Phác Đồ Bệnh Viện Từ Dũ

– Phát hiện sớm những thai kỳ bị DTBS nặng, bệnh lý gen hoặc những trẻ giảm thiểu trí tuệ: HC DOWN, Trisomy 13, Trisomy 18, bệnh Thalassemia, …từ đó tư vấn cho thai phụ và gia đình hướng kết thúc thai kỳ nhằm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

– Việc chẩn đoán sớm những khuyết tật có thể sửa chữa được sau sinh như sứt môi, chẻ vòm, tay chân khoèo… sẽ giúp cho việc chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho vợ chồng.

1. Khám Thai Lần Đầu Tiên

– Khi có tim thai, người mẹ được cho làm 1 số xét nghiệm để đánh giá sức khỏe bản thân và nguy cơ cho thai nhi: huyết đồ, đường huyết, nhóm máu, yếu tố Rhesus, HBsAg, HIV, VDRL, Rubella (IgM và IgG).

– Tầm soát bệnh Thalassemia thai nhi bằng xét nghiệm huyết đồ của bố mẹ.

2. Sàng Lọc Và Chẩn Đoán Trước Sinh 3 Tháng Đầu

– Tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày: Đo độ mờ gáy, kết hợp độ mờ gáy với tuổi mẹ và Double test [PAPP-A (Pregnancy Associated Plasma Protein A) và Free βhCG] để đánh giá nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 và Trisomy 13. Với những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao được tư vấn sinh thiết gai nhau làm nhiễm sắc thể đồ (phụ lục 1).

– Siêu âm khoảng thời gian này có thể phát hiện những dị tật nặng nề của thai như: vô sọ, nang bạch huyết vùng cổ thai nhi, cụt chi. Khi có những DTBS nặng nề này, tư vấn thai phụ và gia đình kết thúc thai kỳ.

3. Sàng Lọc Và Chẩn Đoán Trước Sinh 3 Tháng Giữa

– Tuần thứ 14 – 21, nếu chưa được sàng lọc 3 tháng đầu: làm Triple test (AFP, Free βhCG và UE3) tầm soát nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 và khuyết tật ống thần kinh thai nhi.

– Tuần thứ 21 – 24: Siêu âm khảo sát hình thái học.

Với những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao được tư vấn xét nghiệm dịch ối để chẩn đoán bệnh lý di truyền và bệnh lý gen (phụ lục 1). Với những DTBS nặng nề như não úng thủy, bất sản thận hai bên, tim bẩm sinh nặng… tư vấn thai phụ và gia đình chấm dứt thai kỳ (phụ lục 2).

4. Tuổi Thai Muộn Hơn

3 tháng cuối thai kỳ. Siêu âm có vai trò trong chẩn đoán thai chậm tăng trưởng, dây rốn quấn cổ thai, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược.

5. CHỈ ĐỊNH SINH THIẾT GAI NHAU/CHỌC ỐI KHẢO SÁT RỐI LOẠN NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỆNH LÝ DI TRUYỀN PHÂN TỬ THAI NHI I. Sàng Lọc Quý 1

(Áp dụng cho tất cả thai phụ đến khám thai ở tuổi thai sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ)

Bảng 1: Tỉ số nguy cơ (LR) của dấu chứng đơn độc trên siêu âm Bảng 2: Tỉ số nguy cơ (LR) của hai dấu chứng trên siêu âm

II. Sàng Lọc Quý 2

(Áp dụng cho những thai phụ đến khám ở tuổi thai muộn hơn 14- 21 tuần)

– Nguy cơ HC Down kết hợp tuổi và Triple test

+ Nếu kết quả siêu âm hình thái học bình thường, nguy cơ ban đầu sẽ giảm đi 1/3.

III. Sản Phụ Khám Thai Sau 21 Tuần

– Không làm Triple test.

– Nguy cơ ban đầu là nguy cơ theo tuổi mẹ._

– Nguy cơ hiệu chỉnh tùy kết quả siêu âm

+ Kết quả siêu âm bình thường: Nguy cơ giảm 1/3.

Ví dụ sản phụ 38 tuổi, nguy cơ ban đầu theo tuổi mẹ là 1/142, kết quả siêu âm bình thường nguy cơ sẽ giảm đi 1/3 thành 1/426.

+ Kết quả siêu âm bất thường, nguy cơ sẽ thay đổi tùy theo tỷ lệ tăng lên của mỗi loại bất thường ở bảng 1 và 2.

+ Ví dụ sản phụ 35 tuổi, nguy cơ là 1/302, siêu âm có da gáy dày sẽ tăng nguy cơ lên 10 lần nên nguy cơ hiệu chỉnh là 1/30.

