh ung thư đại tràng tái phát.

Xạ trị ung thư đại tràng gặp phải tác dụng phụ gì?

Sử dụng xạ trị để điều trị ung thư đại tràng tuy đã được tính toán liều lượng, cường độ và thời gian điều trị trước khi xạ trị nhưng người bệnh không tránh khỏi những tác dụng phụ do các tế bào lành bị ảnh hưởng. Một số tác dụng phụ với người bệnh xạ trị ung thư đại tràng như:

Cơ thể mệt mỏi

Vùng da bị chiếu tia xạ bị đau

Đi tiểu gắt, tiểu nhiều hoặc tiểu lắt nhắt

Các vấn đề về da: Xuất hiện trong 2 tuần đầu xạ trị, người bệnh ban đầu chỉ bị tấy đỏ, ngứa ngáy sau đó bong tróc, chai cứng.

Tác dụng phụ khác như vô sinh sau xạ trị, teo cơ tử cung hoặc buồng trứng ngưng hoạt động ở nữ

Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải nguy cơ tái phát viêm đại tràng sau xạ trị ung thư đại tràng. Nguyên nhân do điều trị ung thư gây kích ứng niêm mạc đại tràng khiến đại tràng bị viêm và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau và chảy máu khi đi ngoài,…

Điều trị viêm đại tràng sau xạ trị ung thư đại tràng

Những dấu hiệu viêm đại tràng sau xạ trị chỉ xảy ra trong 1 thời gian ngắn hoặc kéo dài cả năm. Người bệnh có thể tham khảo hướng điều trị như sau:

Nếu niêm mạc đại tràng kích ứng nhẹ thì không cần điều trị

Xạ trị gây đau và chảy máu ở đại tràng thì có thể chỉ định các loại thuốc steroids cùng với thuốc kháng viêm. Giúp kiểm soát tình trạng chảy máu và viêm ở niêm mạc đại tràng.

Người bệnh có thể được chỉ định phương pháp điều trị bằng laser hoặc khí argon (APC) có thể được chỉ định, giúp làm giảm các triệu chứng viêm đại tràng và loại bỏ các mô bệnh bất thường.

Khi bệnh nhân mắc viêm đại tràng sau xạ trị ung thư do mắc các bệnh đường tiêu hóa, thì có thể được chỉ định các thuốc kháng viêm như tidocol, canasa, thuốc chứa corticosteroid theo đường uống hay có khi là thuốc Steroid dạng viên nén đặt hậu môn.

Chi tiết: Hướng dẫn phương pháp điều trị viêm đại tràng

Chế độ ăn uống và khắc phục bệnh viêm đại tràng

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều trị của người bệnh. Do đó, song song với quá trình dùng thuốc chữa bệnh người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp bằng cách:

Về chế độ sinh hoạt

Cần có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể hồi phục lại sức khỏe sau một ngày làm việc vất vả

Có thói quen ăn uống vào thời điểm nhất định trong ngày

Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Tăng cường vận động, thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Hạn chế ngồi lâu một chỗ khiến viêm đại tràng càng trở nên nặng hơn

Tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ bằng cách tham gia hoạt động giải trí lành mạnh như xem phim, nghe nhạc, bơi lội,…

Về chế độ ăn uống

Thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn bày bán vỉa hè mất vệ sinh dễ gây đau bụng

Không nên uống sữa tươi, rau sống, đồ ngọt vì khiến các triệu chứn tiêu chảy của bệnh càng trở nên trầm trọng hơn

Đồ ăn cay nóng, ớt, tỏi, mù tạt,..cần hạn chế

Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống chứa cồn, cà phê, chè đặc,…

Tránh ăn các loại rau có chứa quá nhiều chất xơ khi bạn đang gặp phải vấn đề tiêu chảy

Một số thực phẩm nên bổ sung trong chế độ ăn :

Bổ sung chất đạm cho cơ thể từ các loại thực phẩm như thịt lợn nạc, cá, sữa đậu nành,…

Khi bị tiêu chảy nên ăn ít chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày

Trái cây tốt cho sức khỏe như chuối, táo, các loại trái cây có vỏ nên gọt vỏ để tránh cọ xát lên thành đại tràng

Chế biến thức ăn dưới dạng hấp luộc giúp dễ tiêu hóa hơn

Giải pháp chuyên biệt dành cho bệnh viêm đại tràng

Ngườicó các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…

Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa

Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.

Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp

Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính

Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần

Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện

Xạ Trị Ung Thư Đại Tràng Có Đau Không?

1. Xạ trị ung thư đại tràng là gì?

Xạ trị là dùng tia có năng lượng cao (tia X) để diệt tế bào ung thư hoặc thu nhỏ tế bào. Xạ trị có thể từ bên ngoài cơ thể hoặc bên trong. Xạ trị có thể giúp hỗ trợ sau mổ bằng cách diệt số tế bào ung thư còn sót lại mà mắt trần không nhìn thấy trong khi mổ. Nếu khối u quá lớn hoặc ở vị trí khó mổ chúng ta có thể cho xạ trị trước cho khối u nhỏ lại để mổ dễ hơn.

Công dụng chính của xạ trị trong điều trị ung thư đại tràng là khi ung thư dính vào một cơ quan nội tạng hoặc dính vào thành bụng, có thể phẫu thuật viên đã không lấy hết mọi tế bào ung thư ra được. Vì vậy, xạ trị hỗ trợ tiêu diệt các tế bào còn sót lại.

2. Xạ trị ung thư đại tràng có đau không?

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư đại tràng nói riêng với hai mục đích chính là điều trị khối u và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Xạ trị có đau không là lo lắng của nhiều bệnh nhân ung thư khi được bác sĩ chỉ định điều trị tia xạ.

Xạ trị ung thư đại tràng là phương pháp sử dụng tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao như tia X hay gamma hoặc các hạt nguyên tử như electron, proton chiếu vào khối u để tiêu diệt chúng. Cùng với phẫu thuật và hóa trị liệu, xạ trị là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh ung thư, giảm nguy cơ ung thư tái phát, điều trị tốt triệu chứng giai đoạn muộn…

Có không ít bệnh nhân được bác sĩ chỉ định xạ trị tỏ ra lo lắng vì không biết xạ trị có đau không. Thực tế, dù ít hay nhiều, bất kì phương pháp điều trị ung thư nào đều có những tác dụng không mong muốn nhất định. Với bệnh nhân điều trị bằng tia xạ, đau rát da cũng là triệu chứng khá phổ biến tuy nhiên mức độ biểu hiện ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Ở một số bệnh nhân, ở vùng điều trị da trở nên sưng tấy, đỏ, da cũng có thể bị loét đau. Thông thường, đau rát sẽ biến mất sau khi liệu trình điều trị kết thúc.

Ngoài tác dụng phụ trên, bệnh nhân điều trị xạ trị có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ khác như:

Khô da, rụng lông, tóc…

Vùng đầu cổ: cảm giác khó chịu vùng miệng, khô miệng, đỏ, viêm loét niêm mạc, đau, chảy máu, khó ăn uống…

Vùng hầu, thực quản: khó nuốt, nuốt đau, nuốt sặc

Ho khan dai dẳng

Tăng áp lực nội sọ gây buồn nôn, nhức đầu, thay đổi hành vi…

3. Đối phó với chứng đau rát da sau xạ trị ung thư đại tràng như thế nào?

Thực tế, các tác dụng phụ đều sẽ thuyên giảm sau khi kết thúc liệu trình điều trị một thời gian. Để bệnh nhân không lo lắng quá mức và tập trung điều trị, các bác sĩ thường sẽ thông báo trước một số tác dụng phụ có thể gặp phải và cách xử lý.

Riêng với triệu chứng đau rát vùng da sau điều trị tia xạ, cần chú ý rửa da sạch và để khô tự nhiên, dùng một số loại kem bôi da giảm tấy đỏ và sử dụng thêm thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và thuốc giảm đau khi đau nhiều. Bệnh nhân có triệu chứng này cũng cần lưu ý giữ ẩm da, tránh ánh nắng tiếp xúc với vùng da tổn thương, không mặc quần áo bó gây khó chịu, không chà xát, gãi làm xước vùng điều trị… Với trường hợp bệnh nhân đau liên tục không thuyên giảm tại một vị trí cần thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị hợp lý, kịp thời.

