Những loại “gió độc” gây ung thư Ba loại ung thư thường gặp thật khó trị: cứ 100.000 dân thì có 29,3 người mắc ung thư gan, 25,7 ung thư vướng phổi và 18,9 dính ung thư bao tử. Ông trời sao thật trớ trêu. Không phải đâu, người làm người chịu. Vi rút và chất cồn – Ung thư gan Hiện có cơn dịch nhiễm virút viêm gan HBV và HCV ở nước ta. Rõ ràng nhiễm virút viêm gan dẫn đến ung thư gan. Đây là gánh nặng cho các nước đang phát triển, loại này gây tử vong hàng thứ ba toàn cầu, thường gặp ở nam giới. Việt Nam có nguy cơ cao lắm: 42,3 nam và 18,5 nữ mới mắc tính trên 100.000 dân, cao hơn nguy cơ ở Trung Quốc 37,4 (nam) và 13,7 (nữ). Thói quen nhậu bí tỉ cặp kè nhiễm aflatoxin trong thức ăn nhiễm mốc giúp cho vi-rút tấn công gan như vào thành không nhà trống. Thuốc lá – Ung thư phổi Ung thư phổi là loại thường gặp nhất trên toàn cầu, gây tử vong số một. Xấp xỉ ung thư gan, không chỉ ở đàn ông mà cả phụ nữ. Chắc ai cũng hiểu vì sao. Tác hại của khói thuốc lá thật rõ. Đàn ông đã đành bụng làm dạ chịu, phụ nữ nước ta ít hút thuốc, lại quen hít khói ké. Năm 2008, có 37,6 ca trên 100.000 đàn ông và 16,4 trên 100.000 phụ nữ. Nhìn sang láng giềng, ung thư phổi là loại thường gặp nhất ở đàn ông Trung Quốc (45,9) và thứ nhì ở phụ nữ (21,3). 80% các trường hợp ung thư là do lối sống, dinh dưỡng không lành mạnh Khuẩn và thức ăn muối – Ung thư bao tử Cùng chia sẽ nguy cơ cao ở Hàn Quốc (41,4/100.000), Nhật Bản (31,1) và Trung Quốc (29,9). Mối liên hệ với nhiễm khuẩn H. Pylori và thức ăn muối mặn đã được xác định, thêm khói thuốc lá liên thủ khiến nguy cơ vượt trội ở đàn ông. Lối sống kiểu Tây – Ung thư đại trực tràng Xuất độ là 9,2/100.000. Thử so với các nước châu Á khác (Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore) xuất độ đến 30-40/100.000, phù hợp gia tăng nguy cơ của các nước công nghiệp do nếp sống phương Tây: chế độ ăn nhiều chất béo, ít rau quả, hút thuốc, ngồi một chỗ, ít vận động và béo phì do fast food. Vi rút và lối sống – Ung thư vú và cổ tử cung Đúng là ung thư nào cũng đáng sợ nhưng chị em đâu biết rằng các bệnh này của phụ nữ không đe doạ bằng các loại khác. Ở nước ta ung thư vú còn nhường ung thư gan và ung thư phổi. Số mới mắc là 15,6/100.000 phụ nữ. Ở các nước giàu như Tây Âu và Bắc Mỹ nguy cơ cao lắm: 89/100.000. Phụ nữ Trung Quốc có nguy cơ cao hơn (21,6), Hàn Quốc (38,9), Nhật Bản (42,7). Sát bên ta, Singapore lại vượt trội 59,9. Phải chăng do nếp sống phương Tây: độc thân, có con đầu lòng trễ, không cho con bú mẹ, chế độ ăn béo, thiếu vận động…? Ung thư cổ tử cung xuống hạng rồi, chỉ còn 11,4/100.000. Thật đáng mừng. Vài chục năm trước, đây là ung thư thường gặp nhất của phụ nữ ở TPHCM. Đã nhẹ hơn nửa gánh rồi. Thật hay nhờ chương trình rà tìm gồm khám phụ khoa định kỳ với xét nghiệm Pap. Mới đây lại biết rõ các virút HPV 16-18 cùng vài týp khác gây ung thư đã có vắc-xin trị. Đừng để bệnh nhập vào Ngày nay, con người biết nhiều nguyên nhân gây bệnh nhờ nắm được gánh nặng ung thư toàn cầu: Khoảng 80% do những