IV. Những Chỉ Định Đặc Biệt

– Bố mẹ mang rối loạn cấu trúc NST.

– Tiền sử sinh con bị Thalassemia.

– XN huyết đồ nghi ngờ Thalassemia.

– Không cần làm XN sinh hóa ở những trường hợp trên

– Theo yêu cầu của thai phụ và gia đình.

Sinh Con Ở Bệnh Viện Từ Dũ

Lúc Hà mang bầu bé Mây, dù là con so nhưng bác sĩ chẩn đoán là bị hở eo cổ tử cung. Hà đi khám vài nơi họ đều nói như vậy, nên Hà được chỉ định đi bệnh viện khâu cổ tử cung lại và kiêng cữ đủ thứ: kiêng đi lại, kiêng lên xuống cầu thang, kiêng quan hệ vợ chồng v.v… Hầu như từ tháng thứ 4 thai kì, Hà phải kiêng vận động, từ tháng thứ 5 chỉ nằm trên giường và quanh quẩn trong phòng đến khi sinh. Ăn uống thì có mẹ chồng hoặc chồng mang đến tận phòng. Ngồi ghế nệm để làm việc trên máy tính cũng không được mà phải mua 1 cái máy tính bảng cùng với bàn kê và nằm làm việc trên giường.

Khi bị hở eo cổ tử cung thì các mẹ thường rất hay bị đau bụng dưới. Phần cửa mình có cảm giác nặng nặng như cái gì bên trong đó sắp tụt ra. Ngoài ra còn có nguy cơ cao sinh non nữa nên đa số các mẹ rơi vào tình trạng này đều phải ở nhà nằm nghỉ ngơi dài hạn như Hà.

Thường thì tuần 40 mới sinh, nhưng đến tuần 38 bác sĩ chỉ định cho Hà cắt chỉ khâu để tránh trường hợp chuyển dạ sớm bị vỡ tử cung.

Sau khi cắt chỉ 1 tuần, vào chiều mùng 1 Tết Hà thấy bụng cứ khó chịu, em bé đạp liên tục không nghỉ, rất khác với mọi ngày. Hà ngủ một giấc đến 2h sáng mùng 2 Tết thì vỡ ối. Thế là anh xã kêu taxi đưa Hà thẳng tiến Từ Dũ.

(Xem kinh nghiệm Lần sinh thứ 2 ở bệnh viện Phụ sản Quốc Tế Sài Gòn của Hà ).

Ban đầu Hà không định chọn sinh ở bệnh viện Từ Dũ đâu, vì nghe nhiều người kể lại rằng Từ Dũ lúc nào cũng quá tải, khi thiếu giường mẹ phải nằm hành lang, cộng với thái độ phục vụ “không coi bệnh nhân ra gì”. Nhưng suy đi xét lại, Hà nghĩ tình trạng của mình thuộc “ca khó” nên chọn Từ Dũ cho yên tâm cả mẹ lẫn con, dù sao chuyên môn của họ cũng là bệnh viện đứng đầu. Thời điểm này bệnh viện cũng vừa xây xong khu mới nên Hà nghĩ chắc không đến nỗi phải vất vả lắm. Quả thật, chọn sinh con ở bệnh viện Từ Dũ thì Hà không hề thất vọng mà khá hài lòng. Các bác sĩ và y tá không quát nạt bệnh nhân như mọi người mô tả, họ hướng dẫn cũng tận tình. Tất nhiên cũng có một vài nhân viên không được “tươi” lắm nhưng không đến nỗi thô lỗ. Khu N mới xây phòng đẹp như khách sạn. Những ngày Hà nằm lại sau sinh được phục vụ rất chu đáo và thân thiện.

Mách nhỏ các mẹ: Nếu mẹ nào mang thai vất vả như Hà, hoặc tự cảm nhận mình thuộc “ca khó” thì nên chọn Từ Dũ để sinh vì đây là bệnh viện hàng đầu rồi. Từ Dũ cũng đã xây nhiều dãy nhà mới cao cấp và tiện nghi, dịch vụ rất tốt. Những bệnh viện phụ sản cao cấp như Việt Pháp, Hạnh Phúc, Phụ Sản Quốc Tế… tất nhiên dịch vụ miễn bàn (không tính đến giá cả), nhưng khi sản phụ gặp vấn đề thì họ cũng sẽ chuyển về Từ Dũ cả thôi. Mà đợi đến lúc buộc phải chuyển viện thì rủi ro cao lắm nên cứ chọn Từ Dũ trước cho yên tâm ạ.