Điều trị ung thư là cả một quá trình chiến đấu lâu dài của người bệnh và cả bác sĩ. Trước khi chỉ định điều trị tia xạ cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ phải tính toán cẩn thận để đưa ra phác đồ hiệu quả nhất dựa trên các xét nghiệm. Tin tưởng và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ là điều kiện cần có để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả.

4. Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn gì sau xạ trị?

Chọn các loại thực phẩm lành mạnh

Các chuyên gia cho rằng việc kiêng khem quá độ của bệnh nhân ung thư sẽ làm cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng trầm trọng, ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe chung. Thay vì kiêng khem tiêu cực, bạn nên lựa chọn cho mình chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn.

Một số loại thực phẩm thường được khuyên dùng là bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, nước ép trái cây, rau xanh… Ngoài ra, có một số thực phẩm bệnh nhân ung thư cần hạn chế là thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn tái, chiên nướng…

Hãy cố gắng ăn ngay cả khi bạn không có cảm giác thèm ăn

Bệnh nhân điều trị ung thư thường không có cảm giác thèm ăn, ngược lại người bệnh còn dễ bị buồn nôn, nôn ói, chướng bụng, đầy bụng…

Chọn các loại thực phẩm giàu calo, giàu dinh dưỡng, đặc biệt ưu tiên các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như bơ, quả hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt…

Để ăn uống dễ dàng, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, khẩu phần ăn trong ngày để đảm bảo tiêu hóa tốt, tránh gây áp lực lên các cơ quan như dạ dày, gan… vốn hoạt động chưa tốt của người bệnh

Hãy ăn bất cứ khi nào, đừng chờ đến khi bạn đói

Cố gắng chế biến đa dạng các loại món ăn để thêm phần hấp dẫn, ngon miệng, kích thích cảm giác thèm ăn của bạn. Ngoài ra, việc trang trí món ăn đẹp mắt cũng khiến người bệnh có cảm giác muốn ăn hơn.

Biết lựa chọn đồ ăn để cải thiện triệu chứng bệnh

Như chúng ta đã biết, rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng tốt trong hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Trong quá trình điều trị ung thư nếu bạn bị táo bón, hãy uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu, đậu lăng, rau xanh, trái cây tươi.

Trường hợp bị tiêu chảy, hãy chú ý ăn nhạt, uống nhiều nước để giữ nước, lựa chọn các loại thực phẩm mềm để ăn.

Nếu cảm thấy buồn nôn hay thường xuyên nôn ói, bạn nên chọn thực phẩm nhạt, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, có mùi mạnh…

Đảm bảo các loại thực phẩm bạn ăn là an toàn nhất

Để tìm cho mình chế độ ăn hợp lý nhất, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị

Bệnh nhân điều trị ung thư thường có sức đề kháng yếu, cơ thể dễ bị tấn công. Việc đảm bảo chế độ ăn với các loại thực phẩm an toàn có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh bạn cần chú ý:

Luôn để ý đến hạn sử dụng thực phẩm

Nấu chín các loại thức ăn

Không mua, tích trữ quá nhiều các loại thực phẩm chỉ bảo quản trong thời gian ngắn như rau xà lách

Sử dụng thớt, dao để chế biến đồ ăn sống riêng…

Thực tế, ăn uống cho bệnh nhân ung thư đại tràng như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là thể trạng, sở thích ăn uống cũng như phương pháp điều trị bệnh… Để lựa chọn cho mình chế độ ăn hợp lý nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.

Kỹ Thuật Mới Trong Điều Trị Ung Thư Đại Tràng

Ngày nay, các nhà nghiên cứu đang liên tục tìm kiếm những phương pháp điều trị ung thư tốt hơn cho các bệnh nhân. Phương pháp “phẫu thuật vi phẫu” kiểu mới và ít xâm lấn đã được thực hiện thành công cho bệnh nhân ung thư đại tràng ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Phẫu thuật ung thư đại tràng qua lỗ tự nhiên

“Phẫu thuật vi phẫu” là phương pháp loại bỏ khối u ung thư ở khu vực đại tràng mà không cần rạch mổ. Các bác sĩ phẫu thuật cho rằng việc lấy mẫu bệnh phẩm qua đường lỗ tự nhiên là bước tiến đối với phẫu thuật ung thư đại trực tràng. Kỹ thuật ít xâm lấn này giúp vùng bệnh được loại trừ thông qua lỗ tự nhiên, như trực tràng, hậu môn hoặc âm đạo.