gì con người ăn uống, hít thở, cọ xát hoặc phơi trải. Rõ là nước ta cũng trên một chuyến tàu: – Khói thuốc lá: Thuốc lá ra đòn sát thủ êm ái mà hết sức tàn độc. Khói thuốc lá chứa hơn 60 chất sinh ung, gây 15 loại ung thư, đâu chỉ hại người nuốt khói mà cả những người hít khói. – Bệnh lây truyền: Virút, vi khuẩn và ký sinh trùng gây 20% ung thư của loài người. Các virút âm thầm mai phục, nay lần mai lữa, bệnh trổ ra thì trở tay không kịp. Viêm gan do virút HBV và HCV lâu ngày dẫn đến ung thư. Các virút HPV gây ra nhiều ung thư, đặc biệt là cổ tử cung. Vi khuẩn H.Pylori có thể gây ung thư bao tử. – Nếp sống không lành: bệnh theo miệng mà vào, ăn uống không lành kèm thêm thiếu vận động, béo phì tăng nguy cơ ung thư bao tử, ruột già, vú… Có người nói “Phòng ngừa bệnh ung thư! Nói giỡn sao? Điều trị còn chưa được mà tính tới chuyện ngừa bệnh” thì chắc họ còn ngủ mơ. Đã biết nhiều thứ gây bệnh thì sao không phòng được. Năm 2010, WHO ước tính có thể phòng ngừa khoảng 40% số người mới mắc bệnh ung thư trên toàn cầu nhờ: – Sống lành: tránh xa khói thuốc lá. Tránh uống rượu quá đà. – Phòng tránh bệnh lây truyền (may quá đã có vắc-xin ngừa HBC, HPV; thử được H. Pylori). – Tập thể dục đều, ăn đúng (tránh thức ăn muối mặn, quá béo, cháy quá, thức ăn nhanh…), ăn lành (ăn nhiều rau đậu, trái tươi), giữ cân vừa phải
Wifi Gay Ung Thu / TOP 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Wifi Gay Ung Thu được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Wifi Gay Ung Thu hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Google Wifi Cho Ios 2.2.8 Ứng Dụng Kiểm Soát Bộ Thu Phát Wifi Của Google
Google Wifi cho iOS luôn đặt mạng không dây trong tầm kiểm soát của bạn
Dù hiện tại vẫn đang chễm chệ chiếm ngôi đầu bảng trong thế giới mạng, Google vẫn không muốn thua kém người khác trong lĩnh vực chế tạo phần cứng bằng các sản phẩm như điện thoại thông minh Google Pixel, thiết bị giải trí Chromecast Ultra, trợ lý ảo Google Home, kính thực tế ảo Daydream View và gần đây nhất là Google Wifi.
Chromecast từ lâu đã khá quen thuộc với người Việt vì chức năng giải trí phong phú hấp dẫn. Google Home và Daydream View thì chưa thực sự phổ biến vì tính năng hạn chế và chưa được bản địa hóa sang ngôn ngữ Việt. Còn Google Wifi thì sao? Dù ra mắt được vài tháng với giá không hề rẻ từ 2,9 triệu đồng/bộ tới 6,8 triệu/3 bộ nhưng nó vẫn khiến nhiều tín đồ công nghệ nước ta hứng thú. Đúng như tên gọi của nó, Google Wifi chính là một router – thiết bị phát Wifi.
Trong thời đại thông tin phát triển mạnh, việc sở hữu một bộ phát Wifi với giá cả phải chăng không còn khó như trước. Tuy nhiên, việc làm thế nào để quản lý mạng chặt chẽ hơn, tránh bị các đối tượng ngoài bắt trộm khiến mạng bị trì trệ là điều không phải ai cũng biết cách xử lý. Google Wifi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Khi mua thiết bị Google Wifi, quá trình thiết lập, kích hoạt hoàn toàn qua điện thoại. Nếu bạn sử dụng iPhone thì cần phải tải và cài đặt Google Wifi cho iOS.