Nếu Hà nhớ không lầm thì Từ Dũ có nhiều mức giá dịch vụ như 500k/đêm, 1tr/đêm (2 sản phụ một phòng), hoặc 1.5tr/đêm (1 sản phụ/phòng, có thêm 1 giường cho người thân ở lại) nên có tiền thì không phải lo về dịch vụ đâu.

Tất nhiên lời khuyên trên dành cho những trường hợp mẹ mang thai khó, còn mẹ nào mang thai mà vẫn thoải mái làm việc, vận động đến gần ngày sinh luôn thì cứ chọn nơi đẻ theo nguyện vọng của bản thân, không nhất thiết phải Từ Dũ.

2. Thủ Tục Nhập Viện

Lúc vỡ ối thì nước ối ra khá nhiều, các mẹ cần sử dụng băng vệ sinh loại dùng cho ban đêm hoặc nếu có băng vệ sinh dành cho mẹ sau sinh càng tốt (nên chuẩn bị trước). Nên mặc kèm với quần lót giấy dùng xong rồi bỏ luôn (mua ở siêu thị 22k/5 quần, loại tốt thì 44k/5 quần, nhớ chọn size L hoặc XL). Vỡ ối thường chưa đau bụng ngay đâu ạ, nhưng các mẹ cũng cần nhập viện ngay để bác sĩ theo dõi.

Khi vào bệnh viện Từ Dũ các mẹ cần mang theo:

– Giấy tờ, các xét nghiệm suốt quá trình khám thai

– Chứng minh nhân dân photo (2 bản)

– Hộ khẩu thường trú (2 bản)

Những giấy tờ này cần có đầu tiên để làm thủ tục nhập viện. Các mẹ nên chuẩn bị sẵn từ trước, đến khi vỡ ối là xách đi thôi khỏi tìm kiếm mất thời gian.

Tiền ứng trước cho bệnh viện Hà nhớ hình như khoảng 2 triệu.

Đồ dùng mẹ và bé có thể mang sau (nếu nhà gần), vì sau khi sinh bệnh viện có đầy đủ áo quần cho cả 2 mẹ con sử dụng.

* Khi viết giấy tờ làm thủ tục, Hà chọn:

– Bác sĩ riêng (là bác sĩ khám Hà trong suốt quá trình mang thai).

– Chọn phòng sinh gia đình (được một người nhà bên cạnh mình trong khi sinh, ví dụ chồng hoặc mẹ). Giá cũng mềm hình như 1 triệu thôi.

– Chọn phương pháp đẻ không đau (gây tê màng cứng), sinh thường. Giá hình như 3 triệu.

Sau khi làm thủ tục xong Hà lên bàn khám. Lúc bác sĩ cho biết đã mở 2 phân thì cơn đau mới bắt đầu.

Hà nghĩ nếu không quá hạn hẹp về tài chính thì các mẹ nên chọn đầy đủ các tiện ích trên ạ. Từ Dũ là bệnh viện công nên giá có phần mềm hơn bệnh viện dịch vụ khác. Hà chọn tất cả các tiện ích trên, đến lúc thanh toán khoảng 5tr5 – thời điểm năm 2014. Tất nhiên đây chỉ là tiền đẻ, chưa tính tiền phòng mình nằm lại sau khi sinh, thường từ 2-3 ngày.

3. Quá Trình Sinh Con ở Bệnh Viện Từ Dũ

Khi làm xong thủ tục nhập viện, y tá bảo Hà lên lầu thay đồ. Họ phát cho 1 cuộn băng vệ sinh và 1 quần lót giấy.

Họ bơm vào hậu môn của sản phụ một loại nước (Hà chẳng biết gọi là gì, chắc là nước xổ ruột). Bơm nước này thì không đau đớn gì cả. Khoảng vài phút sau khi bơm là sản phụ sẽ vào ngay toilet để xả hết phân trong người ra.

Sau khi xổ ruột xong, Hà được nằm trong phòng chờ có nhiều giường cùng các mẹ khác. Lát sau y tá đẩy Hà vào phòng sinh gia đình, anh xã Hà được gọi vào cùng. Khi chọn phòng sinh gia đình, các mẹ sẽ ở đấy sinh riêng một mình, cùng 1 người thân ngồi bên cạnh an ủi động viên. Không phải nằm sinh chung phòng cùng các mẹ khác.

Do sức khỏe yếu nên lúc có bầu Hà không thể đi học lớp dạy tiền sản, vì vậy lúc đau bụng phải cố nhớ mà thở theo hướng dẫn trong sách. Các mẹ có thể tham khảo cách thở lúc chuyển da trong quyển sách “Dành cho các bà mẹ sinh con đầu lòng”, hoặc học lớp tiền sản do bệnh viện Từ Dũ mở.