Nội soi đại tràng thông qua hậu môn

Bệnh nhân thường chỉ được phẫu thuật nếu ung thư đại tràng phát hiện sớm. Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn đầuđem lại khả năng sống sót cao hơn nhiều cho bệnh nhân. Bởi vì ở giai đoạn sớm, ung thư không di căn sang các nơi khác và xâm lấn thành ruột nên phẫu thuật cắt bỏ sẽ hoàn toàn dễ dàng và tốt đẹp.

Hiện nay, “phẫu thuật vi phẫu” để điều trị ung thư đại tràng được tiến hành bởi các bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, vì phương pháp mới này yêu cầu những quy trình, thủ thuật phức tạp hơn so với các loại phẫu thuật khác. Đối với phẫu thuật mổ mở truyền thống, bệnh nhân sẽ được rạch một đường dài 20cm trên bụng để bác sĩ có thể cắt bỏ phần khối u đại tràng. Còn với phẫu thuật nội soi ổ bụng, dù ít xâm lấn nhưng bệnh nhân vẫn có 4 lỗ rạch nhỏ (từ 5 mm đến 2 cm) nhằm đưa thiết bị để phẫu thuật vào. Hơn nữa, bác sĩ có thể rạch thêm lỗ thứ 5 (khoảng 4 – 6 cm) để đưa phần đại tràng được cắt bỏ ra ngoài.

Trong phương pháp “phẫu thuật vi phẫu”, các bác sĩ sử dụng các dụng cụ nội soi tiêu chuẩn để khâu tách vùng đại tràng bị bệnh ra khỏi phần ruột còn lại và xử lý khoang bụng một cách sạch sẽ. Phần đại tràng nhiễm bệnh sẽ được lấy ra từ hậu môn hoặc âm đạo, sau đó phần trực tràng sẽ được nối lại với phần đại tràng hoặc ruột non.

Đặc biệt với những trường hợp ác tính, vùng phẫu thuật cần điều trị ung thư phải được xác định chính xác có thể bao gồm một đoạn ruột đi kèm với các mô mỡ, mạch máu và hạch luôn là thách thức lớn với nhiều bác sĩ.

Phẫu thuật ung thư đại tràng là thách thức của các bác sĩ

Theo bác sĩ Teoh Tiong Ann, chuyên gia phẫu thuật đại trực tràng ở Singapore cho biết, thời gian phục hồi của bệnh nhân được áp dụng phương pháp kỹ thuật mới này sẽ nhanh hơn; và chi phí phẫu thuật qua lỗ tự nhiên với phẫu thuật nội soi ổ bụng thường không khác nhau là mấy. Tuy nhiên, điều kiện để thực hiện điều trị ung thư bằng loại phẫu thuật này không phải phù hợp với bất kỳ bệnh nhân nào. Thông thường, các khối u lành tính hoặc nhỏ không xâm lấn ra thành đại tràng, hay cần cắt bỏ toàn bộ đại tràng là những trường hợp phù hợp với phương thức phẫu thuật này.

Điều trị ung thư đại tràng ở đâu tốt nhất?

Trước thực trạng của nhiều căn bệnh ung thư hiện nay, thì câu hỏi “Điều trị ung thư đại tràng ở đâu tốt nhất?”luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người đặt ra.

Theo chủ trương của Bộ Y Tế, những trung tâm chuyên và các bệnh viện ung bướu chính là một trong những cơ sở chẩn đoán và chữa trị uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn tâm huyết, y tá điều dưỡng chu đáo, và cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, sạch sẽ nhằm giúp hỗ trợ tối đa các bệnh nhân ung thư một cách tốt nhất.

Đội ngũ các bác sĩ chuyên môn điều trị ung thư