Download ứng dụng điều khiển bộ thu phát wifi trên iPhone Google Wifi cho iOSỨng dụng Google Wifi cho iOS hỗ trợ người dùng thiết lập và kiểm soát các điểm thu phát của Google Wifi và OnHub ngay trên thiết bị di động. Nó cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát hệ thống mạng, từ chia sẻ mật khẩu Wifi, xem thiết bị trực tuyến, phân quyền ưu tiên tới một số người dùng đặc biệt để máy họ chạy mạng mượt mà hơn hoặc tắt các thiết bị đang sử dụng Wifi của trẻ em… Ứng dụng này cũng cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng mạng hiện tại để người dùng tận dụng tối đa và hiệu quả mạng Wifi nhà mình.
Như bạn thấy, giao diện Google Wifi cho iOS khá trực quan. Hoàn tất quá trình cài đặt theo hướng dẫn, người dùng ngay lập tức khám phá mọi điều thú vị mà nó mang lại. Tuyệt vời hơn, ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết cùng mẹo sử dụng Wifi tốt nhất có thể mà bất kỳ ai cũng nên biết. Chính vì thế, dù bạn không phải chuyên gia quản trị mạng vẫn hoàn toàn sử dụng Google Wifi cho iOS “ngon lành”.
Google Wifi cho iOS đính kèm hướng dẫn và mẹo sử dụng hữu ích
Tính năng nổi bật của ứng dụng quản lý bộ thu phát mạng không dây Google Wifi cho iOS
Thiết lập hệ thống Google Wifi hoặc OnHub chỉ trong vài phút
Phân quyền ưu tiên thiết bị quan trọng để chúng chạy mạng ổn định hơn
Dừng cấp Wifi trên các thiết bị trẻ em
Xem nội dung mạng kết nối và băng thông đang sử dụng
Tạo mạng riêng cho khách
Quét mạng để kiểm tra tốc độ kết nối
Tùy biến cài đặt linh hoạt, bao gồm cả tên và mật khẩu mạng WiFi
Thêm người trợ giúp quản lý mạng Wifi cá nhân
Ngôn ngữ giao diện: Tiếng Anh, Pháp
Thay đổi ở phiên bản mới ứng dụng kiểm soát mạng không dây Google Wifi cho iOS
Family Wifi: Lập lịch trình tự động ngắt mạng tới những thiết bị cụ thể để người dùng không phải thao tác một lần nữa
Wired Wifi point: Hiển thị tình trạng kết nối nếu điểm phát Wifi được truy cập thông qua mạng hoặc Ethernet
Như bạn thấy, Google Wifi cho iOS mang tới giải pháp tối ưu mạng không dây hoàn hảo vượt trội hơn hẳn so với ứng dụng thông thường khác. Google Wifi cho iOS hiện được phát hành miễn phí trên App Store.
Ung Thu Khoang Mieng, Ung Thu, Dieu Tri Ung Thu Khoang Mieng, Benh Ung Thu Khoang Mieng, Nguyen Nhan Mac Benh Ung Thu, Phuong Phap Dieu Tri Ung Thu
Khái niệm về ung thư khoang miệng: bệnh ung thư khoang miệng là một loại bệnh có khối u ác tính trong khoang miệng thường hay gặp. Ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu khá giống với bệnh viêm loét khoang miệng, có rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu thường lầm tưởng là mình bị nhiệt miệng, loét miệng đơn thuần hoặc chỉ là một căn bệnh về miệng nào đó, chính điều này đã làm bỏ lỡ mất cơ hội điều trị bệnh sớm nhất và tốt nhất.
Nguy cơ gây ung thư khoang miệng:Các nguyên nhân dẫn đến ung thư khoang miệng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng trong đó vẫn có các yếu tố sau: hút thuốc lá và uống bia rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh trong một thời gian dài: niêm mạc miệng bị kích thích bởi một chiếc răng nhọn hoặc đôi khi do xương cá đâm vào hoặc bị tác động do ăn trầu thuốc sau một thời gian dài. Ở Việt Nam, những người ăn trầu thuốc (thuốc lào) trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém… có thể gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển. Bệnh cũng thường gặp ở nhóm nam giới trên 40 tuổi;…
Ung thư khoang miệng có những triệu chứng
1. Đau đớn: giai đoạn đầu thông thường không đau hoặc chỉ một chỗ nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào, nếu như xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.