Đau bụng đẻ là lúc các cơn gò căng lên mới đau, lúc cơn gò giãn ra thì hết đau. Có nghĩa là đau xiết cái rồi hết đau, và quá trình này cứ lặp đi lặp lại, tăng dần đến khi tử cung mở hết cỡ đón bé.

Quan trọng nhất là khi đau các mẹ nhớ đừng có la hét, càng la hét càng nhanh mất sức. Hãy cố thả lỏng mình ra và cắn răng thì sẽ đỡ đau. Vài lúc Hà có rên khẽ thôi mà đã thấy người mệt hơn rất nhiều so với lúc im lặng rồi. Động lực giúp Hà mạnh mẽ nhất trong lúc này chính là anh xã.

Lúc Hà đau quá thì anh xã nắm chặt tay Hà, Hà thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh rất nhiều từ cái nắm tay ấy. Dù một số mẹ cho rằng không nên để chồng thấy cảnh mình sinh nở, như thế sẽ “mất hình ảnh” hoặc lo chồng sẽ bị ám ảnh mà lảng tránh chuyện chăn gối với vợ về sau này. Nhưng cá nhân Hà nghĩ phải để chồng biết và chia sẻ cùng vợ nỗi đau đớn, vất vả khi có được một đứa con.

Chứng kiến con mình chào đời cũng là một cảm xúc không thể nào quên của một ông bố.

Khi sinh cùng, các ông bố cũng chỉ ngồi trên đầu giường cùng vợ thôi, chứ BS không cho xuống dưới nhìn đỡ bé đâu nên các bố “yếu bóng vía” cũng không có gì phải sợ ạ..hihi..

Việc “gây tê màng cứng” có thể khiến nhiều mẹ sợ ảnh hưởng về sau (như đau lưng), hoặc sợ ảnh hưởng đến con. Nhưng thật sự phương pháp này an toàn khi được thực hiện tại các bệnh viện uy tín. Hà 2 lần sinh thường đều áp dụng phương pháp này. Ở các nước phát triển người ta cũng ít khuyến khích cách đau đẻ tự nhiên. Hà nghĩ đây là một phương pháp nhân văn, nhằm giúp phụ nữ giảm bớt đau đớn khi sinh nở.

Nói thật, nếu không có gây tê màng cứng chắc là Hà sẽ không đủ can đảm sinh thường cả 2 lần đâu ạ.

Hà cảm nhận rõ vết rạch của BS rất ngọt, không thấy đau, chỉ hơi rát tí. Do tác dụng của thuốc gây tê màng cứng nên từ lúc tiêm vào các mẹ sẽ không bị mất sức, không thấy đau bụng hay đau cửa mình lúc sinh nữa. Cứ làm theo lời bác sĩ là mọi chuyện thuận lợi ạ.

Và chỉ 10p rặn đẻ, bé Mây chào đời. Như vậy, từ lúc vỡ ối đến lúc sinh của Hà là 6 giờ đồng hồ.

Lúc này bác sĩ thông báo ngay giới tính của con, rồi bế con đi qua phòng khác để tắm táp. Khoảng 1 giờ sau mới chuyển bé đến gặp mẹ bên phòng hồi sức.

Hà rặn đẻ chỉ 10 phút, nhưng bác sĩ may đến tận 20 phút mới xong.

Khi đến phòng hồi sức thì lúc này các mẹ mới đăng kí phòng dịch vụ để ở lại. Họ không cho đăng kí trước đâu.

4. Phòng Ốc Ở Bệnh Viện Từ Dũ

Hà đăng kí phòng khu N, giá 1,5tr/ngày. Phòng đơn, có 2 giường cho sản phụ với người nhà. Có nôi riêng cho bé. Tủ lạnh, tivi, máy lạnh, tủ quần áo… đầy đủ, đẹp và sang trọng không thua gì khách sạn.

Do Hà sinh thường nên ở lại viện 3 ngày. Mỗi ngày đều có bác sĩ vào thăm khám, y tá vệ sinh, cho thuốc. Cơm canh thì có căn tin nấu cũng vừa miệng.

Tổng chi phí từ lúc vào sinh đến lúc ra viện khoảng hơn 10tr đồng (Hà không có bảo hiểm, hoàn toàn tự trả bằng tiền túi). Chị nào có bảo hiểm thanh toán thì tuyệt vời.

5. Câu thần chú

“Rồi tất cả cũng qua!”