2. Thay đổi sắc da: Niêm mạc khoang miệng nếu như thay đổi màu sắc, màu nhợt hoặc màu đen lại, có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt là niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ, rất có thể là biến chứng của ung thư.
3. Loét không khỏi: Vết loét miệng thông thường không thể quá 2 tuần mà không khỏi, nếu như có cảm giác nóng rát, đau quá thời gian 2 tuần vẫn không đỡ nên cảnh giác với ung thư khoang miệng.
4. Sưng hạch: ung thư hạch thường di căn đến vùng hạch cổ gần đó, có khi ổ bệnh nguyên phát rất nhỏ, thậm chỉ triệu chứng còn chưa rõ, nhưng hạch vùng cổ đã bị di căn. Do đó, khi hạch vùng cổ đột ngột sưng to, cần đi kiểm tra chụp CT, để kiểm tra có phải hạch do ung thư hay không.
5. Bên trong khoang miệng chảy máu: Chảy máu là một tín hiệu nguy hiểm lớn của bệnh ung thư khoang miệng. Vì khối u phát triển trong khoang miệng tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.
6. Chức năng gặp trở ngại: Khối u có thể xâm lấn cơ đóng mở miệng và xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn, gây ra hiện tượng ngậm mở miệng khó khăn.
7. Xương hàm và răng: một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to, làm cho mặt bị lệch. Đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay, rụng, khi nhai đồ ăn khó khăn, có cảm giác khó nhai như người lắp răng giả, vùng khoang mũi họng tê, đau, sau khi điều trị thì bệnh không có chuyển biến, nên cảnh giác là căn bệnh ung thư khoang miệng.
8. Vận động của lưỡi và tri giác: tính linh hoạt của lưỡi bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê, tất cả đều cần kiểm tra xác định nguyên nhân sớm.
Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…, cũng phải lập tức đến bệnh viện sớm để kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác.
Điều trị sớm, hiệu quả cao
Ung thư khoang miệng được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2 được coi là giai đoạn sớm. Tùy theo giai đoạn của khối u mà bệnh nhân sẽ được điều trị các biện pháp thích hợp. Ở giai đoạn sớm, việc điều trị ung thư khoang miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể bảo tồn được chức năng của khoang miệng cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Còn ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, hiệu quả điều trị kém, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh.
Do đó khi thấy một trong các dấu hiệu đã nêu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Ngoài ra để phòng và hạn chế nguy cơ gây ung thư khoang miệng cần thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, không nên hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu,… giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng
1. Kiểm tra hình ảnh học
(1) Kiểm tra đồng vị phóng xạ có thể cho biết tình trạng tuyến giáp và di căn xương của ung thư miệng.
(2) Chụp Xquang và chụp cắt lớp, có thể giúp bác sỹ nắm được thông tin tương đối có giá trị về tình trạng bệnh khi ung thư miệng di căn đến xương hàm trên, hàm dưới, xoang mũi và các khoang cạnh mũi.
2. Xét nghiệm tế bào học và sinh thiết
(1)Xét nghiệm tế bào học phù hợp cho tiền ung thư chưa có triệu chứng hoặc ung thư giai đoạn đầu mà phạm vi xâm lấn của ung thư chưa rõ ràng, sử dụng cho những trường hợp kiểm tra sàng lọc, sau đó đối với những kết quả dương tính và hoài nghi ung thư sẽ tiếp tục tiến hành sinh thiết xác định chính xác bệnh.
(2)Đối với chuẩn đoán ung thư miệng biểu mô tế bào vảy thông thường áp dụng chọc hút hoặc cắt một phần khối u đi sinh thiết. Vì niêm mạc bề mặt thường loét hoặc không bình thường, vị trí nông, nên tránh tổ chức hoại tử, lấy tế bào tại nơi tiếp xúc giữa tổ chức ung thư với các tổ chức bình thường xung quanh, khiến cho những tiêu bản lấy được vừa có tế bào ung thư vừa có tế bào thường.
3. Tự kiểm tra
(1)Kiểm tra vùng đầu: Tiến hành quan sát sự đối xứng, chú ý sự thay đổi màu sắc da với vùng đầu và cổ.
(2) Kiểm tra vùng cổ: dùng tay kiểm tra, từ sau tai sờ đến xương hàm, chú ý khi sờ có thấy đau và sưng hay không.