– Mang thai và sinh nở là giai đoạn vô cùng vất vả của người phụ nữ. Bắt đầu từ tháng thứ 3 thai kì, Hà đã bị ốm nghén tương đối nặng. Mũi Hà trở nên cực kì nhạy cảm với mọi loại mùi. Rất nhiều mùi trước đây Hà thích thì bây giờ trở nên “không thể chịu nổi”. Thậm chí Hà còn “ghê” luôn mùi của anh xã.

– Ngồi xe máy ngoài đường, chỉ cần chạy ngang qua một quán ăn nào đó thì mùi thức ăn từ quán có thể khiến Hà nôn thốc nôn tháo. Hầu như tất cả món ăn Hà không thể ăn được (nghe mùi là nôn), kéo dài liên tục đến tận tháng thứ 6. Giai đoạn này Hà sụt cân khá nhiều, mặc dù bào thai thì cứ lớn lên và đang cần rất nhiều dinh dưỡng.

-Như nói ở đầu bài, khi mang thai Hà được bác sĩ chẩn đoán hở eo cổ tử cung. Mới mang thai vài tháng đầu thì Hà đã thường xuyên bị đau khi vận động, cho dù chỉ nhẹ nhàng như là đi bộ. Những cơn gò rất hay đến. Thường xuyên có cảm giác là bào thai như muốn “rớt” ra khỏi tử cung. Không biết bao nhiêu lần cơn đau bất ngờ kéo đến vào buổi tối, Hà và anh xã phải lật đật đón taxi đi khám ở phòng khám của bác sĩ tư, hoặc trễ quá thì phải vào bệnh viện khám.

Do đây là lần mang thai đầu tiên, và trong gia đình chưa có ai có kinh nghiệm bị “hở eo cổ tử cung” nên thật sự là Hà rất hoang mang. Nhiều lần Hà cứ có cảm giác là mình không thể giữ được em bé đến ngày sinh nở, và bao nhiêu suy nghĩ tiêu cực khác nữa. Cảm giác lo sợ bao vây cả hai vợ chồng, ngồi làm việc cũng sợ, đi vài bước cũng sợ. 9 tháng trở nên dài vô tận.

Nhưng cuối cùng, câu thần chú “rồi tất cả cũng qua” quả vô cùng linh nghiệm. Mẹ tròn con vuông. Bé Mây càng lớn càng xinh xắn.

Câu thần chú này sẽ giúp các chị có thêm niềm tin và sức mạnh vượt qua giai đoạn khó khăn này để chuẩn bị đón nhận món quà vô cùng quý giá của cuộc sống (thậm chí là món quà quý nhất).

Hà còn biết năm 2013 ở quận 5 (HCM) có một mẹ mang thai 5 bé (thụ tinh nhân tạo, vì vợ chồng khó có con). Bác sĩ khuyên bỏ bớt để tăng cơ hội sống cho những bé còn lại, thậm chí có thể gây nguy hiểm tính mạng của mẹ nếu giữ cả 5 bé, nhưng anh chị này nhất quyết không bỏ (mặc dù chồng chỉ là tài xế taxi, gia đình bình thường). Cuối cùng 5 đứa trẻ cũng chào đời khỏe mạnh (đứa nhỏ nhất có 1.3kg), và càng lớn càng kháu khỉnh. Người ta mang thai 5 mà còn vậy, thì mình có đáng kể gì

Review Đi Đẻ Bệnh Viện Từ Dũ

Nay k ngủ được nằm nhớ lại hành trình đi sanh em Win: Mình khám Bs bv Từ Dũ và theo từ tuần 12 đến lúc sanh luôn, Bác chỉ định cho mình sanh mổ chủ động từ tuần 39 do con to, bé k quay đầu, Sanh trứoc ds: 5/4/2023. Do cũng chuẩn bị tâm lý trước nên mình cũng k lo lắng gì… Tối 29/3/2023 đêm đó còn thèm ăn cháo gà, nên nấu 1 nồi nhỏ ăn, ăn xong đi ngủ. Sáng 4h ngày 30/3/2023 thức dậy chuẩn bị đầy đủ và xách đồ lên bv để làm thủ tục mổ. Lên tới bv vô nộp giấy tờ làm xong tất cả các thủ tục, thì được phát cho bộ đồ đi thay, vô thử máu xét nghiệm , đo tim thai, các thứ… khi đã xong xui mọi thứ, thì nt Bs Bác đt xuống phòng rồi được chi hộ lý đưa lên phòng mổ.

Em Win chào đời 11h30′ ngày 30/3/2023, lấy ảnh ra từ trong bụng ảnh k hề khóc miếng nào hết. Đem cân Win 4.2kg và đưa con lên ngực da kề da, và đẩy mình về phòng hồi sức, sau đó kêu ck vô, đi khám và tiêm ngừa cho con.

Do sk mình ổn định sau 4 tiếng đã được về phòng. Má ơi xuống phòng bệnh hết thuốc tê, nó đau thấy 100 ông trời. Rồi còn truyền thuốc co bóp dạ con, đau gấp mấy lần nữa. Lần mổ thứ 2 này mình k nghĩ mình co thể chiu đau giỏi như vậy,,, nằm 10 tiếng là ráng ngồi dậy, nên mình nhanh khoẻ..Do cũng có sự chuẩn bị trước nên đi mổ nhanh gọn lẹ. Đi sanh mà như đi nghỉ dưỡng bv có dich vụ từ a-z … Nên thấy có vđ gì trong thai kì ngay từ đầu nen xin mổ chủ động nhe các bạn..

Nay Win cũng gần 4m rồi. viết lại để giành kỉ niệm ngày đi sanh chúng tôi ti smht…

Tâm Sự Chuyện Mang Thai CHUYỆN MANG THAI REVIEW KHÁM THAI VÀ CHỖ ĐẺ HỘI CHUỘT VÀNG 2023

Người Review: Mom Minh Tâm

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Nguồn:

Bác Sĩ Điền Bệnh Viện Từ Dũ

Thông tin Bác sĩ Điền bệnh viện Từ Dũ

Chuyên khoa chính: Sản khoa. Bác sĩ Nguyễn Điền là một trong những bác sĩ sản khoa giỏi. Công việc chủ yếu là thăm khám, chẩn đoán điều trị các vấn đề thuộc về khoa sản. Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như chuyên môn cao, bác sĩ Nguyễn Điền luôn nhận được lòng tin của mọi người.

Học hàm học vị: Bác sĩ chuyên khoa II – BS CKII Nguyễn Điền chuyên khoa Sản khoa.

Nơi công tác: Hiện bác sĩ Điền đang công tác và làm việc tại bệnh viện Từ Dũ TP HCM. Đồng thời bác sĩ Điền còn mở phòng khám Sản khoa ngoài giờ.

Địa chỉ phòng khám của bác sĩ Điền bệnh viện Từ Dũ

Địa chỉ: 47 Nguyễn Văn Bá, Bình Thọ, Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 093 753 55 35

Phòng khám bác sĩ Điền chỉ chuyên tiếp nhận, thăm khám, thực hiện các công việc chẩn đoán, xác định bệnh chuyên về Sản khoa. Đồng thời, sau khi thăm khám bạn sẽ được kê đơn thuốc điều trị. Phòng khám chủ yếu phục vụ người dân đang sống tại TP HCM và những khu vực lân cận.

Thời gian làm việc và dịch vụ y tế chính phòng khám bác sĩ Điền

Giờ làm việc

Khung giờ làm việc của Bác sĩ Điền tại phòng khám được quy định như sau:

Thứ 2 – 4 – 6: 17 giờ – 20 giờ

Chủ Nhật: 07 giờ – 11 giờ

*Lưu ý: Tuy nhiên, để khỏi có thể khám đúng lúc bạn nên đặt lịch hẹn trước. Bời vì bác sĩ còn có lịch trình công tác tại bệnh viện. 

Dịch vụ 

Phẫu thuật cắt tử cung

Phẫu thuật vá màng trinh

Phẫu thuật u xơ tử cung

Phẫu thuật sản phụ khoa

Phẫu thuật ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm phụ khoa

Đốt điện cổ tử cung

Chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Hỗ trợ sinh sản

Chiếu đèn trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Chụp nhũ ảnh

Khám Phụ Khoa Bệnh Viện Từ Dũ

7+ Kinh nghiệm thăm khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện phụ sản lớn nhất tại khu vực miền nam. Bởi vậy nhắc đến địa chỉ thăm khám phụ khoa, chị em tuyệt đối không được bỏ qua địa chỉ này.

Địa chỉ và giờ khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ

Với chị em sử dụng bảo thẻ hiểm y tế sẽ đến tại địa chỉ 227 Cống Quỳnh, Quận 1, chúng tôi Lịch làm việc của bệnh viện như sau:

Thứ 2- thứ 6: Làm việc từ 7h- 16h30

Thứ 7, Chủ nhật, Ngày lễ: Nghỉ

Với đối tượng khám dịch vụ tại 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.Khung giờ làm việc như sau:

Thứ 2- thứ 6: Làm việc từ 6h- 18h

Thứ 7: Làm việc 7h- 16h

Chủ nhật: 7h- 11h

Ngày lễ, tết: nghỉ

Đặt lịch khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ

Để chủ động và tiết kiệm thời gian hơn trong việc khám phụ khoa. Chị em có thể đặt lịch khám hẹn giờ, khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ, thông qua số tổng đài (028) 1081 hoặc (028) 1068.