(3) Kiểm tra môi: Trước tiên lật bên trong môi dưới, quan sát môi và niêm mạc trong môi, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái lật môi dưới từ trong ra ngoài, từ bên trái qua bên phải, sau đó kiểm tra môi trên cũng giống như vậy, sờ xem có khối u hay không, quan sát xem có tổn thương gì hay không. Tiếp đó dùng phương pháp tương tự kiểm tra bên trong môi trên.
(4) Kiểm tra lợi: Kéo môi ra, quan sát lợi, và kiểm tra bằng cách sờ vùng má xem có bất thường gì không.
(5) Kiểm tra lưỡi: đưa lưỡi ra, quan sát màu sắc và kết cấu lưỡi, dùng gạc vô trùng bọc đầu lưỡi lại sau đó kéo lưỡi hướng sang phải, rồi sang trái để quan sát 2 bên cạnh của lưỡi.
(6) Kiểm tra vòm miệng phía trên : đối với kiểm tra vòm miệng cần dùng phần tay cầm của bàn chải đánh răng đè lưỡi bẹt xuống, đầu hơi ngả về phía sau, quan sát màu sắc và hình thái của ngạc mềm và ngạc cứng.
Sóng Wifi Liệu Có Gây Ung Thư?
Wi-Fi thực chất là từ viết tắt của Wireless Fidelity là hệ thống mạng không dây, sử dụng sóng vô tuyến, giống như sóng điện thoại di động hay trên truyền hình và radio. Và cái mà con người đang tiếp xúc chính là sóng vô tuyến. Điều này dấy lên một số quan ngại cho rằng, sóng vô tuyến có thể sẽ gây ra ung thư cho con người, bởi trước đó cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại của sóng điện thoại với việc phát triển các khối ung thư trong cơ thể người.
Tuy nhiên, mối quan ngại này cũng lại đang làm dấy lên một cuộc tranh cãi mới giữa các nhà khoa học về việc liệu sóng vô tuyến có thực sự gây hại cho cơ thể con người.
Theo một số khẳng định gần đây của các nhà khoa học đã cho thấy, dường như Wi-Fi không thực sự nguy hại như mọi người vẫn nghĩ.
Có một số lý do giải thích cho khẳng định này là việc Wi-Fi chỉ tạo ra các bức xạ tần số thấp và không ion hóa. Do đó, sóng vô tuyến không đủ mạnh để có thể biến đổi các phân tử và gây nguy hiểm tới cơ thể con người dựa trên cấp độ tế bào. Chưa kể, công suất phát của sóng vô tuyến cũng đặc biệt nhỏ, chỉ vào khoảng 0,1 W và công suất này thậm chí còn thấp hơn cả công suất phát từ điện thoại di động.
Trong khi đó, những bức xạ điện từ có tần số cao hơn như máy phát tia X, tia gamma hay tia cực tím mới có khả năng ion hóa và gây hại trực tiếp lên cơ thể và sức khỏe của con người.
Nhưng ngược lại, người ta đã tìm ra được khá nhiều tác hại đáng quan tâm gây ra bởi Wi-Fi. Một số nghiên cứu cách đây không lâu cho biết, ngồi gần nguồn phát sóng Wi-Fi sẽ có thể gây nền tình trạng mệt mỏi, căng thẳng do phải tiếp xúc với sóng vô tuyến. Trong khi đó, một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ và Argentina lại cho hay, Wi-Fi còn có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc “tinh binh” của các đấng mày râu bị “chết yểu” do đặt laptop có kết nối Wi-Fi trên đùi.
Cho tới nay, các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được những bằng chứng xác thực nhất nào để khẳng định về việc liệu Wi-Fi có thể làm ảnh hưởng tới các tế bào trong cơ thể con người.
Tuy nhiên, nếu như vẫn lo ngại về độ an toàn của sóng vô tuyến tới sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ ung thư, bạn vẫn có thể tránh tiếp xúc với mạng Wi-Fi ở nhà hoặc chuyển các thiết bị di động sang chế độ máy bay trong nhiều trường hợp không dùng đến và sử dụng loa ngoài, tai nghe mỗi khi nhận cuộc gọi.
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Wifi Gay Ung Thu xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!