Việc đặt lịch khám hẹn giờ qua tổng đài giúp chị em không phải chờ đợi như khi đến bệnh viện đăng ký khám thường, khám dịch vụ hay khám Bảo hiểm Y tế.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Bảng giá thăm khám tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ

Là bệnh viện công lập lên bảng giá các dịch vụ tại bệnh viện Từ Dũ được niêm yết công khai theo quy định của Bộ y tế. Do đó, không có tình trạng giá “trên trời”, hoặc phong bì cho bác sỹ.

– Khám có bảo hiểm: 39000 VNĐ/ lượt

– Khám dịch vụ trong giờ làm việc hành chính: 100.000 VNĐ/lượt

– Giá khám chuyên khoa có bảo hiểm trong giờ hành chính: 11.700 VNĐ/lượt

– Giá khám bệnh theo yêu cầu: 200.000 VNĐ/lượt

– Giá khám ngoài giờ, Thứ 7 & Chủ Nhật: 130.000 VNĐ/lượt

– Khám với Thạc sĩ, Bác sĩ CKI theo yêu cầu: 300.000 VNĐ/lượt

– Khám với Tiến sĩ, bác sĩ CKII theo yêu cầu: 400.000 VNĐ/lượt

– Khám với Giáo sư, Phó Giáo Sư theo yêu cầu: 500.000 VNĐ/lượt

Các bước khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ

Khi đến bệnh viện Từ Dũ để thăm khám sản phụ khoa, chị em cần thực hiện qua các bước sau:

– Bước 1: Xếp hàng, lấy số thứ tự tại bàn phát số.

– Bước 2: Lập sổ khám, đóng tiền khám tại bàn hồ sơ.

– Bước 3:Tìm tới cửa phòng khám. Theo dõi số thứ tự, chờ đến lượt thăm khám.

– Bước 4: Đóng tiền làm xét nghiệm tại phòng thu tiền sau khi khám xong.

– Bước 5: Làm một số xét nghiệm như thử nước tiểu, máu và siêu âm… Chờ kết quả và mang trở lại phòng khám ban đầu để được chẩn đoán, kê đơn điều trị.

– Bước 6: Đọc kĩ đơn thuốc, nếu có thắc mắc hỏi lại bác sĩ.

– Bước 7: Tái khám đúng hẹn, mang theo sổ khám cũ.

Danh sách các bác sĩ giỏi phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ

Một trong những thế mạnh của bệnh viện Từ Dũ thu hút được lượng bệnh nhân đến khám ngày một đông. Đó chính là đội ngũ bác sĩ của bệnh viện. Họ đều là những bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Luôn làm việc bằng cái tâm, cái dức của mình.

Các bác sĩ tại bệnh viện Từ Dũ đều là những thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo trong và ngoài nước. Nhiều người trong số họ đã từng có nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Danh- Được mệnh danh là bác sĩ cực mát tay

Bác sĩ Nguyễn Thái Hà – Trưởng phòng khám bệnh bệnh viện Từ dũ, chuyên trị các ca bệnh khó.

Bác sĩ Mỹ Ý: Trưởng khoa sản A- Bệnh viện Từ Dũ,

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung- BS CKII chuyên sản phụ khoa. Bác sĩ Dung hiện đã nghỉ hưu, nhưng có mở phòng khám riêng. Nến chị em muốn thăm khám bác sĩ Dung ngoài giờ có thể đặt lịch khám TẠI ĐÂY.

Khám phụ khoa tại Từ Dũ là khám những gì? Chị em sẽ được thăm khám đầy đủ về chức năng sinh sản của bản thân. Cụ thể như:

Kiểm tra lâm sàng

Giai đoạn này giúp bác sĩ hiểu được tình trạng của bệnh nhân. Thông thường ở bước này bác sỹ sẽ hỏi người bệnh đã có chồng hay chưa. Đã quan hệ tình dục hay chưa, có phát sinh quan hệ tình dục không an toàn không, lý do vì sao đi khám. Từ đó sẽ đưa ra nhận định, để có cách khám bệnh cụ thể.

Khám sơ bộ bên ngoài vùng kín

Sau khi hoàn tất quá trình trò chuyện, thăm khám lâm sàng. Bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh cho tiến hành khám bên ngoài vùng kín bằng cách nhìn và xem xét các biểu hiện bên ngoài vùng âm đạo và âm hộ.

Bước này giúp các bác sỹ phát hiện ra các dấu hiệu đầu tiên của bệnh ngoài da như mụn rộp âm đạo, u nang, mụn cóc bộ phận sinh dục…

Khám bằng mỏ vịt

Thao tác này giúp các bác sỹ dễ dàng kiểm tra từng ngóc ngách trong âm đạo, xem xét các dấu hiệu bất thường. Tiếp theo sau đó các bác sỹ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo, tế bào âm đạo để mang đi xét nghiệm.

Lưu ý: Đối với người chưa quan hệ, bác sĩ sẽ không dùng mỏ vịt. Mà sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để thăm khám hay lấy mẫu xét nghiệm.

Lấy mẫu xét nghiệm

Sau bước trên, các bác sỹ sẽ lấy dịch tại cổ tủ cung mang đi xét nghiêm tế bào Pap. Nhằm kiểm tra xem có dấu hiệu của tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung hay không.

Dùng tăm bông lấy dịch âm đạo làm xét nghiệm, soi tươi để kiểm tra mầm bệnh gây viêm phụ khoa hoặc các bệnh qua đường tình dục hay.

Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể chỉ định người bệnh đi lấy mẫu nước tiểu và xét nghiệm máu để tăng kết quả chính xác trong việc chẩn đoán bệnh phụ khoa.

Thăm khám bằng tay

Nếu cần thiết thực hiện bước này, bác sỹ có thể dùng 1 hoặc 2 ngón tay đã đeo găng tay y tế và bôi chất bôi trơn chèn vào trong âm đạo của nữ giới. Tay còn lại ấn vào âm đạo, vùng bụng dưới để xác định ruột già, dạ con, tử cung và buồng trứng có bị lệch vị trí hay không.

Bước này giúp xác định xem bên trong có các u nang hay trường hợp mang thai ngoài tử cung hay không.

Một số điều trước khi đi khám phụ khoa tại Từ Dũ chị em cần lưu ý

Để có kết quả chính xác cao, trước khi đi khám phụ khoa chị em cần nhớ một số điều sau:

Thành thật trả lời các câu hỏi của bác sĩ để quá trình khám chữa bệnh diễn ra hiệu quả nhất.

Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, không dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ. Do mùi hương và hóa chất có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

Không thụt rửa sâu âm đạo trong 24 giờ trước khi khám. Để đảm bảo việc xét nghiệm dịch âm đạo cho kết quả chính xác nhất.

Nếu vùng kín của xuất hiện mụn rộp, vết lở loét thì nên giữ nguyên. Không bôi thuốc hay dùng tay nặn vùng bị mụn và viêm nhiễm.

Tránh quan hệ tình dục 2 đến 3 ngày trước khi đi khám bệnh phụ khoa. Do tinh dịch có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

Không tùy tiện sử dụng các thuốc đặt hay ngâm âm đạo.

Không đi khám phụ khoa trong những ngày kinh nguyệt. Thời điểm đi khám bệnh phụ khoa tốt nhất là sau khi dứt kinh là 3 ngày.

Nên mặc trang phục rộng rãi và tốt nhất là mặc váy dài qua đầu gối.

Đánh giá chị em đã khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ

Muốn tình hiểu về những kinh nghiện thăm khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ. Chị em nên tìm hiểu chính những nhận xét của người bệnh và người nhà bệnh nhân. Để thấy sự khách quan và chân thực nhất.

Chị Minh Phương ( 34 tuổi- Bình Thuận) chia sẻ: “Mình đã từng khám phụ khoa ở bệnh việnTừ Dũ. Nhờ có các bác sĩ, y sĩ giỏi tận tâm chăm sóc mà sức khỏe của mình hồi phục rất nhanh. Hiện giờ mình vẫn thường xuyên qua viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Mình rất hài lòng về những dịch vụ y tế của viện.”

“Tôi thấy hài lòng với bác sĩ của bệnh viện Từ Dũ, khám và chữa bệnh tốt, giỏi, có kinh nghiệm lâu năm. Chất lượng phục vụ rất tốt và chu đáo. Vệ sinh của bệnh viện sạch sẽ”. Nhận xét của bệnh nhân Vân Oanh (Quận I- TP.HCM).

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA GIỎI

– Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân –

Bác sĩ nam khoa Bác sĩ phụ khoa

4365 Lượt đặt hẹn

3944 Lượt đặt hẹn

4250 Lượt đặt hẹn

4242 Lượt đặt hẹn